Nhiều cử nhân lo lắng vì bằng tốt nghiệp bị lỗi
Nhiều cử nhân vừa tốt nghiệp ngành Văn học, ĐH Sư phạm TP HCM đang lo lắng vì bằng tốt nghiệp của mình nghi bị trường in sai, có dấu hiệu tẩy xóa.
Ngày 5/8, ĐH Sư phạm TP HCM tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên khóa 2012 – 2016 của trường. Sau khi nhận bằng, nhiều tân cử nhân ngành Văn học phát hiện trên trang tiếng Anh có dấu hiệu bất thường, in lỗi. Sợ bằng này không hợp lệ, khó xin việc, nhiều sinh viên phản ánh lên trường.
Ngày 11/8, ông Trần Văn Châu, Phó trưởng phòng Đào tạo, Đại học Sư phạm TP HCM cho biết, gần 10 sinh viên vừa tốt nghiệp khóa 38 đã mang bằng đến trường yêu cầu cấp lại vì cho rằng có dấu hiệu sai sót bất thường ở trang tiếng Anh. Hầu hết các bằng này đều bị lỗi kỹ thuật trong lúc in ấn.
Bằng tốt nghiệp của ĐH Sư phạm TP HCM vừa cấp cho các bạn tân cử nhân khóa học 2012-2016 ngày 5/8 vừa qua.
Theo một sinh viên, khi nhận bằng, em xem qua, thấy khác với của bạn bè, phần thông tin tiếng Anh (chỗ năm sinh) có dấu hiệu tẩy xóa và in đè nhau.
Video đang HOT
Sinh viên này cũng cho biết, khi phát hiện sai sót, đã cầm bằng lên phòng đào tạo để hỏi thì được giải thích đây là lỗi in ấn.
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP HCM thông tin, trường ghi nhận trường hợp bị in sai bằng nhưng đây là lỗi kỹ thuật trong in ấn chứ không phải tẩy xóa.
Trang tiếng Anh ở phần ghi năm sinh có dấu hiệu bị tẩy xóa.
Cũng theo vị hiệu trưởng, đối với những văn bằng in sai, nhà trường sẽ có trách nhiệm in lại cho sinh viên theo quy định. Tuy nhiên, việc in bằng phải đúng quy, tức là có biên bản về việc bằng bị sai, có hội đồng hủy bằng, sau đó trường tiến hành báo Bộ GD&ĐT và mua lại phôi bằng mới để in lại.
Theo Zing
Có nên tăng thời gian đào tạo Sư phạm?
Tại buổi làm việc với đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - PGS.TS Nguyễn Kim Hồng (Hiệu trưởng ĐH Trường Sư phạm TP.HCM) cho rằng, ngành Sư phạm cần được đào tạo trong 5 năm thay vì 4 năm như hiện nay.
Cũng theo ông Hồng, hiện tại Bộ GD- ĐT vẫn giao chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên số lượng giảng viên và cơ sở vật chất, chưa có liên kết dựa trên nhu cầu địa phương và thực tế tuyển sinh tại các trường Sư phạm.
"SV sư phạm ra trường không có việc làm khá nhiều là một lãng phí xã hội, tuy nhiên việc giảm bình quân 10% chỉ tiêu tuyển sinh đối với trường đại học, trong đó có Trường ĐH Sư phạm TP.HCM là chưa thực sự thỏa đáng"- ông Hồng thắc mắc.
Bộ cần phải tổng hợp và giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường dựa trên những nghiên cứu rõ nhu cầu của cơ sở.
"Hiện trường ĐH SP rất khó tuyển được những giảng viên giỏi vào trường" - lời ông Hồng.
Theo hiệu trưởng Hồng, rất nhiều quốc gia trên thế giới có hai loại trường, trong đó có một loại trường chuyên sư phạm, SV vào đã nhận thức rằng công việc đặc biệt của họ là làm nhà giáo. Nhưng cũng có rất nhiều loại hình đào tạo tốt nghiệp đại học xong, họ học thêm một tới hai năm mới ra làm giáo viên.
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
"Chúng tôi muốn thời gian học kéo dài 5 năm vì hiện tại thời gian thực tập nghề của SV sư phạm quá ít. Việc các giám đốc sở kêu rằng giáo viên của chúng tôi chưa đáp ứng được các yêu cầu của giáo dục phổ thông một phần cũng do thời gian đào tạo. Nhưng nếu để 4 năm mà tăng thời gian thực tập thì rất khó khăn đối với các trường sư phạm" - PGS. TS Hồng phân tích.
Theo GS Đào Trọng Thi, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cần phải quan tâm đến các chính sách chế độ đối giáo viên, cơ chế của các trường ĐH Sư phạm.
"Nhà nước và xã hội phải có biện pháp cụ thể để chăm lo cả về tinh thần, vật chất cho đội ngũ giáo viên. Sự chăm lo đó phải tạo được động lực để khuyến khích các em học sinh học tốt, một khi các em học tốt đứng vào đội ngũ sư phạm, chúng ta mới có đội ngũ GV giỏi".
Theo Lê Huyền (Vietnamnet)
Nan giải trong đào tạo lại giáo viên Sáng 10/4, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, làm trưởng đoàn tiếp tục có buổi làm việc với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM về việc thực hiện chính sách, pháp luật đảm bảo chất lượng và chương trình SGK giáo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Doremon xâm nhập VN, tín đồ Mèo Máy đổ bộ checkin Landmark, lộ chi tiết đáng ngờ
Netizen
16:10:52 22/05/2025
Lý Khải Hinh 'ngọc nữ' nhà nòi bị trợ lý cũ vu khống, tự minh oan đỉnh thế nào?
Sao châu á
16:09:08 22/05/2025
Phát hiện 100 kg vàng trong giếng cạn ở Trung Quốc
Lạ vui
16:01:34 22/05/2025
Cựu MGI mắc sai lầm như Thuỳ Tiên, liền xoá hết dấu vết, Mr Nawat lại đau đầu
Sao âu mỹ
15:50:16 22/05/2025
'Bộ 5 siêu đẳng cấp' và sự trở lại của ảnh đế Yoo Ah In trong bom tấn siêu nhiên chưa từng thấy
Phim châu á
15:44:21 22/05/2025
Điều gì đặc biệt ở 'Mang mẹ đi bỏ' khiến Tuấn Trần phải tự tay thiết kế tên phim?
Hậu trường phim
15:31:11 22/05/2025
Toyota ra mắt mẫu RAV4 tích hợp hệ thống phần mềm mới
Ôtô
15:28:00 22/05/2025
Honda lập kỷ lục về doanh số với hơn 20 triệu chiếc xe máy bán ra trong một năm
Xe máy
15:27:04 22/05/2025
Điện ảnh Việt 06 tháng cuối năm có gì đáng trông đợi?
Phim việt
15:10:33 22/05/2025
Awkwafina 'lầy lội' tái xuất trong 'The bad guys 2': Màn đối đầu kịch tính giữa Băng đảng và nhóm nữ quái
Phim âu mỹ
14:40:46 22/05/2025