Nhân viên S-Fone ngất xỉu khi đi đòi lương
Phó Tổng giám đốc SPT (công ty mẹ của S-Fone) không giữ được bình tĩnh khi phải trả lời về chuyện nợ lương, trợ cấp trong buổi gặp nhân viên sáng nay. Do bức xúc, có người đã ngất xỉu.
Người lao động lại căng biểu ngữ đòi lãnh đạo SPT trả nợ lương tại trụ sở ở Hà Nội. Ảnh:Anh Quân
Sáng nay, 30 nhân viên cả cũ lẫn đang còn hợp đồng với S-Fone lại đội mưa kéo đến chi nhánh SPT Hà Nội, mang theo biểu ngữ yêu cầu lãnh đạo công ty phải trả nợ lương, bảo hiểm và các khoản trợ cấp. Căn phòng rộng chừng 10 mét vuông của Giám đốc SPT Hà Nội Hoàng Tuấn Anh ngột ngạt khi tất cả đều muốn vào trong để gặp trực tiếp và nói chuyện.
Ông Tuấn Anh cho biết chỉ có thể tiếp nhận phản ánh từ người lao động để chuyển lên lãnh đạo, còn chi nhánh miền Bắc đặt tại Hà Nội không thể giải quyết được chuyện này. Giám đốc SPT Hà Nội đã gọi điện cho Phó Tổng giám đốc SPT, kiêm CEO S-Telecom Nguyễn Phi Long. Đáp lại những bức xúc của người lao động qua điện thoại, ông Long giãi bày mới nhận việc được 2 tuần (thay ông Phạm Tiến Thịnh, cựu CEO của S-Telecom) nên chưa thể làm gì nhiều.
Khi đề cập đến hướng xử lý các khiếu nại của nhân viên S-Fone hiện nay, ông Long không thể trả lời vào vấn đề chính mà chỉ giải thích chung chung cùng lời hứa không có hạn định. Trong quá trình tiếp chuyện với người lao động, vị tân Phó giám đốc SPT đã có lúc không giữ nổi bình tĩnh và to tiếng qua điện thoại.
“SPT gửi thông báo buộc thôi việc không rõ lý do, những người còn đi làm thì cũng không được thanh toán lương, và tất cả phải nghỉ ở nhà từ ngày 5/11 vì văn phòng bị niêm phong”, một cựu nhân viên S-Fone nói. Trong lúc người lao động đang bất bình với câu trả lời của lãnh đạo SPT, thì một nhân viên do quá bức xúc đã ngất xỉu.
Video đang HOT
Tình huống bất ngờ xảy ra khi một nhân viên ngất xỉu. Ảnh: Anh Quân
Có mặt tại buổi làm việc sáng nay, Giám đốc S-Fone Hà Nội Vũ Anh Tuấn và bà Đỗ Thị Ngọc Khánh, Chủ tịch Công đoàn của S-Fone miền Bắc cho biết, cả hai đều đã nghỉ việc ở nhà. Riêng ông Tuấn xin nghỉ việc tại S-Fone. “Thú thật công ty cầm cự được đến bây giờ là giỏi lắm rồi, vì khó khăn chồng chất đã từ cách đây vài năm”, ông Tuấn giãi bày.
Về tiền nợ văn phòng tại trụ sở số 11 Trần Hưng Đạo, Giám đốc Vũ Anh Tuấn chia sẻ: “Tiền nhà đã nợ 6 tháng nay, đồ đạc cũng bàn giao hết cho bên quản lý rồi. Giờ chỉ còn máy móc, hệ thống là vẫn để đấy”. Theo bà Khánh, mỗi tháng S-Fone phải trả hơn 200 triệu đồng tiền thuê văn phòng (gồm 2 tầng). Như vậy, số tiền nợ trụ sở của công ty này đã vượt mức 1,2 tỷ đồng, chưa kể tiền điện, nước.
Trước sức ép phải có kế hoạch cụ thể về lịch làm việc, ông Nguyễn Phi Long hẹn ngày 28 hoặc 29/1 sẽ từ TP HCM ra Hà Nội để gặp và trực tiếp giải đáp thắc mắc của người lao động. Lời hứa trên làm dịu bầu không khí trong phòng Giám đốc Hoàng Tuấn Anh, nhưng vẫn không đủ để các cựu nhân viên của S-Fone tin tưởng.
Tháng 7/2012, SPT bất ngờ cắt hợp đồng toàn bộ nhân viên S-Fone tại Đà Nẵng, dù chưa giải quyết xong khiếu nại của người lao động vì chậm lương nhiều tháng liền. Lãnh đạo S-Fone giải thích do chuyển đổi mô hình kinh doanh nên thanh lý hợp đồng. Sếp của SPT cũng cam kết trả đủ lương cho nhân viên, nhưng từ tháng 6/2012 đến nay vẫn chưa thực hiện được lời hứa.
Theo VNE
80 giáo viên bỗng nhiên bị hủy biên chế
Lãnh đạo huyện Yên Bình, Yên Bái muốn thuyết phục 80 giáo viên ký vào hợp đồng lao động mới bằng cách khẳng định rằng, những người chịu trách nhiệm tuyển dụng sai trước kia đã bị kỷ luật.
Trong những ngày qua, dư luận đang quan tâm tới một quyết định có thể nói là "đặc biệt". Cùng một thời điểm, UBND huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái hủy 80 biên chế giáo viên tại 18 trường trên địa bàn huyện.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyên Yên Bình, nơi đưa ra quyêt định loại 80 giáo viên từ biên chê sang hợp đông.
Các cô giáo ở huyện Yên Bình đã cung cấp hình ảnh được ghi lại tại một trong các buổi họp, chính xác hơn là buổi làm công tác tư tưởng thông báo về việc hủy biên chế của họ. Lý do đơn giản và chung chung là tuyển dụng sai.
