Nhiều băn khoăn khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới
Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở để xây dựng chương trình sách giáo khoa, hệ thống bằng cấp và hoạt động giáo dục, không đơn thuần là sơ đồ hóa các cấp, bậc học.
Đầu năm 2016, Bộ GD&ĐT có Tờ trình gửi Thủ tướng về Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân thể hiện sự sắp xếp các cấp học, bậc học, mức độ liên quan và liên thông giữa chúng với nhau. Đây là cơ sở để xây dựng chương trình sách giáo khoa, hệ thống bằng cấp và hoạt động giáo dục, không đơn thuần là sự sơ đồ hóa các cấp học, bậc học.
Theo khung cơ cấu do Bộ GD&ĐT đề xuất, giáo dục cơ bản sẽ gồm 5 năm học tiểu học và 4 năm THCS. Trong 9 năm này, học sinh sẽ học chung một chương trình, được trang bị những kiến thức cơ bản nhất.
Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
Ở 3 năm THPT, học sinh có thể lựa chọn 3 luồng chính gồm: Định hướng chung (có tính hàn lâm/ khoa học như hiện nay), định hướng kỹ thuật/công nghệ và định hướng năng khiếu (nghệ thuật, thể thao). Mỗi luồng sẽ có một chương trình học riêng, học sinh có quyền chọn một trong 3 luồng này.
Video đang HOT
Học sinh học hết THCS cũng có thể bắt đầu học các trường nghề sơ cấp hoặc trung cấp nếu muốn tham gia thị trường lao động sớm. Như vậy, đến hết năm lớp 9, học sinh phải đủ nhận thức để xác định được mình nên đi theo định hướng nghề nghiệp nào trong tương lai.
Cũng theo khung cơ cấu này, thời gian đào tạo ở bậc đại học cũng được đề xuất giảm xuống còn từ 3 – 4 năm, trong khi thời gian đào tạo tiến sĩ được tăng lên bằng với đào tạo đại học.
Bên cạnh những ý kiến đồng tình với chương trình học cơ bản kéo dài 9 năm, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Bộ GD&ĐT nên tính tới việc chia luồng, cho phép học sinh tự chọn chương trình học theo năng khiếu và sở thích ngay từ bậc THCS (giống cơ cấu giáo dục của Singapore và Đức). Theo đó, ngay ở bậc THCS đã có các môn học tự chọn bên cạnh những môn bắt buộc như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
Tuy nhiên, theo chuyên gia của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, xu hướng chủ đạo tại các nước trên thế giới vẫn là dạy giáo dục cơ bản trong 9 năm. Đây là thời gian cần thiết để các em tiếp cận kiến thức nền tảng của tất cả các lĩnh vực khác nhau.
Việc tham khảo mô hình giáo dục ở các nước phải căn cứ trên mục tiêu và điều kiện cụ thể của Việt Nam, bao gồm điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp, giáo viên và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Việt Nam để tránh gây ra quá nhiều xáo trộn khi thay đổi.
Đề xuất khung cơ cấu mới của Bộ GD&ĐT xuất phát từ thực tế cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân hiện hành tại Việt Nam đang bị phân mảnh, liên kết lỏng lẻo giữa các bộ phận. Quy hoạch mang lươi các cơ sở giáo dục chưa hợp lý, không đồng bộ. Chất lượng đào tạo chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội và hội nhập quốc tế. Bằng cấp giáo dục của Việt Nam ở một số bậc học vẫn chưa được nhiều nước công nhận.
Theo VTV
4 tháng nữa có kịp thoái 17.000 tỷ đồng vốn ngoài ngành?
Tiến độ thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu của đề án tái cơ cấu.
Quy mô phải thoái vốn ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có phần giảm bớt từ việc Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc một số ngân hàng thương mại với giá 0 đồng thời gian gần đây.
Theo kế hoạch thực hiện năm 2014-2015, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải thực hiện thoái trên 25.000 tỷ đồng vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm (chứng khoán, ngân hàng tài chính, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư), theo đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên, tính lũy kế năm 2014 và 8 tháng 2015 (tính đến 19/8), các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước mới chỉ thoái được hơn 8.000 tỷ đồng.
Như vậy, số vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực trên cần phải thoái tiếp đến cuối năm 2015 là hơn 17.000 tỷ đồng, trong khoảng thời gian còn lại là 4 tháng.
Phát biểu trên cổng thông tin Bộ Tài chính về việc thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, ông Trần Văn Hiền, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, cho rằng tiến độ thoái vốn nói trên chưa đáp ứng được yêu cầu của đề án tái cơ cấu, và điều này là do ba nguyên nhân chính.
Thứ nhất, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng đến kinh tế trong nước trong đó có thị trường tài chính, thị trường chứng khoán làm nhu cầu sụt giảm, sức mua thấp trong khi số lượng cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước phải cổ phần hóa và thoái vốn nhiều dẫn đến cung vượt cầu.
Thứ hai, từ năm 2011-2013, khi bắt đầu thực hiện đề án tái cơ cấu thì còn một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp Nhà nước chưa chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn.
Thứ ba, nhận thức của một bộ phận cán bộ ở các cấp, các ngành và đặc biệt là lãnh đạo doanh nghiệp về chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp tuy đã có chuyển biến nhưng chưa hiểu đúng ý nghĩa quan trọng của việc tái cơ cấu doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội, còn tư tưởng e ngại, lo lắng về vị trí và vai trò lãnh đạo sau cổ phần hóa, thoái vốn.
Ngày 7/9 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 62 về phiên họp thường kỳ tháng 8/2015, trong đó cũng nhấn mạnh yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, rà soát, phân loại và lập phương án tổng thể thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, ngân hàng.
Bộ Tài chính phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả việc triển khai chỉ đạo trên ngay trong tháng 9/2015.
Theo_NDH
Năm 2015 Vietnam Airlines đạt doanh thu "khủng" Tổng doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines năm 2015 đạt 70.000 tỷ đồng, tăng 129% so với kế hoạch. Thông tin tại Hội nghị Tổng kết ngành Giao thông Vận tải chiều 4/1, ông Phạm Viết Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines - VNA) cho biết, từ năm 2012 đến nay, sau 3...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Giải pháp giảm mỡ bụng nhanh nhất
Làm đẹp
21:12:06 09/05/2025
125 chiến đấu cơ của Ấn Độ và Pakistan giao tranh trong một giờ?
Thế giới
21:11:55 09/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi bàng hoàng khi hiểu ý câu nói gắt gỏng của mẹ chồng
Góc tâm tình
21:10:33 09/05/2025
Kylie Jenner lần đầu đi thảm đỏ với Timothée Chalamet, "quê xệ" vì 1 điều
Sao âu mỹ
21:07:43 09/05/2025
Toyota tái khẳng định tham vọng bán 1,5 triệu xe điện vào năm 2026
Ôtô
21:06:15 09/05/2025
Người đàn ông đột tử khi đang chơi pickleball
Sức khỏe
20:57:17 09/05/2025
Tài xế tử vong, xe tải biến dạng sau tai nạn với xe đầu kéo
Tin nổi bật
20:56:55 09/05/2025
Người đàn ông mọc sừng sau đầu, hơn 25 năm hành nghề bác sĩ mới gặp 1 lần
Netizen
20:40:35 09/05/2025
Ronaldo và mùa giải vứt đi
Sao thể thao
20:38:10 09/05/2025
Nam NSƯT sở hữu nhà 2 mặt tiền rộng 400m2 ở quận Phú Nhuận, tuổi 61 không vợ, không con ruột
Sao việt
20:33:18 09/05/2025