Người Nhật gửi 178 khiếu nại tới quân đội Mỹ
Trực thăng quân sự Mỹ bay thấp tại Tokyo đã khiến người dân phải gửi khiếu nại hàng loạt, tiềm ẩn khả năng xảy ra “ác mộng quan hệ công chúng” nếu có tai nạn.
Theo chuyên gia, máy bay trực thăng quân sự của Mỹ bay thấp tại Tokyo tiềm ẩn khả năng xảy ra “ác mộng quan hệ công chúng” đối với Washington nếu họ để tai nạn xảy ra.
Từ tháng 4/2017 đến tháng 12/2020, không dưới 178 đơn khiếu nại – trung bình gần 4 tháng một lần – được tờ Mainichi của Nhật Bản ghi nhận. Tờ báo đang thực hiện một chiến dịch theo dõi hoạt động của máy bay quân sự Mỹ trên thành phố và báo cáo rằng Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thông báo cho quân đội Mỹ về các khiếu nại.
Trực thăng quân sự Mỹ ở Okinawa. (Ảnh: AP)
Khoảng 80% khiếu nại đến từ các cư dân Setagaya, Tokyo. Máy bay Mỹ phải bay qua khu vực này để đến căn cứ Không quân Yokota của quân đội Mỹ hoặc Cơ sở hàng không Hải quân Atsugi và Hardy Barracks, nơi có Trung tâm Báo chí Akasaka và nằm ở trung tâm của thủ đô Nhật Bản.
Máy bay trực thăng quân sự của Mỹ từ lâu đã được miễn trừ khỏi luật quy định độ cao an toàn tối thiểu cho máy bay dân sự của Nhật Bản, theo các thỏa thuận được ký kết sau khi Nhật đầu hàng vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai. Sự phản đối của công chúng đối với tình trạng đặc biệt này đã trở thành một vấn đề nóng gần đây.
Thủ tướng Suga Yoshihide nói tại quốc hội vào tháng 3 rằng việc các lực lượng Mỹ “bay theo quy tắc” là điều “đương nhiên”, đồng thời nói thêm rằng Tokyo đã yêu cầu Washington cung cấp thêm thông tin chi tiết – và một lời giải thích – sau các thông tin truyền thông về máy bay quân sự bay thấp. Bộ Quốc phòng Nhật Bản từ chối bình luận.
Lực lượng Mỹ bảo vệ việc sử dụng sân bay trực thăng tại Hardy Barracks, cho biết “chức năng chính của nó là hỗ trợ việc đi lại chính thức cho các quan chức Mỹ”.
Video đang HOT
“Điều này không khác gì việc các quan chức Nhật Bản rời Tokyo bằng đường hàng không để thăm các cơ sở của Mỹ”, lực lượng Mỹ tuyên bố. Trong các chuyến bay này, họ phải bay thấp để tránh không phận của sân bay Quốc tế Haneda. Đồng thời Mỹ nhấn mạnh thêm rằng quân đội họ “tuân thủ các thỏa thuận song phương” và “không có chuyến bay quân sự nào được phép nhằm mục đích ngắm cảnh hoặc giải trí”.
Garren Mulloy, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Daito Bunka, chuyên về các vấn đề quân sự, cho biết trực thăng quân sự Mỹ hoạt động ở tầm thấp phía trên Tokyo trong “nhiều năm và không có lời giải thích thỏa đáng”.
“Mỹ phủ nhận họ đang vi phạm các quy tắc, nhưng theo tôi thấy các quy tắc được định nghĩa rất tệ và có nghĩa là quân đội Mỹ đang xác định chúng theo cách tốt nhất cho họ, để họ có thể làm những gì họ muốn một cách hiệu quả”, ông bình luận.
Theo luật pháp Nhật Bản, máy bay dân dụng trong khu dân cư phải duy trì độ cao an toàn ít nhất 300 mét so với tòa nhà cao nhất gần đó. Máy bay quân sự Mỹ được miễn trừ dựa trên Hiệp định về Tình trạng Lực lượng Mỹ-Nhật Bản, ký năm 1960, nhưng một thỏa thuận tiếp theo ký năm 1999 không áp dụng cho máy bay trực thăng.
Mối quan ngại gia tăng khi sự cố có thể khiến máy bay buộc phải hạ cánh khẩn cấp ở một thành phố có rất ít không gian mở. Đã xảy ra nhiều sự cố liên quan đến máy bay trực thăng quân sự của Mỹ ở tỉnh Okinawa, cực Nam của Nhật Bản, nơi có khoảng 30.000 binh sĩ Mỹ.
Ấn Độ có thể sắp hứng sóng Covid-19 lần ba
Chuyên gia cảnh báo Ấn Độ có thể hứng sóng Covid-19 lần ba vào 6-8 tuần tới trong khi nước này chưa kiểm soát được đợt bùng phát thứ hai.
Thế giới ghi nhận 178.932.836 ca nhiễm nCoV và 3.874.516 ca tử vong, tăng lần lượt 343.696 và 7.393, trong khi 163.460.276 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Ấn Độ đang là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 29.881.352 ca nhiễm và 386.740 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 58.588 và 1.239 ca trong 24 giờ qua. Giám đốc Viện Khoa học Y tế Ấn Độ (AIIMS) Randeep Guleria hôm 19/6 cảnh báo nước này có thể chứng kiến đợt bùng phát Covid-19 lần thứ ba trong khoảng 6-8 tuần tới.
"Nếu không tuân thủ các biện pháp phù hợp thời Covid-19, đợt bùng phát thứ ba có thể xảy ra trong 6-8 tuần tới. Chúng ta cần làm việc tích cực để ngăn làn sóng bùng dịch khác cho tới khi chiến dịch tiêm chủng bắt đầu có hiệu quả", chuyên gia Guleria nói.
