Nguyễn Hà Minh Thông, đồng sáng lập EduBox: Kết nối dạy và học bằng nền tảng công nghệ
Từ nền tảng ứng dụng gia sư công nghệ Edubox, Nguyễn Hà Minh Thông cùng cộng sự đang nỗ lực hoàn thiện hệ sinh thái người dùng để hướng tới xây dựng mạng xã hội giáo dục, nâng cao khả năng tự học trong mỗi học sinh, phục vụ nhu cầu học tập trực tuyến.
Ông Nguyễn Hà Minh Thông, đồng sáng lập EduBox
Nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp
“Khi tôi đỗ vào Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, ba tôi rất vui và tự hào. Tiếc rằng, ba mất sớm, nên mới chỉ thấy tôi bước vào ngưỡng cửa đại học, mà chưa chứng kiến con trai đạt được thành tựu nào khác. Điều đó càng khiến tôi quyết tâm làm những việc có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng”, Thông chia sẻ.
Sinh ra ở Bình Định, nhưng từ năm 7 tuổi, Thông đã theo ba mẹ vào TP.HCM lập nghiệp. Thời gian đầu vào TP.HCM, do còn nhiều khó khăn, gia đình Thông ở cùng ông bà ngoại. Cậu của Thông là người làm kinh doanh, còn ông ngoại thì hay xem thời sự về kinh tế. Được tiếp xúc và nghe nhiều về kinh tế, nên Thông nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh từ nhỏ.
Đến khi ngồi trên ghế giảng đường đại học, Thông đầu quân vào các doanh nghiệp để làm việc, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Chàng trai sinh năm 1995 rất tự tin, vì quá trình công tác đó không chỉ giúp anh có nhiều kinh nghiệm, học được cách đối nhân xử thế, mà còn tạo dựng được nhiều mối quan hệ.
Sau khi ba mất, khát khao làm được điều gì đó tạo ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng càng thôi thúc, khiến Thông mong muốn khởi nghiệp hơn. Thấy mẹ hàng ngày phải đưa đón em trai đi học một số lĩnh vực phụ đạo trên quãng đường dài vất vả, Thông tự hỏi: “Tại sao không thực hiện việc kết nối gia sư và người học như mô hình Grab?”.
Chia sẻ suy nghĩ này với người anh họ là Hà Minh Khoa, một lập trình viên đã có 10 năm kinh nghiệm, Thông nhận được sự đồng cảm. Từ đó, đều đặn mỗi sáng, hai anh em vẫn đi làm, nhưng tối đến, lại cùng nhau “tạo hình” Edubox – nền tảng ứng dụng công nghệ để kết nối học viên và giáo viên/gia sư nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí so với cách kết nối truyền thống qua trung tâm gia sư.
Video đang HOT
Từ gia sư công nghệ tới mạng xã hội giáo dục
Edubox được thành lập vào tháng 8/2018. Thông cùng các cộng sự mong muốn, thông qua ứng dụng này, đội ngũ gia sư/giảng viên có cơ hội gia tăng học viên. Ứng dụng sẽ liên tục cập nhật thông tin về môn học, địa chỉ dạy, số lượng học viên…, qua đó, phụ huynh và các học viên có thể tìm và lựa chọn gia sư cũng như các địa điểm dạy học gần nhất và phù hợp nhất.
Hiện nay, có một thực tế là, lực lượng sinh viên có học lực tốt tại các trường cao đẳng, đại học rất đông đảo, nhưng nhiều sinh viên lại chọn cách làm “xe ôm công nghệ” để kiếm thêm thu nhập. Nếu tình trạng này kéo dài, chắc chắn, những kiến thức, kỹ năng chuyên môn sẽ bị mai một và đó là sự lãng phí chất xám.
“Hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức tạo ra rất nhiều việc làm, nhưng nhiều sinh viên sau khi ra trường vẫn thất nghiệp, bởi kiến thức và kỹ năng mềm của họ rất yếu”, Thông bày tỏ. Vì vậy, anh hy vọng, Edubox sẽ tạo thêm cơ hội việc làm cho đội ngũ sinh viên để họ phát huy khả năng, kiến thức đã được đào tạo. Hơn thế, Edubox sẽ trở thành một sản phẩm “toàn dân”, có tính năng thương lượng chi phí giữa hai bên. Nếu làm việc cần mẫn, có trách nhiệm, hiệu quả, người dạy sẽ có được thu nhập xứng đáng với năng lực và công sức bỏ ra.
Thông qua Edubox, gia sư có thể đăng thông tin chiêu sinh lớp học hoặc bồi dưỡng kiến thức 1 – 1. Về phía học sinh, nếu muốn tìm gia sư, chỉ cần nhập các thông tin như địa chỉ, lớp, thời gian học, mô tả chi tiết…, hệ thống Edubox sẽ đưa ra danh sách gia sư ứng tuyển theo nhu cầu của từng học sinh để phụ huynh và học sinh lựa chọn.
Tỷ lệ ứng viên được xét duyệt trở thành giáo viên/gia sư của hệ thống Edubox khoảng 40%. Edubox sẽ thu 20% phí đối với gia sư cho mỗi giao dịch dạy kèm 1 – 1 được kết nối thành công.
Mức độ tín nhiệm của mỗi gia sư sẽ được phụ huynh đánh giá trên hệ thống sau khi hoàn thành khoá dạy. Đặc biệt, nếu người dạy bị đánh giá không tốt, thì sẽ bị hạ điểm tín nhiệm và phải trả mức phí cao hơn cho Edubox mỗi lần nhận lớp giảng dạy. Hiện mỗi tháng có khoảng 200 giao dịch khớp lệnh qua Edubox.
Thông cho biết, ứng dụng mới đi được khoảng 30% hành trình mà đội ngũ sáng lập đặt ra. Theo kế hoạch, trong giai đoạn đầu, đội ngũ Edubox tập trung tạo hệ sinh thái người dùng, bao gồm phụ huynh/học sinh, gia sư/sinh viên.
Khi ứng dụng có 50.000 – 100.000 người dùng, Edubox mới thu phí đối với nhóm giáo viên dạy thêm tại nhà và đây cũng là số lượng người dùng ổn định để Edubox áp dụng trí tuệ nhân tạo vào vận hành, dần hình thành mạng xã hội giáo dục. “Edubox đặt mục tiêu không chỉ kết nối người dạy và người học, mà trong tương lai, sẽ nâng cao năng lực tự học trong mỗi học sinh. Mỗi khi có thắc mắc về bất cứ vấn đề gì, học sinh có thể đăng tải các đề bài và sẽ có đội ngũ am hiểu vấn đề đó giải đáp”, Thông chia sẻ.
Theo baodautu.vn
Giảng viên trong mùa dịch Covid-19: Nhớ sinh viên, 'thèm' đứng lớp lắm rồi!
Tiếp tục nghỉ thêm 2 tuần để tránh dịch Covid-19, nhiều giảng viên cho biết mình cảm thấy nhớ da diết cảnh điểm danh, những màn tranh luận đỏ mặt, cùng sự nhí nhố đáng yêu của sinh viên trên giảng đường.
