Nhật Bản “hòa” với Hàn và “rắn” với Trung!

Những diễn biến đang xảy ra trên thực địa cùng các tuyên bố của chính trị gia tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc khiến dư luận cho rằng, căng thẳng tại Biển Đông và biển Hoa Đông tiếp tục là mối quan tâm và lo lắng của những quốc gia hữu quan.

Tăng cường sức mạnh răn đe

Trong báo cáo hằng năm mang tên “Báo cáo về phát triển khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) cho rằng, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo sẽ bước vào một giai đoạn sóng gió lớn, không loại trừ khả năng xảy ra xung đột quân sự tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Và nếu việc này diễn ra một phần là do sự can dự của Mỹ vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Ngày 29/12/2012, Tân Hoa Xã đăng bài phỏng vấn Thiếu tướng La Viện, Phó tổng thư ký Hội Nghiên cứu khoa học quân sự Trung Quốc xoay quanh xu thế tranh chấp biển đảo, chính sách biển của Trung Quốc, vai trò của Hải quân Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Bài phỏng vấn được đăng tải cùng với thời điểm Tân Hoa Xã đưa lại bài viết của tờ “Thanh niên Trung Quốc” với nhan đề “Xung đột trên biển bước vào giai đoạn dễ bùng nổ, Trung Quốc sẽ tích cực, chủ động”. Ông La Viện, một trong những tướng “diều hâu” cho rằng, vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham đều có xu thế tiếp tục xấu đi.

Nhật Bản hòa với Hàn và rắn với Trung! - Hình 1

Tranh chấp biển đảo sẽ tiếp tục là vấn đề nổi cộm ở Châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2013

Ngày 31/12/2012, Hãng tin AFP cho biết, Trung Quốc đã chuyển giao 2 tàu khu trục và 9 tàu cũ khác của hải quân cho đội tàu hải giám. Với sự chuyển giao kể trên, năng lực của đội tàu hải giám được tăng lên đáng kể và Trung Quốc có kế hoạch đóng thêm 36 tàu mới từ nay đến năm 2015.

Cũng trong ngày 31/12/2012, báo chí Đài Loan đưa tin, Hải quân Trung Quốc vừa bổ sung tàu khu trục tân tiến Liễu Châu cho hạm đội Nam Hải, nhằm bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông. Tàu này thuộc lớp 054A, có khả năng qua mặt radar và tiêu diệt mục tiêu trong khoảng cách 50km. Giới truyền thông đưa tin, Trung Quốc không chỉ gia tăng hoạt động tại Biển Đông, mà cả ở biển Hoa Đông và điều này liên quan tới tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Ngày 28/12/2012, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân tuyên bố, Bắc Kinh chẳng tạo ra cũng chẳng e ngại bất kỳ rắc rối nào liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ông Trương Chí Quân cho biết, Trung Quốc quan tâm và hy vọng Nhật Bản sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình và ổn định trong khu vực. Cũng trong ngày 28/12/2012, giới truyền thông Nhật Bản cho biết, Tokyo vừa tìm thấy một tài liệu ngoại giao năm 1950 của Trung Quốc công nhận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phần của quần đảo Tyukyu của Nhật Bản.

Tờ Jiji Press của Nhật Bản cho biết, đó là một bản phác thảo của dự thảo về vấn đề lãnh thổ trong một hiệp ước hòa bình với Nhật Bản và được tạo ra bởi Chính phủ Trung Quốc ngày 15/5/1950: Công nhận những hòn đảo kể trên là một phần của vùng đất thuộc tỉnh Okinawa của Nhật Bản ngày nay. Tuy nhiên, trong tuyên bố đề ngày 30/12/2012, Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo đã phủ nhận tầm quan trọng của tài liệu kể trên cho dù “Trung Quốc nhắc đến quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản bằng tên tiếng Nhật và nói rằng, quần đảo này là một phần của quần đảo Ryukyu”.

