Ngưỡng mộ nghị lực của cậu học trò khiếm thị trường Nguyễn Thái Học
Ba năm học tại mái trường trung học phổ thông, Ánh luôn được các thầy cô trong mái trường Nguyễn Thái Học tự hào và trở thành điểm sáng của nhà trường.
Giờ đây mỗi khi nghe tên Lê Thanh Ánh, trong lòng tôi lại trào dâng niềm tự hào về nghị lực của cậu học trò nhỏ đã vượt lên hoàn cảnh éo le để trở thành nguồn động lực tốt đẹp cho thầy và trò trường Trung học phổ thông Nguyễn Thái Học, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tôi có dịp về trường Trung học phổ thông Nguyễn Thái Học vào ngày 7/11 khi Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà trường tổ chức Hội thảo “Khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0″.
Trong buổi giao lưu đầy ý nghĩa của thầy và trò Nhà trường với vị giáo sư đầu ngành về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tôi biết đến cậu học trò khiếm thị Lê Thanh Ánh khi em đặt câu hỏi được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đánh giá “câu hỏi rất hay”.
Hơn 750 học sinh của trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thái Học, tỉnh Vĩnh Phúc đã có buổi giao lưu đầy ý nghĩa với diễn giả, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng vào ngày 7/11 (Ảnh: Thùy Linh)
Qua lời kể của thầy cô trong trường, tôi được biết, Ánh sinh ra ở thôn Khoái Trung, xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc trong một gia đình thuần nông nghèo.
Tuổi thơ cứ trôi đi trong xóm làng yên bình với nhiều trò chơi tinh nghịch trẻ nhỏ.
Năm lên 8 tuổi, do bất cẩn trong lúc chơi đùa với bạn bè, Ánh bị thương vào mắt trái, chảy máu rất đau đớn.
Vì sợ hãi và chưa có hiểu biết, em tìm nhiều cách để giấu giếm bố mẹ. Khi gia đình phát hiện thì mắt trái của em đã teo dần, mất thị lực.
Nhưng do hoàn cảnh quá khó khăn em không được đưa vào bệnh viện chữa trị. Em vẫn đi học trong lúc thị lực dần suy giảm.
Em được đưa đến Trung tâm Giáo dục dạy nghề – Hội người mù tỉnh Vĩnh Phúc năm 11 tuổi.
Tại đây, em đã nhận được sự quan tâm chăm sóc của các giáo viên, nhân viên trung tâm. Em tiếp tục theo học ở trường Trung học cơ sở Khai Quang.
Video đang HOT
Năm 2010, khi em mới 13 tuổi, tai họa lại tiếp tục ập xuống gia đình em. Do mắc bệnh hiểm nghèo, kinh tế thiếu thốn bố em sớm qua đời. Gánh nặng gia đình dồn lên vai người mẹ tảo tần, lam lũ. Thương mẹ, biết ơn những người mẹ thứ hai ở trung tâm, Thanh Ánh quyết tâm học thật giỏi.
Lúc đó em mong muốn trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho chính mình.
Năm 14 tuổi, mắt phải của em có dấu hiệu đau nhức thoái hóa, em đã trải qua 3 lần phẫu thuật phức tạp ở Bệnh viện Mắt Trung ương nhưng đều thất bại.
Vậy là ánh sáng của cuộc đời bỗng trở thành một ký ức xa xôi đối với em.
Thế nhưng 3 năm học tại mái trường trung học phổ thông, Ánh luôn được các thầy cô trong mái trường Nguyễn Thái Học tự hào và trở thành điểm sáng của nhà trường.
3 năm học tại mái trường trung học phổ thông, Ánh luôn được các thầy cô trong mái trường Nguyễn Thái Học tự hào và trở thành điểm sáng của nhà trường. (Ảnh: Thùy Linh)
Cũng qua lời kể của cô Hiệu trưởng nhà trường, tôi được biết, Ánh không những học giỏi mà còn hát hay, biết làm thơ và thổi sáo.
Em còn tham gia nhiệt tình vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Các bài kiểm tra, các kỳ thi khảo sát em đều đạt điểm cao.
Trong giờ học em chăm chú, tập trung cao độ như uống lấy từng lời giảng của thầy cô đặc biệt, Ánh có khả năng tự ghi nhớ nhất là kiến thức về Khoa học xã hội.
Và dù không nhìn thầy các thầy cô nhưng Ánh lại có thể nhận ra được từng thầy cô qua giọng nói. Em đã chuyển hóa nhuần nhuyễn tri thức bằng lời của thầy cô thành hiểu biết riêng của mình.
