Nhật Bản tăng cường giám sát quần đảo tranh chấp với Trung Quốc

Hôm nay, Nhật Bản đã tăng cường công tác tuần tra ở biển Hoa Đông nhân kỷ niệm một năm ngày nước này quốc hữu hóa 3 trên 5 hòn đảo ở Senkaku mà Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền và gọi là đảo Điếu Ngư.

Nhật Bản tăng cường giám sát quần đảo tranh chấp với Trung Quốc - Hình 1

Tàu cảnh sát biển Nhật Bản PS206 phía trước đảo Houou, một trong những 5 hòn đảo có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa ông.

Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất Á châu đã suy sụp tới mức thấp nhất trong nhiều năm sau khi Nhật Bản mua 3 trong 5 hòn đảo ở Senkaku/Điếu Ngư từ chủ sở hữu tư nhân là một gia đình người Nhật vào ngày này cách đây đúng một năm.

Khi đó, Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ hành động của chính phủ Nhật Bản bằng cách thường xuyên đưa tàu bè và máy bay đến tuần tra tại khu vực chiến lược này. Gần đây, các hành động của Trung Quốc còn được đẩy lên nấc thang mới với việc Bắc Kinh phái cả tàu tuần duyên, oanh tạc cơ và máy bay không người lái đến khu vực tranh chấp.

Tuy nhiên, Phó Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Katsunobu Kato nói rằng Tokyo sẽ giữ vững lập trường đối với quần đảo Senkaku. Ông cũng bày tỏ “rất lấy làm tiếc” trước việc Trung Quốc không ngớt phái tàu đến vùng biển thuộc chủ quyền của Nhật Bản.

Hôm qua, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga còn tuyên bố Nhật Bản không loại trừ khả năng phái nhân viên chính phủ đến làm việc trên những hòn đảo không có người ở này, coi đây là một hình thức bảo vệ chủ quyền hợp pháp.

Tuyên bố của ông Yoshihide Suga đã nhanh chóng vấp phải sự chỉ trích kịch liệt của Trung Quốc, buộc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phải đề nghị mở các cuộc thảo luận cấp cao để giải quyết. Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ đề nghị này và cho rằng Tokyo phải nhượng bộ trước để giảm bớt căng thẳng.

Dưới đây là lịch sử tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc:

1894: Chiến tranh Trung Nhật lần thứ nhất bắt đầu.

1895:

14-1: Nhật Bản đơn phương chiếm 5 đảo và ba nhóm đá không quặng ở biển Hoa Đông, đặt tên là Senkaku.

17-4: Nhà Thanh của Trung Quốc nhượng Đài Loan và các đảo dọc theo đó cho Nhật Bản theo thỏa ước Shimonoseki, chấm dứt cuộc chiến tranh Trung-Nhật thứ nhất.

Quần đảo Senkaku không bao gồm trong thỏa ước này.

1896: Chính phủ Nhật Bản cho ông Tatsushiro Koga thuê 4 hòn đảo thuộc Senkaku là Uotsuri, Minami, Kita, và Kuba. Ông Koga thiết lập các cơ sở sản xuất cá khô và thu thập lông chim.

1932: Chính phủ Nhật Bản bán 4 đảo này cho Zenji, con trai của ông Koga. Đảo thứ 5, Taisho, vẫn thuộc quyền kiểm soát của nhà nước. Gia đình ông Koga xuất khẩu hải sản từ những đảo này.

Video đang HOT

1940: Gia đìnhKoga chấm dứt các hoạt động sản xuất tại 4 hòn đảo trên do tác động của cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhì. Từ đó, các hòn đảo này không có người ở.

1945: Nhật đầu hàng, chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ II. Nhật Bản trao trả Đài Loan và các hòn đảo quanh đó cho Trung Quốc theo các tuyên cáo Cairo và Potsdam. Quân đội Mỹ chiếm quyền kiểm soát chuỗi đảo Senkaku và Rykyu của Nhật Bản.

1951: Nhật Bản chấp nhận để Mỹ quản lý các đảo Rykuyu và Senkaku, có ghi trong hiệp ước San Francisco.

1969: Phúc trình của Liên hợp quốc dẫn kết quả khảo cứu cho thấy có trữ lượng lớn dầu lửa trong vùng biển của dãy đảo Senkaku.