Thạc sĩ Châu Thế Hữu (giữa, đeo kính) bên sinh viên - NVCC
"Nhớ tụi nhỏ quá"
Thạc sĩ Nguyễn Thiện Thanh, giảng viên ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, Khoa Môi trường tài nguyên của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết đây là kỳ nghỉ dài nhất từ trước tới giờ của mình. "Nghỉ lâu thấy nhớ tụi nhỏ quá. Công việc hằng ngày của giảng viên tụi mình là gắn với sinh viên, ngày nào cũng gặp gỡ, chia sẻ, nhất là mình còn làm thêm công tác đoàn hội. Nhớ cảnh lên giảng đường chia sẻ kiến thức cũng như nhiều câu chuyện vui buồn trong cuộc sống, rồi cảnh dẫn sinh viên đi thực tập, kiến tập xa... vui lắm. Mình nhớ cả những tình huống tranh luận theo chủ đề trong các tiết học, các em mặt đỏ rần quyết bảo vệ chính kiến, tạo cho mình sự hứng thú và cảm xúc vô cùng thú vị", thạc sĩ Thanh kể. Điều mong muốn nhất lúc này của thầy Thanh là muốn dịch Covid-19 nhanh chóng bị khống chế để sinh viên và giảng viên được trở lại trường sớm nhất.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoàn, giảng viên khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng không giấu được tâm trạng nhớ giảng đường, nhớ học trò. "Nhớ nhất là những tiết giảng sinh viên thảo luận sôi nổi, tương tác với nhau, làm việc nhóm để đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho các tình huống mà giảng viên đưa ra. Nhìn sinh viên hào hứng, nhí nhố và nhiệt tình, mình như được truyền thêm cảm hứng mỗi lần lên giảng đường. Mấy ngày nay nghỉ học nhớ trường, nhớ các em lắm", tiến sĩ Hoàn chia sẻ.
Giảng viên Nguyễn Minh Trí nhớ trường, nhớ sinh viên vì kỳ nghỉ dài không được đứng lớp - NVCC
Trong khi đó, Nguyễn Minh Trí, giảng viên môn tiếng Anh, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cảm thấy trống vắng khi dịch Covid-19 khiến 2 tháng mình không được đứng lớp. Trí bày tỏ: "Nhớ sinh viên lắm chứ. Nhất là mấy lúc điểm danh, các cô cậu toàn lén lén chui vào bằng cửa sau và bẽn lẽn vào chỗ ngồi, hoặc những khi các bạn đi trễ và xin điểm danh lại với vô vàn lý do như đưa bà ngoại đi khám bệnh, bận đám giỗ, thậm chí là vì... thất tình hay đi làm phù dâu... làm mình không nhịn được cười. Nhớ cảnh tụi nhỏ "ăn vụng" bánh tráng trong giảng đường, bị mình nhắc, thế mà hôm sau lại mua một bịch thật to tặng thầy...".
Vẫn làm việc để chuẩn bị cho học kỳ mới
Dù được nghỉ để tránh dịch Covid-19 nhưng do trường triển khai hình thức học online trên hệ thống E-Learning trong 3 tuần sắp tới nên giảng viên Nguyễn Minh Trí đang khẩn trương cập nhật tài liệu môn học, giáo trình, bài giảng, các video hướng dẫn lên hệ thống để sinh viên có thể truy cập và tự học tập, nghiên cứu với sự hướng dẫn từ xa của giảng viên.
Hiện thầy Trí vẫn đang dạy lớp online kèm 1-1, đồng thời tổ chức các cuộc thảo luận online bằng giao diện ZOOM trên hệ thống của trường để trao đổi những vấn đề cần thiết với sinh viên. Theo Trí, tuy gặp phải nhiều khó khăn về tương tác giảng dạy, nhưng đây cũng là dịp các trường khai thác hệ thống giảng dạy trực tuyến, cũng là một xu hướng mới trên thế giới nhằm xóa mờ khoảng cách địa lý trong giáo dục. Mặt tích cực là sinh viên có thể học ở mọi nơi chỉ với kết nối internet và một cái tai nghe, không phải di chuyển quá nhiều tốn thời gian và bị ảnh hưởng bởi khói bụi hay kẹt xe.
Với thạc sĩ Châu Thế Hữu, giảng viên tiếng Anh Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, lúc đầu được nghỉ để phòng chống dịch Covid-19 thì cảm thấy mừng vì có thêm một chút thời gian cho gia đình và những việc cá nhân chưa làm được trong tết, nhưng khi thời gian nghỉ càng lâu, lại thấy lo lắng nhiều hơn. Thạc sĩ Hữu cho hay: "Mình lo sinh viên nghỉ lâu quá dễ quên kiến thức và tâm lý thụ động khi trở lại học tập cũng sẽ tăng cao. Bản thân mình cũng thấy bứt rứt lắm rồi, muốn trở lại giảng đường để tiếp tục công việc. Những ngày nghỉ này mình chuẩn bị cho học kỳ mới như làm danh sách lớp, hướng dẫn sinh viên thực tập... Ngoài ra, nghiên cứu và viết các báo cáo, tham luận khoa học, soạn thảo đề cương môn học và chương trình đào tạo...".
