Nhật Bản lắp đặt camera ‘vạch trần’ bộ mặt của Trung Quốc
Hôm 4-12, Tờ Wantchinatimes đưa tin, Nhật Bản đã quyết định lắp đặt camera trên các máy bay phản lực nhằm có được bằng chứng thuyết phục về việc máy bay chiến đấu của Trung Quốc “lộng hành” trong không phận Nhật bản.
Đáp ứng lời kêu gọi của chính phủ, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản quyết định trang bị thêm hệ thống camera cho các máy bay phản lực của nước này.
Tháng sáu vừa qua, Nhật Bản đã cáo buộc các máy bay quân sự Trung Quốc cố tình áp sát máy bay chiến đấu của họ trong khoảng cách 30 mét trên biển Hoa Đông. Khu vực này hiện đang là vùng biển tranh chấp quyết liệt giữa Trung Quốc và đất nước mặt trời mọc.
Biển Hoa Đông hiện đang là vùng biển tranh chấp quyết liệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản. (Ảnh minh họa)
Trước đó, vào tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đơn phương tuyên bố biển Hoa Đông là một phần nằm trong không phận thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trước cáo buộc “vô căn cứ” của Nhật Bản, ngay lập tức Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ và khẳng định rằng khoảng cách gần nhất giữa các máy bay quân sự là 150 mét.
Kể từ đầu năm nay, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản liên tiếp huy động hàng loạt máy bay chiến đấu nhằm theo dõi các máy bay “lạ mặt” tiếp cận không phận của họ.
Theo Đài truyền hình quốc tế Đức Deutsche Welle cho biết, trong khoảng thời gian 12 tuần đầu năm 2014, các máy bay quân sự Trung Quốc đã tiếp cận không phận Nhật Bản không dưới 100 lần.
Theo Pháp Luật TPHCM
Video đang HOT
Nhật Bản đối phó Trung Quốc bằng kế hoạch khủng
Để đối phó với một Trung Quốc ngày càng manh động trên biển Hoa Đông, lần đầu tiên Nhật Bản đã tiết lộ kế hoạch cực lớn của mình.
Theo bản kế hoạch được tiết lộ, Nhật Bản đã chi gần 500 triệu JPY (khoảng gần 4,9 triệu USD) để mua thử nghiệm 4 trong tổng số 52 chiếc xe thiết giáp lưỡng thê AAV7 dự định mua của Mỹ. Ngày 20/2, lô AAV7 đã được chuyển đến cảng Yokohama. Sau đó, chúng tiếp tục hành quân về nơi đóng quân của lực lượng tự vệ nằm ở khu vực Kanto.
"AAV7" là trang bị mà lực lượng tự vệ Nhật Bản lần đầu tiên được sử dụng, nên bộ quốc phòng Nhật sẽ kiểm tra kỹ tính năng của nó, để làm cơ sở nghiên cứu về sau. Việc mua sắm các xe thiết giáp lưỡng thê này nằm trong "Kế hoạch phòng vệ trung hạn" mà Tokyo đã xây dựng.
Căn cứ vào kế hoạch này, trong vòng 5 năm tới, Nhật dự chi ngân sách 24,67 nghìn tỷ Yên (tương đương 239 tỷ USD); thành lập các "Trung đoàn thủy - lục cơ động" thuộc lực lượng tự vệ trên đất liền.
Đây chính là lực lượng nòng cốt, chịu trách nhiệm phòng vệ các đảo xa của Nhật Bản. Để phục vụ cho nhiệm vụ này, các phương tiện tác chiến đổ bộ là yếu tố không thể thiếu được, do đó, kế hoạch của Nhật là sẽ mua tổng cộng 52 chiếc xe thiết giáp đổ bộ lưỡng thê.
Ngoài ra, Nhật còn mua sắm 17 chiếc máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey, 3 máy bay trinh sát không người lái chiến lược, tầm cao - tầm xa RQ-4 Global Hawk để nâng cao khả năng giám sát và năng lực cơ động tác chiến. Số máy bay này sẽ được triển khai bố trí tại Okinawa, cùng với lực lượng của Trung đoàn đổ bộ đường không số 1 thuộc lực lượng tự vệ trên bộ, trong vòng 10 phút có thể triển khai đổ bộ xuống Senkaku.
Theo đại cương kế hoạch phòng vệ mà chính phủ Nhật xây dựng tháng 12/2013, Tokyo sẽ xây dựng thành công biên chế cơ bản của lực lượng tác chiến đổ bộ trong vòng 5 năm tới. Lực lượng này được xây dựng trên nền tảng "Trung đoàn thủy - lục cơ động", với biên chế chuẩn 3.000 quân, nhiều gấp 4 lần biên chế của Trung đoàn bộ binh cơ giới trực thuộc lực lượng tự vệ trên bộ khu vực phía tây (khoảng 700 người). (Trong ảnh: Máy bay V-22 Osprey)
Việc mua sắm máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey và xe thiết giáp lưỡng thê AAV-7 là nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các trung đoàn thủy - lục cơ động. Có thể nhận thấy, các trung đoàn này sẽ sử dụng V-22 Osprey và AAV-7 để đổ bộ đánh, tái chiếm đảo, mục đích chính là nhằm vào quần đảo đang tranh chấp với Trung Quốc ở Senkaku/Điếu Ngư.
