Nguyên nhân sạt lở đất khiến 22 người chết và mất tích ở Trà Leng
Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung – Tây Nguyên vừa chỉ ra một số nguyên nhân chính gây sạt lở đất tại Trà Leng khiến 22 người chết và mất tích.
Ngày 4/11, trả lời VTC News, ông Phan Việt Cường – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung – Tây Nguyên mới có báo cáo nhanh về nguyên nhân gây ra lũ quét, sạt lở đất tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My.
Đất đá từ trên núi trút xuống, tạo nên trận sạt lở kinh hoàng khiến 22 người chết và mất tích.
Từ các kết quả nghiên cứu của chuyên gia và khảo sát thực địa tại hiện trường ngày 31/10, Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung – Tây Nguyên đưa ra nhận định ban đầu.
Đây là khu vực có tổ hợp rất nhiều bất lợi về địa hình dốc, phân cắt mạnh nên hình thành một khe suối hẹp hình chữ V, có độ dốc từ 30-45 độ; 2 vách bên khe suối có cấu tạo nền đất bở rời, nằm trên nền đá gốc nên dễ gây sạt trượt.
Ngoài ra, từ ngày 6 đến 22/10, mưa kéo dài, đất bị bão hòa hết và khi gặp trận mưa lớn ngày 27-28/10 (bão số 9) với gần 180mm thì đất như một khối bùn lỏng, sạt lở lao nhanh xuống phía dưới tạo ra trận lũ quét kéo theo đất đá, cây cối chắn ngang cống thoát nước dẫn tới dòng bùn đá đã chuyển hướng sang bờ phải lao vào khu dân cư, cuốn đi tất cả trên đường đi của nó, tạo ra thảm họa sạt lở.
Bên cạnh đó, việc dự báo lũ quét, sạt lở đất rất khó, chỉ có thể cảnh báo, xác định được các vùng điểm có nguy cơ sạt lở. Tuy nhiên để dự báo chính xác thời điểm xảy ra là không thể.
Song song với việc chỉ ra nguyên nhân ban đầu dẫn tới thảm họa sạt lở ở Trà Leng, Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung – Tây Nguyên cũng đưa ra một số giải pháp trước mắt và lâu dài.
Video đang HOT
Ngay trong mùa mưa bão này, đặc biệt có bão số 10 đang chuẩn bị đổ bộ, gây mưa lớn thì nguy cơ sạt lở đất càng nghiêm trọng. Vì vậy, địa phương cần rà soát ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở đất cao theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn và theo dõi dự báo mưa của Đài Khí tượng Thủy văn để di dời dân đến nơi an toàn.
Trong khi đó, người dân cần chủ động quan sát, khi thấy các dấu hiệu bất thường như: Nứt đất, nứt nhà, cây nghiêng, nước chảy sườn đồi chuyển màu…, phải báo cáo ngay chính quyền.
Đến thời điểm hiện tại, 14 nạn nhân mất tích sau vụ sạt lở vẫn chưa được tìm thấy.
Về giải pháp lâu dài, địa phương cần xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất tới cấp huyện tỷ lệ 1/5.000 và cấp xã tỷ lệ 1/1.000 – 1/2.000. Ngoài ra, địa phương cũng cần tập huấn, hướng dẫn người dân kỹ năng nhận biết về phòng chống thiên tai nói chung và sạt lở đất nói riêng; Rà soát, quy hoạch, bố trí lại khu dân cư, cơ sở hạ tầng…an toàn trước thiên tai.
Giải pháp được đề cập nữa là phải xây dựng hệ thống cảnh báo sạt lở đất tại các khu vực dân cư có nguy cơ cao.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị địa phương cần tăng mật độ trạm đo mưa tự động để nâng cao công tác cảnh báo chính xác hơn; Cần rà soát và đánh giá để đưa ra tỷ lệ các loại rừng trồng, rừng tự nhiên cũng như phương thức khai thác hợp lý để nâng cao chất lượng thảm phủ rừng nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ gia tăng lũ lụt, sạt lở đất và lũ quét.
Bão số 10 sẽ gây ra mưa lớn, nguy cơ sạt lở đất càng nghiêm trọng
Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, đang trong mùa mưa bão, đặc biệt có bão số 10 đang chuẩn bị đổ bộ (dự kiến ngày 3 - 4/11) sẽ gây ra mưa lớn thì nguy cơ sạt lở đất càng nghiêm trọng vì đất đã quá bão hòa nước.
Hiện trường vụ sạt lở đất tại thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My. Ảnh: Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên
Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên vừa có báo cáo nhanh về nguyên nhân gây ra lũ quét, sạt lở đất tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và một số giải pháp ứng phó.
Nguyên nhân
Dẫn thông tin từ ông Hoàng Ngọc Tuấn, Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, báo Quảng Nam cho biết: Từ các kết quả nghiên cứu của viện và khảo sát thực địa tại hiện trường ngày 31/10 cho thấy, đây là khu vực có tổ hợp rất nhiều bất lợi về địa hình dốc, phân cắt mạnh nên hình thành 1 khe suối hẹp hình chữ V, có độ dốc từ 300 450; 2 vách bên khe suối có cấu tạo nền đất bở rời, nằm trên nền đá gốc nên dễ gây sạt trượt.