1971: Đài Loan, Trung Quốc chính thức đòi chủ quyền trên các đảo này và gọi đó là Điếu Ngư.

1972: Nhật Bản lấy lại quyền kiểm soát Okinawa và các đảo Senkaku từ Mỹ. Đổi lại, Nhật Bản cho quân đội Mỹ sử dụng đảo Kuba (thuê lại của gia đình Koga) và đảo Taisho làm nơi tập bắn “vô thời hạn”.

Cùng năm đó, gia đình Zenji Koga bắt đầu làm thủ tục bán các đảo Kuba, Uotsuri, Minami và Kita cho gia đình Kurihara. Vụ mua bán hoàn tất năm 1988.

1978:

Tháng 4: Hàng trăm tàu đánh cá Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển quanh các đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa lúc hai nước đang đàm phán hòa ước.

Tháng 6: Quân đội Mỹ đình chỉ các cuộc thao diễn bắn đạn thật tại các đảo Kuba và Taisho.

Tháng 8: Trung Quốc, Nhật Bản ký hòa ước đồng ý gác lại tranh chấp và để cho các thế hệ sau giải quyết.

1992: Quốc vụ viện Trung Quốc tuyên bố các đảo Điếu Ngư là “lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc” theo một đạo luật mới về “Lãnh hải và vùng tiếp giáp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

1996: Đoàn thanh niên Nhật Bản dựng hải đăng trên đảo Uotsuri. Nhiều người Hồng Kông theo chủ nghĩa dân tộc toan tính đổ bộ lên đảo Uotsuri để phản đối hành động của Nhật Bản.

2002: Gia đình Kurihara cho Bộ Nội vụ Nhật Bản thuê các đảo Uotsuri, Minami và Kita.

2010: Một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc xâm nhập vùng biển quanh Điếu Ngư/Senkaku ngày 7/9 và dẫn tới vụ đụng độ với các tàu tuần duyên Nhật Bản.

Nhà chức trách Nhật bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc Chiêm Kỳ Hùng 2 tuần lễ khiến Trung Quốc rất tức giận và đã quyết định ngừng mọi hoạt động trao đổi cũng như xuất khẩu đất hiếm.

2012:

Tháng 4: Lãnh đạo chính quyền Tokyo, ông Shintaro Ishihara, công bố thông tin về viêc mua lại các đảo thuộc Senkaku từ gia đình Kurihara.

Tháng 7: Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda cho biết chính phủ trung ương cũng đang đàm phán để mua các đảo này.

15-8: 14 người hoạt động ủng hộ Trung Quốc đi thuyền tới các đảo tranh chấp để khẳng định chủ quyền. 5 trong số này bơi vào bờ trước khi lực lượng tuần duyên Nhật bắt giữ cả 14 người và trục xuất họ.

19-8: Các nhà chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản đổ bộ lên Uotsuri bất chấp cảnh báo của chính phủ.

Vũ Anh

Theo Dantri

TQ "bắt nạt" Nhật Bản như với Philippines?

Sau khi lấn lướt đoạt quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines, Trung Quốc định áp dụng chiến lược này với nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật kiểm soát.

Ngày 8/8, Trung Quốc đã xua tàu công vụ ra vùng biển gần nhóm đảo Senkaku tranh chấp với Nhật Bản và trụ lại đây trong thời gian kỷ lục là 28 tiếng đồng hồ với mục đích được cho là lặp lại chiến lược giành giật biển đảo bằng sự hiện diện ngày càng tăng của các lực lượng trên biển.

Ngày 9/8, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết tàu tuần tra của lực lượng cảnh sát biển mới được thành lập của Trung Quốc đã lởn vởn trong vùng biển do Nhật Bản quản lý trong thời gian lâu nhất kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku hồi năm ngoái. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng đã triệu tập một quan chức ngoại giao Trung Quốc để "phản đối mạnh mẽ" động thái này.

TQ bắt nạt Nhật Bản như với Philippines? - Hình 1

Tàu công vụ Trung Quốc trụ lại ngày càng lâu hơn ở vùng biển xung quanh Senkaku

Đây chính là chiến lược mà Trung Quốc đã áp dụng thành công sau khi chiếm được quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough trên Biển Đông từ tay Philippines. Những động thái này được tiến hành trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường ngân sách quốc phòng với tham vọng trở thành một cường quốc trên biển trong khu vực.

