Nguồn cơi của việc đổ xô đi học thạc sĩ

Bài “Đổ xô đi học thạc sĩ” của tác giả Yến Anh đã “xui khiến” người viết bài này nói thêm, để chúng ta cùng suy ngẫm…và hy vọng có thể cải thiện tình hình trước khi quá muộn.

Nguồn cơi của việc đổ xô đi học thạc sĩ - Hình 1

Ngày ấy

Từ sau 1975 nhiều trường đại học Việt Nam đã bắt đầu đào tạo sau đại học (post-universitaire), tức là đại học 2 năm. Lúc ấy chúng ta chưa đào tạo tiến sĩ (khi ấy gọi là phó tiến sĩ). Những năm tháng ấy muốn có phó tiến sĩ phải sang các nước XHCN Đông Âu, nhiều nhất là Liên Xô. Chưa ai dám mơ đặt chân sang các nước Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Canada để làm nghiên cứu sinh. Đơn giản vì Việt Nam và các quốc gia ấy chưa có ký kết hợp tác đào tạo sau đại học, thậm chí cả bậc đại học và cả các loại hình đào tạo khác.

Cũng còn một lí do “tế nhị” nữa là mấy “anh tư bản” không coi bằng tốt nghiệp phổ thông cũng như bằng đại học của Việt Nam tương đương (correspondence) với họ. Cũng như họ không công nhận Phó tiến sĩ của các quốc gia XHCN Đông Âu ngang bằng với Tiến sĩ (docteur) của họ.

Có lẽ vì thế, chúng ta, cách đây không lâu, hình như đó là một ngày rất đẹp trời, sau một đêm ngủ dậy, nhiều trăm Phó Tiến sĩ Việt Nam thành Tiến sĩ để ngang bằng với thiên hạ. PTS trở thành… “lịch sử”.

Có một trường đại học tại Hà Nội mà tôi rất biết, giảng viên đã 5, 7 năm đứng trên bục giảng, khi sang Pháp học những năm 80, 90 Chính phủ Pháp cũng chỉ cho họ vào học năm thứ 3 (Licence). Sau 2 năm học khá vất vả lấy được bằng đại học (Maitrise) của họ. May mắn được đi tiếp (sau vài năm về nước giảng dạy) thì lại sau 2 năm dùi mài mới lấy được bằng DEA (tương đương Thạc sĩ). Cũng không ít người về nước mà chẳng có được bằng gì.

Cùng thời gian ấy, một số đồng nghiệp đi Úc, Anh (lần 2) may mắn hơn chỉ sau 1 năm lấy được bằng Master (vì sau đại học của xứ sở ấy chỉ 1 năm, hoặc 1 năm rưỡi).

Những năm tháng ấy để được đi học sau đại học (Thạc sĩ bây giờ) trong nước không phải dễ. Tiêu chí đầu tiên phải là giảng viên đại học (lúc ấy gọi là cán bộ giảng dạy), nghiên cứu viên (lúc ấy gọi là cán bộ nghiên cứu) của các Viện, có 5 năm công tác. Và nhiều tiêu chí khác, khá “rắn”. Và cuối cùng, phải trải qua một cuộc thi tuyển rất nghiêm túc. Những người được cử đi làm nghiên cứu sinh ở các nước XHCN Đông Âu như nói ở trên còn được chọn lọc kỹ hơn, nhất là về đề lí lịch. Nói chung để được học sau đại học , phải qua không ít cửa ải. Có lẽ vì thế, khi ấy hầu hết những người có bằng Cao học (đại học 2), bằng PTS (đại học 4) đều ít bị kêu ca về trình độ.

Video đang HOT

Bây giờ

Bạn Yến Anh dùng chữ “đổ xô” đi học đủ thấy rằng, học sau đại học giờ đây không còn khó khăn gì. Vì sao? Học tập được khuyến khích. Ai muốn học đều có thể. Tốt nghiệp đại học (có bằng Cử nhân) đang chờ kiếm việc, đi học. Vừa có việc làm, đi học. Ở lại trường làm giảng viên tập sự, bắt buộc phải đi học. Học sau đại học (2 năm làm Thạc sĩ, 2 đến 3 năm làm Tiến sĩ), được mời chào, khích lệ…Có thiểu năng mới không học.