Bên cạnh đó, thời gian qua mưa kéo dài hơn 16 ngày (từ ngày 6 đến 22/10), đất bị bão hòa hết và khi gặp trận mưa lớn ngày 27-28/10 (bão số 9) với gần 180mm thì đất như một khối bùn lỏng sạt lở lao nhanh xuống phía dưới, tạo ra một trận lũ quét kéo theo đất đá, cây cối chắn ngang cống thoát nước dẫn tới dòng bùn đá đã chuyển hướng sang bờ phải lao vào khu dân cư, cuốn theo tất cả trên đường đi của nó, tạo ra một thảm họa như chúng ta đã thấy.
Theo ông Hoàng Ngọc Tuấn, hiện việc dự báo lũ quét, sạt lở đất rất khó. Hiện nay chỉ có thể cảnh báo, xác định được các vùng, điểm có nguy cơ sạt lở. Tuy nhiên, để dự báo chính xác thời điểm xảy ra là không thể.
Giải pháp
Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, đang trong mùa mưa bão, đặc biệt có bão số 10 đang chuẩn bị đổ bộ (dự kiến ngày 3 - 4/11) sẽ gây ra mưa lớn thì nguy cơ sạt lở đất càng nghiêm trọng vì đất đã quá bão hòa nước.
Vì thế, viện đưa ra giải pháp trước mắt để khắc phục vấn đề này là địa phương cần rà soát ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở đất cao theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn và theo dõi dự báo mưa của đài khí tượng thủy văn để di dời dân đến nơi an toàn.
Đồng thời, người dân cần chủ động quan sát khi thấy các dấu hiệu bất thường như nứt đất, nứt nhà, cây nghiêng, nước chảy sườn đồi chuyển màu... theo khuyến cáo của Tổng cục Phòng chống thiên tai; Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phải báo ngay chính quyền và thực hiện theo hướng dẫn của chính quyền.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên thì huyện Nam Trà My có khoảng 15 điểm nguy cơ cao tập trung tại các xã Trà Leng, Trà Vân, Trà Mai, Trà Don...
Huyện Bắc Trà My có khoảng 30 điểm nguy cơ cao tập trung tại thị trấn Trà My, xã Trà Bui, Trà Sơn, Trà Giáp, Trà Giác.
Huyện Phước Sơn có khoảng 13 điểm nguy cơ cao tập trung tại thị trấn Khâm Đức, xã Phước Lộc, Phước Thành, Phước Xuân. Huyện Tây Giang có một số điểm nguy cơ cao tập trung tại các xã A Tiêng, A Vương, Ch'ơm, Lăng, Dang, Bha Lêê.
Về giải pháp lâu dài, Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên kiến nghị cần xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất tới cấp huyện tỷ lệ 1/5.000 và cấp xã (tỷ lệ 1/1.000 - 1/2.000) và phổ biến tới chính quyền cấp xã, thôn và người dân biết.
Hiện nay, viện đã xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất cho 3 huyện (Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn) với tỷ lệ 1/50.000 và toàn tỉnh 1/100.000.
Bên cạnh đó, tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân kỹ năng nhận biết về phòng chống thiên tai nói chung và sạt lở đất nói riêng. Đặc biệt cần phải đưa các kiến thức về phòng chống thiên tai vào chương trình giáo dục phổ thông.
Đồng thời, cần rà soát, quy hoạch bố trí lại dân cư, cơ sở hạ tầng (đặc biệt là đường giao thông, cống thoát nước phải đủ khẩu độ thoát được lũ lớn) an toàn trước thiên tai; xây dựng những khu nhà phòng chống thiên tai có kết cấu đảm bảo để người dân có thể tránh trú trong những thời điểm mưa bão, có nguy cơ sạt lở đất.
Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống cảnh báo sạt lở đất tại các khu vực dân cư có nguy cơ cao. Tăng mật độ trạm đo mưa tự động để nâng cao công tác cảnh báo chính xác hơn. Rà soát và đánh giá để đưa ra tỷ lệ các loại rừng trồng, rừng tự nhiên cũng như phương thức khai thác hợp lý để nâng cao chất lượng thảm phủ rừng nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ gia tăng lũ lụt, sạt lở đất và lũ quét. Bởi rừng có vai trò hết sức quan trọng trong điều hòa dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm cũng như ổn định của các mái dốc sườn đồi./.
Sạt lở Trà Leng: Nỗi đau này biết bao giờ mới nguôi Những người mẹ đã tự cứu con mình trong vụ sạt lở núi ở xã Trà Leng, rồi cứu hàng xóm. Trong vụ sạt lở núi Trà Leng, có những người mang đầy thương tích trên mình vẫn dùng nghị lực để cứu người thân, hàng xóm trong cơn đau thấu xương tủy. Đau thấu xương vẫn cõng con bò lên núi Ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TP.HCM sẽ không trình diễn 10.500 thiết bị bay không người lái vào tối 1-5

