Nhận định về tương lai tiêm kích hạm tàng hình Trung Quốc
Giới quân sự Trung Quốc đang so sánh J-20 và J-31 để tìm ra lời giải cho chiếc tiêm kích tàng hình trên tàu sân bay tương lai của Trung Quốc.
Kể từ khi Tập đoàn chế tạo hàng không Thẩm Dương ra mắt chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-31 đầu tiên màu đen, mang số hiệu 31001, loại máy bay có biệt danh “Cốt Ưng” (“Gyrfalcon”) này đã nhận được sự quan tâm chú ý của dư luận. Đến nay, nó đã phát triển rất nhanh, tiềm tàng khả năng trở thành loại tiêm kích, đại diện cho hàng không mẫu hạm tương lai Trung Quốc. Tuy nhiên, muốn từ “vịt đất” hóa “chim biển”, Thẩm Dương J-31 phải vượt qua một đối thủ đáng gườm, một trụ cột không thể thay thế của không quân Trung Quốc trong tương lai là “Dải lụa đen” J-20 (“Black Silk”). Máy bay chiến đấu hạng nặng J-20 còn được biết đến với những biệt danh khác như “Black Eagle”, “Mighty Dragon”.
Trong cuộc lựa chọn này, ban đầu dư luận có khuynh hướng nghiêng về loại tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 của Tập đoàn chế tạo hàng không Thành Đô, bởi kế hoạch sản xuất loại máy bay này là công trình trọng điểm cấp quốc gia, tập trung trí tuệ, công nghệ tiên tiến nhất của Trung Quốc với nguồn ngân sách khổng lồ.
Trong bối cảnh tàu sân bay có hạn, tính năng tác chiến của bản thân tiêm kích hạm là vấn đề rất quan trọng. Tiêm kích J-20 có kích thước tương đối lớn, tải trọng bom đạn, phạm vi hành trình và bán kính tác chiến lý tưởng, có thể giúp hàng không mẫu hạm đứng chân trong khu vực an toàn, có lợi cho sự sống còn của hạm đội.
Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia kỳ cựu lại đánh giá cao J-31 vì cho rằng ngoài việc phải có tính năng tương tự như máy bay mặt đất, tiêm kích hạm còn gặp phải rất nhiều hạn chế và có nhiều yêu cầu đặc thù hơn. Trong lĩnh vực này, chiếc J-31 có những đặc điểm phù hợp với việc triển khai trên tàu sân bay hơn.
Người Trung Quốc đang nỗ lực phát triển 1 loại tiêm kích tàng hình trên hàng không mẫu hạm
Trước tiên, tiêm kích hạm phải hoàn thành việc cất, hạ cánh và lưu trú trên sân bay nhỏ hẹp, di động của tàu sân bay, đồng thời phải sử dụng trong môi trường khí hậu khắc nghiệt trên biển. Do đó, những yêu cầu đối với chiến đấu cơ trên hàng không mẫu hạm đều hà khắc hơn so với chiến đấu cơ mặt đất.
Lý Tiểu Kiện, chủ biên diễn đàn quân sự cjdby.net đưa ra giải thích: “Ví dụ như boong tàu sân bay thường sử dụng chung cho nhiều phương tiện tác chiến như máy bay chiến đấu, cảnh báo sớm, trinh sát điện tử và các loại trực thăng nên yêu cầu kích thước của tiêm kích hạm phải càng nhỏ càng tốt, cánh máy bay hoặc thậm chí cả đuôi cũng có thể xếp lại”.
“Ngoài ra, sương muối trên biển có độ ẩm cực cao, sẽ ăn mòn nghiêm trọng vật liệu kim loại, yêu cầu tiêm kích hạm phải có tính năng chống ăn mòn. Cất, hạ cánh trên boong tàu trong tình trạng rung lắc, di chuyển nên phải yêu cầu nghiêm ngặt tính năng ổn định và kiểm soát ở độ cao thấp của tiêm kích hạm, hạn chế mức thấp nhất tình trạng thất tốc”.
Video đang HOT
Theo đánh giá của giới truyền thông nước ngoài, J-31 có chiều dài chưa đến 17m, rõ ràng là nhỏ gọn hơn chiều dài 20m của J-20, sẽ phù hợp hơn nếu được triển khai trên hàng không mẫu hạm.
Yếu tố quan trọng hơn là, J-20 có kết cấu khí động kiểu một con ngỗng, thêm cặp cánh mũi nên nó có tính năng cơ động tuyệt vời ở tốc độ cao. Tuy nhiên, cặp cánh chính xuôi hình tam giác, vát về phía sau của nó lại không thích hợp để thường xuyên cất, hạ cánh và bay ở tầm thấp với tốc độ thấp như trên mẫu hạm.
J-31 (dưới) có kích thước nhỏ hơn so với J-20 và thiết kế phù hợp để trở thành tiêm kích hạm
Hãy thử hình dung, nếu điều khiển tiêm kích hạng nặng J-20 cất, hạ cánh với tốc độ và trần bay thấp trên tàu sân bay CV-16 “Liêu Ninh”, rất có thể “gã khổng lồ” này sẽ có phản ứng chậm chạp, kém nhạy bén, rất dễ xảy ra tình trạng thất tốc, gây ra những sự cố vô cùng nguy hiểm cho hàng không mẫu hạm.
Ngoài ra, cánh chính của J-31 được thiết kế theo bố cục kiểu thông thường nên rất thuận tiện cho kết cấu gập xếp, còn cánh chính hình tam giác, nằm rất sát về phía đuôi của J-20 lại rất khó.
Đối với vấn đề mang tải nhiên liệu và bán kính tác chiến được bạn đọc quan tâm nhiều nhất, Lý Tiểu Kiện cho biết, tiêm kích hạm thật ra không cần phải quá chú trọng tới tầm hoạt động xa hay gần.
“Tháng 6 năm 1944, trong trận hải chiến Mariana của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, tiêm kích hạm của lực lượng cơ động hải quân Nhật Bản có hành trình tầm xa hơn nhiều so với của Hoa Kỳ, hơn nữa quân đội Nhật còn áp dụng chiến thuật ném bom nhiều đợt để phát huy ưu thế của tiêm kích hành trình tầm xa ở mức độ cao nhất.
