Nhật Bản thúc đẩy triển khai dịch vụ vũ trụ
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một số phương châm cơ bản để triển khai dịch vụ trên quỹ đạo nhằm triển khai các dự án thu hồi rác thải trên không gian.
Có khoảng hơn 20.000 mảnh rác thải vũ trụ đang tồn tại trên không gian. Ảnh minh hoạ: AFP
Dịch vụ trên quỹ đạo của Nhật Bản là ý tưởng về việc sử dụng các vệ tinh chuyên dụng để tiếp cận, thu hồi và loại bỏ các loại rác thải vũ trụ, tiến hành sửa chữa vệ tinh hoặc cung cấp nhiên liệu. Hiện các kỹ thuật liên quan đang được thúc đẩy nghiên cứu tại Nhật Bản, trong đó, công ty Astroscale Japan có trụ sở tại thủ đô Tokyo đang phát triển kỹ thuật sử dụng nam châm để hút các loại rác thải sau đó đưa trở về khí quyển để đốt cháy.
Theo chủ trương của Chính phủ Nhật Bản, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vũ trụ cần được cơ quan chức năng cấp phép, hoạt động trên nguyên tắc không xâm hại quyền lợi của nước khác, đảm bảo các đối sách an toàn như phòng chống xung đột, va chạm với các vệ tinh khác, đối sách về an ninh mạng,
Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vũ trụ có nghĩa vụ cung cấp cho cơ quan chức năng các nội dung liên quan đến hợp đồng ký kết với bên sở hữu vệ tinh; nội dung dịch vụ tổng thể cũng được công bố một cách công khai.
Rác thải vũ trụ chủ yếu là các bộ phận của tên lửa hoặc vệ tinh nhân tạo hết hạn sử dụng, có kích thước trên 10cm và trôi nổi trong không gian xung quanh Trái Đất. Theo các nhà khoa học, có khoảng hơn 20.000 mảnh rác thải vũ trụ đang tồn tại và dự kiến số lượng rác này sẽ còn tăng thêm trong tương lai khi các nước cạnh tranh phát triển kỹ thuật vũ trụ và làm tăng nguy cơ va chạm với các vệ tinh nhân tạo đang hoạt động, gây ra sự cố đối với hệ thống định vị GPS và hệ thống thông tin liên lạc.
Các nước giàu châu Á bừng tỉnh chạy đua tiêm vaccine Covid-19
Nhiều nước giàu ở châu Á - Thái Bình Dương đang tìm mọi cách thúc đẩy chương trình tiêm chủng sau khi chậm chân vì "ngủ quên trên chiến thắng".
Một tháng trước, Kentaro Iwata không cho rằng Nhật Bản có thể tổ chức thế vận hội Olympic Tokyo 2020 an toàn. Số ca nhiễm nCoV không ngừng tăng trong khi tốc độ tiêm chủng chậm chạp. Nhưng chuyên gia bệnh truyền nhiễm giờ nhận thấy sự thay đổi lớn về tốc độ tiêm chủng ở quốc gia này.
"Họ thay đổi văn bản hướng dẫn, thay đổi quy tắc và thay đổi cả truyền thống", Iwata nói về quy trình tiêm chủng mới của Nhật Bản. "Tôi thật sự ngạc nhiên khi thấy chính phủ thúc đẩy chương trình tiêm chủng một cách nhanh chóng".
Video đang HOT
Hồi đầu năm nay, nhiều quốc gia giàu có ở vành đai Thái Bình Dương dường như bị mắc kẹt, khi không thể triển khai chương trình vaccine để bắt kịp với tốc độ của nhiều nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, sau nhiều chỉ trích, các quốc gia này đang bứt tốc trong chiến dịch của họ.
Tỷ lệ tiêm chủng bình quân đầu người hàng ngày của Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand hiện cao hơn Mỹ. Cụ thể, tỷ lệ này của Hàn Quốc là 0,72, Nhật Bản 0,5, Australia 0,41 và New Zealand 0,31, trong khi tỷ lệ của Mỹ là 0,3, theo Our World in Data.
Hàn Quốc, quốc gia gần 52 triệu dân, đã tiêm hơn 9,3 triệu liều vaccine, với 14% dân số được tiêm ít nhất một liều và 4,8% hoàn thành chương trình tiêm chủng.
Trong hơn 126 triệu dân của Nhật Bản, 8,7% dân số tiêm ít nhất một liều và 3% tiêm chủng đầy đủ. Hơn 14,7 triệu liều vaccine đã được sử dụng ở quốc gia Đông Á này.
Với hơn 4,6 triệu liều đã được phân phối, Australia đã tiêm ít nhất một liều cho 16% dân số và tiêm đủ liều cho 2,2% trong gần 25,4 triệu dân.
New Zealand, quốc gia từng được ca ngợi như hình mẫu chống dịch nhưng ì ạch tiêm chủng, đã tiêm chủng hơn 668.000 liều vaccine Covid-19. Trong gần 5 triệu dân của đảo quốc Thái Bình Dương, 8,8% tiêm ít nhất một liều và 4,8% hoàn thành chương trình tiêm chủng.
Điểm tiêm chủng ở Gwangju, phía nam Seoul, Hàn Quốc hôm 24/5. Ảnh: Yonhap.
Chiến dịch tiêm chủng tăng tốc nhờ nguồn cung vaccine đang được cải thiện, vào thời điểm quan trọng đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh điểm vào tháng trước ở Ấn Độ cho thấy sự nguy hiểm của biến thể virus mới. Đợt bùng phát mới Đài Loan cũng cho thấy ngay cả nơi từng được xem như thành trì chống dịch cũng đứng trước nguy cơ sụp đổ.