Ông Chiaki Akimoto, giám đốc Viện Hoàng gia về Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Nhật Bản cho rằng chiến lược này được Trung Quốc áp dụng giống nhau ở Philippines và Nhật Bản: "Mục tiêu của họ là làm leo thang tình hình từng chút một. Đồng thời, họ muốn thử xem Nhật Bản phản ứng như thế nào."

Hồi tháng 6, Philippines đã phản đối cái mà họ gọi là "sự hiện diện dày đặc của tàu quân sự và tàu bán vũ trang Trung Quốc" xung quanh những hòn đảo mà họ tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Hồi tháng 1, Philippines đã đề nghị Liên Hiệp Quốc đứng ra phân xử tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc sau khi Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố: "Rõ ràng nhóm đảo Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản cả về phương diện lịch sử lẫn luật pháp quốc tế. Sự xâm phạm của tàu công vụ Trung Quốc vào lãnh hải Nhật Bản trong thời gian dài nhất từ trước tới nay là hành động cực kỳ đáng tiếc và chúng tôi không chấp nhận điều đó."

TQ bắt nạt Nhật Bản như với Philippines? - Hình 2

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc tiến vào vùng biển xung quanh Senkaku

Cảnh sát biển Nhật Bản cho hay bốn tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã tiến vào vùng biển chỉ cách đảo Minami Kojima 5 km và ở lại đó trong suốt 28 giờ đồng hồ, và chỉ rời đi vào trưa ngày hôm nay.

Về phần mình, đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố trên website của mình rằng tàu công vụ Trung Quốc đã xua đuổi các "nhà hoạt động cánh hữu" Nhật Bản ra khỏi vùng biển xung quanh nhóm đảo tranh chấp và đòi tàu Nhật Bản ngay lập tức rời khỏi "vùng lãnh thổ" này.

Tình hình ngày càng leo thang chỉ vài ngày trước lễ kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến 2 vào ngày 15/8 tới đây, một sự kiện nhạy cảm đối với các quốc gia châu Á từng bị Nhật Bản xâm lược hồi đầu thế kỷ 20.

Các chính trị gia thuộc đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe có thể sẽ đến thăm đền Yasukuni, nơi thờ những người lính Nhật chết trong chiến tranh, trong đó có cả những nhân vật bị phe Đồng minh coi là tội phạm chiến tranh. Còn Thủ tướng Abe sẽ không đến thăm ngôi đền này để tránh gây thêm căng thẳng với Trung Quốc và Hàn Quốc.

Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc xấu đi trông thấy kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku và ảnh hưởng đến hoạt động giao thương giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á này. Số liệu thống kê cho thấy lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật đã giảm 2% so với năm ngoái, và là lần sụt giảm thứ 6 liên tiếp.

Từ tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã thường xuyên cho tàu công vụ ra vùng biển xung quanh nhóm đảo tranh chấp Senkaku. Tháng 12/2012, lần đầu tiên Nhật Bản phát hiện một máy bay do thám Trung Quốc bay trên không phận Nhật Bản gần nhóm đảo này. Hồi tháng trước, Nhật Bản xác nhận tàu chiến Trung Quốc đã lần đầu tiên đi qua eo biển phía bắc nước này.

Theo các nhà phân tích, những động thái này của Trung Quốc đều nhằm một mục đích, đó là ép Nhật Bản phải thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với nhóm đảo này.

Giáo sư Taylor Fravel thuộc Viện Công nghệ Massachusetts nhận định: "Giống như ở Scarborough, Trung Quốc đang tìm cách tạo ra một hiện trạng mới ở Hoa Đông. Điểm khác là Trung Quốc đang tìm cách thể hiện rằng họ phản đối sự kiểm soát của Nhật Bản đối với nhóm đảo này chứ không tìm cách chiếm giữ chúng."

Hồi đầu tháng này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng Trung Quốc phải cải thiện khả năng bảo vệ quyền lợi hàng hải của mình trong khi giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và nhấn mạnh "Không đời nào Trung Quốc từ bỏ quyền và lợi ích hợp pháp của mình."

Sự hiện diện trong thời gian kỷ lục của tàu tuần tra Trung Quốc tại Senkaku diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Nhật Bản ra mắt chiến hạm lớn nhất của mình kể từ sau Thế chiến 2. Ngày 8/8, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã ra tuyên bố cho rằng các quốc gia châu Á cần phải cảnh giác với sự tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản sau khi chiến hạm Izumo này được hạ thủy.

