Nhiệt độ toàn cầu tiếp tục lập kỷ lục trong tháng đầu tiên của năm 2025
Nhiệt độ toàn cầu tiếp tục lập kỷ lục trong tháng đầu tiên của năm 2025 đã làm dấy lên mối quan ngại về tình trạng ấm lên của Trái Đất ngay cả khi hiện tượng thời tiết La Nina đã xuất hiện.
Cánh đồng cỏ dành cho chăn nuôi gia súc bị khô hạn do nắng nóng kéo dài tại bang New South Wales, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu, tháng 1 vừa qua là tháng nóng nhất từng được ghi nhận, với nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu cao hơn 1,75 độ C so với mức trước thời kỳ công nghiệp. Điều này đánh dấu tháng thứ 19 liên tiếp ghi nhận nhiệt độ tăng cao, trong đó có 18 tháng vượt ngưỡng 1,5 độ C – một con số đáng lo ngại trong bối cảnh Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đặt mục tiêu hạn chế mức gia tăng nhiệt độ toàn cầu dưới mức này.
Mặc dù các chuyên gia từng kỳ vọng nhiệt độ sẽ giảm nhẹ khi El Nino suy yếu và La Nina bắt đầu có tác dụng làm mát, nhưng thực tế lại khác. Dữ liệu gần đây cho thấy nhiệt độ vẫn duy trì ở mức kỷ lục, đã làm dấy lên câu hỏi về những yếu tố khác đang tác động đến quá trình này.
Nhà khoa học khí hậu Julien Nicolas tại Copernicus nhận định rằng việc không ghi nhận hiệu ứng làm mát từ La Nina là một bất ngờ. Ông cho rằng nhiệt độ đại dương ấm bất thường có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến bầu khí quyển tiếp tục giữ nhiệt. Thực tế, nhiệt độ bề mặt biển trong tháng 1/2025 được ghi nhận ở mức cao thứ hai trong lịch sử, bất chấp sự xuất hiện của La Nina.
Video đang HOT
Không chỉ nhiệt độ không khí và đại dương tăng cao, diện tích băng biển Bắc Cực vào tháng 1 cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục hàng tháng, phản ánh rõ tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu. Bên cạnh đó, một nghiên cứu từ Mỹ cho thấy lượng băng tại Greenland đang nứt ra với tốc độ nhanh hơn và khiến mực nước biển toàn cầu tăng thêm khoảng 14 mm kể từ năm 1992. Nếu toàn bộ tảng băng Greenland tan chảy, mực nước biển có thể dâng lên tới 7 mét, đe dọa nghiêm trọng các thành phố ven biển trên toàn thế giới.
Gia tăng nhiệt độ toàn cầu không chỉ do các yếu tố tự nhiên mà còn có tác động từ hoạt động của con người. Giới khoa học đồng thuận rằng nguyên nhân chính của xu hướng ấm lên dài hạn là việc đốt nhiên liệu hóa thạch, thải ra lượng lớn khí nhà kính như CO2 và methane vào bầu khí quyển.
Tuy nhiên, một số yếu tố khác cũng có thể đang góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng này. Một giả thuyết cho rằng các biện pháp giảm phát thải lưu huỳnh trong nhiên liệu hàng hải từ năm 2020 có thể đã vô tình khiến Trái Đất hấp thụ nhiều nhiệt hơn, do trước đây khí thải lưu huỳnh từ tàu biển giúp tạo ra các đám mây phản xạ ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố vào tháng 12/2024 còn đặt ra giả thuyết rằng suy giảm các đám mây thấp có thể là nguyên nhân góp phần làm tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất – mặc dù vẫn chưa có kết luận cuối cùng về vấn đề này.
Những tác động của nhiệt độ cao bất thường ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Trên khắp thế giới, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng kéo dài, mưa lớn, hạn hán và bão mạnh đang xuất hiện với tần suất và cường độ ngày càng cao.
Tại Australia, dữ liệu từ Copernicus cho thấy tháng 1/2025 ghi nhận lượng mưa cao hơn mức trung bình tại miền đông nước này, trong khi nhiều khu vực khác lại khô hạn hơn bình thường. Đặc biệt, bang Queensland đã chứng kiến các trận lũ nghiêm trọng, gây gián đoạn sinh hoạt và tổn thất kinh tế đáng kể.