Giới chuyên môn rất quan tâm tới nhận định của chuyên gia Angguntari C.Sari, giảng viên Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Công giáo Parahyangan ở Bandung (Indonesia) khi cho rằng, trong 10 năm tới có thể diễn ra 3 kịch bản cho tương lai Biển Đông. Đó là tận diệt, mơ ước và nguyên trạng. Tận diệt là viễn ảnh tồi tệ nhất khi xung đột giữa các bên tranh chấp xảy ra và lôi kéo Mỹ vào. Với kịch bản này, Mỹ sẽ không còn duy trì thế trung lập và xung đột quân sự quy mô lớn sẽ xảy ra. Nguyên trạng là viễn cảnh có nhiều khả năng xảy ra nhất trong 10 năm tới khi các bên đều chưa đi đến cùng trong giải quyết tranh chấp.

Video đang HOT

Ông Malcolm Cook, chuyên gia an ninh Đông Bắc Á của Đại học Flinders ở Australia cho rằng, các mối quan hệ chính trị trong vùng Đông Bắc Á – giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ nguội lạnh hơn so với năm 2012. Trong khi đó Giáo sư Hugh White, nhà nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc gia Australia lại nhận định, Trung Quốc và Nhật Bản đang lâm vào một thế kẹt có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh mà không bên nào muốn có tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây cũng là mối quan ngại của dư luận trong khu vực trước những động thái đang diễn ra tại biển Hoa Đông và Biển Đông.

Quyết tâm của Nhật Bản và Philippines

Trong thông điệp chúc mừng năm mới, tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề cập tới việc tàu thuyền và máy bay Trung Quốc xâm nhập vùng biển và không phận xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nên Tokyo sẽ đẩy mạnh phát triển, kiểm soát và phòng vệ đối với những đảo hẻo lánh của Nhật Bản. Cũng trong ngày 1/1, giới truyền thông Nhật Bản đưa tin, Tokyo đang xem xét khả năng dùng lại tàu tuần tra cũ và thuê lại nhân viên đã về hưu để bổ sung lực lượng cho các đội tuần duyên. Ngoài ra, Nhật Bản còn thành lập 1 đội tàu tuần tra mới (gồm 12 chiếc) với nhiệm vụ chính là bảo vệ quyền lợi tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Theo thống kê của Nhật Bản, trong năm 2012, tàu công vụ của Trung Quốc đã có tổng cộng 91 ngày tuần tra xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, cao gấp 7 lần so với năm 2011. Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 1-1 đưa tin, trong dịp tết dương lịch 2013, lực lượng hải giám Trung Quốc đã phái tàu tuần tra khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cảnh sát biển Nhật Bản xác nhận, 3 tàu Hải giám 15, 51 và 83 đã tiến vào khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sáng 1/1 cho dù trước đó (31/12/2012), 3 tàu hải giám này cũng tìm cách xâm nhập lãnh hải Nhật Bản.

Tân Thủ tướng Shinzo Abe vừa ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera xem xét lại chương trình phòng vệ trung hạn hiện nay bao gồm quy mô, vũ khí, khí tài của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cũng như các nguyên tắc chỉ đạo chương trình quốc phòng của nước này. Theo đó, Tokyo phải khẩn cấp khôi phục lại mối quan hệ đồng minh với Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh. Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cho biết, Thủ tướng Shinzo Abe đã quyết định điều chỉnh sớm bản Đại cương kế hoạch lực lượng phòng vệ Nhật Bản để nâng cao khả năng tác chiến cũng như khả năng uy hiếp của quân đội Nhật Bản đối với đối phương.

Được biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch đưa máy bay Global Hawk vào chương trình phòng vệ trung hạn để chống lại việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Trung Quốc ngày càng quyết liệt, đặc biệt liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tân Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố, Tokyo và Bắc Kinh cần bình tĩnh và liên hệ với nhau để hàn gắn mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước và biện pháp đầu tiên hướng tới hòa giải là phải liên lạc với nhau, đồng thời tuyên bố sẵn sàng hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc. Ngày 2/1, tờ Korea Times cho rằng, Nhật Bản đang nhân cơ hội Trung Quốc làm mưa làm gió trên biển Hoa Đông để đẩy mạnh hoạt động xây dựng tiềm lực quân sự và năng lực quốc phòng nhằm chuẩn bị đối phó với một cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc trong vòng 10 đến 20 năm tới. Và bước đầu tiên trong kế hoạch này là việc Tokyo sẽ triển khai 2.200 lính thủy quân lục chiến tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Ngày 28/12/2012, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez đã bày tỏ sự phản đối quyết liệt trước việc Trung Quốc triển khai tàu tuần tra Hải tuần 21 (có trọng tải 1.500 tấn, dài 93,2m, có tốc độ tối đa 40,74km/giờ, máy bay trực thăng đỗ được ở phần đuôi tàu) đến khu vực này. Ông Raul Hernandez cho rằng, những hoạt động tuần tra như vậy sẽ không thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này.