TQ bắt nạt Nhật Bản như với Philippines? - Hình 3

Tàu sân bay trực thăng mới hạ thủy Izumo của Nhật Bản

Tuy nhiên, chính Trung Quốc cũng đang không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự của mình. Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ tăng ngân sách quốc phòng của nước này thêm 10,7% trong năm nay sau khi hạ thủy tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh vào hồi năm ngoái. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2013 đạt mức 121 tỉ USD, hơn gấp đôi ngân sách quốc phòng của Nhật Bản (51,7 tỉ USD).

Theo Bloomberg

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ukraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa NgaUkraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa Nga
23:46:37 21/05/2025
Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông TrumpÔng Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump
23:42:02 20/05/2025
Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà HarrisÔng Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris
16:31:07 20/05/2025
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025
06:09:21 22/05/2025
Ukraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổUkraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổ
10:41:12 20/05/2025
Nasa từng xém 'tan tành' trong chuyến du hành Mặt Trăng 55 năm trước, lý do sốcNasa từng xém 'tan tành' trong chuyến du hành Mặt Trăng 55 năm trước, lý do sốc
21:15:44 21/05/2025
Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị MỹTác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ
12:57:11 21/05/2025
Nhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi MỹNhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi Mỹ
16:25:43 20/05/2025

Tin đang nóng

Full màn thuyết trình của Ý Nhi ở Miss World: "Bắn" tiếng Anh đỉnh nhưng tại sao vẫn bị nói là "khá nông"?Full màn thuyết trình của Ý Nhi ở Miss World: "Bắn" tiếng Anh đỉnh nhưng tại sao vẫn bị nói là "khá nông"?
06:12:01 22/05/2025
Sống trong nhà chồng 4 tầng và 3 thế hệ, tôi ngột ngạt đến mức khó thởSống trong nhà chồng 4 tầng và 3 thế hệ, tôi ngột ngạt đến mức khó thở
06:43:20 22/05/2025
Nước cống tràn vào nhà dân sau mưa lớn ở Hà NộiNước cống tràn vào nhà dân sau mưa lớn ở Hà Nội
06:38:34 22/05/2025
Thả 2 con rắn trong chung cư vì chó nhà hàng xóm sủa quá ồnThả 2 con rắn trong chung cư vì chó nhà hàng xóm sủa quá ồn
06:55:13 22/05/2025
Sốc visual đẹp như búp bê Pháp của Song Hye Kyo, 100 năm nữa vẫn là huyền thoạiSốc visual đẹp như búp bê Pháp của Song Hye Kyo, 100 năm nữa vẫn là huyền thoại
05:53:02 22/05/2025
5 phim lãng mạn Hàn tuyệt hay gần đây nhưng ít người biết đến: Không xem thì quá đáng tiếc!5 phim lãng mạn Hàn tuyệt hay gần đây nhưng ít người biết đến: Không xem thì quá đáng tiếc!
05:56:20 22/05/2025
Hồ Ngọc Hà - Kim Lý sắp tổ chức đám cưới?Hồ Ngọc Hà - Kim Lý sắp tổ chức đám cưới?
06:07:51 22/05/2025
Né Covid-19 ở Thái Lan, Chu Thanh Huyền cổ vũ Quang Hải từ xa vẫn sang chảnh hết nấc, nhà đẹp, món ngon phát mê!Né Covid-19 ở Thái Lan, Chu Thanh Huyền cổ vũ Quang Hải từ xa vẫn sang chảnh hết nấc, nhà đẹp, món ngon phát mê!
06:59:24 22/05/2025

Tin mới nhất

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

07:29:42 22/05/2025
Chính phủ Nga ngày 21/5 đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc về việc trì hoãn đàm phán hòa bình về vấn đề Ukraine, cho biết hiện vẫn chưa có quyết định về địa điểm diễn ra hòa đàm.
Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

07:17:42 22/05/2025
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết quá trình chuẩn bị bản ghi nhớ về hiệp ước hòa bình Nga - Ukraine đang tiến triển tích cực.
Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

07:10:29 22/05/2025
Một quân nhân Nga có biệt danh Kazbek (Ramazan Zakaryaev) đã sống sót nhờ ẩn nấp dưới một chiếc xe tăng bị hư hại mà không có nước và thức ăn trong gần một tháng, ngay trước mũi binh sĩ Ukraine.
Khép lại 'chương đối đầu'