Giảng viên Châu Thế Hữu mong sớm đi dạy lại vì lo sinh viên quên kiến thức - NVCC
Thạc sĩ Châu Thế Hữu còn chủ động tương tác với sinh viên trên Facebook, lập group theo môn học để các bạn có thể ôn tập và tìm hiểu một phần kiến thức. "Xét ở góc độ giảng dạy thì mình thấy đợt nghỉ tránh Covid-19 này cũng là một thách thức cho những trường chưa có hoặc chưa hoàn thiện hệ thống đào tạo online. Dù rằng, có những trải nghiệm trên lớp mà việc giảng dạy online khó có thể thay thế được, ví dụ như việc tương tác bằng lời nói, gương mặt với người học, việc tổ chức trò chơi, hoạt động làm việc nhóm... Không khí sôi nổi với tiếng cười, lời nói ồn ào và cả những gương mặt lo âu, khó có thể tìm được những cảm nhận đó nếu không đến trường, đến lớp", thạc sĩ Hữu nhìn nhận.
Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoàn cho rằng trong thời gian nghỉ tránh dịch Covid-19 này cô cũng đang kiểm tra lại đề cương chi tiết các môn học, họp chuyên môn chuẩn bị cho học kỳ 2, làm công tác biên soạn giáo trình cho năm học tiếp theo...
Theo Thanh niên
TP.HCM: Thêm 2 trường đại học cho sinh viên nghỉ học để chống dịch Covid-19 (nCoV) Đại diện nhà trường cho biết, trước dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, trường nhận thấy vấn đề sức khỏe cho sinh viên, cán bộ nhân viên là rất quan trọng nên đã quyết định tiếp tục dời lại việc học tập trung tại trường. Hiệu trưởng trường đại học Ngân hàng TP.HCM chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid -19...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xe tay ga thương hiệu Ý được nâng cấp tại Việt Nam, sẽ tắt máy khi bị đổ
Xe máy
14:35:33 17/05/2025
Phim Hàn 18+ lập kỷ lục 6 năm mới có 1 lần, nam chính đẹp mê mẩn nhưng nhìn mặt là thấy buồn cười
Phim châu á
14:32:51 17/05/2025
Hồ Ngọc Hà và Kim Lý gây xôn xao dư luận lộ mối quan hệ thật giữa Mẹ vợ con rể
Sao việt
14:00:27 17/05/2025
Mỹ nam Trung Quốc là "hoàng tử nước mắt" gây sốt: Cả thế giới có lỗi khi anh khóc, phim mới nhất định phải xem
Hậu trường phim
13:57:06 17/05/2025
Nawat ưu ái 'gà cưng' ở Cannes, Thùy Tiên bị đá, hết giá trị thương mại?
Sao châu á
13:53:18 17/05/2025
Phim ATVNCG vừa ra mắt đã tranh cãi, 1 nhà báo tố bị vu oan phát ngôn hết thời
Phim việt
13:44:28 17/05/2025
Top 3 chòm sao vận may cực thịnh ngày 18/5
Trắc nghiệm
13:43:35 17/05/2025
4 loại giường không nên mua dù thích đến mấy
Sáng tạo
13:42:10 17/05/2025
Lisa lại lộ "da thịt" nóng bỏng mắt, nhan sắc thăng hạng "chặt đẹp" IT girl thế hệ mới
Nhạc quốc tế
13:30:16 17/05/2025
Hồi sinh tàu Voyager 1 sau 20 năm "tưởng như đã chết"
Thế giới
13:07:18 17/05/2025