Nhiều chủ đầu tư ‘cán đích’ giải ngân, ngành Giao thông tiếp tục được giao vốn lớn
Hết tháng 12/2021, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã giải ngân được gần 37.171 tỷ đồng, đạt 85,6% kế hoạch giao.
Dự kiến hết tháng 1/2022, Bộ sẽ tiếp tục giải ngân tối thiểu hơn 4.400 tỷ đồng để giải ngân đạt tối thiểu 96%, đáp ứng mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 63/CP của Chính phủ.
10 đơn vị ngành GTVT cơ bản cán đích
Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ GTVT) thống kê 10 chủ đầu tư có kết quả giải ngân tốt nhất năm 2021, gồm 5 đơn vị đã đạt kết quả giải ngân 100% kế hoạch: Ban Quản lý dự án (BQLDA) Hàng hải (122 tỷ đồng); Sở GTVT Thái Bình (300 tỷ đồng, dự án Quốc lộ (QL)37 và cầu Sông Hóa); BQLDA công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn Đắk Lắk (275 tỷ đồng, dự án tránh phía TP Buôn Ma Thuột); Sở GTVT Hải Phòng (2.030 tỷ đồng, QL37 qua Hải Phòng); Sở GTVT Hải Dương (210 tỷ đồng, QL37 qua Hải Dương).
Cao tốc Mai Sơn – QL45 do BQLDA Thăng Long (đơn vị dẫn đầu ngành về giai ngân vốn đầu tư công) làm chủ đầu tư hiện đã đạt khoảng 45% tổng thể.
BQLDA Thăng Long được phân bổ khối lượng giải ngân lớn nhất ngành GTVT (chiếm hơn 19% kế hoạch vốn của Bộ GTVT), đến hết tháng 12/2021, lũy kế giải ngân của đơn vị đạt hơn 7.900 tỷ đồng, đạt 95,3%. Bốn đơn vị khác có kết quả giải ngân cao, đạt trên 90% gồm: Tổng cục Đường bộ Việt Nam lũy kế giải ngân 1.409 tỷ đồng, đạt 94,7%; BQLDA Đường sắt lũy kế giải ngân hơn 3.300 tỷ đồng, đạt gần 94%; BQLDA 6 lũy kế giải ngân 1.866 tỷ đồng, đạt 92,8% và Sở GTVT Nghệ An lũy kế giải ngân 282 tỷ đồng, đạt 97%.
Bên cạnh các đơn vị có kết quả giải ngân tốt, vẫn còn một số chủ đầu tư, BQLDA có kết quả giải ngân chưa đáp ứng được yêu cầu, thấp hơn mức trung bình chung của Bộ (85,6%). Cụ thể, BQLDA 2 đạt 65%, phần vốn chưa giải ngân tập trung chủ yếu ở các dự án ODA do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và vướng cơ chế trong giải ngân phần vốn kế hoạch nước ngoài; BQLDA Mỹ Thuận đạt 76,6%; BQLDA Đường thủy đạt 79,4%; BQLDA 85 đạt 81,7%…
Một số Sở GTVT cũng đạt thấp là Sở GTVT Cà Mau đạt 62,8%, còn phải giải ngân 83 tỷ đồng; Sở GTVT Kon Tum đạt 67%, còn phải giải ngân 105 tỷ đồng; Sở GTVT Thanh Hóa đạt 79,2%, còn phải giải ngân 62 tỷ đồng…
Video đang HOT
Đại diện các BQLDA và Sở GTVT các địa phương cho biết, trong tháng 1/2022 sẽ tăng tốc triển khai các dự án, đảm bảo tiến độ giải ngân theo kế hoạch giao và phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ cao nhất có thể. Còn theo ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2021, Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công lên tới 43.401 tỷ đồng. Kết quả giải ngân hàng tháng trong năm 2021 của Bộ GTVT thuộc trong số các bộ, ngành, địa phương đạt tỷ lệ cao so với bình quân chung cả nước. Dự kiến, hết tháng 1/2022 (thời điểm hết năm tài chính), Bộ GTVT sẽ hoàn thành 95% chỉ tiêu giao, đáp ứng yêu cầu Chính phủ.
Bộ GTVT được giao giải ngân vốn đầu tư công “kỷ lục” năm 2022
Ông Nguyễn Danh Huy cho biết thêm, năm 2021, Bộ GTVT được giao khoảng 43.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, các công trình, dự án triển khai trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều tháng liên tiếp các công trình trọng điểm nằm ở vùng dịch phong tỏa, nên gặp không ít khó khan, song, nhiều chủ đầu tư, nhà thầu thi công đã vượt khó vừa hoàn thành kết quả giải ngân cao, vừa đảm bảo các dự án chất lượng, vượt tiến độ.
Cao tốc Cam Lộ – La Sơn thành hình do BQLDA Đường Hồ Chí Minh là chủ đầu tư.
Năm 2022, Bộ GTVT được Thủ tướng chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn lớn nhất từ trước đến nay, lên đến hơn 50.000 tỷ đồng, với nhiều dự án lớn được triển khai, đặc biệt là dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Đông sẽ được trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong thời gian tới.
Nhiệm vụ được giao đòi hỏi quyết tâm của toàn ngành, trong đó, các BQLDA, các Sở GTVT liên quan cần khẩn trương hoàn thành nhanh các thủ tục chuẩn bị đầu tư, đặc biệt thủ tục liên quan đến dự án trọng điểm quốc gia, các dự án nhóm A đòi hỏi thời gian chuẩn bị thủ tục đầu tư dài theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, xây dựng tiến độ chi tiết cho từng hạng mục, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu để nâng cao hiệu quả thi công, không chờ lúc dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư mới thu thập số liệu hiện trường và chưa thống nhất với các địa phương về chủ trương thực hiện dự án.
“Đặc biệt, đối với công tác giải phóng mặt bằng, yếu tố then chốt quyết định tiến độ thi công từng dự án, các BQLDA, Sở GTVT cần phối hợp với cơ quan chức năng địa phương sớm giải quyết các điểm nóng về mặt bằng, cắm cọc bàn giao, sẵn sàng mặt bằng sạch… đảm bảo khi được phê duyệt có thể thi công đồng loạt. Ngoài ra, các chủ đầu tư cũng cần tăng cường giám sát hiện trường, xây dựng chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, chậm tiến độ dự án…”, ông Nguyễn Danh Huy cho biết với vai trò đại diện đơn vị tham mưu Bộ GTVT các giải pháp quản lý để siết chặt tiến độ giải ngân, thi công các dự án trong năm 2022.
Ngành Giao thông vừa chống dịch, vừa tăng tốc các mục tiêu kinh tế
Triển khai Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ về thực hiện "mục tiêu kép", Tổ công tác đặc biệt của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã chủ động phối hợp với các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/TTg vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo vận tải thông suốt, tăng tốc thi công các dự án và đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.
Hạn chế ùn tắc giao thông mùa dịch
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của ngành Giao thông, hơn một tháng qua, kể từ khi 19 tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Tổ công tác đã "nằm vùng" ở khu vực này chỉ đạo, phối hợp với UBND các tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện hàng loạt các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, thống nhất đảm bảo hoạt động vận tải đường bộ, đương thủy thông suốt trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế ùn tắc vận tải hàng hóa.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngay khi các tỉnh khu vực phía Nam thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 19/7/2021, Tổ công tác đã thường trực tại đây phân công các thành viên chia mũi điều hành công tác tổ chức giao thông, đảm bảo vận tải hàng hóa thông suốt, hạn chế ùn tắc tại các cửa ngõ ra vào các địa phương; chủ động xử lý, giải quyết ngay những nhiệm vụ phát sinh trong hoạt động vận tải trên các tuyến quốc lộ, cao tốc, đường thủy nội địa.