Nhưng kết cục lại là quân đội Nhật thảm bại, tiêm kích hạm của họ từ thế tấn công bị máy bay chiến đấu của Mỹ tàn sát ngược lại, khiến cho trận chiến trở thành “Cuộc săn vịt trời Marianas” hay “Trận bắn gà Marianas” (The Marianas Turkey Shoot).
Hình ảnh tưởng tượng của cư dân mạng Trung Quốc về tiêm kích hạm J-31
Không giống như sân bay trên đất liền có tọa độ cố định, hàng không mẫu hạm là một căn cứ di động, hành tung bất định, khi tấn công có thể tiến gần quân địch, sau khi biên đội tiêm kích hạm xuất kích, mới rút lui ra vùng an toàn. Do đó, nhiên liệu nội bộ trên máy bay đủ dùng là được.
Thực tế, trong số tiêm kích hạm thế hệ thứ tư của Mỹ, bất luận là F-14 hay F/A-18, đều không có hành trình tầm cực xa. Lượng dầu trong khoang máy bay của F/A-18 thậm chí còn rất ít, khi thực hiện nhiệm vụ thường phải chở thêm 4 thùng dầu phụ.
Ngoài ra, cha đẻ của J-31 là Viện nghiên cứu thiết kế máy bay Thẩm Dương, chính là đơn vị phát triển chiến cơ J-15 trên tàu sân bay. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm trong việc phát triển tiêm kích hạm, họ hiểu rõ hơn ai hết những yêu cầu tác chiến của chiến đấu cơ trên tàu sân bay. Điều này cũng giúp J-31 dành thêm điểm trước J-20.
Lý Tiểu Kiện còn chỉ ra rằng, trong hai mươi hoặc ba mươi năm tới, khả năng hải quân Trung Quốc sở hữu tàu sân bay năng lượng hạt nhân cỡ lớn trên 100 nghìn tấn là không lớn, trọng tải tàu sân bay nội địa có lẽ chỉ là bảy mươi hay tám mươi nghìn tấn là cùng.
Do đó, những máy bay hạng trung, chiếm ít diện tích trên boong và nhà chứa máy bay, điều động thuận tiện linh hoạt, sẽ càng thích hợp với tình hình thực tế hơn. Vì vậy, J-31 đang có những ưu thế lớn so với J-20 để trở thành một loại tiêm kích trên hàng không mẫu hạm.
Theo Đất Việt
Trung Quốc lo lắng vì Ấn Độ đã sở hữu 2 tàu sân bay khủng
Theo mạng tin tức hàng không vũ trụ quốc phòng Ấn Độ cho biết, ngày hôm nay (16/11), Nga chính thức bàn giao tàu sân bay INS "Vikramaditya" cho Ấn Độ.
Lễ bàn giao được tổ chức tại nhà máy đóng tàu Sevmash, tại thành phố Severodvinsk của Nga, chứng kiến lễ bàn giao có Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony, cùng nhiều chuyên gia phụ trách kỹ thuật khác của hai nước.
Hợp đồng cải tạo tàu INS Vikramaditya đã trải qua 9 năm, nó được ký từ năm 2004 và ban đầu dự kiến có chi phí 1,4 tỷ USD sau đó đã tăng lên mức 2,9 tỷ USD, với thời hạn bàn giao vào năm 2008, sau đó bị hoãn lại 5 năm.
Tàu sân bay Vikramaditya dài 284 m, độ choán nước 44.500 tấn, có thể chở hơn 30 máy bay các loại. Giới chức Ấn Độ quyết định trang bị cho tàu hệ thống tên lửa đối không Barak của Israel sẽ được gắn sau khi tàu về đến nơi, và dự kiến cập bến tại Ấn Độ trong tháng 1/2014.
Tàu sân bay INS Vikramaditya có thể mang theo 16 chiếc MiG-29K
Tàu sân bay INS Vikramaditya nguyên là tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay chiến đấu kiểu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng "Đô đốc Gorshkov" của Nga, có lượng giãn nước khoảng 4,5 vạn tấn, trang bị hàng trăm quả tên lửa phòng không và tên lửa đối hạm, chuyên chở máy bay chiến đấu phản lực Yak-38 và máy bay trực thăng.
Gorshkov là chiếc thứ 4 trong lớp tuần dương hạm hạng nặng của Liên Xô trước đây. Chiếc đầu tiên ra đời vào năm 1975, chiếc cuối cùng được đưa vào phục vụ năm 1987. Dựa trên những kinh nghiệm thu được từ việc chế tạo các tuần dương hạm hạng nặng này, Liên Xô quyết định thiết kế và đóng mới hàng không mẫu hạm lớn hơn và hiện đại hơn là Kuznetsov.
Sau khi ký hợp đồng mua và nhờ Nga cải tạo nâng cấp, Ấn Độ đã quyết định biến Gorshkov thành một hàng không mẫu hạm đúng nghĩa của nó, với thiết kế kiểu cầu bật truyền thống của Nga, loại bỏ toàn bộ tên lửa và máy bay phản lực cất cánh thẳng đứng. INS Vikramaditya sẽ mang theo 16 chiếc Mig-29K và 12 máy bay trực thăng.
Tàu sân bay INS Viraat được Ấn Độ mua lại của Anh
Như vậy là Ấn Độ đã có thể chính thức xây dựng 2 biên đội tàu sân bay khủng, nâng khả năng tác chiến của lực lượng hải quân lên một tầm cao mới. Chiếc tàu sân bay hiện đang Ấn Độ đang sở hữu là tàu sân bay cỡ nhỏ INS Viraat mua lại của Anh. Tháng 10 vừa qua họ cũng đã hạ thủy tàu sân bay quốc nội INS Vikrant có lượng giãn nước tương đương với INS Vikramaditya và cũng sử dụng tiêm kích hạm MiG-29K. Trong vòng 2-3 năm nữa Ấn Độ sẽ có 3 biên đội tàu sân bay khủng để áp chế sự bành trướng trên biển ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Theo Dantri
Ấn Độ có đội tàu sân bay vượt xa Trung Quốc Ngày 11/5 tới, toàn bộ dàn tiêm kích hạm của Ấn Độ sẽ chính thức được đưa vào biên chế lực lượng hải quân nước này. Đó là thông tin trên tạp chí Jane's Defence Weekly ngày 30/04. Năm 2004, Ấn Độ mua 1 lô 16 chiếc tiêm kích hạm Mig-29 của Nga với tổng trị giá hợp đồng 525 triệu USD. Lô...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bước đi táo bạo

