Người thầy vừa dạy vừa học
Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” được ngành Giáo dục tỉnh triển khai sâu rộng trong thời gian qua đã góp phần động viên đội ngũ nhà giáo tích cực học tập, nâng cao trình độ, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục.
Với tinh thần “người dạy không ngừng học”, thầy giáo Bùi Xuân Mạnh – Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (T.P Thái Nguyên) là một tấm gương tiêu biểu đã góp phần vào hiệu quả giáo dục của Nhà trường.
Thầy giáo Bùi Xuân Mạnh và học trò.
Bắt đầu dạy học vào năm 2010, thầy giáo Bùi Xuân Mạnh được phân công dạy môn Âm nhạc và phụ trách công tác Đội. Thầy Mạnh tâm sự: “Ban đầu, tôi cũng chỉ nghĩ làm công tác Đội là hoạt động phong trào. Nhưng tôi càng làm càng thấy kiến thức âm nhạc thuần túy thì khó có thể hoàn thành nhiệm vụ dạy học trong môi trường sư phạm. Nhận được sự ủng hộ và khích lệ, giúp đỡ của các thầy, cô giáo có kinh nghiệm đi trước cũng như anh chị em đồng nghiệp, tôi cảm thấy được tiếp thêm sự tự tin, từ đó dành hết nỗ lực vào học hỏi, tìm tòi những cách làm sao cho phù hợp, hiệu quả.”
Thầy Tổng phụ trách Đội Bùi Xuân Mạnh thường xuyên trò chuyện để nắm bắt tâm tư, khả năng của các học trò. Nhờ đó, các hoạt động Đội trong Nhà trường bao giờ cũng được tổ chức theo hướng thiết thực, sinh động, hấp dẫn và ý nghĩa.
Các hoạt động ngoại khóa, các chương trình sinh hoạt tập thể đều được lồng ghép nhiều nội dung để các em vừa đón nhận tri thức một cách tự nhiên, vừa được trải nghiệm, rèn luyện những kỹ năng cần thiết.
Với sự năng động, sáng tạo của thầy Mạnh, nhiều hoạt động ấn tượng được đông đảo học sinh tham gia, như: Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe – tiến bước lên Đoàn”; giờ ra chơi ý nghĩa với “Buổi tiệc sinh nhật – trọn vẹn niềm vui”; trải nghiệm “Trao gửi yêu thương”; ngoại khóa kỹ năng sống chuyên đề “Công cha nghĩa mẹ ơn thầy”; sinh hoạt sao nhi đồng “Nét đẹp văn hóa học đường”…
Với suy nghĩ không bao giờ tự bằng lòng với mình, mặc dù đã đạt những kết quả đáng khích lệ trong công tác phụ trách Đội, thầy giáo Bùi Xuân Mạnh vẫn tiếp tục tìm tòi, học hỏi nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Thầy tiếp tục học Đại học Sư phạm Tiểu học, và hiện nay là giáo viên đứng lớp 9 môn của Nhà trường.
Thầy Mạnh bày tỏ: “Tôi luôn nghĩ không thể làm việc kiểu tròn vai mà cần không ngừng nỗ lực học hỏi để vươn lên. Mong muốn của tôi là được nâng cao, phát triển bản thân. Việc học Sư phạm Tiểu học và đứng lớp 9 môn giúp tôi có thêm nhiều kỹ năng, hiểu biết, đồng thời có thêm tương tác để hiểu học sinh nhiều hơn”.
Video đang HOT
Được nhận thêm công việc chuyên môn mới, thầy Mạnh cho rằng: Nếu như công tác phụ trách Đội đòi hỏi sự năng động, linh hoạt, sáng tạo, thì việc đứng lớp dạy học lại cần sự vững vàng trong kiến thức, tính khoa học và phù hợp trong phương pháp sư phạm.
Những giáo viên như thầy giáo Bùi Xuân Mạnh đã góp phần lan tỏa tích cực tinh thần không ngừng tự nâng cao, hoàn thiện và phát triển bản thân để làm tấm gương trước học trò và nhiều đồng nghiệp trẻ noi theo.
Có thời điểm, thầy Mạnh vừa dạy học vừa đi học. Thực tế các hoạt động phong trào Đội và chuyên môn trong Nhà trường đã tích lũy cho thầy thêm nhiều kinh nghiệm để nâng cao trình độ và lao động sáng tạo.
