Nhà vườn ĐBSCL đổ xô trồng mít Thái, lo cung vượt quá cầu
Sau đợt hạn mặn khốc liệt, nhà vườn ở khu vực ĐBSCL lại đổ xô trồng mít. Tuy nhiên, diện tích tăng cao, nguy cơ dẫn đến “cung vượt cầu”.
Dù ở phía Nam quốc lộ 1, thuộc vùng ngập lũ nhưng tại xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang có 100% đất ruộng được chuyển sang trồng cây ăn quả; trong đó phần lớn là cây mít Thái. Theo người dân địa phương, cây mít hiệu quả cao hơn cây lúa nên đổ xô trồng.
“Người dân trồng mít nhiều lắm, đa số trồng mít với chanh. Cây mít so với lúa thì hiệu quả cao hơn, chỉ sợ sau này các vùng khác trồng nhiều quá lại đụng hàng, giá lại thấp. Chúng tôi không thể nào ngăn chặn được, bởi vì người dân trồng tự phát, không có kế hoạch, quy hoạch trồng cụ thể”, ông Nguyễn Văn Cư, Chủ tịch UBND xã Hậu Thành chia sẻ.
Những thửa ruộng tại huyện Cái Bè(Tiền Giang) nay trở thành vườn mít
Đến thời điểm này, tỉnh Tiền Giang có hơn 10.000 hecta mít, nhiều nhất vùng ĐBSCL, tập trung nhiều ở huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành… Thời gian qua, có thời điểm khan hàng, giá mít lên đến trên 40.000 đồng/kg, nhưng lúc dội hàng, giảm giá còn vài nghìn đồng/kg. Nhiều trái mít không đạt chuẩn, kém chất lượng không bán được, nhà vườn phải dùng làm thức ăn cho gia súc, cá…
Tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, sau hạn mặn vừa qua, nhà vườn địa phương đổ xô trồng hàng trăm hecta mít thay cho cây sầu riêng, chôm chôm, bưởi… đã chết hay giảm năng suất. Chính quyền địa phương đang lo ngại diện tích cây mít tăng đột biến; trong khi đó, thị trường bấp bênh.
Video đang HOT
Trái mít đầu ra nhiều thời điểm kém ổn định.
Ông Phạm Anh Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách cho biết: “Hiện nay, người dân có xu hướng chuyển qua cây mít. Đây là loại cây chịu được hạn mặn tương đối tốt. Tuy nhiên, qua nắm thông tin thị trường, ở các tỉnh lân cận của ĐBSCL thậm chí các tỉnh Tây Nguyên trồng rất nhiều, không khéo, cung sẽ vượt cầu về mặt sản lượng. Do đó, chúng tôi không khuyến cáo bà con đổ xô trồng mít mà nên chọn trồng các loại cây nào đảm bảo yếu tố thị trường; ngoài việc thích ứng với biến đổi khí hậu phải đảm bảo yếu tố thị trường”.
Gần đây, diện tích trồng mít ở vùng ĐBSCL tăng đến vài chục nghìn hecta, nhiều nhất là các tỉnh: Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Hậu Giang, Bến Tre… Riêng khu vực miền Đông Nam bộ nhất là Bình Phước, Bình Dương, … diện tích trồng mít cũng tăng lên đáng kể. Mặc dù, mít là loại cây có nhiều ưu điểm như: dễ trồng, năng suất cao, chi phí thấp, thời gian thu hoạch nhanh nhưng đầu ra, nhất là thị trường xuất khẩu chưa mở rộng. Điệp khúc “trúng mùa, mất giá” thường tái diễn, nên khi diện tích quá lớn sẽ tiềm ẩn rủi ro cao.
Ông Nguyễn Văn Phương, nhà vườn ở xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trồng 0,5 hecta mít cho biết, trước đây hiệu quả kinh tế rất cao nhưng gần đây giá mít sụt giảm nên lãi thấp.
Một vườn mít ở xã Mỹ Phong ( Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang) vừa bị phá bỏ nhường cho cây dừa.
