Nguy cơ nhiễm độc từ thức ăn đường phố
Thức ăn đường phố tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng loại thực phẩm này vẫn thu hút nhiều người sử dụng.
Trong năm 2024 cả nước ghi nhận 135 vụ với gần 5.000 người bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 24 trường hợp t.ử von.g. Những con số này là hồi chuông cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của vấn đề an toàn thực phẩm, đặc biệt là tại các bếp ăn tập thể trong trường học, khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ sở kinh doanh thực phẩm đường phố. Trước tình trạng này, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm nay lấy chủ đề: “Bảo đảm an toàn thực phẩm, chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố”.
Theo TS.BS Lâm Quốc Hùng – Giám đốc Trung tâm Đào tạo dinh dưỡng và thực phẩm – Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế, Thông điệp của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm nay lấy chủ đề: “Bảo đảm an toàn thực phẩm, chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố” bởi nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, thức ăn trong dịch vụ bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố vẫn thường trực, ở mức độ cao và thường xuyên đ.e dọ.a sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng; ảnh hưởng đến an sinh, xã hội. Bên cạnh đó, việc kiểm soát an toàn thực phẩm, thức ăn trong dịch vụ bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quy mô toàn quốc
TS.BS Lâm Quốc Hùng – Giám đốc Trung tâm Đào tạo dinh dưỡng và thực phẩm – Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế tại phòng thu trực tiếp VOV2
Có thể thấy rằng, nhiều khi chúng ta rất chủ quan với an toàn vệ sinh thực phẩm mà không lường hết được hậu quả của nó đối với sức khỏe. Khi người tiêu dùng sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm các tác nhân độc hại được đưa vào cơ thể người sử dụng gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm, nhiễ.m trùn.g thực phẩm, bệnh không lây nhiễm do thực phẩm. Trường hợp sử dụng thực phẩm có độc gây nên hội chứng cấp tính hoặc mạn tính sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động, nặng sẽ gây t.ử von.g do ngộ độc, suy đa phủ tạng, thận, gan…
Tuy nhiên, TS.BS Lâm Quốc Hùng cũng cho rằng, dù biết thức ăn đường phố tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng khá nhiều người trong cộng đồng (không phân biệt tuổ.i tác, giới tính, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế…) vẫn thích sử dụng bởi đó là thói quen tiêu dùng; tính tiện ích của nó do phù hợp với thời điểm và hoàn cảnh sử dụng, loại thực phẩm đa dạng, hấp dẫn. Nhưng điều cơ bản là thức ăn đường phố phù hợp với nhiều người vì đáp ứng nhu cầu về giá trị của sản phẩm khi chỉ cần vài chục nghìn là đã có bữa ăn hợp khẩu vị, đủ dinh dưỡng.
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ món ăn đường phố rất cao. (Ảnh: Internet)
TS.BS Lâm Quốc Hùng cho rằng, để giảm nguy cơ ngộ độc do mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi nguy cơ bùng phát ngộ độc thức ăn tập thể, dịch bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm luôn thường trực, cần thường xuyên thực hiện các giải pháp: Kiểm soát sự ô nhiễm thực phẩm toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm nhằm đảm bảo thực phẩm an toàn; Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức và thực hành tốt về an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm; Duy trì chế độ kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm tại cơ sở xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Đặc biệt, cần rà soát bổ sung, áp dụng và duy trì đầy đủ các quy định an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ở mọi cơ sở, mọi thời điểm và địa điểm kinh doanh. Cần quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bố trí kiểm tra, giám sát thực hiện đối với khu vực kinh doanh thức ăn đường phố; Kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố, xử lý nghiêm, công khai các vi phạm theo phương châm không có ngoại lệ.
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2025 vừa mới chỉ khởi động chưa lâu và liên tiếp vẫn có những vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm bị phát hiện. Vậy nên sẽ có rất nhiều việc chúng ta cần phải làm trong cả năm, làm thường xuyên, liên tục chứ không chỉ trong 1 tháng để đảm bảo sức khỏe cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình.
Những hướng dẫn mới về mở lại dịch vụ ăn uống khi nới giãn cách xã hội cần biết
Người chế biến thức ăn, người phục vụ ăn uống phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, không được cười đùa, nói to... Đây là những hướng dẫn mới mà các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố phải thực hiện lúc mở cửa trở lại khi nới giãn cách xã hội.
PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết để bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) lúc các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động lại khi nới lỏng giãn cách xã hội, bắt buộc người chế biến thực phẩm, phục vụ đồ ăn phải đeo khẩu trang. Các quán ăn không được phục vụ nhiều người cùng lúc, khách ăn uống cần hạn chế cười đùa, nói to...
"Đặc biệt, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (cơ sở chế biến xuất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, căng tin ăn uống) cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu về điều kiện ATTP. Chỉ các cơ sở kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện cấp phép mới được kinh doanh trở lại"- ông Phong nhấn mạnh.
PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế
Ông Nguyễn Thanh Phong cho biết để bảo đảm ATTP khi các cơ sở hoạt động lại sau nới giãn cách, bắt buộc người phục vụ đồ ăn phải đeo khẩu trang
