Nhiều giáo viên sẽ không phải học liên thông Đại học để đủ chuẩn mới

Có phải tất cả các giáo viên đều phải đi liên thông để nâng cao chuẩn theo quy định mới hay không? Từ ngày 01/7/2020, theo Luật giáo dục 2019, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên các cấp sẽ được nâng lên so với Luật giáo dục 2005.

Nhiều giáo viên sẽ không phải học liên thông Đại học để đủ chuẩn mới - Hình 1

Tập thể thầy cô trường tiểu học Tô Vĩnh Diện quận Tân Phú trong lễ khai giảng năm học mới .

Cụ thể, kể từ ngày 01/7/2020, giáo viên mầm non phải có bằng cao đẳng sư phạm ; giáo viên tiểu học , trung học cơ sở, trung học phổ thông phải có bằng cử nhân sư phạm trở lên. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Hiện nay, Luật Giáo dục 2005 chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học; bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở.

Và việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên các cấp sẽ được thực hiện theo lộ trình cụ thể.

Theo đó, Bộ GDĐT sẽ chỉ đạo dừng tuyển sinh ngành sư phạm đối với giáo viên dạy tiểu học trình độ trung cấp và cao đẳng ngay khi Luật Giáo dục 2019 được thông qua và có hiệu lực. Không tuyển mới giáo viên dạy tiểu học có trình độ trung cấp sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm, đồng thời tổ chức đào tạo bổ sung theo hướng liên thông để khi sinh viên ra trường có trình độ đại học sư phạm tiểu học.

Đồng thời, Ông Hoàng Đức Minh Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cũng cho biết, đối với những giáo viên có trình độ Trung cấp sư phạm, Cao đẳng hoặc những giáo viên chưa đạt trình độ Đại học còn thời gian công tác từ 1 đến 5 năm, Bộ sẽ chỉ đạo các địa phương phối hợp các trường sư phạm thiết kế các khóa “bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực” dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo là đại học thời gian công tác còn trên 5 năm, Bộ sẽ chỉ đạo các trường đại học sư phạm phối hợp chặt chẽ với các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch đào tạo nâng chuẩn trình độ gắn với bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới. Hình thức đào tạo cuốn chiếu ở các khối lớp với các hình thức linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, thiết thực, không chạy theo thành tích hay học chủ yếu học để lấy bằng.

Như vậy, có thể thấy, đối với những giáo viên mầm non hiện đang có trình độ Trung cấp sư phạm, giáo viên tiểu học, trung học có trình độ Trung cấp sư phạm, Cao đẳng hoặc chưa đạt trình độ Đại học còn thời gian công tác từ 1 đến 5 năm thì thay vì phải học liên thông để nâng chuẩn theo quy định, họ sẽ chỉ phải tham gia các “khóa bồi dưỡng thường xuyên” để nâng cao năng lực dạy học theo quy định mới. Việc học liên thông để nâng chuẩn trình độ sẽ áp dụng đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo là đại học còn thời gian công tác trên 5 năm.

Video đang HOT

Thanh Hải – Kỳ Lâm

Theo sao .baophapluat.vn

Quyền lợi của học sinh phải đặt lên trên hết!

Đa dạng sách giáo khoa là một bước tiến quan trọng, nhưng để lựa chọn được sách giáo khoa (SGK) phù hợp và thực hiện chọn sách một cách công tâm, minh bạch nhất, vì quyền lợi học sinh cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.

Vì thế, câu chuyện ai được quyền chọn SGK và chọn như thế nào đang là nỗi băn khoăn thường trực của báo chí và dư luận những ngày này trước việc Bộ GD&ĐT thông tin về việc đang dự thảo thông tư lựa chọn SGK theo tinh thần của Luật Giáo dục 2019.

Trường, giáo viên hay Ủy ban nhân dân tỉnh chọn sách giáo khoa?

Vấn đề được quan tâm trước tiên là việc: Ai có quyền quyết định chọn sách giáo khoa mới?

Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực vào 1/7/2020 lại quy định: UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn. Điều khoản này thay đổi so với Nghị quyết 88/2014/QH13 là: "Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT".

Quyền lợi của học sinh phải đặt lên trên hết! - Hình 1

Lựa chọn sách giáo khoa cần quan tâm đến quyền lợi của học sinh. Ảnh: T.L

Theo chia sẻ với báo chí của đại diện Bộ GD&ĐT, thực hiện quy định tại Luật Giáo dục, Bộ đang xây dựng thông tư để hướng dẫn. Thông tư này hướng dẫn việc lựa chọn SGK theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học và không quy định cứng nhắc việc các UBND tỉnh phải chọn tất cả SGK của các môn học trong cùng một bộ hay chỉ được chọn một bộ SGK cho địa phương. Căn cứ vào điều kiện của địa phương, UBND tỉnh xây dựng các tiêu chí để lựa chọn được SGK phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức dạy học tại địa phương.