Tuyên bố kể trên diễn ra trong bối cảnh có tin nói rằng, Philippines đã cử lực lượng thuộc thủy quân lục chiến ra một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Được biết, từ tháng 10 tới nay, lực lượng tinh nhuệ của thủy quân lục chiến Philippines đã bắt đầu được triển khai tới 9 hòn đảo lớn nhỏ cùng một số bãi đá và nhiều sĩ quan được điều tới đóng quân ở khu vực này. Philippines cho biết, sẽ mua 3 trực thăng để trang bị cho hải quân, một phần trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội nước này.

Trung Quốc sẽ thành lập Bộ Hải dương?

Thông tin trên trang QQ News ngày 30/12/2012 thực sự khiến dư luận và giới chuyên môn tranh luận xung quanh việc Trung Quốc có thể thành lập Bộ Hải dương trong tương lai theo đề xuất của Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Quản lý thuộc Sở Nghiên cứu phát triển Hải dương quốc gia Trung Quốc Vương Phương.

Theo đề xuất của Chủ nhiệm Vương Phương hôm 29/12/2012, Trung Quốc sẽ thành lập tổ công tác biển thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ủy ban Biển đảo thuộc Quốc hội và Chính phủ cần thành lập một cơ quan cấp bộ để điều phối chung hoạt động của các lực lượng trên biển. Đề xuất này được đưa ra tại diễn đàn “Quyền và lợi ích biển – lợi ích và an ninh quốc gia” ở Bắc Kinh.

Tờ Đô thị Phương Nam cũng cho biết, các cơ quan chức năng của Trung Quốc cũng đang nghiên cứu phương án nâng cấp Cục Hải dương quốc gia thành Bộ Hải dương. Nguyên Phó bí thư tỉnh Phúc Kiến Trần Minh Nghĩa cũng đồng tình với quan điểm của Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Quản lý thuộc Sở Nghiên cứu phát triển Hải dương quốc gia Trung Quốc Vương Phương: Đề xuất nâng cấp Cục Hải dương quốc gia thành Bộ Hải dương.

Những thông tin kể trên đang khiến dư luận trong khu vực quan ngại về khả năng leo thang hoạt động của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp.

Nhật Bản hòa với Hàn và rắn với Trung! - Hình 2
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Ngày 29/12/2012, tờ Nhật báo Phố Wall có bài viết đề cập tới tình trạng ngư dân Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, xông vào hải phận nhiều quốc gia trên thế giới đánh bắt trộm cá. Bài viết xuất hiện sau khi Cảnh sát biển Hàn Quốc phải điều động 30 tàu thuyền và 1 máy bay (28/12/2012) vây bắt 21 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trộm cá tại vùng biển thuộc chủ quyền của Hàn Quốc.

Trước đó (26/12/2012), Cảnh sát biển Argentina đã nổ súng cảnh cáo để ngăn cản 2 tàu Trung Quốc đang chở 10 tấn mực và cá đánh bắt trộm chạy ra vùng biển quốc tế. Tờ Nhật báo Phố Wall cho rằng, hoạt động đánh bắt trái phép của tàu cá Trung Quốc đang làm xấu đi mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng.

Dư luận cũng đang quan tâm trước thông tin của tờ The Australian (Australia) khi cho biết: Xung quanh các đảo san hô và các quần đảo thuộc phạm vi tranh chấp của những quốc gia ở Biển Đông, diện tích các rạn san hô đã giảm 60-20% trong thời gian 10-15 năm qua. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hủy hoại rạn san hô, đó là tình trạng bành trướng kinh tế của Trung Quốc đã làm gia tăng nhiều vấn đề môi trường, trong đó có phần thiệt hại quan trọng về không gian sinh tồn tự nhiên do chính sách đô thị hóa vùng ven biển, mức độ đánh bắt thủy sản không hạn chế thời gian, cũng như nạn ô nhiễm môi trường.

