Nguồn lây bệnh lao vẫn tiềm ẩn trong cộng đồng
Tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam còn rất nặng nề. Theo ước tính của WHO, mỗi năm nước ta có khoảng 182.000 ca mắc lao mới, 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và khoảng 11.000 người tử vong.
Việt Nam xếp thứ 12/30 quốc gia trên thế giới về gánh nặng bệnh lao
Ngày 24/3, Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình Chống lao Quốc gia tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3).
Hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lao tới sức khỏe con người, kinh tế và xã hội.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, dù đối mặt với không ít thách thức, công tác phòng chống lao tại Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chúng ta đã duy trì mạng lưới chống lao tại 100% xã, phường; đảm bảo 100% dân số được tiếp cận dịch vụ phòng chống lao.
Tỷ lệ điều trị thành công các ca bệnh lao mới và tái phát duy trì ở mức cao, đạt gần 90%.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong 30 quốc gia có gánh nặng lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Năm 2023, cả nước phát hiện được hơn 113.600 ca mắc lao, trong đó có gần 4.000 trường hợp lao kháng thuốc.
Tỷ lệ bệnh nhân lao được phát hiện chủ động trong nhóm nguy cơ cao chưa đạt kế hoạch đề ra; tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học vẫn thấp hơn chỉ tiêu mong muốn.
Nguồn lực tài chính, đặc biệt từ ngân sách quốc tế, đang có xu hướng giảm dần. Việc đảm bảo thuốc, thiết bị, vật tư y tế còn gặp khó khăn do thủ tục phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát hiện và điều trị bệnh.
Tiến sĩ – Bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết thêm, năm 2023, Chương trình chống lao quốc gia đã đạt được kết quả tốt nhất từ trước đến nay.
Tiến sĩ – Bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Ảnh: N.P).
Số bệnh nhân lao được phát hiện là hơn 113.000 ca (tăng 7% so với năm 2022). Tỷ lệ lao có bằng chứng vi khuẩn trên 72%, tỷ lệ điều trị thành công đạt 89% (cao hơn tỷ lệ này trên toàn cầu – mức 88%).
Dù vậy, ông cũng thừa nhận việc kiểm soát lao còn nhiều khó khăn. Tình hình dịch tễ bệnh lao tại nước ta còn rất nặng nề.
Video đang HOT
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới, 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hàng năm.
Năm 2023, Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.
“Các nguồn đầu tư tài trợ cho kiểm soát lao còn khó khăn, nhất là tài trợ của WHO, các tổ chức toàn cầu giảm dần, có thể chấm dứt không còn. Vì thế, năm nay chúng ta cần chủ động đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao.
Cụ thể, kiểm soát bệnh lao gắn với cơ sở khám chữa bệnh, huy động nguồn tài chính từ bảo hiểm y tế, ngân sách, nguồn xã hội hóa…”, TS Lượng nói.
Việt Nam mới chỉ phát hiện được khoảng 60% bệnh nhân lao trong cộng đồng
Chương trình Chống lao Quốc gia đề xuất, trong danh mục khám sức khỏe định kỳ hàng năm tại các cơ quan phải có khám sàng lọc lao (Ảnh: BVCC).
Vì thế, để công tác phòng chống lao hiệu quả hơn nữa, Chương trình Chống lao Quốc gia đề xuất Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ban ngành liên quan nghiên cứu cho phép các dự án do các chính phủ, tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại được tổ chức, thực hiện theo cơ chế đặc thù.
Bên cạnh đó, toàn bộ mạng lưới y tế, cơ sở khám chữa bệnh triển khai khám, kiểm soát sức khỏe toàn dân với hệ thống quản lý sổ sức khỏe điện tử, gắn với nội dung phát hiện, khám và điều trị bệnh lao. Trong danh mục khám sức khỏe định kỳ hàng năm tại các cơ quan phải có khám sàng lọc lao…
Các cơ sở đào tạo y khoa đưa nội dung về bệnh lao là bắt buộc để các thầy thuốc có đầy đủ kiến thức, chứng chỉ về bệnh lao trong quá trình hành nghề.
Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho công tác phòng chống lao, cần tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế vì các nguồn viện trợ quốc tế đang giảm dần và sẽ không còn nữa.
Theo WHO, mỗi một đô la đầu tư cho công tác phòng chống lao sẽ thu lại 39 đô la cho nền kinh tế.
“Hiện nay chúng ta mới chỉ phát hiện 60% bệnh nhân lao trong cộng đồng, số còn lại vẫn là nguồn lây bệnh tiềm ẩn. Trong năm 2023, số bệnh nhân lao được phát hiện trong cộng đồng đã vượt con số này. Tuy nhiên, để kiểm soát dần bệnh lao, chúng ta cần nâng con số này lên 65-70%”, TS Lượng nhấn mạnh.
Thế giới đặt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Vì thế, ông kỳ vọng Việt Nam có thể kết thúc sớm hơn.
Mục tiêu chấm dứt bệnh lao rất cần sự ủng hộ, cam kết của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội để đảm bảo nguồn tài chính bền vững, triển khai đồng bộ các can thiệp phòng chống lao từ trung ương đến địa phương.
Những lưu ý về các dấu hiệu mắc bệnh lao phổi ở trẻ
Các triệu chứng bệnh lao ở trẻ em không điển hình nên việc phát hiện sớm bệnh còn khó khăn.
Nếu được điều trị sớm, trẻ sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu muộn, thời gian điều trị kéo dài, ở một số thể bệnh lao còn lại di chứng, thậm chí tử vong.
Trẻ đang điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương - Ảnh: VGP/HM