Giám đốc AIIMS cũng cảnh báo những thách thức trong chiến dịch tiêm chủng của Ấn Độ. Khoảng 5% dân số Ấn Độ đã được tiêm hai liều vaccine Covid-19 đầy đủ. Chính phủ nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho hơn một tỷ dân vào cuối năm nay.
Theo tiến sĩ Guleria, khoảng cách giữa các đợt bùng phát Covid-19 đang ngắn lại và điều đó rất "đáng lo ngại". "Trong sóng Covid-19 đầu tiên, virus không lây lan nhanh như vậy. Tất cả đã thay đổi trong đợt bùng phát lần hai và virus trở nên dễ lây lan hơn nhiều. Biến chủng Delta đang có khả năng lây lan nhanh", ông nói.
Đối với thông tin cho rằng làn sóng Covid-19 lần ba ở Ấn Độ sẽ tấn công trẻ nhỏ, Guleria khẳng định vẫn chưa có bằng chứng cho thấy điều đó. Một số nhà dịch tễ học Ấn Độ từng dự đoán đợt bùng phát dịch lần ba ở nước này là không thể tránh khỏi và có thể xảy ra từ tháng 9, tháng 10.
Một bệnh nhân Covid-19 thở oxy trong xe cứu thương để chờ nhập viện ở thành phố Ahmedabad, hôm 20/4. Ảnh: Reuters.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.400.534 ca nhiễm và 617.074 ca tử vong do nCoV, tăng 6.604 và 161 ca so với một ngày trước đó.
Một quan chức Nhà Trắng ngày 18/6 cho biết Mỹ tiêm 300 triệu mũi vaccine Covid-19 trong 150 ngày qua. Nhờ nỗ lực tăng tốc tiêm chủng của chính phủ Tổng thống Joe Biden, số người nhiễm nCoV, nhập viện và tử vong giảm xuống mức thấp nhất từ khi dịch bùng phát tại Mỹ, các quan chức cho biết.
Chính quyền Biden cũng thông báo đầu tư 3,2 tỷ USD để thúc đẩy thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc kháng virus điều trị Covid-19. Thuốc kháng virus, được dùng để điều trị các triệu chứng sau nhiễm virus, đang trong quá trình phát triển và một số ứng viên có thể ra mắt vào cuối năm nay nếu thuận lợi.
Nga là vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, báo cáo 5.299.215 người nhiễm và 128.911 người chết, tăng lần lượt 17.906 và 466 ca.
Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin đã ra lệnh tiêm vaccine Covid-19 bắt buộc với hai triệu người làm trong ngành nghề giao tiếp nhiều với công chúng. Ông cũng cảnh báo biến chủng nCoV mới với khả năng lây lan mạnh hơn nguy cơ "xuyên thủng hệ miễn dịch".
Nhật Bản báo cáo 782.491 ca nhiễm và 14.365 ca tử vong kể từ khi dịch bùng phát, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 1.623 và 45 ca trong 24 giờ qua.
Thủ tướng Yoshihide Suga ngày 17/6 thông báo Nhật Bản sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở tất cả các tỉnh trừ Okinawa từ ngày 20/6, khi số ca nhiễm mới tiếp tục giảm. Động thái này được đưa ra khi chỉ còn chưa đầy 5 tuần nữa, Thế vận hội Tokyo sẽ chính thức khai mạc ngày 23/7.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.976.172 ca nhiễm, tăng 12.906, trong đó 54.291 người chết, tăng 248.
Một quan chức cấp cao của Bộ Y tế Indonesia hôm 19/6 cho biết nước này sẽ nhận được 50 triệu liều vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech, với lô hàng đầu tiên dự kiến đến vào tháng 8.
Các chuyên gia y tế Indonesia trước đó lo ngại về thông tin hơn 350 nhân viên y tế nước này nhiễm Covid-19, trong đó hàng chục người phải nhập viện, dù đã tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc.
Campuchia thông báo tổng số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 lần lượt là 42.052 và 414, sau khi ghi nhận thêm 471 ca nhiễm và 20 ca tử vong mới. Đây là số ca tử vong theo ngày cao nhất sau khi Campuchia ghi nhận bệnh nhân đầu tiên chết vì Covid-19 hôm 11/3.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm qua cho biết ông đang phải tự cách ly 14 ngày cho đến ngày 3/7 do tiếp xúc gián tiếp với một ca nhiễm nCoV. Ông Hun Sen cũng sẽ huỷ cuộc gặp với Ngoại trưởng Anh Dominic Raab, dự kiến thăm thủ đô Phnom Penh vào đầu tuần tới.
Các nhà lãnh đạo châu Á sẵn sàng cho Hội nghị thượng đỉnh G7 Tối 10/6, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã tới Anh để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Thủ tướng Suga Yoshihide phát biểu tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN Hội nghị sẽ thảo luận về cách thức đối phó với những thách thức toàn cầu như hồi phục kinh tế...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Putin đến Kursk, Ukraine tìm cách đột kích trở lại biên giới Nga