Theo ông Phong, trước đây, việc đeo khẩu trang chỉ bắt buộc với những người chế biến thực phẩm nhưng nay bắt buộc cả với những người phục vụ trong nhà hàng, quán ăn cũng như các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Ngoài ra, nếu người chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống có bất kỳ biểu hiện sốt, ho, không được chế biến thực phẩm, phục vụ đồ ăn.
Trong quá trình chế biến thực phẩm, phục vụ đồ ăn, không được cười đùa, nói to, cố gắng hạn chế tiếp xúc gần. Khu vực chế biến thức ăn phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay... Khu vực ăn uống phải có nơi rửa tay, có đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay sạch và có thể trang bị thêm dung dịch khử khuẩn bàn tay, phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát. Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy định trong suốt quá trình vận chuyển.
Nhiều quán ăn ở Hà Nội đã mở cửa trở lại sau nới giãn cách xã hội - Ảnh: Ngô Nhung
Một điểm mới nữa là khu ăn uống phải có đủ bàn ghế và bố trí khoảng cách giữa những người ăn uống; có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng người ăn uống và được vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn trước và sau khi sử dụng...
Đối với bếp ăn tập thể ở khu công nghiệp, chế xuất, doanh trại các đơn vị, bệnh viện, cơ sở giáo dục, trường học có đông người ăn uống cần bố trí ăn theo nhiều ca để bảo đảm khoảng cách giữa những người ăn uống. Người ăn uống yêu cầu phải rửa tay sạch bằng xà phòng, sử dụng dung dịch khử khuẩn bàn tay trước và sau khi ăn uống; giữ vệ sinh, hạn chế di chuyển, không nói to, cười đùa trong khi ăn uống.
"Với loại hình kinh doanh thức ăn đường phố, ngoài yêu cầu về ATTP theo quy định cũng cần lưu ý thực hiện phòng chống sự lây lan của dịch Covid-19. Theo đó, người bán hàng phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với thực phẩm, thức ăn; giữ khoảng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Thực phẩm, thức ăn ăn ngay phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn trước khi giao cho khách hàng. Các cơ sở này cũng phải bố trí đủ nước sạch và xà phòng rửa tay cho khách trước khi ăn uống, không được phục vụ cùng lúc quá đông người để bảo đảm khoảng cách an toàn"- PGS Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh.
Người kinh doanh thức ăn đường phố cũng phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc thực phẩm - Ảnh: Ngô Nhung
Ông Phong cho biết Cục ATTP cũng đề nghị các đơn vị tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo các tiêu chí nêu trên, yêu cầu người đứng đầu các cơ sở giáo dục/ tại các nhà hàng, khách sạn, cơ quan có bếp ăn tập thể chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý. Trong thời gian tới, cơ quan này sẽ có poster được mô tả bằng hình ảnh hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống để đảm bảo ATTP trong phòng chống dịch Covid-19.
Ngoài hướng dẫn bằng văn bản, Cục ATTP cũng lập đường dây nóng để người kinh doanh có bất cứ thông tin thắc mắc, hướng dẫn đều có thể gọi để được tư vấn theo số hotline: 0913.319.936.
Cũng theo ông Phong, Cục ATTP đã có văn bản hướng dẫn riêng về việc đảm bảo ATTP trong phòng chống dịch Covid-19 đối với bếp ăn cơ sở giáo dục. Theo đó, ngoài các quy định về đeo khẩu trang đối với người chế biến, người phục vụ, khu vực ăn uống cho học sinh, sinh viên, học viên phải đủ bàn ghế và bố trí khoảng cách giữa những người ăn uống... Nhóm đối tượng này có thể bố trí ăn theo nhiều ca để bảo đảm khoảng cách giữa những người ăn uống. Tại các bếp ăn cần hạn chế di chuyển, không nói to, cười đùa trong khi ăn uống. Người đứng đầu các cơ sở giáo dục có bếp ăn tập thể chịu trách nhiệm bảo đảm ATTP trong phạm vi quản lý.
Không mang khẩu trang khi chế biến thức ăn sẽ bị phạt 1-3 triệu đồng
Đeo khẩu trang là quy định bắt buộc với người phục vụ dịch vụ ăn uống
Theo Nghị định 115 năm 2018 về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP có quy định mức phạt tiề.n từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với người trực tiếp chế biến (tiếp xúc) thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay, đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuố.c, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Tin-clip: N.Dung
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai Khi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ thường suy giảm, khiến họ dễ bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc sốt kèm sổ mũi - những triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai nằm trong nhóm nguy cơ cao gặp biến chứng khi mắc cúm do hệ miễn dịch của họ suy yếu. Ảnh: Shutterstock. Bác sĩ chuyên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuố.c gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Nhiều người lớn, tr.ẻ e.m bị bọ chét đốt phải đi bệnh viện

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở tr.ẻ e.m

Những căn bệnh âm thầm đ.e dọ.a dân văn phòng

7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe

Săn 'lộc trời' ở bờ mương, kiế.m tiề.n tươi mà không cần chăm bón

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện
Có thể bạn quan tâm

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?
Thế giới
19:26:21 29/04/2025
Khán giả 'gai người' trước giọng hát của 2 NSND Quang Thọ, Trung Đức và Tùng Dương
Nhạc việt
19:25:53 29/04/2025
Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người t.ử von.g trong vụ cháy nhà ở Hà Nội
Netizen
19:23:02 29/04/2025
Điều tra vụ phụ huynh vào trường hàn.h hun.g nữ giáo viên
Tin nổi bật
18:05:49 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lậ.t mặ.t 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Giao xe mô tô cho con trai gây ta.i nạ.n, người cha bị khởi tố
Pháp luật
17:48:27 29/04/2025
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội
Sao việt
17:44:15 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4: Thân yên ắng, Hợi sự nghiệp thăng hoa
Trắc nghiệm
17:27:47 29/04/2025