Trong một động thái làm dịu căng thẳng trên Biển Đông, ngày 31/12/2012, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Doanh) cho biết, phạm vi áp dụng quy định của tỉnh Hải Nam (cho phép cảnh sát biển kiểm tra các tàu nước ngoài xâm nhập lãnh hải Trung Quốc từ 1/1/2013) được công bố bởi các phương tiện truyền thông nhà nước trong tháng 11/2012 vốn là một quy định cũ được thông qua năm 1999, áp dụng trong phạm vi 12 hải lý tính từ đảo Hải Nam. Việc thông tin mập mờ về quy định kể trên đã khiến nhiều nước lo ngại bởi ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do hàng hải.

Đây là lần đầu tiên Chính phủ Trung Quốc chính thức lên tiếng và cung cấp một lời giải thích chi tiết về các quy tắc được áp dụng kể từ 1/1/2013. Theo Giáo sư Chu Vĩnh Thắng tại Học viện Ngoại giao Trung Quốc, việc triển khai máy bay giám sát khu vực Senkaku/Điếu Ngư có thể trở thành một hoạt động thường xuyên và có hệ thống. Còn Giáo sư Vương Tân Sinh tại Đại học Bắc Kinh lại cho rằng, Trung Quốc sẽ triển khai tàu tuần tra, tàu hải giám và máy bay chiến đấu tới khu vực Senkaku/Điếu Ngư rõ ràng là một hành động tuyên bố chủ quyền, cũng như thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh trong vấn đề này.

Theo Hồng Thất Công – Tuấn Quỳnh

Petrotimes

"Xung đột quân sự Trung-Nhật là điều không thể tránh"

Một cơ quan phân tích của chính phủ Trung Quốc dự đoán xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản là điều không thể tránh khỏi, một phần là do sự can dự của Mỹ vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Xung đột quân sự Trung-Nhật là điều không thể tránh - Hình 1

Cơ quan phân tích của Trung Quốc cho rằng nếu xung đột quân sự Nhật-Trung xảy ra, một phần là do "trục xoay" của Mỹ.

Với Trung Quốc nổi lên là một cường quốc kinh tế dẫn đầu châu Á, một cơ quan phân tích của chính phủ Trung Quốc cho rằng xung đột của nước này với Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là điều không thể tránh vào thời điểm khi mối quan hệ song phương đang thay đổi, cũng vì lý do tranh chấp biển đảo.

Trong báo cáo hàng năm mang tên "Báo cáo về phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương", Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) cũng cho biết mối quan hệ giữa hai nước sẽ bước vào một giai đoạn sóng gió lớn.

Một mặt cho rằng cuộc xung đột Senkaku/Điếu Ngư có thể kéo dài, Trung Quốc hiện đang theo dõi sát động thái của chính phủ mới của Nhật, do Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo.

Báo cáo cũng chỉ rõ sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đang gây ra những lo ngại cho các nước láng giềng, buộc họ phải có những biện pháp đề phòng và khiến họ chấp nhận "điều chỉnh lại" cán cân quyền lực.

Với vấn đề Senkaku/Điếu Ngư, báo cáo cho rằng các nhóm cánh hữu của Nhật, nhóm đã củng cố được sức mạnh trong suốt 2 thập niên kinh tế chậm chạp của nước này, coi chính sách chuyển hướng sang châu Á của Mỹ là cơ hội tốt nhất để quốc hữu hóa quần đảo. Hồi tháng 9 vừa qua, Nhật đã mua 3 trong số 5 hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ một người chủ tư nhân.

"Việc Nhật quốc hữu hóa Điếu Ngư đã phá hủy khung duy trì cân bằng, khung ngăn chặn một cuộc xung đột", một nguồn tin ngoại giao Trung Quốc cho biết.