Tỷ lệ mắc lao ở trẻ tương ứng với người lớn
Một bệnh nhi (14 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhập viện tại Bệnh viện Phổi Trung ương trong tình trạng mắc bệnh lao giai đoạn nặng, sốt kéo dài, kháng thuốc.
Gia đình bệnh nhân cho biết, trẻ bị ho từ lâu, uống kháng sinh mãi không khỏi. Vì có bố đã mất trước đó 2 năm do bệnh lao nên mẹ cháu khuyên cháu đi khám nhưng cháu không đi.
Khi bị sốt kéo dài và ho dai dẳng, sức khỏe kém hẳn, trẻ mới đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.
"Do phát hiện bệnh muộn nên việc điều trị cho cháu rất khó khăn, trong quá trình điều trị, các bác sĩ còn phát hiện thêm cháu bị kháng thuốc và dị ứng thuốc", TS. Nguyễn Thị Hằng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết.
Trao đổi với phóng viên, TS. Nguyễn Thị Hằng cho biết, bệnh nhân trên không phải là bệnh nhân duy nhất ở Hà Nội, mà nhiều trẻ ở các vùng đô thị cũng đang điều trị bệnh lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương, thậm chí có trẻ mới 6 tháng tuổi, trẻ 1-2 tuổi.
Mỗi tháng, Khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương tiếp nhận điều trị từ 120-150 trẻ, trong đó, khoảng 1/3 bệnh nhi là mắc bệnh lao. Trong đó, số trẻ mắc lao sống ở thành thị có xu hướng gia tăng.
Nguyên nhân số trẻ sinh sống ở thành thị mắc lao gia tăng chưa được xác định cụ thể, nhưng theo các chuyên gia y tế cho biết, thực tế dịch tễ lao ở trẻ em phản ánh dịch tễ lao ở người lớn. Tức là, ở đâu có số lượng người lớn mắc lao nhiều thì trẻ em nơi đó cũng mắc bệnh nhiều, do lây từ người lớn.
Theo TS.BSCC Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, số bệnh nhân lao được phát hiện hàng năm tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 60% (103.000 bệnh nhân) số bệnh nhân lao ước tính. Như vậy, còn 40% bệnh nhân lao nằm trong cộng đồng vẫn chưa được phát hiện và điều trị. Đây chính là nguồn lây bệnh lao trong cộng đồng.
TS Nguyễn Thị Hằng khuyến cáo phụ huynh chăm sóc trẻ tại Bệnh viện - Ảnh: VGP/HM
Lưu ý các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lao ở trẻ
Theo khuyến cáo của Tổ chức WHO, các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lao ở trẻ rất đa dạng, như: ho, khò khè kéo dài trên 2 tuần không đáp ứng với kháng sinh, sốt kéo dài, gầy sút cân, mệt, giảm vận động, trẻ suy dinh dưỡng đã can thiệp nhưng không đáp ứng...
TS Nguyễn Thị Hằng cũng chỉ rõ thêm các dấu hiệu để nhận biết bệnh lao ở trẻ như: sốt, ra mồ hôi đêm, mệt mỏi, giảm chơi đùa, chán ăn, gù lưng... tùy thuộc vào cơ quan mắc lao, trẻ có thể ho dai dẳng, nổi hạch, đau đầu, co giật, đau khớp...
"Nếu điều trị bằng kháng sinh trên 2 tuần mà các triệu chứng ở trẻ không giảm, không cải thiện thì cần cho trẻ làm các xét nghiệm để sàng lọc bệnh lao sớm", TS Nguyễn Thị Hằng cho biết.
Đặc biệt, cần chú ý những trẻ từng tiếp xúc gần gũi với người bệnh mắc lao phổi trong vòng 1-2 năm gần đây và từng có các triệu chứng lâm sàng nghi lao đã được điều trị nhưng triệu chứng không hoặc ít cải thiện, nhanh tái phát.
Đối với nhóm trẻ suy dinh dưỡng, trẻ phải sử dụng thuốc làm suy giảm miễn dịch như bệnh ung thư hoặc một số bệnh tự miễn thì nên thường xuyên được khám sàng lọc bệnh lao.
Với nhóm trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh lao là trẻ có tiếp xúc với nguồn lây lao phổi, tức là trong gia đình có người thân mắc lao phổi, cần phải được khám sàng lọc. Nếu phát hiện bệnh sớm, trẻ sẽ được điều trị với phác đồ phù hợp, trường hợp không bị bệnh thì được tư vấn, sử dụng phác đồ dự phòng lao tiềm ẩn, nhằm hạn chế nguy cơ tiến triển thành bệnh lao về sau.
Điều trị lao sớm sẽ khỏi bệnh hoàn toàn
"Nếu được điều trị sớm, trẻ sẽ khỏi bệnh lao hoàn toàn. Nếu điều trị muộn, thời gian điều trị sẽ kéo dài, ở một số thể bệnh lao còn lại di chứng, thậm chí tử vong", TS Nguyễn Thị Hằng khuyến cáo.
Hiện nay, việc xét nghiệm lao rất nhẹ nhàng, không xâm lấn, không tốn kém. Phác đồ điều trị lao thường ở trẻ em hiện cũng dùng thuốc uống 100% trong 4-12 tháng, tùy theo từng thể lao. Riêng lao kháng thuốc thì phải điều trị theo phác đồ riêng biệt. Chi phí điều trị bệnh lao cũng đã được BHYT chi trả.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế về lĩnh vực lao phổi cũng cảnh báo, mặc dù bệnh lao hoàn toàn có thể điều trị khỏi hẳn, nhưng lao là bệnh lây và miễn dịch của bệnh lao sinh ra không phải là miễn dịch suốt đời.
Vì vậy, nếu trẻ mắc lao và điều trị khỏi nhưng còn tiếp xúc với nguồn lây lao phổi thì vẫn có nguy cơ cao mắc lại bệnh lao.
Bệnh lao cũng đã có vaccine, việc tiêm vaccine sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh lao nặng như lao kê, lao màng não, nguy cơ tử vong cũng giảm.
Nhiều người bị bệnh lao không biết mình mắc bệnh Được xem như 'kẻ giết người thầm lặng', bệnh lao gây tử vong khoảng 13.000 người Việt mỗi năm. Năm 2023, Chương trình Chống lao Quốc gia ghi nhận hơn 106.000 ca mắc bệnh lao, tăng so với các năm trước. Trong đó, nhiều bệnh nhân lao không được phát hiện và điều trị kịp thời khiến bệnh lây lan trong cộng đồng....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những loại rau củ lành mạnh bạn nên ăn hàng ngày