Ông Phương cho rằng, nông dân không nên trồng mít “chạy” theo phong trào sẽ dẫn đến rủi ro về đầu ra. “Trước đây tôi đã trồng cây mít, nhưng hiện nay, trồng mít cung vượt cầu quá nhiều, mà đầu ra chỉ có ở Trung Quốc, chứ các nước khác chưa nghe nói. Do đó, phía Trung Quốc ngưng nhập hoặc không nhập thì mình lệ thuộc giá cả, rất bấp bênh, không ổn định. Theo tôi, không nên trồng cây mít nữa mà chọn trồng các loại cây khác có giá trị cao hơn, ổn định hơn”, ông Phương nói.
Rõ ràng, việc nhà vườn ĐBSCL ồ ạt trồng cây mít Thái để giảm rủi ro do hạn mặn lại sẽ dẫn đến nguy cơ khó khăn về đầu ra khi thị trường xuất khẩu chưa mở rộng. Do đó, ngoài việc liên kết sản xuất, đẩy mạnh hoạt động chế biến trái mít theo hướng xuất khẩu, chính quyền và ngành chức năng các địa phương cần chú trọng khâu quy hoạch vùng trồng loại cây ăn quả này. Trong đó, cần tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nhà vườn chọn trồng các loại cây ăn trái có năng suất, chất lượng và đảm bảo yếu tố cung cầu của thị trường; có giá trị xuất khẩu cao.
Trái cây ế, nhà vườn thiệt hại kép
Năm nay nhiều nhà vườn ở ĐBSCL bị thiệt hại kép do mất mùa, mất giá, trong khi tình hình tiêu thụ trái cây rất ảm đạm
Xuất khẩu trái cây 5 tháng đầu năm sụt giảm mạnh do tác động của Covid-19. Trong khi đó, lượng hàng về chợ đầu mối lớn nhất TP HCM giảm đến 22% do sức mua yếu.
Hạn mặn lịch sử
Ông Nguyễn Ngọc Nhân, một hộ trồng chôm chôm tại xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, than thở: "Xã này chưa bao giờ có nước mặn vào, vậy mà năm nay, nước nhiễm mặn 3-4 đã xuất hiện trong kênh mương. Do thiếu nước ngọt, tôi phải bơm nước dưới mương lên tưới làm cây chôm chôm bị cháy và rụng lá. Đợt thu hoạch vừa rồi, năng suất giảm đến 50%, cộng thêm năm nay giá chôm chôm rớt còn 6.000 đồng/kg, giảm gần 9.000 đồng/kg so với cùng kỳ nên lỗ nặng".
Theo UBND xã Bình Hòa Phước, tính đến tháng 5, ước tính diện tích bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn lên đến 478 ha. Trong đó, sầu riêng bị ảnh hưởng trên 28 ha, chôm chôm trên 379 ha và nhãn trên 70 ha; khoảng 95% diện tích thiệt hại về năng suất, sản lượng giảm mạnh, ước tổng thiệt hại hơn 11 tỉ đồng.
Nhiều vườn trồng sầu riêng ở ĐBSCL bị thiệt hại nặng do thiếu nước tưới
Tương tự, tại cù lao Tân Quy (xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh), nhà vườn trồng chôm chôm cũng đang bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của hạn, mặn. Thống kê của UBND xã An Phú Tân cho thấy khoảng 250 ha cây ăn trái tại cù lao này bị ảnh hưởng hạn mặn, chủ yếu là cây chôm chôm. "Nhà tôi có 1 ha trồng chôm chôm, đến vụ cho trái nhưng do lấy nước mặn tưới, rồi thêm sương muối làm cây rụng trái, cháy lá và chết dần. Năm nay ở đây, ai trồng chôm chôm cũng điêu đứng" - anh Nguyễn Văn Trí, một hộ dân trồng chôm chôm tại cù lao Tân Quy, buồn rầu.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, toàn huyện hiện có khoảng 1.600 ha trồng cây ăn trái như sầu riêng, chôm chôm... bị thiệt hại do nước mặn tràn vào. Trong đó, hơn 240 ha cây ăn trái bị thiệt hại hoàn toàn, 720 ha thiệt hại từ 50%-70%, 240 ha thiệt hại 30%-50%; gần 400 ha thiệt hại dưới 30%... Ông Nguyễn Văn Tuân (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho biết: "Hạn, mặn năm nay khốc liệt quá khiến hàng loạt cây sầu riêng 15 năm tuổi trong vườn chết dần, năng suất giảm. Trong khi trước đây, mỗi cây có thể cho khoảng 120 trái/năm, với giá bán từ 55.000-60.000 đồng/kg, tôi thu về hơn 20 triệu đồng/cây".