Báo cáo gần đây của CSIC cũng cho rằng sự can dự mạnh mẽ của Mỹ vào khu vực từ lâu đã được dự đoán là sẽ có những hậu quả xấu, như sẽ ủng hộ cho các chính trị gia dân tộc chủ nghĩa cứng rắn ở cả hai bên. "Dấu hiệu phản ứng có thể cứng rắn đã được thấy", báo cáo CSIS cho biết. "Trục xoay sang châu Á của Mỹ đã châm ngòi cho tâm lý chống Mỹ ở Trung Quốc, từ đó sẽ gia tăng áp lực lên các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đứng lên trước Mỹ. Những tiếng nói dân tộc chủ nghĩa đang kêu gọi biện pháp đối phó quân sự trước sự củng cố quân sự của Mỹ ở khu vực và những chiến lược quân sự mới của Mỹ".

CSIC cũng cáo buộc vai trò của Mỹ trong cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và các cuộc tranh chấp lãnh thổ khác ở châu Á không phải là trung lập mà là Mỹ đang theo đuổi một lập trường hiếu chiến bằng cách mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực cùng tăng cường hợp tác với các nước đang có tranh chấp với Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự "vươn lên của Trung Quốc với tư cách cường quốc thế giới".

Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc hồi tháng 10 vừa qua đã cảnh báo Mỹ đang dùng Nhật làm công cụ chiến lược trong kế hoạch tăng cường quân sự của mình ở châu Á Thái Bình Dương, nhằm "kiềm tỏa" Trung Quốc và đang làm tăng cao căng thẳng Trung-Nhật. Ông Chen Jia, người từng giữ vị trí là Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc, cáo buộc Mỹ đang khuyến khích Nhật Bản đáp trả bằng quân sự. "Mỹ đang kêu gọi Nhật Bản đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực về lĩnh vực an ninh chứ không chỉ là lĩnh vực kinh tế như hiện nay", ông cho hay. Cụ thể, có hai yếu tố chính củng cố cho điều này. Thứ nhất Washington đã tái cam kết trách nhiệm của họ đối với hiệp ước bảo vệ quân sự chung với Nhật, khẳng định sẽ can thiệp quân sự trong trường hợp xảy ra xung đột. Thứ hai,Washington coi Trung Quốc là một cường quốc đang lên và đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực và sẽ "chiếm" vị trí thống trị của họ trên thế giới.

Theo giới phân tích, các nhà kỹ trị ở Washington thích gọi tất cả những điều trên là "duy trì ổn định". Tuy nhiên, thực tế nhiều khi hoàn toàn khác so với từ ngữ được dùng. Và một điều chắc chắn là Washington sẽ không định để quyền lực của mình bị suy yếu.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89
12:30:59 14/05/2025
Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông PutinÔng Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin
23:52:37 13/05/2025
Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19
23:20:22 13/05/2025
Miss World 2025: đại diện Thái lên đồ bó sát 'nhức mắt', bị quốc tế trừ điểm?Miss World 2025: đại diện Thái lên đồ bó sát 'nhức mắt', bị quốc tế trừ điểm?
11:30:36 14/05/2025
Dàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung ĐôngDàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung Đông
12:20:32 14/05/2025
Mỹ tiến tới ngừng kê đơn thuốc chứa fluoride cho trẻ emMỹ tiến tới ngừng kê đơn thuốc chứa fluoride cho trẻ em
06:18:00 15/05/2025
Thủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch SindoorThủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch Sindoor
13:14:15 14/05/2025
Quan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý doQuan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý do
18:02:42 13/05/2025