Ngoài ra, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật cũng đã công bố kế hoạch mua thêm một chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi nặng 9.000 tấn, đưa tổng số tàu lớp này lên 4 chiếc. Sau khi đưa 2 chiếc tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga 19.000 tấn vào biên chế, họ còn có kế hoạch chế tạo thêm 2 chiếc tàu chở trực thăng 27.000 tấn nữa để hỗ trợ các hoạt động đổ bộ đánh chiếm đảo. (Trong ảnh: Tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi)
Đồng thời, có thể Nhật sẽ mua sắm máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B để trang bị cho lực lượng hải quân đánh bộ. Tàu sân bay trực thăng thế hệ mới nhất 22DDH chuyên chở trực thăng tấn công, nhưng được xây dựng theo mô hình các tàu đổ bộ tấn công Mỹ nên có khả năng mang theo tới 12 chiếc F-35B. Lực lượng này sẽ càn quét các chiến đấu cơ, đánh phá các căn cứ bờ và tiêu diệt các chiến hạm Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng tác chiến đổ bộ.
Ngoài ra, ngày 5/1, Nhật đã quyết định tái biên chế 7 sư đoàn và lữ đoàn trong tổng số 15 sư đoàn/lữ đoàn thuộc lực lượng tự vệ trên bộ (lục quân) trong toàn quốc, thành các sư đoàn và lữ đoàn cơ động phản ứng nhanh, chuyên trách bảo vệ khu vực cụm đảo tây nam. Động thái này chủ yếu để thay đổi thể chế lực lượng tự vệ trên bộ, được xây dựng trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhằm đối phó với tình huống đổ bộ quy mô lớn của đối phương. Trong ảnh: Tiêm kích F-35B.
Được biết, trong thời gian 5 năm tới, bắt đầu từ năm 2014, lực lượng tự vệ trên bộ của Nhật Bản sẽ tái biên chế sư đoàn 6 và sư đoàn 8; lữ đoàn 11 và lữ đoàn 14 thành các sư đoàn và lữ đoàn cơ động. Trong thời gian 5 năm kế tiếp, sẽ tiếp tục tái biên chế các sư đoàn 2; lữ đoàn 5 và lữ đoàn 12 nhưng vẫn giữ nguyên địa điểm đóng quân của các Bộ tư lệnh sư đoàn/lữ đoàn này. Trong ảnh: Máy bay V-22 Osprey.
3 sư đoàn và 4 lữ đoàn cơ động mới thành lập sẽ trở thành lực lượng cơ động phản ứng nhanh. Có thể nhận định là trong vòng 5 năm nữa, binh chủng hải quân đánh bộ này của Nhật Bản sẽ trở nên rất mạnh, có khả năng áp đảo hoàn toàn 2 lữ đoàn hải quân đánh bộ số 1 và 164 của Trung Quốc.
Chương trình xây dựng lực lượng quân đội lần này của Nhật Bản trước hết là để đối phó về một cuộc tấn công ồ ạt của Trung Quốc đang hiển hiện. Bởi theo Đại tá James Fannell, Phó tham mưu trưởng tình báo Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ hôm 19/2 tiết lộ, Trung Quốc đã tập luyện chiến đấu chớp nhoáng chống Nhật nhằm chiếm quần đảo tranh chấp Điếu Ngư mà Tokyo gọi là Senkaku. Trong ảnh: Lính Nhật Bản diễn tập chiếm đảo.
Đại tá James Fannell cho biết thêm: "Chúng tôi đã chứng kiến cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo quy mô lớn của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Có thể kết luận rằng PLA đã nhận nhiệm vụ mới để có thể tiến hành một cuộc chiến chớp nhoáng nhằm tiêu diệt quân đội Nhật Bản ở biển Hoa Đông, nhằm chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư...". Trong ảnh: Lính Nhật Bản diễn tập chiếm đảo.
Tuy nhiên Lầu Năm Góc đã phủ nhận báo cáo của Đại tá James Fannell, dù vậy với những gì mà Nhật Bản đã lên kế hoạch, thì một cuộc tấn công vào quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của Trung Quốc không làm cho Nhật Bản bất ngờ. Trong ảnh: Lính Nhật Bản diễn tập chiếm đảo.
Theo Đất Việt
Ẩn ý sau sự yên tĩnh kỳ lạ quanh Điếu Ngư/Senkaku Việc tàu Trung Quốc ngừng mọi hoạt động gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản có thể là một nước cờ của Bắc Kinh nhằm dọn đường cho cuộc gặp mặt quan trọng giữa lãnh đạo hai nước, dự kiến diễn ra vào tháng tới. Chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông từ lâu là tâm điểm tranh chấp giữa Nhật...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza

Kế hoạch của Nhật bơm năng lượng vũ trụ về Trái Đất

Trung Quốc bắt đầu quá trình xây dựng siêu máy tính trong không gian

Pháp: Sân bay lớn thứ 2 của Paris tiếp tục bị gián đoạn

Cảnh sát Hàn Quốc đẩy nhanh truy tìm nghi phạm 2 vụ giết người

Pháp lên kế hoạch xây 'siêu nhà tù' giữa rừng để giam giữ các tay trùm ma túy khét tiếng

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản xin lỗi về phát ngôn giữa 'cơn bão giá gạo'

Lý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho Ukraine

Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?

Điện Kremlin thông báo chính thức về cuộc điện đàm thượng đỉnh Trump-Putin

Chuyến thăm Trung Đông và chính sách "ngoại giao giao dịch" của ông Trump
Có thể bạn quan tâm

Giải pháp bảo mật nhận dạng mặt nạ silicon
Pháp luật
22:08:30 19/05/2025
Đi du lịch 5 ngày chỉ tiêu hết 2 triệu, tôi vẫn bị mẹ chồng chê hoang phí, bắt ăn rau cả tuần để "rèn lại tính tiết kiệm"
Góc tâm tình
22:04:53 19/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt vì tội gì?
Sao việt
22:02:57 19/05/2025
Điều chưa biết về mạng bưu chính KT1 phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước
Tin nổi bật
21:59:24 19/05/2025
Tài tử "Chiến nào, ma kia!" cưới vợ ngoài ngành
Sao châu á
21:55:39 19/05/2025
Chân dài 17 tuổi gây xốn xang ở giải bóng chuyền trẻ QG 2025
Sao thể thao
21:44:54 19/05/2025
Bố vợ Văn Hậu lộ bí mật 'dâng' con gái cho con rể, công khai xuất hiện gây bão?
Netizen
21:31:29 19/05/2025
Giải mã sức hút 'Mưa lửa' - phim về các anh trai đang gây sốt phòng vé
Hậu trường phim
21:26:00 19/05/2025
Anh Tú gây xúc động mạnh với ca khúc tự sáng tác "Người là Hồ Chí Minh"
Nhạc việt
20:02:44 19/05/2025
Trẻ trung và năng động với áo corset ngày hè
Thời trang
20:00:01 19/05/2025