Dự án đến 2020 Việt Nam phải có thêm 20.000 Tiến sĩ thì phải học rồi. Đến nỗi ở nhiều lĩnh vực chẳng dính líu gì đến nghiên cứu giảng dạy cũng có dự án Tiến sĩ hóa cán bộ ở cấp tỉnh, cấp huyện.

Người người học Thạc sĩ, nghìn nghìn học Tiến sĩ, rồi vừa làm vừa học. Ai bận hơn Chủ tịch Tỉnh mà nhiều vị vẫn cố làm Tiến sĩ, đến mức có người chỉ sau nửa năm lấy được bằng Tiến sĩ của… Mỹ hẳn hoi (dù 1 câu tiếng Anh cũng pó- tay- chấm- com). Chuyện lạ mà thật.

Thiên hạ đổ xô đi học vì…không cần nhiều trí tuệ vẫn có bằng cấp cao (miễn là có tiền tệ). Lúc cơ cấu, cần Thạc sĩ, có ngay. Vị trí cao hơn, cần Tiến sĩ, có ngay. Cần gì nữa? Lí luận chính trị cao cấp, có ngay…vân vân và vân vân.

Chất lượng… khỏi bàn

Nhu cầu xã hội học Thạc sĩ, Tiến sĩ như thế, mục đich học như thế thì chất lượng là chuyện hơi… xa xỉ.

Những ai đã và đang đứng trên bục giảng đại học, có chút tự trọng sẽ rất buồn chứng kiến việc dạy và học sau đại học. Nhiều thầy không nhận hướng dẫn luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ, không nhận làm giám khảo cho các buổi bảo vệ luận văn của sinh viên hệ đào tạo này, chính vì họ rất biết dù thế nào luận văn ấy vẫn được điểm 9 (nhiều sinh viên sau khi được cho điểm 8 đã… khóc nức nở).

Từ lâu, trong trường đại học đã nói nhiều đến “văn hóa chấm điểm”. Gần giống như ba cuộc thi trên truyền hình cốt để cho tất cả cùng vui. Giám khảo 1 cho điểm 9, giám khảo 2 cho 8,5, giám khảo 3 cho 10. Thế là vỗ tay, tặng hoa…

Nhu cầu học sau đại học như thế, nên mấy trường đại học có chữ Quốc gia đã có chiến lược chủ yếu đào tạo hệ này. Đào tạo Cử nhân sẽ là thứ yếu. Chiến lược ấy để là mũi nhọn, là quả đấm thép trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Hãy chờ xem.

Đại học Bách khoa Hà Nội đã nhìn rõ hệ lụy này và không thể để mất thương hiệu của trường. Nên gần đây trường này đã có nhiều biện pháp khá kiên quyết, cứng rắn với cả thầy và sinh viên, được dư luận hoan nghênh.

Tiến sĩ, Phó GS, GS của Việt Nam có tỉ lệ cao hơn các nước trong khối ASEAN nhưng công trình khoa học lại quá khiêm tốn, quá ít so với họ. Chất xám của chúng ta vẫn còn là… “một vẻ đẹp tiềm ẩn”?

Gần đây nhiều báo chí nước ngoài nêu thống kê về trình độ học vấn của các chính phủ trên thế giới, thì chính phủ Việt Nam có học vấn vào loại cao nhất hành tinh, trên cả Nhật Bản, trên cả Hoa Kỳ…Thông tin này có đáng vui không?

Đinh Việt Bình

Theo dân trí

Săn học bổng, cách nào?

Để giành được học bổng có giá trị cao, bạn cần có sự chuẩn bị để nổi trội về ngoại ngữ, năng lực học tập, các hoạt động cộng đồng...

Năm 2011, trên thế giới có 858.180 sinh viên du học (từ tốp 10 nước đứng đầu danh sách có sinh viên du học). Tỉ lệ du học sinh tìm kiếm sự giúp đỡ tài chính là 54%, theo thống kê củawww.globalvisas.com. Đây là một tỉ lệ khá cao cho thấy nếu quyết tâm, biết cách tìm kiếm thông tin và có chuẩn bị kỹ càng thì "săn" được học bổng không quá khó.