Thầy Mạnh cho rằng: “Mỗi con người đều không thể giỏi toàn diện, nhưng nếu đam mê và biết chọn ưu thế để phát huy thì chắc chắn sẽ gặt hái thành công”. Chính từ suy nghĩ đó, trong hơn 10 năm công tác, thầy giáo Bùi Xuân Mạnh đạt được một số thành tích nổi bật: Giải Nhất Cuộc thi Piano cấp Quốc gia dành cho giáo viên Âm nhạc; đạt danh hiệu Giáo viên trẻ tiêu biểu cấp tỉnh; 2 lần đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp tỉnh; 1 lần nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; 1 lần nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các trường cao đẳng sư phạm "mòn mỏi" chờ câu trả lời chính thức từ Bộ Giáo dục
Đến thời điểm này, Bộ Giáo dục cần có câu trả lời dứt khoát về định hướng của các trường cao đẳng sư phạm, chấm dứt sứ mệnh hay đưa ra hướng phát triển mới?
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương năm 2013 nêu rõ "Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm".
Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ra đời, hiện thực hóa Nghị quyết số 29-NQ/TW đã có những thay đổi về yêu cầu trình độ đội ngũ giáo viên, cụ thể, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở phải đạt chuẩn trình độ đào tạo từ đại học trở lên. Với quy định mới, các trường cao đẳng sư phạm rơi vào tình thế khó khăn khi bị thu hẹp hoạt động đào tạo.
Điều đáng nói là, mặc dù có chủ trương từ năm 2013, luật mới ban hành từ năm 2019, tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, "số phận" của các trường cao đẳng sư phạm vẫn là một dấu hỏi lớn chưa có câu trả lời.
Không thể bỏ rơi các trường cao đẳng sư phạm
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về những khó khăn của các trường cao đẳng sư phạm hiện nay, Tiến sĩ Đỗ Hồng Cường - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Thủ đô Hà Nội nói rằng, cần phải ghi nhận những đóng góp của hệ thống các trường cao đẳng sư phạm, các trường đã thực hiện, hoàn thành rất tốt sứ mạng của mình, đào tạo nên đội ngũ giáo viên cho ngành giáo dục trong suốt 60 năm qua.
Chính vì vậy, không thể xóa sổ hay "bỏ rơi" các trường cao đẳng sư phạm, lẽ ra phải tính đến bài toán về hướng phát triển mới cho các trường khi luật mới được ban hành và đi vào thực tiễn.
Theo thầy Cường, cần sớm triển khai một số giải pháp để vừa giúp các trường vượt khó, vừa đưa các trường phát triển đi lên.
Hiện nay có nhiều giải pháp được đưa ra cho các trường cao đẳng sư phạm, các trường cần được hỗ trợ, tạo điều kiện để chuyển đổi mô hình. Ví dụ như xây dựng mô hình trường thực hành liên cấp chất lượng cao, đội ngũ giáo viên của các trường đủ mạnh, giàu kinh nghiệm hoàn toàn có thể triển khai tốt mô hình này.
Bên cạnh đó, có thể tiến hành sáp nhập trường cao đẳng sư phạm vào các trường đại học địa phương. Hiện nay, thành phố Hà Nội cũng đang có đề án sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây vào Trường đại học Thủ đô Hà Nội.
Các trường cao đẳng sư phạm mong nhận được câu trả lời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng phát triển mới. (Ảnh minh họa: Báo Đại đoàn kết)
Trao đổi với phóng viên, thầy Trương Đình Thăng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị bày tỏ: "Các trường cao đẳng sư phạm đang rất chờ mong một câu trả lời chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quyết định chấm dứt sứ mệnh hay có những phương hướng phát triển mới, Bộ Giáo dục cần thông tin đến các trường, các địa phương để các đơn vị sớm triển khai, vì đã một thời gian dài các trường ở trong tâm thế lo lắng chưa biết đi đâu về đâu. Tình trạng này kéo dài khiến các trường không thể 'giữ chân' nhân tài, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ".
Theo thầy Thăng, từ khi Luật Giáo dục 2019 đi vào thực tiễn, các trường cao đẳng sư phạm chỉ có thể tuyển sinh, đào tạo mỗi ngành giáo dục mầm non. Không có một cơ sở giáo dục nào có thể tồn tại chỉ với một ngành đào tạo duy nhất.
Không chỉ phải thu hẹp đào tạo, nhiều nội dung bồi dưỡng giáo viên và các loại hình bồi dưỡng và cấp chứng chỉ khác (như chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản, chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc), trường cao đẳng sư phạm cũng không được tham gia. Ví dụ, một nghịch lý thấy rất rõ, các trường cao đẳng sư phạm được phép đào tạo ngành cao đẳng công nghệ thông tin chính quy nhưng lại không được bồi dưỡng và tổ chức cấp chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản theo nhu cầu xã hội.