Tin đang nóng

Thêm 1 màn bắt hoa cưới linh nghiệm: Hoá ra Hồ Quỳnh Hương đã bất chấp "xin vía" từ đôi Vbiz đặc biệt này!Thêm 1 màn bắt hoa cưới linh nghiệm: Hoá ra Hồ Quỳnh Hương đã bất chấp "xin vía" từ đôi Vbiz đặc biệt này!
06:13:55 15/05/2025
Tôi thoát khỏi nỗi oan tày trời nhờ mẹ chồng không biết nhà lắp cameraTôi thoát khỏi nỗi oan tày trời nhờ mẹ chồng không biết nhà lắp camera
05:04:30 15/05/2025
Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư "mẹ xin lỗi con gái"Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư "mẹ xin lỗi con gái"
07:32:22 15/05/2025
Nhân vật cứ xuất hiện là khán giả phim 'Cha tôi người ở lại' ức chếNhân vật cứ xuất hiện là khán giả phim 'Cha tôi người ở lại' ức chế
05:58:14 15/05/2025
Tranh cãi lớn nhất Hoàn Châu Cách Cách suốt 27 năm: Tiểu Yến Tử và Hạ Tử Vy, ai mới là nữ chính?Tranh cãi lớn nhất Hoàn Châu Cách Cách suốt 27 năm: Tiểu Yến Tử và Hạ Tử Vy, ai mới là nữ chính?
05:44:07 15/05/2025
Xác minh thông tin công ty trừ tiền lỗ vào lương công nhânXác minh thông tin công ty trừ tiền lỗ vào lương công nhân
08:12:49 15/05/2025
Sốc: Selena Gomez bị "bóc trần" không phải là tỷ phú, còn nợ nần chồng chất?Sốc: Selena Gomez bị "bóc trần" không phải là tỷ phú, còn nợ nần chồng chất?
08:50:36 15/05/2025
Thảm đỏ Cannes ngày 2: Tom Cruise giật trọn spotlight, Chompoo Araya lên đồ "chặt chém" cả dàn mỹ nhân Kim Go Eun - Heidi KlumThảm đỏ Cannes ngày 2: Tom Cruise giật trọn spotlight, Chompoo Araya lên đồ "chặt chém" cả dàn mỹ nhân Kim Go Eun - Heidi Klum
06:04:21 15/05/2025

Tin mới nhất

Mỹ tiết lộ kế hoạch triển khai lực lượng NATO tới Ukraine

Mỹ tiết lộ kế hoạch triển khai lực lượng NATO tới Ukraine

09:23:50 15/05/2025
Phát biểu với kênh Fox Business hôm 13/5, ông Keith Kellogg, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho biết các binh sĩ từ Pháp, Đức, Anh và Ba Lan có thể tham gia lực lượng cơ động , đóng vai trò gìn giữ hòa bình hậu xung đột ở...
Tổng thống Macron: Pháp đã cạn kiệt vũ khí để viện trợ cho Ukraine

Tổng thống Macron: Pháp đã cạn kiệt vũ khí để viện trợ cho Ukraine

08:57:14 15/05/2025
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn phát sóng trên kênh TF1, ông Macron bảo vệ cách tiếp cận của chính quyền mình đối với cuộc xung đột Ukraine.
Cận cảnh khu biệt phủ hoành tráng của đại gia xây không phép, sắp bị phá dỡ

Cận cảnh khu biệt phủ hoành tráng của đại gia xây không phép, sắp bị phá dỡ

08:40:19 15/05/2025
Một khu dinh thự bề thế tại Trung Quốc sẽ bị phá dỡ trong thời gian tới, vì chủ nhân xây dựng công trình nhưng không được cấp phép.
Động thái cứng rắn của EU với Nga trước ngày đàm phán về Ukraine

Động thái cứng rắn của EU với Nga trước ngày đàm phán về Ukraine

08:15:18 15/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 17 đối với Nga, chủ yếu nhắm vào đội tàu chở dầu ngầm của Moscow.
Nga sẽ chờ Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình

Nga sẽ chờ Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình

08:05:37 15/05/2025
Nga sẽ cử một phái đoàn tới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 để đàm phán trực tiếp với Ukraine và hy vọng Kiev cũng sẽ làm như vậy.
Ấn Độ phản bác Trung Quốc đổi tên lãnh thổ tranh chấp chủ quyền

Ấn Độ phản bác Trung Quốc đổi tên lãnh thổ tranh chấp chủ quyền

07:44:56 15/05/2025
Ấn Độ lên tiếng sau khi Trung Quốc đặt tên lại cho một số địa danh ở khu vực mà 2 bên tranh chấp chủ quyền trong nhiều năm qua.
Kịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung Quốc

Kịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung Quốc

07:32:24 15/05/2025
Ông cho biết: Nếu bạn nhìn vào những gì đã xảy ra trong những năm gần đây, xu hướng (thị phần giảm) đang rất rõ ràng và các nhà sản xuất ô tô phương Tây rất khó giữ được vị thế của mình tại Trung Quốc .
Tổng thống Putin công bố thành phần đoàn đàm phán với Ukraine: Người đứng đầu đầy bất ngờ

Tổng thống Putin công bố thành phần đoàn đàm phán với Ukraine: Người đứng đầu đầy bất ngờ

07:26:49 15/05/2025
Tuy nhiên, theo một cựu quan chức Liên bang Nga tiết lộ với tờ Washington Post, phía Moskva sẽ được đại diện bởi Ngoại trưởng Sergey Lavrov và trợ lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin, ông Yuri Ushakov.
Tây Ban Nha xác định được 3 địa điểm gây sự cố mất điện diện rộng

Tây Ban Nha xác định được 3 địa điểm gây sự cố mất điện diện rộng

07:21:51 15/05/2025
Cuộc điều tra có sự tham gia của nhiều thành phần từ chính phủ, các cơ quan an ninh đến các chuyên gia kỹ thuật. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Tây Ban Nha nêu đích danh các khu vực xuất hiện sự cố.
Ông Trump gặp Tổng thống lâm thời Syria sau thông báo dỡ bỏ trừng phạt

Ông Trump gặp Tổng thống lâm thời Syria sau thông báo dỡ bỏ trừng phạt

07:20:40 15/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp với lãnh đạo Syria tại Ả rập Xê út vào ngày 14/5 sau thông báo bất ngờ của Washington về việc dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt đối với Damascus.
Tân Thủ tướng Đức cam kết đưa đất nước trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Tân Thủ tướng Đức cam kết đưa đất nước trở lại quỹ đạo tăng trưởng

06:14:21 15/05/2025
Về quan hệ xuyên Đại Tây Dương, người đứng đầu Chính phủ Đức nhấn mạnh sự phối hợp chặt chẽ với Mỹ và khẳng định lại cam kết của Đức đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Mỹ nêu điều kiện 'có đi có lại' với Iran

Mỹ nêu điều kiện 'có đi có lại' với Iran

06:13:13 15/05/2025
Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng còn đề cập đến Syria và tuyên bố đang cân nhắc khả năng bình thường hóa quan hệ song phương. Về Liban, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định đang có cơ hội xây dựng một tương lai hòa bình tại đây.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện gần 1 tấn trứng gà non được gom trôi nổi suýt tuồn ra thị trường

Phát hiện gần 1 tấn trứng gà non được gom trôi nổi suýt tuồn ra thị trường

Tin nổi bật

09:42:29 15/05/2025
Lực lượng chức năng TP Hà Nội vừa phát hiện và tạm giữ 0,8 tấn các sản phẩm nội tạng gà đông lạnh không rõ nguồn gốc tại quận Hoàng Mai.
Bentley Continental GT gần 20 tuổi vẫn có giá sang nhượng hơn 2 tỷ đồng

Bentley Continental GT gần 20 tuổi vẫn có giá sang nhượng hơn 2 tỷ đồng

Ôtô

09:39:11 15/05/2025
Tính trung bình, chiếc Bentley Continental GT 2008 trong bài viết mỗi năm mất giá khoảng 1 tỷ đồng, con số được xem là giữ giá với một mẫu xe siêu sang.
Nha Trang - Hội An tiếp tục lọt top điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025

Nha Trang - Hội An tiếp tục lọt top điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025

Du lịch

09:39:06 15/05/2025
Cụ thể, thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) đã lọt vào top 6 trong danh sách 25 điểm đến tuyệt vời nhất châu Á đầu năm 2025; Hội An được vinh danh là thành phố cổ lãng mạn nhất thế giới.
Taylor Swift tái xuất giữa tâm bão scandal: Bạn thân phản bội, tinh thần suy sụp

