‘Người thắng, kẻ thua’ trong trật tự năng lượng thế giới mới
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang làm thay đổi trật tự năng lượng toàn cầu. Trong trung và dài hạn, Mỹ có lợi thế để tận dụng những động lực mới này. Mặc dù Nga đang được hưởng lợi từ giá dầu và khí đốt cao trong thời gian gần đây, nhưng triển vọng dài hạn đối với ngành năng lượng của nước này là không tốt.
Xung đột Nga-Ukraine là một trong những nguyên nhân quan trọng đang định hình lại trật tự năng lượng toàn cầu. Ảnh: I24News
Theo trang tin chuyên về dầu khí Oilprice.com ngày 29/6, trật tự toàn cầu mới sau cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ tạo ra những người thắng và kẻ thua cuộc mới trong lĩnh vực năng lượng khi nguồn cung đang thay đổi. Hiện Nga vẫn đang nhận được gần 1 tỷ USD doanh thu từ năng lượng mỗi ngày khi châu Âu tiếp tục mua khí đốt của Nga và đang lo sợ trước khả năng Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt.
Trong ngắn hạn, Nga có thể là bên hưởng lợi nhờ khí đốt tự nhiên của mình. Nhưng về trung và dài hạn, Moskva có khả năng mất vị thế siêu cường năng lượng toàn cầu, vì quyết định cắt đứt sự phụ thuộc vào năng lượng của châu Âu đối với Nga là không thể thay đổi, như nhận định của nhà báo kỳ cựu Gideon Rachman thuộc tờ Thời báo Tài chính Anh (Financial Times).
Châu Á có thể nhập khẩu nhiều nguồn năng lượng của Nga vốn bị cấm ở phương Tây, nhưng việc vận chuyển khí đốt sang Trung Quốc sẽ được thực hiện trong vài năm chứ không phải vài tháng do thiếu cơ sở hạ tầng đủ để Nga chuyển hướng dòng khí đốt từ thị trường lớn nhất của mình là châu Âu sang Trung Quốc.
Theo dữ liệu do Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) tổng hợp, Nga đã nhận được được gần 100 tỷ USD doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch trong 100 ngày đầu tiên của cuộc xung đột ở Ukraine, với việc EU trả 60% số tiền này cho hàng nhập khẩu.
Khi EU đặt mục tiêu giảm doanh thu từ dầu mỏ của Nga bằng cách áp đặt lệnh cấm vận nhập khẩu dầu đường biển từ Nga, Moskva đang chuyển hướng xuất khẩu khối lượng lớn hơn sang châu Á. Tuy nhiên, Nga sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn khi muốn thay thế xuất khẩu và doanh thu khí đốt của châu Âu bằng các doanh nghiệp ở châu Á. Đường ống và khối lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà Nga xuất khẩu tới Trung Quốc chỉ bằng một phần nhỏ trong lượng xuất khẩu qua đường ống của Nga sang châu Âu, ngay cả khi Nga đã cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu trong những tuần qua.
Video đang HOT
Nga đã gửi LNG đến Trung Quốc thông qua đường ống Năng lượng Siberia, đi vào hoạt động vào cuối năm 2019. Hiện hai bên có kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khí lớn khác để cung cấp khí đốt từ Nga đến Trung Quốc, nhưng điều này sẽ mất nhiều năm để hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Nikos Tsafos, chuyên gia về năng lượng và địa chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết: “Nga cuối cùng có thể xuất khẩu lớn hướng tới thị trường châu Á, nhưng sự thay đổi này sẽ không thể tiến hành ngay lập tức cũng như dễ dàng và sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác nước ngoài”.
Trong khi đó, giá dầu và khí đốt tự nhiên cao đang giúp Mỹ kiếm lợi cao từ việc khai thác dầu đá phiến, do vậy Washington có khả năng trở thành bên chiến thắng lớn trong trật tự năng lượng toàn cầu mới, trong trung và dài hạn, vì phương Tây sẽ tìm kiếm dầu và khí đốt không phải của Nga trong nhiều năm tới, bất kể diễn biến của cuộc xung đột ở Ukraine.
Mỹ, nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới, có thể giúp bù đắp ít nhất một phần thiệt hại về nguồn cung từ Nga, cả về dầu và khí đốt. Xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu đang tăng mạnh và xuất khẩu nhiên liệu cũng tăng mạnh mặc dù hàng nhiên liệu tồn kho ở mức thấp trong nhiều năm tại Mỹ.
Tuy nhiên, ngành dầu khí của Mỹ phải đối mặt với những hạn chế ngắn hạn trong việc thúc đẩy sản xuất. Những rào cản này bao gồm các vấn đề về chuỗi cung ứng, chi phí tăng cao và Chính quyền Mỹ hướng tới việc thúc đẩy năng lượng sạch cùng việc đổ lỗi cho ngành dầu mỏ vì thị trường nhiên liệu bị thắt chặt, góp phần làm giá xăng cao kỷ lục.