Trong bối cảnh nhiệt độ đại dương tiếp tục là một trong những yếu tố quan trọng điều chỉnh khí hậu toàn cầu, Copernicus khẳng định sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến này. Đại dương đóng vai trò như một bộ điều hòa tự nhiên, hấp thụ khoảng 90% lượng nhiệt dư thừa do khí nhà kính gây ra nhưng khi nước biển nóng lên, khả năng hấp thụ nhiệt có thể giảm đi, khiến tình trạng ấm lên toàn cầu ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng xu hướng nhiệt độ cao bất thường trong hai năm qua có thể là dấu hiệu cho thấy Trái Đất đang tiến gần hơn đến ngưỡng giới hạn của hệ thống khí hậu. Mặc dù năm 2025 không được dự đoán sẽ phá vỡ kỷ lục của năm 2023 và 2024 nhưng đây vẫn sẽ là một trong những năm nóng nhất lịch sử. Trước thực trạng này, giới khoa học kêu gọi các quốc gia tăng cường các biện pháp cắt giảm khí thải nhà kính và đầu tư mạnh mẽ hơn vào các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu thiệt hại do thời tiết cực đoan gây ra. Copernicus khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến khí hậu toàn cầu để cung cấp dữ liệu cần thiết cho việc hoạch định chính sách, ứng phó với những thách thức ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Thế giới thiệt hại nặng trong mùa bão 2024
Theo một báo cáo của công ty tái bảo hiểm Munich Re (Đức), những cơn bão mạnh bất thường trong mùa bão nhiệt đới năm nay đã gây thiệt hại cao đáng kể cho toàn thế giới, trên mức trung bình của 10 năm.
Tàu cá bị phá hủy do bão Beryl tại Barbados ngày 1/7/2024. Ảnh: CNN/TTXVN
Báo cáo cho biết, tổng thiệt hại do các cơn bão ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương gây ra trong năm nay ước tính lên tới 133 tỷ USD. Đây là con số thuộc nhóm lớn nhất trong một thập kỷ qua và chỉ đứng sau mức thiệt hại ghi nhận trong mùa bão năm 2017. Tính trung bình trong 10 năm qua, thiệt hại do mưa bão vào khoảng 89,2 tỷ USD/năm. Trong 30 năm là khoảng 62,6 tỷ USD/năm.
Khu vực Bắc Mỹ là nơi chịu nhiều thiệt hại nhất với tổng cộng 110 tỷ USD, cao hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 67,6 tỷ USD. Khu vực Đại Tây Dương ghi nhận 11 cơn bão cường độ lớn, cao hơn mức trung bình chỉ là 6,4 cơn bão/năm. Không chỉ thế, bão Beryl đi qua vùng biển Caribe hồi tháng 6 và tháng 7 là cơn bão cấp 5, cấp cao nhất trong thang bão của Mỹ, xảy ra sớm nhất trong lịch sử các mùa bão hằng năm. Các cơn bão Helene và Milton xảy ra sau đó cũng đã ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam nước Mỹ trong khoảng 2 tuần.
Ngập lụt do ảnh hưởng của bão Debby ở vùng bờ biển Bonita thuộc Bonita Springs, bang Florida (Mỹ) ngày 4/8/2024. Ảnh: USA Today/TTXVN
Munich Re nêu rõ nhiệt độ mặt biển quá cao, do tác động của biến đối khí hậu, đã làm gia tăng cường độ các cơn bão và cả lượng mưa trút xuống.
Ví dụ như trong cơn bão Milton, lượng mưa tạo ra được xem là lớn gấp đôi so với kịch bản giả định không có tác động của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, qua trình chuyển đổi chậm hơn dự kiến từ hiện tượng thời tiết El Nino sang La Nina cũng góp phần làm gia tăng tình trạng này.
Năm 2024 khả năng là năm nóng nhất trong lịch sử Năm 2024 khả năng là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên ghi nhận nhiệt độ toàn cầu đạt mức tăng hơn 1,5 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là dự báo được Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) đưa ra ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Kyiv Independent: Ukraine sẵn sàng ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á
Có thể bạn quan tâm

Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Ngọc Trinh làm điều đặc biệt cho Vạn Hạnh Mall, loạt nhãn hàng động thái khó ngờ
Sao việt
21:35:17 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025
Tài tử Park Seo Joon cứu sống em nhỏ bị u não, bức thư của người mẹ gây xôn xao cõi mạng
Sao châu á
18:03:47 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025