Taylor Swift tái xuất giữa tâm bão scandal: Bạn thân phản bội, tinh thần suy sụp

Sao âu mỹ

09:35:36 15/05/2025
Taylor Swift người luôn kín tiếng về đời tư bất ngờ xuất hiện trong hồ sơ vụ kiện giữa Blake Lively và đạo diễn Justin Baldoni. Hậu drama này đang khiến fan không khỏi bất ngờ: Liệu cô chỉ là nạn nhân bị lôi kéo, hay mọi chuyện còn phức...
Đậu phụ đại kỵ với 6 nhóm thực phẩm này

Đậu phụ đại kỵ với 6 nhóm thực phẩm này

Sức khỏe

09:19:06 15/05/2025
Người có cơ địa hàn, hay lạnh bụng, tiêu hóa kém ăn hai món này với nhau có thể bị đầy hơi, đau bụng hoặc đi ngoài phân lỏng. Nếu dùng chung thì nên nấu chín kỹ để trung hòa tính vị.
Những bộ phim được chờ đợi nhất tại Liên hoan phim Cannes 2025

Những bộ phim được chờ đợi nhất tại Liên hoan phim Cannes 2025

Phim âu mỹ

09:14:24 15/05/2025
Liên hoan phim Cannes 2025 chứng kiến sự ra mắt của nhiều bộ phim đáng chờ đợi như Mission: Impossible - The Final Reckoning , Die, My Love ,...
Có gì trong MV debut của nhóm nhạc bước ra từ "Anh trai vượt ngàn chông gai"?

Có gì trong MV debut của nhóm nhạc bước ra từ "Anh trai vượt ngàn chông gai"?

Nhạc việt

09:11:09 15/05/2025
Nhóm B.O.F là nhóm nhạc nam, gồm 5 thành viên (Jun Phạm, BB Trần, S.T Sơn Thạch, Bùi Công Nam, Kay Trần) được thành lập sau chương trình thực tế Anh trai vượt ngàn chông gai.
Mỹ nam 18.000 tỷ giàu nhất Hàn Quốc: Nhan sắc hồ ly mê hoặc chúng sinh, đóng phim không màng cát-xê

Mỹ nam 18.000 tỷ giàu nhất Hàn Quốc: Nhan sắc hồ ly mê hoặc chúng sinh, đóng phim không màng cát-xê

Hậu trường phim

09:08:30 15/05/2025
Dù bước vào showbiz với tư cách idol nhưng Kim Jae Joong còn duy trì hoạt động đều đặn ở mảng phim ảnh - một lĩnh vực mà anh chưa bao giờ đặt cát-xê lên hàng đầu.
G-Dragon 'nổ hint' đến Hà Nội, dân mạng Việt thi nhau 'nở' 1 thứ đón 'anh Long'

G-Dragon 'nổ hint' đến Hà Nội, dân mạng Việt thi nhau 'nở' 1 thứ đón 'anh Long'

Sao châu á

09:06:54 15/05/2025
Thông tin G-Dragon sẽ đến biểu diễn tại SVĐ Mỹ Đình, Hà Nội vào ngày 21/6 tới đây, được công bố trên toàn bộ nền tảng MXH đã nhanh chóng tạo nên cơn địa chấn trong cộng đồng yêu nhạc.
Son Ye Jin 20 tuổi đẹp kinh diễm trong tạo hình kỹ nữ: Thoáng lộ gáy thôi mà khán giả đã xuyến xao

Son Ye Jin 20 tuổi đẹp kinh diễm trong tạo hình kỹ nữ: Thoáng lộ gáy thôi mà khán giả đã xuyến xao

Phim châu á

09:06:08 15/05/2025
Tạo hình của Son Ye Jin trong Painted Fire là sự hòa quyện giữa nét ngây thơ và quyến rũ, phù hợp với một nhân vật vừa đáng thương vừa cuốn hút.
Những vụ hàng giả gây ám ảnh liên tiếp bị triệt phá trong tháng 4

Những vụ hàng giả gây ám ảnh liên tiếp bị triệt phá trong tháng 4

Pháp luật

09:00:44 15/05/2025
Trong một tháng, Bộ Công an và cảnh sát địa phương liên tiếp triệt phá các đường dây sản xuất hàng giả là thực phẩm, khởi tố hàng chục bị can.