Trong thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK, Bộ GD&ĐT sẽ quy định cụ thể thành phần của hội đồng lựa chọn SGK để căn cứ vào đó, UBND tỉnh, thành phố thực hiện. Thành phần sẽ bao gồm các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học, đặc biệt chiếm tỷ lệ đa số là các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học đó ở cấp học.Dự thảo thông tư về lựa chọn SGK của Bộ GD&ĐT sẽ không cứng nhắc mà linh hoạt để việc lựa chọn SGK đảm bảo tính phù hợp với điều kiện của từng vùng miền, địa phương.

Hiện nay, dự thảo thông tư lựa chọn sách giáo khoa đang được Bộ GD&ĐT xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi theo quy định biên soạn, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Sau khi tiếp thu tất cả ý kiến của các bên liên quan, thông tư sẽ được hoàn thiện để sớm trình Bộ trưởng phê duyệt ban hành, kịp thời gian để các địa phương tổ chức lựa chọn SGK đáp ứng yêu cầu năm học mới.

Bộ GD&ĐT cũng cho biết, sẽ triển khai công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương, các nhà xuất bản thực hiện tốt các khâu lựa chọn SGK lớp 1, tổ chức tập huấn sử dụng SGK theo Chương trình GDPT 2018, thực hiện việc in và phát SGK đảm bảo đủ số lượng, kịp thời về tiến độ thời gian cho năm học 2020-2021 và các năm học tiếp theo.

Cũng theo đại diện Bộ GD&ĐT, 32 SGK của 8 môn học bắt buộc trong danh mục SGK lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, được ban hành theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, sẽ được dùng làm căn cứ để các địa phương lựa chọn sử dụng trong năm học 2020-2021 theo lộ trình áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Báo điện tử Vietnamplus dẫn ý kiến cô Nguyễn Thị Huyền Thảo - giáo viên trường chuyên Trần Đại Nghĩa, thành phố Hồ Chí Minh, việc lựa chọn sách giáo khoa nên trao quyền cho các nhà trường theo Nghị quyết 88. Cô Thảo cho rằng, ủy ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chung về mặt hành chính trong khi chọn sách giáo khoa để dạy trong các nhà trường lại là việc có tính chuyên môn.

Ở góc nhìn khác, báo điện tử Vietnamplus dẫn ý kiến của ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết, các sách giáo khoa đều đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định nên đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, chỉ khác nhau về cách tiếp cận. Tuy nhiên, nếu để cho các trường tự chọn sách giáo khoa riêng với rất nhiều sách khác nhau sẽ dẫn đến việc khó trong công tác chỉ đạo chung của địa phương. Vì thế, ông Thành cho rằng, Luật Giáo dục quy định ủy ban nhân dân các tỉnh quyết định lựa chọn sách là phù hợp, để tạo sự thống nhất nhất định. "Nhưng điều này cũng không mâu thuẫn với Nghị quyết 88 của Quốc hội hay Quyết định 404 của Chính phủ vì ủy ban nhân dân tỉnh chỉ ra quyết định, còn người chọn sách thực sự chính là các giáo viên khi có đến 2/3 thành viên hội đồng chọn sách là giáo viên, là tiếng nói thực tiễn từ cơ sở", ông Thành phân tích.

Quyền lợi của học sinh phải đặt lên trên hết! - Hình 2

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên chăng để chính các giáo viên lựa chọn SGK, bởi như vậy gần gũi với việc dạy và học nhất. Như quan điểm của báo Thanh Niên: Giao việc chọn SGK cho các nhà trường, GV, thì việc vận hành nhiều bộ SGK sẽ giống với các nước tiên tiến đang làm. GV chính là người hiểu rõ nhất đối tượng HS mà mình giảng dạy phù hợp với cuốn/bộ SGK nào. GV nếu thực sự có năng lực và được trao quyền chủ động, có thể sẽ không chọn một SGK cụ thể nào mà họ tham khảo nhiều cuốn SGK khác nhau và các tài liệu tham khảo để biên soạn một bộ tài liệu dạy của riêng mình, phù hợp nhất với HS mà họ giảng dạy, miễn sao đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình.

Quyền lợi của học sinh là quan trọng nhất

Nhiều ý kiến cho rằng, đa dạng sách giáo khoa là một bước tiến quan trọng, nhưng để lựa chọn được sách giáo khoa phù hợp và thực hiện chọn sách vì quyền lợi học sinh cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Mà để vì quyền lợi học sinh, nhiều tờ báo đã chỉ thẳng ra rằng, cái cần nhất là sự công tâm, minh bạch, có trách nhiệm để lựa chọn được bộ sách phù hợp mà không bị chi phối bởi những thứ "ngoài giáo dục".