Tại các cuộc gặp này, lãnh đạo huyện Yên Bình muốn thuyết phục các giáo viên ký vào hợp đồng lao động mới bằng cách khẳng định rằng, những người chịu trách nhiệm tuyển dụng sai trước kia đã bị kỷ luật.
Lãnh đạo huyện Yên Bình nói: "Quy trình tuyển dụng thì không sai, nhưng đối tượng tuyển dụng vào vùng đó là sai, chính vì vậy mà những người làm việc đó đã bị xử lý. Các đồng chí làm thế nào thì làm, hôm nay đồng chí nào ký thì ký, còn không ký tôi sẽ ghi lại báo cáo cấp trên".
Liên quan đến vụ việc này, Tỉnh uỷ Yên Bái đã thành lập đoàn kiểm tra, kết quả là 16 cán bộ liên quan bị kỷ luật. Thế nhưng kết quả kỷ luật đã làm tất cả mọi người bất ngờ, đặc biệt là nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, người đã theo dõi và có nhiều loạt bài viết về vụ việc này.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng nói: "Tôi quá ngạc nhiên và tôi cũng không đánh giá nữa, tôi sợ mang tiếng hồ đồ, tôi xin trích công văn của ông Lê Văn Lương, Chủ tịch huyện và kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy gửi tới: Có 16 người bị xử lý kỷ luật, nhưng kết quả là, ông Phó chủ tịch huyện bị kỷ luật thì lên làm Chủ tịch huyện, ông Bí thư Huyện uỷ lên làm Phó chủ tịch tỉnh, ông Trưởng phòng Nội vụ sau khi bị kỷ luật lên làm Phó chủ tịch chính cái huyện đó để xử lý vụ việc".
Người bị kỷ luật thì lên chức, chỉ còn lại các giáo viên phải gánh chịu hậu quả. Ra khỏi biên chế nhà nước nghĩa là cuộc sống sẽ bấp bênh hơn, lương và những quyền lợi, chế độ khác cũng sẽ thay đổi. Và đặc biệt, tâm huyết sau nhiều năm bám trường vùng cao của các thầy cô bị tổn thương nghiêm trọng.
Cô giáo Nguyễn Thuỳ Yến bức xúc: "Các cấp lãnh đạo đưa chỉ tiêu xuống thì chúng tôi thực hiện theo, các cấp lãnh đạo nghiên cứu công văn sai, sao bây giờ lại đổ cho chúng tôi chịu hậu quả đó".
Cô giáo Nguyễn Huyền Sâm nói: "Lãnh đạo cứ thuyết phục chúng em là ra hợp đồng là hợp lý. Nhưng em chỉ thấy hợp lý với lãnh đạo thôi, chứ với chúng em thì không hợp lý chút nào".
Huyện Yên Bình đã nhận thừa tới 212 giáo viên và các thầy cô giáo ở đây chỉ có thể hiểu, việc huyện hủy biên chế với 80 người trong số họ là một trong những động thái để giải quyết hậu quả.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho rằng: "Chúng ta đã có cơ chế quản lý giám sát thế nào để người ta nhận thừa, tại sao người ta nhận thừa vì lợi ích của người ta, vì những trò tham ô tham nhũng, những trò ma quỷ của người ta... chúng ta nói sau. Nhưng khi đã xảy ra rồi thì không thể đổ cái sai lầm ấy lên đầu người khác bằng cách đơn phương, tôi nói là đơn phương đẩy họ ra khỏi biên chế. Cần phải tôn trọng họ. Họ là những kỹ sư tâm hồn, là những người được đào tạo, tuyển dụng đúng quy trình, họ là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, là người đóng góp 15 năm cho chính cái huyện đấy rồi. Nếu đó là vợ bạn, là em gái bạn thì bạn nghĩ sao?".
Ngày 8/1, một cô giáo trong số 80 cô bị ép ra khỏi biên chế đã cho biết, 79 trên tổng số số 80 giáo viên đã đồng ý với phương án mà lãnh đạo huyện đưa ra, họ chấp nhận ký hợp đồng, nghĩa là chấp nhận sự bất công để có việc làm, sự công bằng và lòng tự trọng đôi khi phải nhường chỗ cho những giá trị khác thiết thực hơn. Người duy nhất không ký và tất nhiên là phải nghỉ việc, đó là người đã gọi điện thông báo, chị chấp nhận ở nhà phụ giúp gia đình sau gần 10 năm đứng trên bục giảng.
Theo VTV
Bắt buộc phải ký kết hợp đồng với "ôsin" Từ tháng 5.2013, khi bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 có hiệu lực, đây sẽ là quy định bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, do ngại phiền phức, hiện nhiều người lao động vẫn chưa coi trọng việc ký kết hợp đồng. Nhiều vụ án đau lòng liên quan đến người giúp việc xảy ra liên tiếp trong thời gian...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thanh niên 20 tuổi bỏ lại xe máy, gieo mình xuống sông Vàm Cỏ Đông