Sức mua yếu, giá rẻ
Ghi nhận tại TP HCM những ngày gần đây, các loại trái cây như vải, mận, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, xoài, nhãn... được bán nhiều và rẻ hơn mọi năm. Ngay cả dưa lưới, loại quả trồng trong nhà lưới, thường được phân phối trong cửa hàng, siêu thị thì nay cũng tràn ra vỉa hè để bán cho khách đi đường. Dọc đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), nhãn giá 20.000 đồng/kg, chôm chôm Thái 50.000 đồng/3 kg, dưa lưới 30.000 đồng/kg, bòn bon Việt Nam 20.000 đồng/kg nhưng rất vắng khách mua. Tại khu vực chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), xoài cát Hòa Lộc giá chỉ 25.000 đồng/kg, sầu riêng từ 50.000-70.000 đồng/kg, trái vải từ 30.000-40.000 đồng/kg, mức giá này chỉ bằng 50%-70% những năm trước.
Theo ông Nguyễn Minh Nhân - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vuông Tròn (TP HCM), chuyên trồng dưa lưới công nghệ cao - chưa có năm nào loại quả này bán chậm như năm nay. "Sức mua rất yếu, trong khi các loại trái cây đang vào mùa thu hoạch nên kéo giá tất cả mặt hàng cùng giảm. Những nhà trồng dưa lưới có thương hiệu, cung cấp qua kênh phân phối hiện đại thì đỡ lo hơn nhưng giá cũng giảm 10%-20% và phải tăng khuyến mãi, hỗ trợ đổi trả nhiều hơn so với bình thường. Những nơi mới trồng, chất lượng dưa lưới chưa ổn định, chưa có nơi tiêu thụ thì khó khăn hơn" - ông Nhân nhìn nhận.
Đại diện Công ty Quản lý chợ đầu mối Thủ Đức cho biết đang vào mùa trái cây nhưng lượng hàng về chợ không nhiều vì sức mua yếu. Mỗi ngày chỉ khoảng 1.400 tấn trái cây về chợ, giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2019, tương đương giảm 400 tấn/ngày. Trái vải miền Bắc vào mùa, gần đây về chợ khoảng 320 tấn/ngày, chỉ bằng một nửa mọi năm do giá bán tại phía Nam quá thấp, giá sỉ chỉ khoảng 25.000 đồng/kg nên thương lái giảm lượng hàng đưa vào.
Không chỉ trái vải, mặt bằng giá trái cây chung năm nay khá thấp, giảm mạnh là sầu riêng và xoài do không xuất khẩu được. "Ngoài ra, chất lượng trái cây năm nay không bằng mọi năm, đặc biệt là nguồn hàng tại miền Tây do bị hạn mặn, thiếu nước tưới. Trong chợ, nhiều sạp chuyên bưởi da xanh không có hàng bán vì vùng trồng chính tại Bến Tre nhiễm mặn nặng, mất mùa bưởi" - đại diện Công ty Quản lý chợ đầu mối Thủ Đức thông tin.
Đối với mặt hàng sầu riêng, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Vina T&T Group, cho rằng mọi năm, khi giá sầu riêng thấp do không xuất khẩu trái tươi sang Trung Quốc được, công ty thường thu mua để cấp đông, lưu kho xuất khẩu dần. Tuy nhiên, năm nay chất lượng sầu riêng miền Tây giảm nên các công ty xuất khẩu sầu riêng cấp đông không thu mua khiến giá mặt hàng này xuống thấp hơn hẳn mọi năm.
Ồ ạt trồng mít Thái siêu sớm: Cẩn trọng bài học cam sành Trước và sau Tết Nguyên đán, giá mít Thái siêu sớm lên "cơn sốt" khi giá được thương lái thu mua tại vườn từ 40.000-50.000 đồng/kg nên nhiều nhà vườn mở rộng diện tích. Khoảng 3 tháng trước, nhà vườn trồng mít Thái siêu sớm tại ĐBSCL hốt bạc khi một trái mít 10-15 kg có giá dao động từ 40.000-50.000 đồng/kg nhưng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bóc giá xế hộp Quốc Trường "Về nhà đi con" thường xuyên lái đi dạo phố