"Khu vực này đã đi theo cách tiếp cận xóa sổ hoặc ngăn chặn triệt để", Michael Baker, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Otago, New Zealand nói. Ông cho biết nhiều quốc gia đã rút bài học từ Trung Quốc, nơi từng phong tỏa nghiêm ngặt khi virus lần đầu bùng phát ở Vũ Hán.
Australia và New Zealand đã thành công khi lựa chọn cách tiếp cận này, bằng cách đóng cửa biên giới với hầu hết du khách và ngăn chặn triệt để các đợt bùng phát nhỏ. Nhật Bản và Hàn Quốc đã cố gắng duy trì mức lây nhiễm thấp trong phần lớn năm qua. Dù những thành công ban đầu mang đến nhiều thời gian để tìm cách xử lý đại dịch, bốn nước phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc triển khai chương trình tiêm chủng.
Tại Nhật Bản, niềm tin của công chúng vào vaccine thấp sau bê bối liên quan tới tác dụng phụ của vaccine sởi, quai bị và rubella (MMR) đầu những năm 1990 cùng quy trình phê duyệt bảo thủ, nghiêm ngặt là những yếu tố khiến quan chức không thể khởi động nhanh chiến dịch tiêm chủng.
Tại Australia và New Zealand, tỷ lệ lây nhiễm gần bằng 0 khiến các quốc gia đánh giá thấp mức độ khẩn cấp tiêm chủng, ngay cả khi nguồn cung vaccine trên thế giới thiếu hụt.
"Với vaccine, bạn không nên vội vàng để thất bại", Thủ tướng Australia Scott Morrison nói hồi tháng 1. "Điều đó rất nguy hiểm cho người Australia".
"Có cảm giác rằng chúng tôi đang ứng phó với đại dịch bằng các biện pháp không sử dụng dược phẩm. Thực tế là thành công của các biện pháp khác đã làm giảm động lực tiêm chủng nhanh", Baker, cố vấn chính sách đại dịch cho chính phủ New Zealand, nói.
Cho tới khi Mỹ tiêm chủng đầy đủ cho 1/4 dân số vào giữa tháng 4, tỷ lệ người dân Hàn Quốc tiêm một liều dưới 3%. Chưa tới 1% người dân New Zealand và Nhật Bản được tiêm đủ hai liều.
Khi rủi ro từ cách tiếp hiện tại trở nên rõ ràng hơn, như đợt bùng phát ở Đài Loan, các nước giàu có ở châu Á - Thái Bình Dương lập tức tăng tốc tiêm chủng.
Seoul đã triển khai nhiều ưu đãi, như du lịch không cách ly hoặc nới lỏng quy định đeo khẩu trang bắt buộc với người tiêm chủng, để khuyến khích người dân tiêm vaccine. Tỷ lệ người dân tiêm ít nhất một liều tăng gần gấp đôi từ mức 7% hai tuần trước, theo Our World in Data.
Tại Nhật Bản, số liều được phân phối trung bình 7 ngày tăng gấp bốn lần trong hai tuần qua khi chính phủ cắt giảm những rào cản về quản lý vaccine.
"Trước tình hình Covid-19 hiện tại, cách quản lý cần thay đổi", Taro Kono, người đứng đầu chương trình vaccine Nhật Bản, nói hồi giữa tháng 5.
Sự thay đổi này đã gây bất ngờ cho chuyên gia bệnh truyền nhiễm Iwata, người từng thuyết phục giới chức cắt giảm rào cản đối với việc điều trị HIV/AIDS suốt nhiều năm nhưng không thành công.
"Những điều đó chưa bao giờ thay đổi. Đó là quan điểm mặc định của các quan chức. Nhưng giờ chúng thay đổi gần như mỗi ngày", ông nói.
Iwata cho rằng lý do đằng sau thay đổi đáng kinh ngạc này là thế vận hội Olympic. "Chính phủ giờ coi chương trình tiêm chủng thành công cụ cuối cùng mở cửa thế vận hội. Họ bắt đầu đảo ngược bất kỳ rào cản nào để bạn được tiêm vaccine", ông nói.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng cắt giảm các biện pháp kiểm soát sẽ có thể dễ gặp rủi ro với biến thể "né" vaccine. "Các quốc gia như Anh và Mỹ sẽ dễ gặp rủi ro nhất, bởi vì họ sẽ mất tuyến phòng thủ", Baker nói.
Dù tốc độ tiêm chủng đang được cải thiện, các nước vành đai Thái Bình Dương vẫn có thể đối mặt với nhiều rủi ro. Những vấn đề về nguồn cung có thể ảnh hưởng tới các kết quả mới đạt được gần đây ở Australia hay New Zealand. Iwata lo ngại rằng việc quan chức Nhật Bản nghe theo giới khoa học sẽ không còn sau khi thế vận hội diễn ra.
"Chúng ta đang trong một cuộc đua giữa vaccine và biến chủng", ông cảnh báo.
Sự cố tàu chiến Nhật bắn hạ cường kích Mỹ năm 1996 Thủy thủ Nhật nhầm cường kích A-6 Mỹ là mục tiêu bay nên khai hỏa khẩu pháo Phalanx, bắn hạ phi cơ đồng minh trong cuộc diễn tập ngày 4/6/1996. Phi công William Royster và hoa tiêu Keith Douglas thuộc Phi đoàn cường kích số 115 Mỹ hôm đó tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) diễn ra ngoài...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan

Tân Giáo hoàng Leo XIV viếng mộ người tiền nhiệm

Ông Trump: Đàm phán thuế quan Mỹ - Trung đạt tiến triển lớn

Ông Putin đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào tuần tới

Giao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn

Nga lên tiếng về đề xuất ngừng bắn 30 ngày của Ukraine

Ukraine nêu lý do từ chối đề xuất lập vùng phi quân sự 30km với Nga

Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?

Thư ký báo chí Nhà Trắng vừa làm việc vừa cho con bú sữa bình

Không chiến nảy lửa, 5 tiêm kích Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ ngay khi cất cánh

Nga sẽ tạm đình chiến nếu phương Tây ngừng cấp vũ khí cho Ukraine

Xung đột leo thang, Pakistan họp khẩn cơ quan chỉ huy hạt nhân
Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông tử vong bất thường trước tiệm rửa xe ở Bình Dương
Pháp luật
16:20:00 11/05/2025
Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh
Tin nổi bật
16:19:47 11/05/2025
Đệ nhất mỹ nhân Việt càng mập càng xinh, sai lầm lớn nhất là giảm 1 lần 5kg vì vai diễn
Hậu trường phim
16:08:33 11/05/2025
BABYMONSTER báo tin sốc trước concert VN, fan hụt hẫng muốn pass vé, đáng lo
Sao châu á
16:04:31 11/05/2025
Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc
Tv show
16:03:00 11/05/2025
Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em
Nhạc việt
15:49:07 11/05/2025
MANSORY và Under Armour hợp tác ra mắt Ford GT Le Mansory độc nhất
Ôtô
15:38:17 11/05/2025
Con trai cõng mẹ bị liệt đi du lịch ở Trung Quốc
Netizen
15:30:53 11/05/2025
Top 10 môtô cổ điển đáng mua nhất năm 2025: Triumph Speed Twin 1200 RS đứng đầu
Xe máy
15:27:56 11/05/2025
Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải
Thế giới số
15:02:30 11/05/2025