Người thầy tâm huyết với giáo dục vùng cao
Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Hồng Đức chuyên ngành sư phạm Sinh – Hóa, năm 2009 chàng trai trẻ Đoàn Kiên Trung đã mạnh dạn nộp đơn xin lên công tác tại Trường Phổ thông Cao Sơn ở thôn Bá, xã Lũng Cao – một vùng đất khó khăn bậc nhất của huyện Bá Thước …
Học sinh Trường THCS Hạ Trung hào hứng với phương pháp giảng dạy môn Hóa học của thầy Trung.
Trong bối cảnh nhà trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, khu nhà ở dành cho giáo viên chỉ là dãy nhà lợp tranh tre, nứa lá tạm bợ, không có điện lưới, sóng điện thoại, giao thông đi lại khó khăn… Song, với sự quyết tâm, nhiệt huyết của tuổi trẻ, cũng như mong muốn góp phần truyền tải kiến thức cho học sinh vùng cao , thầy Trung vẫn kiên trì bám lớp, bám bản, hết mình tận tụy “gieo chữ” nơi xa xôi, cách trở này.
Chia sẻ về những năm tháng giảng dạy tại Trường Phổ thông Cao Sơn, thầy Trung cho biết: “Địa bàn xã Lũng Cao khi tôi mới nhận công tác còn khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Học trò muốn đến trường phải đi bộ đường rừng 3 giờ đồng hồ. Khổ nhất là vào mùa đông giá rét, gió rít từng cơn qua những khe cửa, các em vừa học vừa run cầm cập. Nhưng chính vì chứng kiến những khó khăn, vất vả của các em, càng khiến tôi thêm tâm huyết với nghề mà mình đã chọn”.
Trong 6 năm công tác ở Trường Phổ thông Cao Sơn (2009-2015), do đội ngũ giáo viên ít, thầy Đoàn Kiên Trung được phân công kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ. Dù vậy với sự linh hoạt, sáng tạo , người thầy giáo tận tâm, trách nhiệm này vẫn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, không chỉ được học trò kính trọng mà còn được phụ huynh, dân bản yêu mến.
Thầy Trung truyền đạt kiến thức cho học sinh Trường THCS Hạ Trung.
Từ năm 2015 đến nay thầy Trung được điều động về giảng dạy tại Trường THCS Hạ Trung. Dù điểm trường gần trung tâm thị trấn Cành Nàng (Bá Thước) nhưng điều kiện cơ sở vật chất ở đây cũng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Dẫu vậy, bằng kinh nghiệm cùng sự nhiệt huyết, yêu nghề thầy vẫn không ngừng cố gắng truyền đạt kiến thức giúp các em học sinh ngày càng tiến bộ. Có những ngày thầy đến tận nhà dạy học cho một học sinh bị gãy tay không thể đến lớp.
Video đang HOT
Thầy Trung tham gia lao động cùng học sinh.
Trong 13 năm công tác giảng dạy, thầy Trung là giáo viên tiêu biểu, nhiều lần được ngành Giáo dục và các cấp chính quyền, đoàn thể khen thưởng. Nhiều năm liên tục thầy đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện; có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, dự án khoa học được hội đồng khoa học ngành xếp loại B, C cấp huyện, cấp tỉnh. Hằng năm thầy đều có học sinh đoạt giải trong các kì thi học sinh giỏi…
Hiệu trưởng Trường THCS Hạ Trung Nguyễn Văn Thăng, cho biết: Từ khi về công tác ở trường, thầy Trung luôn phát huy tinh thần sáng tạo, ham học hỏi, tự nghiên cứu, trau dồi nghiệp vụ, có trách nhiệm trong công việc, vượt khó đi lên. Thầy còn là giáo viên cốt cán của huyện, thường xuyên được chọn cử ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học.
Những người thầy dành cả thanh xuân 'gieo chữ' vùng cao
Dẫu cung đường khó khăn gập ghềnh nhưng ở miền biên viễn Cao Bằng vẫn có những thầy cô giáo tình nguyện dành cả thanh xuân cho những đứa trẻ vùng cao, đóng góp cho 'sự nghiệp trồng người'.
Có đến tận nơi vùng xa xôi của huyện miền núi Bảo Lâm (Cao Bằng) mới cảm nhận được hết sự khó khăn, vất vả của các thầy giáo và học sinh vùng cao. Những câu chuyện của những người trong cuộc thật cảm động và cho thấy biết bao sự gian nan để đưa con chữ lên ngàn.
Nằm cách xa trung tâm TP. Cao Bằng hơn 200km, Bảo Lâm là một trong những huyện khó khăn, xa xôi nhất của tỉnh nghèo Cao Bằng. Trong đó, xã Đức Hạnh chính là xã xa xôi nhất về phía Bắc, giáp biên giới Trung Quốc.
Từ trung tâm thị trấn để đến với điểm trường Lũng Mần - thuộc Trường Tiểu học & THCS Đức Hạnh (xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) phải mất tới hơn 3 tiếng đồng hồ. Ở nơi đây được ví von là "nơi cùng trời" của mảnh đất Cao Bằng, điểm trường hiện có 80 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 theo học.