Xe tải tự trôi tông tử vong người chờ đèn đỏ

Điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong treo trên dây điện

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo

Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác

Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân
Có thể bạn quan tâm

Duy Hưng rũ bỏ vai giang hồ, lần đầu khoe con trai trên truyền hình
Sao việt
09:59:56 18/05/2025
Tôi chinh phục cả Everest và Lhotse trong một tuần
Du lịch
09:56:07 18/05/2025
Cách bố trí nội thất phòng khách có diện tích hẹp thêm thông thoáng, rộng rãi
Sáng tạo
09:49:42 18/05/2025
Thảm đỏ Cannes ngày 5: Châu Dã đọ sắc "chị đại" Chompoo Araya, nữ diễn viên Trung Quốc bị tóm khoảnh khắc đáng xấu hổ
Sao âu mỹ
09:06:04 18/05/2025
Bắt giam tài xế gây rối trật tự, tấn công Cảnh sát
Pháp luật
08:58:14 18/05/2025
Bị điều tra khẩn khi đang nô nức dự Cannes 2025, sao nữ hạng A Cbiz hiện ra sao?
Sao châu á
08:41:58 18/05/2025
Mỹ nhân đẹp chấn động thế gian náo loạn thảm đỏ Cannes, bước xuống cầu thang cũng đẹp như cổ tích thần tiên
Hậu trường phim
08:27:37 18/05/2025
Cha đẻ của Genshin Impact lộ kế hoạch tới năm 2030, sẽ không còn "chỉ làm game" như trước
Mọt game
08:15:43 18/05/2025
6 cách bảo vệ làn da khi ở trong phòng điều hòa
Làm đẹp
08:06:16 18/05/2025
3 không khi dùng mật ong
Sức khỏe
08:00:07 18/05/2025