Rò rỉ kế hoạch kiểm soát Gaza của Israel

Moody's hạ bậc tín nhiệm Mỹ, nhà đầu tư lo ngại về triển vọng tài khóa

Bồ Đào Nha tổ chức bầu cử sớm

Đánh bom liều chết ở Somalia, nhiều người thiệt mạng

Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Cháy nhà tại Ấn Độ làm ít nhất 17 người tử vong

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu lớn của Đại học Columbia

Bot AI thao túng thị trường: Mối đe dọa mới với tài chính toàn cầu

Xu hướng của một số đồng tiền châu Á chủ chốt sau đợt tăng giá so với USD

Hamas đề nghị trao trả một nửa số con tin còn sống
Có thể bạn quan tâm

Mặc kệ mâu thuẫn giữa mình và mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, thế nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng
Góc tâm tình
05:03:41 19/05/2025
Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Clip viral: Quốc bảo nhan sắc bị ngó lơ ở thảm đỏ Cannes 2025, pose dáng với máy hút bụi trước hàng trăm người
Hậu trường phim
23:46:01 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm
Pháp luật
23:13:21 18/05/2025
Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến
Tin nổi bật
23:13:19 18/05/2025
Thanh Huế: 'Có người nói mặt tôi chỉ hợp đóng vai hư hỏng, ăn chơi'
Sao việt
22:49:00 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025