Khép lại 'chương đối đầu'

06:08:16 22/05/2025
Trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, hai bên đã đạt được một hiệp ước chính thức, theo đó các quan chức Anh và EU sẽ họp 6 tháng một lần để thảo luận về chính sách quốc phòng và đối ngoại.
Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

05:49:37 22/05/2025
Lâu nay, để chinh phục đỉnh Everest, người ta cần ít nhất 2 tháng với nhiều vòng leo thử để làm quen với độ cao. Tuy nhiên, nhóm này đã đi thẳng đến trại căn cứ Everest vào ngày 17/5, ngay sau khi đến từ London.
Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

05:47:29 22/05/2025
Đồng Giám đốc của Global Forest Watch - bà Elizabeth Goldman, cho biết đây là báo động đỏ toàn cầu bởi mức độ phá này ở mức nghiêm trọng chưa từng có trong hơn 20 năm tổ chức này thu thập dữ liệu.
Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

05:43:18 22/05/2025
Thị trấn nhỏ bé này không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính và đậm chất nghệ thuật, mà còn bởi những quy định độc đáo, góp phần tạo nên bản sắc riêng biệt mà không nơi nào có được.
EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

05:39:52 22/05/2025
Các cuộc đàm phán về GDPR giai đoạn 2012-2016 từng ghi nhận là một trong những chiến dịch vận động hành lang mạnh mẽ nhất trong lịch sử Brussels.
Eurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung Á

Eurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung Á

05:37:37 22/05/2025
Thay vì chỉ tập trung vào các dự án lớn, Trung Quốc đang triển khai các chương trình hạn chế hơn, tiếp cận trực tiếp cấp cơ sở và hợp tác với các tổ chức quốc tế.
Hàn Quốc: Đồng won chạm mức cao nhất trong hơn 6 tháng

Hàn Quốc: Đồng won chạm mức cao nhất trong hơn 6 tháng

05:33:49 22/05/2025
Đồng won lên giá trong bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu vòng đàm phán cấp chuyên viên lần thứ hai, nhằm hướng tới một thỏa thuận toàn diện để giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ đối với ngành sản xuất của Hàn Quốc.
Iran thu hồi bản Kinh Koran viết tay và tiền xu cổ bị đánh cắp tại bảo tàng

Iran thu hồi bản Kinh Koran viết tay và tiền xu cổ bị đánh cắp tại bảo tàng

05:32:03 22/05/2025
Cảnh sát đã tiến hành cuộc điều tra chi tiết tại hiện trường vụ án và khu vực xung quanh, với sự hỗ trợ của các cơ quan tình báo và dưới sự giám sát của các công tố viên tại tỉnh Kerman và huyện Mahan.
Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên

23:43:45 21/05/2025
Nga ngày 21/5 xác nhận đang phối hợp với phía Triều Tiên để thu xếp chuyến thăm của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới nước này theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.

Có thể bạn quan tâm

Cao Viên Viên gây thương nhớ ở Liên hoan phim Cannes

Cao Viên Viên gây thương nhớ ở Liên hoan phim Cannes

Hậu trường phim

08:24:01 22/05/2025
Liên hoan phim Cannes năm nay vắng bóng nhiều người đẹp của làng giải trí Hoa ngữ nên sự xuất hiện của Cao Viên Viên được chú ý.
Điều gì xảy ra khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC?

Điều gì xảy ra khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC?

Sức khỏe

08:06:51 22/05/2025
Tuy nhiên, với XEC, tình trạng đau rát họng xuất hiện ở nhiều bệnh nhân ngay từ ngày đầu tiên nhiễm virus. Đau họng liên quan đến Covid-19 thường có xu hướng đột ngột và đi kèm rát họng, ho khan, mệt mỏi, sốt, mất vị giác.
Cha tôi, người ở lại - Tập 42: Việt 'sốc nặng' phát hiện An - Nguyên yêu nhau

Cha tôi, người ở lại - Tập 42: Việt 'sốc nặng' phát hiện An - Nguyên yêu nhau

Phim việt

07:40:20 22/05/2025
Sau khi chứng kiến anh Nguyên và An cãi nhau giống như hai người đang yêu ghen nhau, về nhà, Việt nghĩ nhiều về chuyện này. Anh lờ mờ nhận ra hai người như thể có tình cảm với nhau.
Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Tin nổi bật