Vượt qua những khúc cua tay áo ngoằn ngoèo thì điểm trường Lũng Mần cũng hiện ra với dãy nhà cheo leo giữa bốn bề núi đá. Khác với điểm trường khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Lũng Mần không có giáo viên nữ mà ở đây chỉ có 5 giáo viên nam đứng lớp.
Do khó khăn trong thiếu nước sinh hoạt gây trở ngại rất lớn nên việc phân công giáo viên nữ về trường công tác gần như không có.
Điểm trường Lũng Mần cheo leo giữa vùng núi đá
Thầy giáo Chứ Mí Súa - điểm trường Lũng Mần - thuộc Trường Tiểu học & THCS Đức Hạnh cho biết: "Cách trở địa lý nên chúng tôi chọn ở lại điểm trường luôn. Thiếu nước nên nước dùng sinh hoạt của chúng tôi cũng hạn chế, nước dùng cho vệ sinh cá nhân sẽ được chia vào các chai nhỏ, nước mưa hứng xuống sẽ cho vào téc nước lớn dùng nấu ăn, còn tắm giặt thì leo bộ ngược núi đá từ điểm trường đến nơi lấy nước sinh hoạt cộng đồng. Thực phẩm thì chúng tôi mua tại trung tâm xã rồi gửi vào một tủ đông của nhà dân gần đó để dành ăn cả tháng".
Các em học sinh ở điểm trường Lũng Mần đều là người dân tộc H'Mông. Do học tại điểm trường xa nhà nên các em ăn trưa và nghỉ trưa ở trường, rồi tiếp tục học vào buổi chiều. Và đa số những bữa trưa của học sinh nơi đây đều là mì tôm.
Có những học sinh ở xóm lưng núi nên không thể đi xe đạp mà phải đi bộ đến trường. Đường đi khó, các em phải qua đường tắt đến trường, sáng thường đi lúc 4h-5h sáng để đến trường lúc 7h.
Học sinh trên điểm trường Lũng Mần
"Hầu hết các học sinh đến lớp đều rất khó khăn, thiếu thốn từ đồ ăn đến sách, bút, giấy vở. Dù các thầy giáo ở điểm trường luôn cố gắng dành dụm mua thêm chút đồ ăn hay dụng cụ học tập cho các em nhưng cũng như muối bỏ bể so với sự khó khăn nơi đây", một thầy giáo ở điểm trường Lũng Mần nói.
Thầy giáo Chứ Mí Súa cũng tâm sự thêm: "Trước kia nhà trường cũng khó khăn về cơ sở vật chất, trời nắng thì ánh nắng xuyên qua lớp học còn mưa thì dột ướt. Cũng may mấy năm nay điểm trường được nhà nước đầu tư xây dựng sạch đẹp nên học sinh và giáo viên cũng phấn khởi.
Học sinh của điểm trường Lũng Mần rất nhiều khó khăn, nhất là mùa khô không có nước, đa số học sinh ăn trưa tại trường, mỗi bữa ăn học sinh đi xin nước từ những nhà dân xung quanh. Mơ ước duy nhất của tôi là làm thế nào để học sinh có nước dùng trên điểm trường chứ không có nước khổ sở vô cùng".
Thầy giáo đứng lớp tại điểm trường vùng cao khó khăn Lũng Mần.
Ước mơ của những đứa trẻ Lũng Mần không quá cao xa, chỉ là những bữa ăn có đủ cơm, rau, thịt, cá, chiếc cặp đến trường có đủ sách vở, giấy bút, mơ về những chậu đầy nước sạch lấp loáng ánh mặt trời trong buổi trưa hè và con đường không còn lầy lội, trơn trượt khi mưa xuống.
Sóng điện thoại tại Lũng Mần lúc có lúc không, chập chờn khiến nhiều cuộc gọi về với gia đình của các thầy cũng ngập ngừng, ngắt quãng theo... Ở điểm trường xa xôi ít có cơ hội về thăm vợ con gia đình nên các thầy luôn tranh thủ những lúc ban đêm để có sóng khỏe nhất gọi về cho gia đình.
Các thầy bảo thích nhất là lúc sóng khỏe có thể gọi video cho vợ con, cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện diễn ra ở điểm trường nơi biên cương của tổ quốc.
Những người thầy với tình yêu dành cho học sinh vùng cao.
Năm người thầy với nhiều nỗi niềm riêng nhưng với tình yêu với học sinh nơi bản cao, đất khó các thầy vẫn đang nỗ lực từng ngày với hi vọng mang lại tươi lai tươi sáng hơn cho bản biên giới Lũng Mần.
HT Trường Đại học Hồng Đức: Đào tạo thầy thuốc, thầy giáo có đặc thù riêng Các ngành sức khỏe, giáo viên cần những người thầy mẫu mực để làm gương; cơ sở vật chất và trang thiết bị để thực hành; các tình huống thực tế để trải nghiệm. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư ban hành quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học. Theo dự...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
Thế giới
22:44:14 22/05/2025