Ngoài ra, mỗi giờ ra chơi, Ánh thường ngồi nghe bạn đọc sách báo hoặc nhờ bạn giảng lại bài.
Nhận thấy môn Lịch sử giúp bản thân hiểu được cội nguồn dân tộc, thêm yêu và tự hào về quê hương mình, năm lớp 11, Ánh theo đuổi đam mê môn Lịch sử và trở thành thành viên đặc biệt của đội tuyển học sinh giỏi Lịch sử của trường.
Và em đã làm nên điều kỳ diệu, đó là giành giải Ba cấp tỉnh môn Lịch sử.
Ánh tâm sự:
“Ước mơ của em là trở thành giáo viên dạy chữ nổi cho học sinh khiếm thị. Em tin rằng mình sẽ đạt được. Em không muốn mọi người thương hại mình mà muốn mọi người tự hào về em”.
Đáng quý biết bao, trong hoàn cảnh éo le, em đã vươn lên mạnh mẽ, bằng đôi tay cần mẫn, đôi tai sáng, niềm lạc quan yêu đời và nghị lực vươn lên, Thanh Ánh đang truyền cảm hứng cho mọi người.
Nhìn cậu học sinh giản dị đọc 2 câu thơ (Sông đời bất chợt nông, sâu/ Học thầy em bắc chiếc cầu chữ Tâm) trong bài thơ “Vùng phấn bay” để gửi tới Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cùng toàn thể thầy cô, học sinh nhà trường, tôi tin rằng ước mơ của em sẽ thành hiện thực bởi em luôn quyết tâm, mạnh mẽ và bên em có mọi người cùng dõi theo và nâng bước.
Theo GDVN
Hiệu trưởng đại học nêu thách thức của Cách mạng 4.0 với cuộc sống
Ông Hồ Thanh Phong cho rằng du lịch, giao thông, y tế, giáo dục... sẽ đón nhận hàng loạt thời cơ và chịu thách thức lớn từ Cách mạng công nghiệp 4.0
Ngày 8/11, trong buổi báo cáo khoa học Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP HCM), Hiệu trưởng trường này - PGS.TS Hồ Thanh Phong chỉ ra hàng loạt những tác động, thách thức với cuộc sống.
PGS.TS Hồ Thanh Phong nói về Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động với cuộc sống. Ảnh: Mạnh Tùng.
Theo ông Phong, Cách mạng 4.0 liên quan Internet kết nối vạn vật, trong đó con người, máy móc, thiết bị và công việc được kết nối mọi nơi để sinh ra sản phẩm hay dịch vụ mới. Trong khái niệm mới này, nhà ở, trường học, nhà máy, doanh nghiệp, hệ thống logistics, cơ quan công quyền truyền thống được chuyển đổi thành đối tượng thông minh hơn.
Ông Phong dẫn lời của giáo sư Klaus Schwab (người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới) rằng: "Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự dịch chuyển này không giống như bất cứ điều gì mà con người từng trải qua".
Theo tìm hiểu trên các báo cáo khoa học quốc tế, hiệu trưởng Đại học Quốc tế cho rằng, chưa đầy 10 năm nữa thế giới có những thành tựu công nghệ vượt bậc. Năm 2025, 10% người dân mặc các loại quần áo kết nối với Internet hay một nghìn tỷ cảm biến kết nối với Internet.
Thế giới sẽ có dược sĩ rôbôt đầu tiên ở Mỹ; người ta có thể xây nhà, sản xuất ôtô bằng công nghệ in 3D; chiếc điện thoại di động cấy ghép trên cơ thể người đầu tiên được thương mại hóa; chính phủ đầu tiên thay thế điều tra dân số bằng các nguồn dữ liệu lớn.
"Cách mạng 4.0 sẽ tác động với tất cả lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, giáo dục, y tế, nông nghiệp, quốc phòng... Sẽ có những thác thức, cơ hội nhưng không tránh khỏi tác động tiêu cực", ông Phong nhận định.
Trong lĩnh vực du lịch sẽ phát triển mạnh mô hình "kinh tế chia sẻ" - nơi tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ giữa các cá nhân, miễn phí hoặc có thu phí, dựa trên nền tảng công nghệ và Internet. Nó tương tự việc người ta đang chia sẻ xe hơi, khách sạn... bằng các dịch vụ tiện ích hiện nay.
Trong nông nghiệp, đầu ra sẽ xuất hiện nhiều thị trường mới với nhiều thách thức, cạnh tranh hơn khi người dân áp dụng nhiều thành phần công nghệ trong sản xuất như cảm biến kết nối vạn vật, tế bào quang điện, người máy, tế bào quang điện... Bối cảnh Việt Nam khi đó sẽ chịu áp lực của điệp khúc "được mùa mất giá, được giá mất mùa", bản chất là lệch pha giữa cung và cầu.