Quạt sưởi cho diện tích lớn

Khởi động chiến dịch hỗ trợ 10.000 mẹ bỉm sữa bán hàng online

Thứ quả đen sì, trước rụng đầy đồi thành đặc sản "gây nghiện" được chị em săn lùng

"Hồi sinh" thần kỳ thứ tưởng đã biến mất ở Việt Nam, nhiều người "ôm tiền khủng"

Sầu riêng tăng giá kỷ lục, thương lái lùng mua, nông dân tiếc "hùi hụi"

Không theo số đông, gia đình trẻ tậu được nhà vì tư duy làm liều

Hà Nội chuyển rét đậm: Áo phao đại hàn đắt khách, chủ shop 3 ngày bán được nghìn chiếc thu lợi trăm triệu

Loạt tủ lạnh cỡ lớn giảm giá mạnh

Mùa Noel ghé thăm căn hộ view sông Hồng tuyệt đẹp với từng góc nhỏ ấm cúng, sang trọng của cặp vợ chồng trẻ

Đem đất sét về nặn chơi, quyết không bán dù khách "đòi" mua

Nhộn nhịp thị trường đồ trang trí, quà tặng Noel
Có thể bạn quan tâm

Mẹ vợ gọi điện nói bị bệnh nặng, nhờ con gái sang chăm vài hôm, vợ tôi thảng thốt chạy đến thì thấy cảnh tượng bực bội vô cùng
Góc tâm tình
06:39:11 10/05/2025
Bắt một cán bộ Chi cục thi hành án dân sự ở Bình Phước do lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Pháp luật
06:32:21 10/05/2025
Vì sao Ronaldo nhiều lần gọi Georgina là "vợ" nhưng vẫn chưa tổ chức đám cưới với cô nàng?
Sao thể thao
06:21:47 10/05/2025
Nam thần 2K bị "bóc phốt" tả tơi, sụp đổ chỉ sau 1 đêm vì lộ chuyện đâm sau lưng cả showbiz cực sốc
Sao châu á
06:19:43 10/05/2025
Thông báo khẩn từ KFC Việt Nam về loạt phát ngôn thiếu chuẩn mực
Netizen
06:19:27 10/05/2025
Những loại rau củ lành mạnh bạn nên ăn hàng ngày
Sức khỏe
06:15:32 10/05/2025
Thịt băm nướng mềm mọng, ngọt ngon thơm nức nhờ tuyệt chiêu tẩm ướp này!
Ẩm thực
05:57:53 10/05/2025
Phim Trung Quốc chưa xem đã thấy hay, khiến netizen háo hức nhất hiện tại: Nữ chính đẹp thôi rồi, cười mệt với nam chính
Phim châu á
05:53:18 10/05/2025
10 mỹ nhân có đôi mắt đẹp nhất thế giới: Kim Ji Won xếp bét bảng, hạng 1 là "kỳ quan thế giới thứ 8"
Hậu trường phim
05:52:44 10/05/2025
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
23:31:22 09/05/2025