Đối với các hoạt động vận tải thuộc thẩm quyền, Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT trực tiếp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành GTVT để bảo đảm vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu sản xuất, lương thực, thực phẩm được thông suốt giữa các tỉnh, thành phố có dịch; giữa các tỉnh, thành có dịch với các địa phương khác.
Đồng thời, đề xuất giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn về luồng xanh vận tải, cấp mã QRCode... trong quá trình lưu thông hàng hóa, nhất là đề nghị TP Hồ Chí Minh cho phép xe taxi chở thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu tới tận các phường, xã khu vực đang cách ly để phục vụ nhu cầu của nhân dân, hỗ trợ vận chuyển cấp cứu y tế, chỉ đạo Bệnh viện GTVT TP Hồ Chí Minh xét nghiệm lưu động, hỗ trợ xét nghiệm nhanh cho lái xe vận tải đường dài... để rút ngắn thời gian vận tải.
Bên cạnh đó, Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT đã yêu cầu các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Nai... thu hồi, điều chỉnh những quy định phòng chống dịch chưa phù hợp, gây ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa; kiểm tra các bến bãi tập kết hàng hóa, cảng thủy nội địa và công tác chấp hành các quy định phòng chống dịch của các doanh nghiệp, lái xe, lái tàu; giải quyết triệt để nguy cơ quá tải tại cảng Cát Lái gây ùn tắc...
Ngoài ra, Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT cũng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT và UBND các địa phương nhiều văn bản chỉ đạo, ban hành các hướng dẫn tạm thời đối với 5 lĩnh vực vận tải để thống nhất triển khai trên toàn quốc.
Gỡ vướng, thúc tiến độ thi công, giải ngân vốn các dự án
Đến hết tháng 8/2021, Bộ GTVT đã giải ngân được hơn 9.000 tỷ đồng, đạt gần 45% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với mức bình quân chung khối các bộ, ngành Trung ương. Tuy nhiên, nhiệm vụ từ nay đến cuối năm ngành GTVT sẽ phải giải ngân 24.000 tỷ đồng không hề đơn giản. Vì các tỉnh miền Trung, miền Nam sắp bước vào mùa mưa lũ, tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng, giá thép và cát sỏi, đất đắp tăng cao đang diễn ra tại nhiều dự án và dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nhất là tại các tỉnh phía Nam, khiến nhiều địa phương phải phong toả. Thực tế này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của ngành, khi các xe ra/vào công trường, dự án đang triển khai bị kiểm soát chặt.
Bộ GTVT đang tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tại các dự án.
Trước thực tế này, không chỉ đảm bảo vận tải thông suốt, Bộ GTVT đang tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm để đảm bảo hoàn thành giải ngân số vốn kế hoạch năm 2021 đã được Thủ tướng Chính phủ giao lên tới gần 43.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến chuỗi sản xuất, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp trọng tâm để Bộ GTVT thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trong tháng 8/2021, Bộ GTVT đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản chỉ đạo điều hành các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021; yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp GTVT căn cứ khối lượng thi công còn lại của các công trình từ nay đến cuối năm, xây dựng kế hoạch cụ thể tiến độ thi công theo từng tuần, từng tháng tương ứng với khối lượng giải ngân để có cơ sở kiểm soát, chỉ đạo điều hành.
"Thủ trưởng các đơn vị, chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả giải ngân vốn đầu tư công và coi đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá xếp loại cán bộ vào cuối năm", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.
Trong những ngày qua, Tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT đã duy trì tổ chức kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án quan trọng như: Cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, dự án nâng cấp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất... và làm việc với các tỉnh, thành phố về kế hoạch thực hiện các dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Chơn Thành, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài, cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - QL45; cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt...
Theo thống kê của Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ GTVT), hết tháng 8/2021, khối lượng lũy kế giải ngân của Bộ GTVT đạt 22.386 tủy đồng, đạt hơn 55% kế hoạch cả năm, cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước (hơn 51%).
Đối với các vướng mắc về thiếu hụt nguồn nhân lực do bị cách ly, giãn cách xã hội và khó khăn về nguồn vật liệu xây dựng tại các dự án trọng điểm như: Nâng cấp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất, cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây..., gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công, Bộ GTVT đã và đang yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu tiếp tục phát huy hết tinh thần trách nhiệm, chủ động xây dựng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả trên công trường, xây dựng kế hoạch, kịch bản cụ thể để đảm bảo thi công trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài.
Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện tổ chức "3 tại chỗ", sắp xếp, bố trí điều kiện sinh hoạt ổn định cho công nhân, không chủ quan, lơ là, thực hiện nghiêm quy định 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế; chủ động báo cáo và làm việc với chính quyền địa phương để tháo gỡ những vấn đề vượt thẩm quyền báo cáo Bộ GTVT để giải quyết, nhất là khó khăn về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ thi công...
Tiếp tục triển khai chính sách gỡ khó cho giải ngân vốn đầu tư công Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 63/NQ-CP và Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh

Xe máy nối đuôi nhau đi ngược chiều ở Hà Nội bị cảnh sát xử phạt

Nạn nhân vụ sụt lún ở Tây Ninh: "Kêu cứu thật lớn vì sợ bị chôn sống"

Phường Dương Nội vào cuộc vụ cô gái 'tố' bị người đàn ông đánh trước mặt công an

Từ vụ ô tô tông 6 xe máy ở Hà Nội: Có được rời hiện trường sau tai nạn?

Vụ tài xế xe bus cố va vào xe máy: triệu tập 2 bên, 'ngầu' 15s bị phạt 5 triệu

Bình Định: Phát hiện thi thể đang phân hủy bên bờ suối

Quảng Trị: Nam shipper bị sét đánh hôn mê sâu

Cháy nhà 2 tầng ở TPHCM, 1 người tử vong trong phòng ngủ

TP.HCM: Phát hiện người đàn ông tử vong trong khách sạn ở Gò Vấp

Phú Quốc: Xử lý một khách nước ngoài chạy xe buông tay, đánh võng

Sụt chân cầu Tây Ninh, sự cố sân bay Tân Sơn Nhất: Bộ Xây dựng chỉ đạo 'nóng'
Có thể bạn quan tâm

Tài tử đẹp trai nhất Hollywood khiến Rosé bị đe dọa
Nhạc quốc tế
17:24:56 12/05/2025
Quá khứ như bị "tra tấn" của Trấn Thành, căng đến mức phải ghét mẹ vì 1 chuyện
Sao việt
17:19:25 12/05/2025
Tâm Tít khoe vóc dáng căng tràn, chỉ 1 bức ảnh lộ cuộc sống hôn nhân với chồng
Netizen
17:18:47 12/05/2025
HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?
Sao châu á
17:15:25 12/05/2025
Cạn kiệt tên lửa đánh chặn, Ukraine tìm biện pháp ứng phó
Thế giới
17:14:55 12/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều mát lành với 5 món tươi ngon
Ẩm thực
16:59:09 12/05/2025
Hai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hình
Pháp luật
16:55:29 12/05/2025
Lê Tuấn Khang từ "chăn vịt" lột xác ngoạn mục nhờ Lý Hải, cú bẻ lái khó tin!
Hậu trường phim
16:25:56 12/05/2025
Uống nước lá tía tô có công dụng gì với sức khỏe?
Sức khỏe
16:13:02 12/05/2025
Thấy cô hàng xóm bị đánh ghen, chồng tôi bỗng có một hành động không ngờ
Góc tâm tình
15:58:04 12/05/2025