Nguy cơ giá lương thực tăng
“Chúng ta không cho phép giá lương thực tăng trong ngắn hạn gây hậu quả lâu dài cho người dân ở những quốc gia dễ bị tổn thương và nghèo nhất thế giới”.
Một cánh đồng ngô bị khô hạn tại Ấn Độ – Ảnh: Getty Images
Reuters dẫn lời Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim. Theo ông Kim, WB đã hoạch định một số chương trình để giúp đỡ chính phủ các nước nghèo nếu tình hình tồi tệ hơn, bao gồm tư vấn, khuyến nông và đầu tư liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, cho vay vốn nhanh, các sản phẩm quản lý rủi ro.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, WB cũng sẽ làm việc với Liên Hiệp Quốc cùng các nhóm tình nguyện tư để giúp chính phủ các nước nghèo có thêm nhiều thông tin phản ứng trước tình hình giá lương thực tăng cao. Theo Reuters, hạn hán tại Mỹ, Nga, Ukraine và Kazakhstan đã làm giá lúa mì tăng vọt hơn 50% trong khi giá ngô tăng hơn 45% kể từ giữa tháng 6.
Thời tiết ẩm ướt quá mức kèm theo mưa lũ tại châu Âu và nắng nóng tại Ấn Độ đang gây thêm lo ngại cho các vụ mùa toàn cầu. Giá đậu nành, một loại thực phẩm quan trọng và là thức ăn chăn nuôi gia súc, cũng tăng gần 30% trong hai tháng qua và tăng gần 60% so với cuối năm trước.
Theo Tuổi Trẻ
Ung thư sẽ tăng nhanh ở nước nghèo bởi lối sống "tây hóa"
Một nghiên cứu cho thấy số người bị ung thư trên toàn thế giới sẽ tăng hơn 75% vào năm 2030, đặc biệt tăng rõ ở các nước nghèo do lối sống "Tây hóa" không có lợi cho sức khỏe.
Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) của Tổ chức Y tế thế giới tại Lyon, Pháp, nhiều nước đang phát triển hy vọng tăng chuẩn sống trong những thập kỷ tới. Nhưng những tiến bộ này có thể làm tăng số trường hợp ung thư liên quan tới chế độ ăn nghèo nàn, không tập luyện và các thói quen xấu khác liên quan tới sự giàu có và bệnh tật như ung thư vú, tuyến tiền liệt và đại-trực tràng.
Freddie Bray, bộ phận thông tin ung thư của IARC, cho biết: "Ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều nước có thu nhập cao và trở thành nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong trong các thập kỷ tới ở mọi vùng trên thế giới".
Nghiên cứu này lần đầu tiên xem xét tỷ lệ ung thư trong hiện tại và tương lai có thể thay đổi giữa các nước giàu và nước nghèo.
Các nước nghèo - phần lớn là các nước châu Phi cận Sahara - có số trường hợp ung thư liên quan đến nhiễm trùng cao - đặc biệt là ung thư cổ tử cung, ung thư gan, ung thư dạ dày và sarcom Kaposi.
Ngược lại, các nước giàu hơn như Anh, Úc, Nga và Brazil có nhiều trường hợp ung thư liên quan tới hút thuốc lá (như ung thư phổi), béo phì và chế độ ăn.
Các nhà nghiên cứu cho biết tăng tiêu chuẩn sống ở các nước kém phát triển có thể làm giảm số ca ung thư liên quan tới nhiễm trùng nhưng cũng có thể tăng các loại bệnh thường gặp ở các nước giàu. Họ dự báo rằng các nước có thu nhập trung bình như Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi có thể tăng 78% số trường hợp ung thư vào năm 2030 và ở các nước kém phát triển dự kiến tăng 93%.
7 loại ung thư hay gặp nhất trên thế giới là ung thư phổi, ung thư vú ở nữ, ung thư đại-trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan và ung thư cổ tử cung.
Anh Khôi
Theo dân trí
Tiếp tế lương thực cho hơn 2.000 dân sống trên núi Cấm Sau vụ đá lở núi Cấm làm chết 6 người, đường lên xuống núi gần như bị phong tỏa cho đến khi khắc phục xong sự cố, khiến vật giá leo thang. Chiều 9/5, tỉnh huy động nhân lực vác gạo, xăng dầu, mì gói lên núi tiếp tế cho dân. Ông Ngô Hồng Yến, Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên (tỉnh An...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Màn pháo hoa mãn nhãn và loạt đại bác vang rền tại thủ đô Moskva, Nga kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng

Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên

Mật nghị bầu Giáo hoàng Leo XIV qua những con số

Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử

Bọ cạp 'xâm chiếm' nhiều thành phố ở Brazil, hàng triệu người bị chích

Bộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn Iran

Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?

Tàu hải quân Philippines, Trung Quốc đối đầu gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông

Người mới mở thời mới

'Cha đẻ' học thuyết quyền lực mềm qua đời

125 chiến đấu cơ của Ấn Độ và Pakistan giao tranh trong một giờ?

Tranh cãi nảy lửa về bữa tối memecoin của Tổng thống Donald Trump
Có thể bạn quan tâm

Bắt 2 đối tượng vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
Pháp luật
07:34:58 10/05/2025
Jennie bị fan chê 'quá dẹo', 'thua kém' trước sao khác, không còn chỗ đứng ở HQ
Sao châu á
07:32:17 10/05/2025
Khung hình gây sốt của nam diễn viên hot nhất thế giới: 2 tay nắm giữ 2 "bảo bối", quả thật thắng đời 2-0!
Sao âu mỹ
07:31:23 10/05/2025
Hiện trường ngổn ngang vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội
Tin nổi bật
07:31:06 10/05/2025
Cảnh báo gia tăng bệnh não mô cầu ở khu vực phía Nam
Sức khỏe
07:17:02 10/05/2025
Vợ Quang Hải copy từng chút một của vợ Văn Hậu, lại ẩn ý không muốn chơi chung?
Netizen
07:11:33 10/05/2025
Một đêm mưa tầm tã, chồng cũ bất ngờ gõ cửa, mở ra cảnh tượng trước mắt khiến tôi 'hóa đá'
Góc tâm tình
06:49:17 10/05/2025
Vì sao Ronaldo nhiều lần gọi Georgina là "vợ" nhưng vẫn chưa tổ chức đám cưới với cô nàng?
Sao thể thao
06:21:47 10/05/2025
Thịt băm nướng mềm mọng, ngọt ngon thơm nức nhờ tuyệt chiêu tẩm ướp này!
Ẩm thực
05:57:53 10/05/2025
Phim Trung Quốc chưa xem đã thấy hay, khiến netizen háo hức nhất hiện tại: Nữ chính đẹp thôi rồi, cười mệt với nam chính
Phim châu á
05:53:18 10/05/2025