Trong khi đó, suốt 60 năm qua, 23 trường cao đẳng sư phạm trên cả nước đã đào tạo, cung cấp số lượng lớn đội ngũ cho ngành giáo dục từ bậc mầm non đến trung học cơ sở.
Cần giải pháp "đường dài" cho các trường cao đẳng sư phạm
Theo quan điểm của thầy Trương Đình Thăng, vấn đề đặt ra hiện nay là trong những năm tới, khi các trường cao đẳng sư phạm chỉ được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non, liệu rằng các trường sư phạm trọng điểm có đảm bảo đào tạo, cung cấp, bổ sung đủ nhân lực, đội ngũ cho ngành giáo dục không?
Cần có một khảo sát thực tế để làm rõ nội dung trên, đó cũng là cơ sở để quyết định con đường phát triển trong tương lai của hệ thống trường cao đẳng sư phạm.
Thầy Thăng cũng gợi ý: "Với chuẩn trình độ mới của giáo viên theo Luật Giáo dục 2019, nếu trường nào đảm bảo về cơ sở vật chất; năng lực đội ngũ; chương trình đào tạo thì Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần có chính sách quy hoạch để chuyển đổi trường cao đẳng sư phạm thành trường đại học sư phạm địa phương, cùng các trường đại học sư phạm trọng điểm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; hoặc là cần có giải pháp chuyển đổi các trường cao đẳng sư phạm thành các mô hình giáo dục khác chứ không thể giữ nguyên như tình trạng hiện nay.
Các trường không thể tồn tại với một chuyên ngành đào tạo. Ngay cả mô hình trường phổ thông liên cấp hiện nay mà một vài trường cao đẳng sư phạm đang thực hiện thực cũng chỉ là một giải pháp tình thế để tận dụng thế mạnh về đội ngũ và cơ sở vật chất chứ không giải quyết được gốc của vấn đề.
Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, sứ mệnh của các trường cao đẳng sư phạm đã hết, cũng cần có công bố chính thức, đưa ra chiến lược sắp xếp lại các trường hoặc sớm thực hiện chuyển đổi mô hình".
Chia sẻ về thực tiễn hoạt động của trường trong giai đoạn hiện nay, cô Nguyễn Thị Thúy - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây cho biết, nhà trường đang thực hiện một số giải pháp để vượt qua khó khăn khi hoạt động đào tạo bị thu hẹp theo quy định mới của Luật Giáo dục 2019. Tuy nhiên, giải pháp hiện nay vẫn chỉ mang tính chất tình thế, và vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt cần được tháo gỡ.
Cụ thể, từ năm 2019, nhà trường đã mở trường thực hành liên cấp. Song, mô hình trường thực hành cũng rất khó khăn để vận hành và phát triển trước yêu cầu tự chủ tài chính.
Thêm một trong những giải pháp cho hệ thống trường cao đẳng sư phạm được nhắc đến là mở ngành đào tạo ngoài sư phạm.
Theo cô Thúy, câu chuyện này lại đặt ra bài toán tuyển nhân sự, kinh phí đầu tư mở ngành cho các trường, đó là chưa nói đến những khó khăn trong tuyển sinh, khi các trường nghề trên địa bàn cũng đang gặp phải khó khăn này.
Cho đến nay, trước mắt, các trường vẫn chỉ có những giải pháp tình thế, giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ, giảng viên. Tuy nhiên, muốn bàn về con đường phát triển lâu dài cho các trường cao đẳng sư phạm, cần có chính sách, cơ chế mở hơn và tiến tới có những giải pháp thiết thực, quyết liệt, đồng bộ từ cơ quan quản lý nhà nước.
TS. Hoàng Ngọc Vinh: Cần có tầm nhìn xa để 'con tàu' đổi mới giáo dục không lao vào 'đá ngầm' Rất cần một tầm nhìn xa nếu không muốn 'con tàu' đổi mới giáo dục đâm vào 'đá ngầm' hay lao vào 'giông bão'. Chính sách không thể làm theo kiểu mò mẫm và học tập quốc tế về áp dụng mà không có điều chỉnh hoặc không đủ điều kiện để áp dụng. TS. Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, điều kiện đổi...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Clip viral: Quốc bảo nhan sắc bị ngó lơ ở thảm đỏ Cannes 2025, pose dáng với máy hút bụi trước hàng trăm người
Hậu trường phim
23:46:01 18/05/2025
Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản
Sao việt
23:25:35 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm
Pháp luật
23:13:21 18/05/2025
Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến
Tin nổi bật
23:13:19 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025