Căn cứ quân sự Nga ở Syria bị tấn công?

Tỷ phú Elon Musk chính thức rút khỏi chính trường, dồn toàn tâm cho Tesla?

Tên lửa Iskander Nga tập kích căn cứ, 70 lính đặc nhiệm Ukraine thiệt mạng

Điện đàm Trump-Putin: Ukraine như "ngồi trên đống lửa"

Nasa từng xém 'tan tành' trong chuyến du hành Mặt Trăng 55 năm trước, lý do sốc

Tàu ngầm Astute của Anh: 'Bóng ma' tàng hình tối tân thế giới dưới lòng đại dương

Nga sẽ lập danh sách các điều kiện cho thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine

Từ hòa đàm sang 'bình thường hóa': Ông Trump xoay trục chính sách với Nga như thế nào

Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của LHQ

Xuất khẩu điện thoại thông minh của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh

"Bầy đàn" UAV mồi nhử Nga bào mòn pháo đài phòng không Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Dàn sao châu Á tại Cannes: Người được tung hô, người bị đuổi khỏi thảm đỏ
Phong cách sao
22:03:53 21/05/2025
Ali Hoàng Dương trở lại với EP đầu tay: "Mất cái tôi nhưng 'lãi' được 30 Anh Trai"
Nhạc việt
21:52:22 21/05/2025
Phim The Secret Agent: Phim xuất sắc lấy bối cảnh u ám tại Brazil những năm 1970
Hậu trường phim
21:43:47 21/05/2025
SpaceX của tỷ phú Elon Musk sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam
Tin nổi bật
21:43:21 21/05/2025
Thành viên "team châu Phi" tiết lộ hoàn cảnh hiện tại sống chật vật
Netizen
21:40:28 21/05/2025
Xúc phạm chủ cơ sở thẩm mỹ ở TPHCM, "Mr Lee" lĩnh án
Pháp luật
21:37:26 21/05/2025
Ý Nhi vừa nắm chắc ngồi Á Hậu liền bị đàn chị 'hại', đối thủ Nawat liền cứu giúp
Sao việt
21:36:16 21/05/2025
Jennifer Lawrence từng suy sụp sau sinh, muốn làm 1 chuyện điên rồ, khán giả sốc
Sao âu mỹ
21:34:03 21/05/2025
Nóng nhất MXH hôm nay: Ngô Kỳ Long - Lưu Thi Thi ly hôn, đã đạt được thỏa thuận phân chia 2.800 tỷ đồng?
Sao châu á
21:17:01 21/05/2025
Toyota bán xe điện cạnh tranh với Tesla Model Y, giá chỉ bằng một nửa
Ôtô
21:12:50 21/05/2025