Nguyên nhân gây đau vùng vai
Đau mỏi vai là triệu chứng bệnh lý cơ xương khớp dễ nhận thấy, xuất hiện ở nhiều độ tuổi, gây khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
Nguyên nhân gây đau vai
Vai là một khớp cầu gồm 3 xương chính là xương cánh tay, xương đòn và xương bả vai. Các xương này được lót bằng một lớp sụn. Hai khớp chính của vai là khớp ổ chảo (cánh tay) và khớp cùng đòn. Đây là hai loại khớp linh hoạt bậc nhất trong hệ thống khớp của cơ thể. Khớp ổ chảo và khớp cùng đòn có thể di chuyển ra trước và sau, cho phép cánh tay cử động tròn và vươn dài.
Đau vai có thể do cơ hoặc khớp. Đây là triệu chứng phổ biến ở nhiều độ tuổi, thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các vấn đề từ vai sẽ cản trở khả năng hoạt động tự do của cơ thể. Nếu không điều trị dứt điểm không những làm người bệnh mệt mỏi, suy nhược mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
Khớp vai được bao bọc kỹ bởi hệ thống các bó cơ đảm bảo chức năng vận động của cánh tay.
Trật khớp vai là tình trạng đau vai nhiều người gặp nhất. Những hoạt động đột ngột như vung tay mạnh, lao động nặng nhọc hay tập thể dục thể thao quá sức sẽ khiến chỏm xương cánh tay trật hoặc bán trật ra khỏi ổ chảo xương bả vai (không còn nằm ở vị trí bình thường trong ổ chảo xương cánh tay). Khi vai bị trật, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm nhận các cơn đau vai, gây khó chịu và cản trở rất nhiều hoạt động thường ngày.
Biến chứng thường gặp
Theo TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh, đau vai gáy là tình trạng rất phổ biến nên nhiều người thường lơ là điều trị. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như thoái hoá khớp, teo cơ đai vai, giảm vận động cánh tay. Tình trạng đau vai có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong mọi hoạt động cánh tay dù là đơn giản nhất. Cơn đau sẽ tăng khi vận động mạnh và giảm khi nghỉ ngơi.
Phòng ngừa chứng đau vai
Video đang HOT
Khớp vai là khớp lớn và linh hoạt bậc nhất trong hệ thống khớp của cơ thể.
Theo TS.BS Tăng Hà Nam Anh, để hạn chế nguy cơ đau vai, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Thay đổi những tư thế sai khi làm việc, học tập và các thói quen xấu sinh hoạt hàng ngày như xoay cổ, vặn cổ, xoay lưng mạnh đột ngột… Những thói quen xấu này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe của cột sống, gây nên các cơn đau vai gáy bất kỳ.
- Khi phải mang vác vật nặng trong lao động, cần kêu gọi sự hỗ trợ từ những người xung quanh hay sử dụng thiết bị chuyên dụng để hạn chế áp lực lên vùng cổ, vai và gáy.
- Chỉ dùng thuốc điều trị khi có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối tránh tự ý mua thuốc về uống hay tăng giảm liều lượng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, kali, vitamin nhóm B, C, E,… nhằm giúp hệ xương khớp khỏe mạnh hơn.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn với những bài tập ở cường độ phù hợp với tình trạng xương khớp.
- Phân bổ thời gian sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức.
- Chú trọng giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, mưa nhiều…
- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp, để bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường, từ đó đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.
Khách hàng nếu quan tâm đến những vấn đề cơ xương khớp cho bản thân và gia đình có thể đặt lịch khám online với các chuyên gia của Trung tâm Chấn thương chỉnh hình – BVĐK Tâm Anh TP HCM, bằng các cách sau:
Gọi tổng đài 0287.102.6789 để đăng ký lịch hẹn riêng với nhân viên chăm sóc khách hàng.
Đăng ký “Khám bệnh online” tại đường link: https://bit.ly/3iY89Ug
Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện đa khoa Tâm Anh hoặc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình
Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.
Quét QR Code trên phần hình ảnh.
Các bác sĩ của Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình sẽ trực tiếp thăm khám 1:1 tất cả các vấn đề cơ xương khớp cho trẻ em, người lớn… Hình thức khám online hiện tại là hoàn toàn toàn miễn phí, vào tất cả các buổi chiều trong tuần 14h-16h (trừ Chủ nhật).
Di chứng sau khỏi Covid
Mệt mỏi, yếu cơ, rối loạn lo âu, thiếu máu, chóng mặt, nhức đầu... là một số triệu chứng có thể gặp phải trong giai đoạn phục hồi sau điều trị Covid-19.