07:35:49 22/05/2025
Một nữ công nhân cho biết: Lúc đó nổ to quá tôi hoảng hốt. Tôi bị thương ở đầu, máu chảy nhiều, choáng váng. Nước phòng cháy chữa cháy ở trên tự động xả xuống rất nhiều, tôi không thấy đường đi .
Nhóc tỳ "Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế?" sau 8 năm: Lột xác thành mỹ nhân tuổi teen khiến dân tình trầm trồ

Nhóc tỳ "Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế?" sau 8 năm: Lột xác thành mỹ nhân tuổi teen khiến dân tình trầm trồ

Sao việt

07:32:01 22/05/2025
Hình ảnh mới nhất của Minh Khánh (bé Kitty) - con gái diễn viên Tiến Lộc khiến cộng đồng mạng bất ngờ vì nhan sắc ngày càng nổi bật, đậm chất thiếu nữ.
Đoàn Di Băng bể kèo bán 4000 son với Thùy Tiên, hẹn việc sốc trước khi đeo lắc?

Đoàn Di Băng bể kèo bán 4000 son với Thùy Tiên, hẹn việc sốc trước khi đeo lắc?

Netizen

07:31:38 22/05/2025
Một video cũ của hoa hậu Thùy Tiên và Đoàn Di Băng đang được chia sẻ lại rầm rộ, hút hàng triệu lượt xem, hàng nghìn tương tác của cư dân mạng. Trong video, Thùy Tiên cùng nữ đại gia quận 7 xuất hiện rạng rỡ, cười nói vui vẻ.
Làm 4 món ăn cho bữa sáng nhanh mà ngon từ các nguyên liệu giàu protein để tăng cường hệ miễn dịch

Làm 4 món ăn cho bữa sáng nhanh mà ngon từ các nguyên liệu giàu protein để tăng cường hệ miễn dịch

Ẩm thực

07:24:31 22/05/2025
Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 4 loại thực phẩm giàu protein bạn nên đưa vào chế độ ăn trong bữa sáng, cùng với đó là các công thức nấu.
Nam thần Sở Kiều "quay xe", năn nỉ con gái vua sòng bạc, sợ mất cả chì lẫn chài?

Nam thần Sở Kiều "quay xe", năn nỉ con gái vua sòng bạc, sợ mất cả chì lẫn chài?

Sao châu á

07:14:39 22/05/2025
Để bước chân vào giới thượng lưu, Đậu Kiêu đã bỏ ra cái giá quá đắt. Đắt đến mức có lẽ chính anh cũng không ngờ, càng không dám thoát khỏi cuộc hôn nhân đang bên bờ vực thẳm.
Bắt nam thanh niên "nổ" có bạn gái làm luật sư để lừa đảo

Bắt nam thanh niên "nổ" có bạn gái làm luật sư để lừa đảo

Pháp luật

06:51:13 22/05/2025
Ngày 21/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Ngô Việt Nhật (SN 1994, trú tại tỉnh Quảng Ngãi) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nam ca sĩ sở hữu biệt phủ 4000m2 nói thẳng: "Gia đình không phải nơi tính toán lời lỗ"

Nam ca sĩ sở hữu biệt phủ 4000m2 nói thẳng: "Gia đình không phải nơi tính toán lời lỗ"

Tv show

06:04:03 22/05/2025
Gia đình không phải là nơi để tính toán lời lỗ. Nuôi con là hành trình đầy yêu thương, vô điều kiện và vô tư lợi. Điều cha mẹ mong nhất, chỉ là con trưởng thành và sống hạnh phúc
Phim ngôn tình chiếu 30 năm đột nhiên hot rần rần trở lại: Cặp chính đẹp đôi xuất sắc, chemistry đỉnh thôi rồi

Phim ngôn tình chiếu 30 năm đột nhiên hot rần rần trở lại: Cặp chính đẹp đôi xuất sắc, chemistry đỉnh thôi rồi

Phim châu á

05:55:06 22/05/2025
Ngày 20/5, trang QQ đưa tin bộ phim Love Letter (Thư Tình) được công chiếu lại sau 30 năm và bất ngờ đứng thứ nhất doanh thu phòng vé tại Nhật Bản.