Báo Tiền Phong, dẫn ý kiến lo ngại của GS Phạm Tất Dong - nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư: "Khi thực hiện chủ trương để địa phương lựa chọn SGK cũng sẽ có khả năng nhà xuất bản "lót tay" nhằm bán sách vì để biên soạn bộ SGK các đơn vị bỏ ra một khoản tiền và công sức không nhỏ, họ sẽ phải tìm mọi cách để bán được sách". PGS. TS Vũ Trọng Rỹ (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) cũng bày tỏ sự lo lắng: "Để nhà trường hay địa phương lựa chọn bộ SGK cho riêng mình đều là bài toán nan giải, không biết sẽ thực hiện như thế nào mới đảm bảo sự khách quan, minh bạch. Nếu trước đây chỉ có một bộ SGK, trường nào, giáo viên nào cũng dạy theo đó rất dễ. Khi có nhiều bộ sách, nếu để các trường quyết định lựa chọn thì các nhà xuất bản có cơ hội "mời chào", "giới thiệu", thậm chí "mua chuộc"... hiệu trưởng để sử dụng bộ sách của họ. Nếu địa phương lựa chọn cũng khó tránh tình huống người quen, người thân giới thiệu và sử dụng liên quan đến lợi ích cá nhân". Theo PGS Vũ Trọng Rỹ, ở một số nước có nhiều bộ SGK cũng không yêu cầu nhà trường, địa phương lựa chọn bộ sách cụ thể nào cả. SGK đối với họ không phải là pháp lệnh mà chỉ là tài liệu để giáo viên tham khảo. Cùng với các tài liệu trên mạng internet, giáo viên sẽ tự biên soạn chương trình giảng dạy của riêng mình.

"Có rất nhiều câu hỏi đặt ra khi UBND các tỉnh lựa chọn SGK, chẳng hạn các tỉnh, thành sẽ chọn một bộ sách gồm SGK tất cả môn học từ lớp 1 đến lớp 12 của một nhà xuất bản? GV trực tiếp đứng lớp sẽ có tiếng nói gì không trong hội đồng thẩm định, lựa chọn SGK của các địa phương? Việc lựa chọn SGK có thay đổi từng năm hay giữ ổn định lâu dài?... Đó là chưa kể những lo ngại về tiêu cực nảy sinh khi quyền lựa chọn SGK được thu hẹp ở một hội đồng cấp tỉnh, thay vì trao quyền ấy đến từng GV và HS. Nếu quy trình không chặt chẽ, dư luận có quyền nghi ngờ về sự khách quan trong quyết định lựa chọn SGK khi quyền quyết định ấy thuộc về một nhóm người. Ai dám đảm bảo các nhà xuất bản có SGK được lưu hành trên thị trường không "tìm cách", kể cả những cách như "vận động hành lang" để bộ SGK của mình được các hội đồng ấy lựa chọn?" - Câu hỏi mà báo Thanh Niên đặt ra có lẽ cũng là vấn đề cần được Bộ GD&ĐT lưu tâm hơn cả trong câu chuyện soạn thảo Thông tư về việc lựa chọn SGk.

Hà Trang

Theo baocongluan

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một ca mắc Covid-19 chuyển nặng, dịch tại Việt Nam có đáng lo?Một ca mắc Covid-19 chuyển nặng, dịch tại Việt Nam có đáng lo?
20:24:33 24/05/2025
Vụ shipper bị tài xế Lexus đánh: Xác định ngày ra toà, bồi thường số tiền khủngVụ shipper bị tài xế Lexus đánh: Xác định ngày ra toà, bồi thường số tiền khủng
20:59:30 24/05/2025
Trung Tâm Anh Ngữ Úc Châu 'ngốn' 15 tỷ của phụ huynh, đóng cửa bỏ trốn trong đêmTrung Tâm Anh Ngữ Úc Châu 'ngốn' 15 tỷ của phụ huynh, đóng cửa bỏ trốn trong đêm
19:31:10 24/05/2025
Nam ca sĩ nổi tiếng đăng loạt ảnh thương 2 con riêng của bạn gái lỡ một lần đò như con ruộtNam ca sĩ nổi tiếng đăng loạt ảnh thương 2 con riêng của bạn gái lỡ một lần đò như con ruột
21:56:48 24/05/2025
Đến nhà bạn trai ăn cơm, tôi kinh ngạc trước câu nói của một cô gái lạĐến nhà bạn trai ăn cơm, tôi kinh ngạc trước câu nói của một cô gái lạ
20:41:10 24/05/2025
Truy tố nhóm đối tượng truy đuổi và bắn tử vong cô gái ở Hà NộiTruy tố nhóm đối tượng truy đuổi và bắn tử vong cô gái ở Hà Nội
23:47:56 24/05/2025
Ga T3 Tân Sơn Nhất lại chảy nước mưa ào ào từ máiGa T3 Tân Sơn Nhất lại chảy nước mưa ào ào từ mái
19:46:31 24/05/2025
Nam NSƯT lấy vợ năm 19 tuổi, đẻ 4 con, vợ cầm tiền đầu tư bất động sản nên giàu toNam NSƯT lấy vợ năm 19 tuổi, đẻ 4 con, vợ cầm tiền đầu tư bất động sản nên giàu to
22:32:31 24/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?

Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?

Thế giới

23:44:18 24/05/2025
Chuyên gia nhận định, sự xuất hiện ồ ạt của dòng vũ khí mới mà cả Nga và Ukraine đang đưa ra chiến trường đã biến mặt trận thành mạng nhện khổng lồ.
Rơi từ tầng 12, nữ lao công sống sót kỳ diệu, giục chồng gọi cấp cứu

Rơi từ tầng 12, nữ lao công sống sót kỳ diệu, giục chồng gọi cấp cứu

Netizen

23:41:06 24/05/2025
Câu chuyện của chị Peng Huifang, sống tại thành phố Lê Bình (tỉnh Giang Tây, Trung Quốc), gây xôn xao cộng đồng mạng nước này vì được ví như một phép màu của sự sống.
Phát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình Dương

Phát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình Dương

Tin nổi bật

23:31:12 24/05/2025
Tài xế ô tô mở cửa thiếu quan sát khiến người đi xe máy ngã nhào xuống đường ở TP Thủ Đức (TPHCM). Đáng nói, sau khi xuống xe, người này còn yêu cầu tài xế xe máy bồi thường 3 triệu đồng.
G.E.M 1 mình hạ đo ván BLACKPINK, GRAMMY vinh danh, có gì đáng gờm?

G.E.M 1 mình hạ đo ván BLACKPINK, GRAMMY vinh danh, có gì đáng gờm?

Sao châu á

23:12:37 24/05/2025
G.E.M. (Đặng Tử Kỳ) - nữ ca sĩ tài năng người Trung Quốc tiếp tục khẳng định vị thế quốc tế khi được trang web chính thức của Giải GRAMMY vinh danh là nữ nghệ sĩ có doanh thu tour diễn cao thứ tư trong lịch sử âm nhạc thế giới.
Taylor Swift nghỉ chơi Blake Lively, lý do gây chấn động showbiz?

Taylor Swift nghỉ chơi Blake Lively, lý do gây chấn động showbiz?

Sao âu mỹ

23:09:03 24/05/2025
Daily Mail đưa tin Taylor Swift được cho là đã chấm dứt tình bạn dài cả thập kỷ với Blake Lively. Blake Lively được cho là luôn muốn trở thành thủ lĩnh, Taylor Swift phải vào cuộc và xoa dịu bạn thân.
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này

Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này

Góc tâm tình

23:03:12 24/05/2025
Chúng tôi từng có cuộc sống yên bình đến mức đôi lúc, tôi đã quên mất mọi thứ bình yên quá cũng là một dạng nguy cơ. Cuộc hôn nhân 4 năm trôi qua không ồn ào, nhưng cũng chẳng thiếu sóng ngầm.
Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho

Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho

Hậu trường phim

22:59:14 24/05/2025
Nhan sắc lạ lẫm cùng giọng không còn nội lực khó nhận ra càng khiến nhiều fan Kim Hyun Joong không khỏi tiếc nuối hình ảnh xưa cũ.
Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị

Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị

Ẩm thực

22:55:31 24/05/2025
Bạn sẽ mất khoảng 1-2 giờ nếu rã đông gà nguyên con theo cách truyền thống, nhưng mẹo dưới đây sẽ rút ngắn thời gian đáng kể mà vẫn đảm bảo chất lượng của gà.
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?

Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?

Tv show

22:37:20 24/05/2025
Được kỳ vọng sẽ tiếp nối thành công từ đàn anh, tuy nhiên, Tân Binh Toàn Năng vẫn chưa thu hút được sự chú ý của đông đảo khán giả dù đã lên sóng được 6 tập.
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng

Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng

Sức khỏe

21:56:52 24/05/2025
Mới đây, một bé trai tên C. (13 tuổi, ngụ tỉnh Long An) được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng máu chảy ồ ạt từ vết thương sâu ở cổ tay phải, đau đớn và hoảng loạn.
'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi

'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi

Phim châu á

21:49:34 24/05/2025
Bộ phim Tàng Hải truyện do Tiêu Chiến đóng chính có khởi đầu tốt, tuy nhiên nam diễn viên lại nhận nhiều ý kiến trái chiều về diễn xuất.