Bác sĩ chuyên khoa 1, Lê Thị Thúy Hằng, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3, cho biết: Gần hai năm Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, song song với việc điều trị các ca nhiễm là công tác điều trị các di chứng hậu Covid-19 ở những người sống sót. Số ca mắc "Covid-19 sau giai đoạn cấp tính" hay "hội chứng hậu Covid-19" đang tăng.
"Đây là bệnh đa hệ thống, bao gồm rất nhiều triệu chứng suy nhược ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, cơ xương, miễn dịch và hệ tạo máu (như khó thở, đau ngực, đánh trống ngực, đau cơ, mất ngủ, trầm cảm...), có thể kéo dài hàng tuần hoặc lâu hơn sau khi khỏi bệnh. Cơ chế của tình trạng này có thể liên quan đến virus hoặc sự gián đoạn qua trung gian miễn dịch của hệ thống thần kinh tự chủ", bác sĩ Hằng phân tích.
Nghiên cứu cho thấy các triệu chứng tâm thần dai dẳng ở bệnh nhân hậu Covid-19, như trầm cảm, lo lắng và suy giảm nhận thức, rối loạn lo âu có thể liên quan đến các yếu tố tâm lý và tổn thương sinh học thần kinh. Mệt mỏi hoặc yếu cơ (63%) và khó ngủ (26%) là những triệu chứng phổ biến nhất. Lo lắng hoặc trầm cảm chiếm 23% bệnh nhân.
Các triệu chứng thần kinh bao gồm chứng thiếu máu, chóng mặt, nhức đầu dai đẳng và co giật có thể tồn tại trong một thời gian dài sau cơn bệnh Covid-19 cấp tính, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thậm chí các triệu chứng của bệnh tâm thần, thần kinh và thể chất ở những người mắc hội chứng hậu Covid-19 làm tăng ý định và hành vi tự sát ở nhóm bệnh nhân này.
Nhiều bằng chứng khác cho thấy phổi là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi với Covid-19, người bệnh bị suy giảm chức năng hô hấp dai dẳng sau khi xuất viện với những triệu chứng đau ngực, mệt mỏi và ho kéo dài dai dẳng, cảm giác thở hụt hơi mặc dù đo nồng độ oxy máu trong giới hạn bình thường.
Với tình hình dịch bệnh căng thẳng, việc đi khám chữa bệnh hết sức khó khăn và nhiều người cũng ngại ra đường. Tình trạng bệnh lý nặng nề ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh khiến họ suy sụp, trầm cảm. Việc điều trị phục hồi cho người bệnh sẽ trở nên khó khăn và mất thời gian hơn. Việc dùng thuốc giảm đau thời gian dài có thể dẫn đến suy gan thận hoặc các thuốc chống trầm cảm sẽ dễ dẫn tới lệ thuộc thuốc kèm tác dụng phụ nghiêm trọng.
Theo bác sĩ Thúy Hằng, y học cổ truyền với thế mạnh sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc cây hoa rễ lá tự nhiên kết hợp với các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc trong giai đoạn này sẽ giúp người bệnh giảm dần các loại thuốc giảm đau an thần.
"Sự kết hợp với các biện pháp như châm cứu cấy chỉ, nhĩ châm, nhĩ hoàn, xoa bóp bấm huyệt, chườm thuốc thảo dược dựa trên lý luận y học cổ truyền đó là âm dương, ngũ hành, bổ tả sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người bệnh", bác sĩ Hằng chia sẻ.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý về chế độ ăn và sinh hoạt, các bài tập vật lý trị liệu phù hợp, các phường pháp luyện tập dưỡng sinh để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
"Khi có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn. Việc tiếp tục chịu đựng các triệu chứng kéo dài dai dẳng cho đến khi tới gặp bác sĩ có thể vấn đề đã quá nghiêm trọng" bác sĩ khuyến cáo.
Nhân viên y tế phường 3, quận 8 đến thăm khám, tặng thuốc cho người mắc Covid-19 đang điều trị tại nhà, ngày 29/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Đây là thứ tốt nhất bạn nên ăn trước khi đi ngủ Bạn có biết chuối là thực phẩm góp phần vào chất lượng của giấc ngủ, theo Ladders . Tại sao bạn nên ăn chuối trước khi đi ngủ?. Ảnh SHUTTERSTOCK Chuối chứa nhiều kali Kali không chỉ rất tốt để điều hòa nhịp tim, mà còn làm cho chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Chuyên gia Beth Greenwood, giám đốc tại Trung tâm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu xấu (cholesterol xấu)

Bé gái 19 tháng tuổi ngã vào xô đựng nước thải điều hòa

7 lợi ích bất ngờ khi ăn trái cây lúc bụng đói vào buổi sáng

Gia đình, trường học chung tay phòng bệnh tay chân miệng

TPHCM: Cấp cứu người phụ nữ nguy kịch sau khi... gãi ngứa

Những thói quen ăn uống gây hại không ngờ của người Việt

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Xót xa bé 2 tuổi bị chó nhà nuôi tấn công phải nhập viện với nhiều vết thương phức tạp

Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?

Không chủ quan khi mắc bệnh basedow trong thai kỳ

7 lý do để thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống

Nước ép cần tây có tác dụng phụ không?
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
Thế giới
22:44:14 22/05/2025