Với lĩnh vực đô thị, ông Phong cho rằng mô hình thành phố thông minh và xử lý các vấn đề giao thông bằng các giải pháp thông minh là cần thiết. Tương tự, với y tế sẽ có những mô hình quản trị bệnh viện hiện đại hơn, xuất hiện bệnh viện ảo và nhiều nghiên cứu hơn về các căn bệnh thế kỷ như ung thư, tiểu đường, tim mạch...
Trung tâm điều khiển hệ thống giao thông thông minh được đặt tại Trung tâm điều hành Hầm vượt sông Sài Gòn. Ảnh: Mạnh Tùng.
Cuối cùng, trong lĩnh vực giáo dục, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đặt ra yêu cầu cao hơn cho người lao động với hàng loạt đòi hỏi kỹ năng: sáng tạo, quản lý con người, trí tuệ cảm xúc, đàm phán, linh động trong nhận thức... Từ đó, các đại học phải cạnh tranh nhau trong việc tạo ra sự khác biệt trong đào tạo, các giá trị cốt lõi, linh hoạt trong mọi hoạt động.
"Nếu như trước đây trọng tâm của giáo dục là có việc làm, tạo ra kiến thức, thì nay phải là sáng tạo và kiến tạo giá trị. Sản phẩm của giáo dục những năm trước là người lao động có kỹ năng, có kiến thức hay cao hơn là người tạo ra kiến thức thì sắp tới phải là những nhà sáng tạo và nhà khởi nghiệp", ông phân tích.
Ông Phong đưa ra giải pháp trước mắt, với công tác đào tạo, tất cả chức năng phải được số hóa, tích hợp và liên kết bằng công nghệ. Mỗi trường phải vạch ra chiến lược ứng phó với Cách mạng 4.0 với từng mức độ ưu tiên, đưa ra các đề án thí điểm và xác định các năng lực cần có.
Nhiều giảng viên sau khi nghe báo cáo đã có những phản biện với tác giả về sự chuẩn bị từng lĩnh vực của Việt Nam nhằm đón đầu thời cơ cũng như vượt qua những thách thức trên.
Một số giảng viên cho rằng, một nền tảng giáo dục vững chắc từ cấp phổ thông đến đại học mới tạo ra những người đủ trí tuệ, sức sáng tạo và kỹ năng cần thiết để hòa nhập thế giới trong Cách mạng 4.0.
Theo VNE
Muốn thành công, chương trình mới cần tính đến cách mạng 4.0 "Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự đóng góp của những con người năng động, tự lập, tự do, tự học, tự nghiên cứu, tự động viên, nhất là óc sáng tạo". Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 (diễn ra vào ngày 3/10), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với đề xuất của Bộ Giáo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thanh Thuỷ: "Tôi không phải là người bất chấp mọi thứ để đạt được mục đích"
Sao việt
15:14:36 06/05/2025
Vụ Diễm My mất tích 5 năm sau khi đến Tịnh thất Bồng Lai: Bố mẹ lo con gái bị giấu đi
Netizen
15:14:24 06/05/2025
Cục điều tra VKSND tối cao đến tận nhà làm việc với mẹ nữ sinh ở Vĩnh Long
Tin nổi bật
15:12:32 06/05/2025
"Đánh sập" sàn giao dịch ngoại hối ảo Verbo Capital lừa đảo 300 tỷ đồng
Pháp luật
15:04:51 06/05/2025
Drama lớn nhất Baeksang 2025: 1 mỹ nhân khiến 10 triệu người phẫn nộ "giải thưởng này không công bằng"
Hậu trường phim
15:01:58 06/05/2025
Công cụ chuyển đổi giọng nói hơn 50 ngôn ngữ của Google, có tiếng Việt
Thế giới số
14:53:38 06/05/2025
Pakistan liên tục thử tên lửa giữa lúc căng thẳng với Ấn Độ
Thế giới
14:48:24 06/05/2025
Tạ Đình Phong - Vương Phi ra quyết định sốc, giành lại con từ tay Trương Bá Chi?
Sao châu á
14:35:36 06/05/2025
Người yêu cũ Pháo: "Tôi đã ổn hơn và có bạn gái rất xinh"
Nhạc việt
14:28:30 06/05/2025
Nam nghệ sĩ Hàn Quốc bị truyền thông quốc tế la ó, thờ ơ tại Met Gala 2025 là ai?
Nhạc quốc tế
14:24:42 06/05/2025