Cụ thể, ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ phải đối mặt với những hạn chế ngắn hạn trong việc thúc đẩy sản xuất khi chi phí tiếp tục leo thang và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng ngày càng trầm trọng hơn. Hơn nữa, các nhà sản xuất Mỹ tập trung vào việc thanh toán các khoản nợ và thưởng cho các cổ đông. Họ cũng cảnh giác với những chỉ trích liên tục từ Chính quyền Biden, vốn không khuyến khích các kế hoạch đầu tư của các công ty.
Tuần trước, hơn một chục hiệp hội năng lượng do Viện Dầu khí Mỹ (API) đứng đầu đã hối thúc Tổng thống Biden tới thăm các trung tâm sản xuất dầu khí của Mỹ trước khi tới thăm Saudi Arabia để thảo luận việc tăng khai thác dầu.
Tóm lại, các dòng thương mại năng lượng đang thay đổi và quyết định của châu Âu cắt giảm sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga – với lệnh cấm vận dầu khí vào cuối năm 2022 và thời hạn độc lập khí đốt của Nga dự kiến đến năm 2027 – đang làm suy yếu vị thế cường quốc năng lượng của Nga trong trung và dài hạn.
Nếu các nhà sản xuất Mỹ có một môi trường pháp lý hỗ trợ đầu tư vào nguồn cung mới, Washington có cơ hội trở thành người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh địa chính trị về năng lượng trong dài hạn. Các sản phẩm và dầu thô của Mỹ sẽ được tìm kiếm ở các khu vực tiêu thụ lớn, bao gồm cả ở châu Âu và các đồng minh của Mỹ ở Bắc Á, những nơi sẽ không muốn phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Do gần với Mỹ, Mỹ Latinh cũng là một điểm đến tự nhiên cho xuất khẩu năng lượng của Mỹ.
Tiết lộ doanh thu "khủng" của Nga từ năng lượng sau 100 ngày chiến sự
Nga thu về xấp xỉ 1 tỷ USD/ngày từ năng lượng hóa thạch trong 100 ngày đầu tiên của chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Dù bị áp lệnh cấm vận nhưng dầu khí vẫn giúp Nga thu về doanh thu rất "khủng" trong thời gian qua (Ảnh minh họa: Bloomberg).
Nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) có trụ sở ở Phần Lan công bố hôm 13/6 cho hay, Nga đã thu về 98 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng hóa thạch trong 100 ngày đầu tiên của chiến sự ở Ukraine.
Bản báo cáo được công bố trong bối cảnh Ukraine kêu gọi phương Tây cắt đứt mọi hoạt động thương mại với Nga với hy vọng động thái này có thể ảnh hưởng tới ngân sách của Moscow để duy trì chiến dịch quân sự.
Theo báo cáo, Liên minh châu Âu (EU) chiếm 60 tỷ USD trong doanh thu từ năng lượng hóa thạch của Nga trong hơn 3 tháng qua, chiếm 61%.
Hồi đầu tháng này, EU đã thống nhất sẽ dừng nhập khẩu hầu hết dầu của Nga cho tới cuối năm, mặt hàng mà lục địa này phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ Moscow. Tuy nhiên, với mặt hàng khí đốt, châu Âu khó có thể từ bỏ nguồn cung từ Nga trong thời gian ngắn, vì nó kèm theo điều kiện về cơ sở hạ tầng như hệ thống đường ống khi châu Âu tìm nhà cung cấp mới.
Trung Quốc, Đức và Italy là các quốc gia nhập nhiều năng lượng hóa thạch của Nga nhất trong thời gian qua.
Doanh thu của Nga đến nhiều nhất từ dầu thô rồi đến khí đốt vận chuyển qua đường ống, sản phẩm từ dầu khí, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và than đá.
Dù sản lượng xuất khẩu của Nga bị giảm do các lệnh trừng phạt, nhưng giá thành nhiên liệu lại tăng vọt trên toàn cầu và khiến Moscow thu về doanh thu tăng mạnh.
Theo CREA, giá xuất khẩu nhiên liệu trung bình của Nga cao hơn năm ngoái khoảng 60%. Một số quốc gia đã tăng cường mua hàng từ Moscow, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Pháp.
Nhà phân tích Lauri Myllyvirta của CREA cho biết: "Trong khi EU đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Nga, Pháp đã tăng cường nhập khẩu để trở thành nước mua LNG lớn".
Chuyên gia trên cho rằng, các nước cần "nói đi đôi với làm" trong nỗ lực cấm vận năng lượng của Nga.
EU nêu lý do không áp lệnh cấm vận hoàn toàn dầu mỏ Nga Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết khối này vẫn nhập khẩu dầu mỏ từ Nga dù đã cam kết giảm hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng Nga. Ảnh minh hoạ: Reuters Theo đài RT (Nga), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leye tuyên bố các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) vẫn duy trì mua dầu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày

Tổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trị

Chàng trai mắc căn bệnh kỳ lạ: Cơ thể 'nóng khi lạnh, lạnh khi nóng'

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắn

Tổng thống Pháp thông báo cam kết của Mỹ đối với lệnh ngừng bắn tại Ukraine

Tây Ban Nha: Hàng nghìn người phải ở trong nhà do khí độc

Ấn Độ và Pakistan nhất trí ngừng bắn ngay lập tức

Đã có 6 ứng cử viên đăng ký tranh cử Tổng thống Hàn Quốc

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Hai bên để ngỏ khả năng cân nhắc hạ nhiệt

Thực hư vụ Pakistan phá hủy hệ thống S-400 của Ấn Độ

Nguy cơ Ấn Độ và Pakistan sử dụng vũ khí hạt nhân khi xung đột leo thang

Lũ quét ở miền Đông Afghanistan gây nhiều thương vong
Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành livestream nóng trận mưa gió giáng xuống concert Anh Trai Say Hi, hoang mang sợ sập lều!
Sao việt
23:56:04 10/05/2025
6 nữ diễn viên Nhật Bản sở hữu gương mặt thiên thần "nghìn năm có một": Sắp 30 mà nhìn như gái 18
Hậu trường phim
23:43:34 10/05/2025
Phim Hàn hay nhức nhối có rating tăng 114% chỉ sau 1 tập, cặp chính đẹp bất bại trong mọi khung hình
Phim châu á
23:40:26 10/05/2025
5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết
Phim việt
23:37:16 10/05/2025
Chia sẻ hiếm hoi của Lưu Đức Hoa về cô con gái 13 tuổi
Sao châu á
22:50:12 10/05/2025
Ben Affleck khó chịu vì bạn thân Tom Cruise hẹn hò tình cũ Ana de Armas
Sao âu mỹ
22:47:59 10/05/2025
Hot girl 'Người ấy là ai', TikToker triệu view gây chú ý ở 'Gương mặt truyền hình'
Tv show
22:40:53 10/05/2025
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Chiến lược kỳ lạ nhưng hiệu quả?

NSX Anh Trai Say Hi bị tố làm việc cẩu thả, vì 1 lỗi sai mà nhạc sĩ phải "đi khắp MXH để sửa"
Nhạc việt
22:22:54 10/05/2025
Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club
Pháp luật
22:02:09 10/05/2025