Cứu sống người đàn ông ở Hà Tĩnh bị ngộ độc rượu nặng

Bệnh viện tuyến huyện Hà Tĩnh mổ lấy thai dây rốn quấn cổ 5 vòng hiếm gặp

Dấu hiệu ung thư gan bạn không nên bỏ qua

Sỏi tiết niệu hiểm họa thầm lặng có thể gây suy thận và tử vong

Tuyệt chiêu thải độc, phục hồi gan sau khi uống rượu bia

Nhiều người mất con vì gen bệnh di truyền ẩn

Suýt chết sau mũi tiêm ở phòng khám tư

Thách thức kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường trong mùa hè

Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

Ăn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hay

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn
Có thể bạn quan tâm

Sau khi tôi sinh con trai, mẹ chồng bắt cháu gái mới 3 tuổi sang ngủ cùng giúp việc, nửa đêm con bé rón rén vào xin "cho con ngủ với mẹ xíu xíu thôi" khiến tôi bừng tỉnh
Góc tâm tình
06:24:01 10/05/2025
Vì sao Ronaldo nhiều lần gọi Georgina là "vợ" nhưng vẫn chưa tổ chức đám cưới với cô nàng?
Sao thể thao
06:21:47 10/05/2025
Nam thần 2K bị "bóc phốt" tả tơi, sụp đổ chỉ sau 1 đêm vì lộ chuyện đâm sau lưng cả showbiz cực sốc
Sao châu á
06:19:43 10/05/2025
Thông báo khẩn từ KFC Việt Nam về loạt phát ngôn thiếu chuẩn mực
Netizen
06:19:27 10/05/2025
Thịt băm nướng mềm mọng, ngọt ngon thơm nức nhờ tuyệt chiêu tẩm ướp này!
Ẩm thực
05:57:53 10/05/2025
Phim Trung Quốc chưa xem đã thấy hay, khiến netizen háo hức nhất hiện tại: Nữ chính đẹp thôi rồi, cười mệt với nam chính
Phim châu á
05:53:18 10/05/2025
10 mỹ nhân có đôi mắt đẹp nhất thế giới: Kim Ji Won xếp bét bảng, hạng 1 là "kỳ quan thế giới thứ 8"
Hậu trường phim
05:52:44 10/05/2025
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
Sao việt
23:33:43 09/05/2025
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
23:31:22 09/05/2025
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
22:56:11 09/05/2025