Xuất hiện dầu vón cục tại bãi biển Tuy Hòa

Cháy lớn tại công ty giấy ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm

Thiếu niên 16 tuổi đi xe máy tông thiếu tá CSGT bị thương

Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4

Tài xế vi phạm nồng độ cồn rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn chết người

Lễ diễu binh xúc động và hùng tráng chưa từng có ở TP.HCM

Những khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Thông điệp kỷ niệm 50 năm thống nhất Việt Nam rực rỡ tại quảng trường Thời đại, Mỹ

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chật kín khách tham quan dịp lễ 30/4

TP.HCM náo nức chờ pháo hoa tối 30-4: Người dân đến giữ chỗ từ sớm

Húc vào đuôi xe chở thép tự chế, 1 người tử vong tại chỗ
Có thể bạn quan tâm

Vòng Tay Nắng: vượt doanh thu "Thám tử Kiên", nhưng là bước lùi của Lý Hải?
Hậu trường phim
13:37:32 01/05/2025
2 ngày sau vụ sát hại người phụ nữ, phát hiện thi thể nghi phạm trên sông Hồng
Pháp luật
13:12:04 01/05/2025
Honda Vario 160 Repsol bản đặc biệt về Việt Nam có giá trên 100 triệu
Xe máy
13:09:15 01/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 21: Bố Phỏm là doanh nhân thành đạt
Phim việt
13:06:32 01/05/2025
Bảng giá xe Jeep tháng 5/2025: Cái tên nào đắt nhất?
Ôtô
13:06:31 01/05/2025
Thunderbolts*: Phim siêu anh hùng điên rồ và dị biệt nhất vũ trụ điện ảnh Marvel
Phim âu mỹ
12:56:15 01/05/2025
8 sai lầm phổ biến khiến kem chống nắng 'mất tác dụng'
Làm đẹp
12:54:01 01/05/2025
10 phim Hàn hài - lãng mạn hay nhất 5 năm qua: Xem 1 tập là nghiện!
Phim châu á
12:45:24 01/05/2025
RM (BTS) 'cắn ngược' HYBE trên sóng, lộ thế lực ngầm Kpop, nghệ sĩ là con rối?
Sao châu á
12:33:33 01/05/2025
Top những món ngon cho ngày lễ 30/4 -1/5 không dầu mỡ
Ẩm thực
11:42:39 01/05/2025