Nhiều năm chuẩn bị

Nhu cầu tìm học bổng của học sinh rất nhiều nhưng đa phần còn bỡ ngỡ, chưa biết cách thu thập thông tin để có sự chuẩn bị tốt. Theo cựu du học sinh Phương Quyên (Úc), để tìm được học bổng đòi hỏi cả quá trình. Ví dụ tìm học bổng đại học nên bắt đầu từ năm lớp 11. Tuy nhiên, trước đó là cả quá trình bồi dưỡng ngoại ngữ, năng lực học tập, phương pháp học tập, tham gia các hoạt động cộng đồng...

Săn học bổng, cách nào? - Hình 1

Đại diện Trường Trung học John Bapst (Mỹ) cho biết sẽ hỗ trợ học phí cho học sinh Việt Nam

Cũng theo các cựu du học sinh Úc, sau khi đã có sự chuẩn bị trước, học sinh bắt tay vào tìm học bổng bằng việc thu thập thông tin về học bổng càng nhiều càng tốt (điều kiện, quy trình nộp hồ sơ...) và xem xét kỹ liệu mình có đủ điều kiện năng lực để nộp hồ sơ không. Tiếp theo là quá trình chuẩn bị hồ sơ. Ngoài thành tích học tập tốt, các chứng chỉ ngoại ngữ, cần đưa vào hồ sơ các hoạt động tình nguyện đã từng tham gia, năng khiếu nổi trội của bản thân... Điều quan trọng là phải làm sao để hồ sơ xin học bổng nổi bật trong hàng ngàn hồ sơ. Nên lưu ý yếu tố trung thực phải được đặt lên hàng đầu. Hồ sơ được chọn dự vòng phỏng vấn, học sinh phải thể hiện sự tự tin, thân thiện, cởi mở.

Học bổng nào dễ lấy?

Khánh Duy đạt được học bổng giao lưu văn hóa của Mỹ sau buổi phỏng vấn của một đơn vị du học tại trường trung học và sang Mỹ học tiếp lớp 12. Nhưng đây là học bổng bán phần (50%), số tiền còn lại phải đóng là 6.300 USD/năm. Nhiều học sinh khác đạt được học bổng bán phần trình độ A tại Anh sau buổi phỏng vấn của các trường quốc tế... Hình thức cấp học bổng bán phần cho nhiều khóa học hiện nay khá phổ biến vì phụ huynh sẵn sàng chi phần còn lại để con em được du học.

Hình thức hỗ trợ học phí cũng được nhiều trường quốc tế áp dụng. Tại một triển lãm du học bậc trung học, đại diện Trường John Bapst (Mỹ) cho biết với điều kiện của các phụ huynh Việt Nam hiện nay, trường sẽ xem xét hỗ trợ học phí. Phụ huynh có thể viết thư cho trường (bcampbell@johnbapst.org) cho biết khả năng đóng được bao nhiêu học phí để hiệu trưởng xem xét. Trường này hiện có 2 học sinh Việt Nam và tổng chi phí học ở trường là 38.850 USD/năm. Còn tại triển lãm giáo dục Anh năm 2012 có đến 43 trường cấp học bổng hỗ trợ học phí từ 1.000 - 39.000 bảng, thậm chí 100% học phí cho các khóa học trình độ A, tú tài quốc tế, đại học, sau đại học.

Theo kinh nghiệm của nhiều du học sinh Mỹ, hầu hết các trường theo mô hình giáo dục đặc trưng của Mỹ chỉ đào tạo bậc đại học đều có cấp học bổng với cả trăm suất hằng năm. Do ít người biết nên đây là nơi học sinh Việt Nam có thể khai thác.

Học bổng toàn phần thường rất khó lấy. Tuy nhiên, đối với học bổng bậc sau đại học, học bổng nghiên cứu của các chính phủ, tổ chức... rất phổ biến nên thường dễ lấy hơn học bổng học đại học, phổ thông.

Theo người lao động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tài xế cán chết nữ sinh 14 tuổi: Liệt nửa người, còn vỏ đạn li ti trong nãoTài xế cán chết nữ sinh 14 tuổi: Liệt nửa người, còn vỏ đạn li ti trong não
16:20:09 17/05/2025
Tài xế bị cha nữ sinh 'xử' ở Vĩnh Long: sống nửa đời còn lại như thực vật?Tài xế bị cha nữ sinh 'xử' ở Vĩnh Long: sống nửa đời còn lại như thực vật?
17:00:29 17/05/2025
Miss World náo loạn vì loạt người đẹp liên tiếp bỏ thi, Ý Nhi gặp bất lợi?Miss World náo loạn vì loạt người đẹp liên tiếp bỏ thi, Ý Nhi gặp bất lợi?
14:52:26 17/05/2025
Hồ Ngọc Hà và Kim Lý gây xôn xao dư luận lộ mối quan hệ thật giữa Mẹ vợ con rểHồ Ngọc Hà và Kim Lý gây xôn xao dư luận lộ mối quan hệ thật giữa Mẹ vợ con rể
14:00:27 17/05/2025
Phim ATVNCG vừa ra mắt đã tranh cãi, 1 nhà báo tố bị vu oan phát ngôn hết thờiPhim ATVNCG vừa ra mắt đã tranh cãi, 1 nhà báo tố bị vu oan phát ngôn hết thời
13:44:28 17/05/2025
Clip bẽ mặt tại Cannes: Đến minh tinh hạng A như Đường Yên cũng bị bảo vệ thẳng mặt đuổi khỏi thảm đỏ!Clip bẽ mặt tại Cannes: Đến minh tinh hạng A như Đường Yên cũng bị bảo vệ thẳng mặt đuổi khỏi thảm đỏ!
13:11:04 17/05/2025
Cô gái Phú Thọ mất tứ chi trong một tháng, được mẹ chăm như trẻ sơ sinhCô gái Phú Thọ mất tứ chi trong một tháng, được mẹ chăm như trẻ sơ sinh
16:25:38 17/05/2025
Đã có mỹ nhân thay thế Phạm Băng Băng làm "nữ hoàng thảm đỏ Cannes", đẹp không thể tả khó để chê!Đã có mỹ nhân thay thế Phạm Băng Băng làm "nữ hoàng thảm đỏ Cannes", đẹp không thể tả khó để chê!
13:46:21 17/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chiến lược thoát khỏi hội chứng 'hậu team building'

Chiến lược thoát khỏi hội chứng 'hậu team building'

Netizen

18:34:45 17/05/2025
Sau chuyến team building dài ngày thư giãn, vui vẻ, không ít nhân sự phải đối mặt với cảm giác chán nản khi quay lại guồng công việc dày đặc.
Ông Trump dừng đàm phán, gửi thư thông báo thuế cho các nước

Ông Trump dừng đàm phán, gửi thư thông báo thuế cho các nước

Thế giới

18:32:56 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump cho biết Washington sẽ thông báo cho các đối tác thương mại về mức thuế quan mới với Mỹ trong những tuần tới.
Sau khi sinh con, vợ suốt ngày đòi "yêu" khiến tôi khiếp sợ

Sau khi sinh con, vợ suốt ngày đòi "yêu" khiến tôi khiếp sợ

Góc tâm tình

18:26:39 17/05/2025
Mỗi ngày đi làm về mệt mỏi, tôi chỉ muốn tắm rửa rồi nghỉ ngơi. Nhưng có hôm tôi vừa ló mặt vào nhà, vợ đã ôm chầm đòi tranh thủ lúc con đang ngủ.
Gil Lê bị soi tệ với Xoài Non che ô 1 mình để bạn gái đứng nắng, CĐM réo Xemesis

Gil Lê bị soi tệ với Xoài Non che ô 1 mình để bạn gái đứng nắng, CĐM réo Xemesis

Sao việt

18:24:52 17/05/2025
Từng khiến dân tình xôn xao khi bị bắt gặp có hành động thân mật tại một sân chơi pickleball vào tháng 8 năm ngoái, Gil Lê và Xoài Non từ đó không còn ngần ngại công khai mối quan hệ thân thiết.
Mỹ nhân 2k3 độn hông méo cả người và ám ảnh vẻ đẹp hoàn hảo tại Kpop

Mỹ nhân 2k3 độn hông méo cả người và ám ảnh vẻ đẹp hoàn hảo tại Kpop

Sao châu á

18:16:49 17/05/2025
Yuna (ITZY) nổi tiếng là thánh body với vòng hông quả táo đẹp nhất Kpop. Tuy nhiên mới đây nhất, cô bị bắt gặp độn hông quá lố, khiến thân hình trở nên mất cân đối, giả trân kỳ dị.
Tiêu thụ xe điện toàn cầu tăng mạnh, Trung Quốc chiếm hơn một nửa

Tiêu thụ xe điện toàn cầu tăng mạnh, Trung Quốc chiếm hơn một nửa

Ôtô

18:02:09 17/05/2025
Bất chấp những bất ổn do các mức thuế mới, doanh số xe điện hóa vẫn đang bùng nổ, với xe thuần điện (BEV) và xe hybrid cắm sạc (PHEV) đạt những con số kỷ lục.
Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Tin nổi bật

17:57:30 17/05/2025
Một bà lão 77 tuổi tại TP Hải Dương (Hải Dương) nhận cuộc gọi từ người tự xưng công an, thông báo nợ hơn 3 tỷ đồng và yêu cầu chuyển tiền, nhưng kịp thời đến trình báo công an.
Khoe phá dỡ nhà cũ đào được "5 thỏi vàng, 24 đồng bạc", người phụ nữ bị cảnh sát bắt ngay sau đó

Khoe phá dỡ nhà cũ đào được "5 thỏi vàng, 24 đồng bạc", người phụ nữ bị cảnh sát bắt ngay sau đó

Lạ vui

17:44:42 17/05/2025
Đầu tháng 5 năm 2023, tại thành phố Đại Nghiệp, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), hai người cao tuổi đã sập bẫy một vụ lừa tinh vi với số tiền bị chiếm đoạt hơn 5.000 NDT (hơn 17 triệu đồng).
Vén màn âm mưu khiến siêu sao nhạc pop lâm cảnh khốn cùng: Sụp đổ vì 5000 tỷ, ai là kẻ "giật dây"?

Vén màn âm mưu khiến siêu sao nhạc pop lâm cảnh khốn cùng: Sụp đổ vì 5000 tỷ, ai là kẻ "giật dây"?

Nhạc quốc tế

17:40:04 17/05/2025
Thông tin ca sĩ Justin Bieber phá sản dù đã bán cả sản nghiệp lấy về 5000 tỷ khiến công chúng đặt ra nhiều câu hỏi.
10 năm "vịt hoá thiên nga" của cô gái "vừa ăn vừa hát": Nhan sắc thăng hạng không nhận ra, sự nghiệp vẫn lận đận

10 năm "vịt hoá thiên nga" của cô gái "vừa ăn vừa hát": Nhan sắc thăng hạng không nhận ra, sự nghiệp vẫn lận đận

Nhạc việt

17:36:16 17/05/2025
Sau 10 năm, nhan sắc của hiện tượng mạng xã hội vừa ăn vừa hát thay đổi chóng mặt. Nhưng sự thay đổi này không giúp cô nàng có chỗ đứng vững trong làng nhạc.
Ra mắt Bố ơi mình đi đâu thế? 2025: Trung Ruồi, Duy Hưng "đau đầu" vì dàn nhóc tỳ, riêng Neko Lê được đặc cách

Ra mắt Bố ơi mình đi đâu thế? 2025: Trung Ruồi, Duy Hưng "đau đầu" vì dàn nhóc tỳ, riêng Neko Lê được đặc cách

Tv show

16:59:25 17/05/2025
Sáng 17/5, chương trình truyền hình gia đình Bố ơi mình đi đâu thế? chính thức trở lại sau thời gian dài vắng bóng với những thay đổi đáng chú ý.