Nhiều học sinh ưa chuộng môn học thực tế
Phần lớn học sinh muốn thay đổi “thực đơn” môn học, có xu hướng ưa chuộng những môn học có tính ứng dụng thực tế cao và giáo viên tâm lý.
Học sinh thích môn học hay không, phụ thuộc một nửa vào giáo viên
Nguyễn Tùng Anh, học sinh lớp 12, THPT Việt Đức, Hà Nội chia sẻ: “Em thích tiếng Anh và Văn nhất nhưng cũng là hai môn em thấy khó nhất cùng với Toán. Em thích nó vì bản chất hai môn này hay và có thể ứng dụng nhiều vào cuộc sống sau này nhưng cũng vì nó khó nên em cần phải cố gắng”.
Nguyễn Tùng Anh, học sinh lớp 12, THPT Việt Đức
Việc học sinh thích môn học hay không phụ thuộc 50% vào giáo viên. Học sinh có tiếp thu tốt hay ko đều là sự giảng dạy của giáo viên. Giáo viên dạy hợp với nhiều học sinh thì khả năng tiếp thu sẽ cao hơn và cả tình cảm của học sinh với giáo viên cũng gắn bó hơn. Nếu mình yêu môn học nào đấy mà giáo viên trù dập hay ghét học sinh thì em cũng không có hứng thú với môn đó nữa, thậm chí còn bị ám ảnh.
Trong số thầy cô em được học, em quý nhất là cô Huyền – cô giáo dạy môn Sinh. Cô dạy dễ hiểu và đặc biệt rất hiểu tâm lý học sinh, không bắt ép học sinh vào những quy định gò bó”.
Giản Ngọc Linh, lớp 11D2 THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Giản Ngọc Linh, lớp 11D2 THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Em thích môn Văn vì cô giáo Hà Thủy dạy hay. Cô giảng dễ hiểu, giọng cô cũng hay. Do vậy, đa số các bạn đều thích nên tiết văn lớp em khá sôi nổi. Em ghét nhất môn tiếng Anh, một phần do em không chủ tâm học. Các môn phụ em cũng không trú trọng lắm vì bận học nhưng môn thi đại học. Nhưng theo em, Giáo dục công dân là môn học rèn luyện về đạo đức nên cũng rất quan trọng”.
Thích những môn học gắn với thực tiễn cuộc sống
Video đang HOT
Hà Trung Dũng, học sinh lớp 11 chuyên Anh THPT Hà Nội – Amsterdam
Hà Trung Dũng, học sinh lớp 11 chuyên Anh THPT Hà Nội – Amsterdam chia sẻ: “Em sợ môn Sử và Lý. Sử khó nhớ, Lý khó học, vì em học ban D. Theo em, cách nhớ dễ nhất đó là học theo dòng thời gian mà các sự kiện chính diễn ra (timeline), liệt kê các ngày tháng năm và bên cạnh đó là các sự kiện nổi bật. Dù vậy, em học Sử theo kiểu nhớ diễn biến, câu cú không trau chuốt như sách nên điểm không cao.
Em thích môn tiếng Anh, vì cô giáo em dạy hay, vui tính. Cô Hương Lan lớp em nổi tiếng ở trường Ams. Hơn nữa, tiếng Anh nó có nhiều bài đọc thực tế, gần gũi với cuộc sống, nên học sẽ tiếp thu nhanh hơn là các môn khác.
Môn Giáo dục công dân, cô giáo em dạy hay lắm. Chưa bao giờ em thích môn Giáo dục công dân như năm nay. Vì cô thường lấy ví dụ thực tế ngoài đời sống, lại kể thêm truyện cười nên học rất vui”.
Nguyễn Tùng Anh, THPT Việt Đức: “Môn Giáo dục công dân là một trong những môn em có cảm hứng học không kém gì các môn chính vì nó hữu ích. Môn này giúp cho mình cực nhiều ứng dụng vào cuộc sống. Có khi môyj bài học áp dụng và có ý nghĩa thực tế hơn nhiều một bài toán. Một bài toán khó đến mấy mà giải được thì cũng không thể nào cảm thấy vui được như khi mình ứng dụng thành công 1 bài Giáo dục công dân vào cuộc sống”.
Phạm Huyền My, học sinh 11D1 THPT Lương Thế Vinh
Phạm Huyền My, học sinh 11D1 THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội: “Em thích học Giáo dục công dân vì được học về lẽ sống, thấm đượm nhẹ nhàng. Cô Hoa dạy môn Giáo dục công dân có giọng nói truyền cảm và thường đưa ra những ví dụ gần gũi nên môn học này trở nên rất sinh động.
Cùng là môn học bổ trợ nhưng KTCN không gắn liền với thực tế, trong khi đó lại học khá kỹ càng. Năm nay, lớp 11 phải học những bản vẽ kỹ thuật rát khó. Bọn em học ban D, sau này học lên đại học hay làm việc đều không có điều kiện ứng dụng. Em nghĩ nếu học để nắm kiến thức cơ bản thì nên giảm tải chương trình”.
Muốn thay đổi “thực đơn” môn học
Đỗ Phương Linh, lớp 11D0, THPT Lương Thế Vinh
Đỗ Phương Linh, lớp 11D0, THPT Lương Thế Vinh: “13 môn thì hơi nhiều, mà năm nào “thực đơn” cũng là 13 môn này. Sao không thay đổi? Em nghe bạn em là du học sinh kể rằng học bên nước ngoài được tự chọn môn học. Chẳng hạn, một kỳ có 6 môn bắt buộc, còn những môn học bổ trợ mình có thể tự chọn môn mình thích, cảm thấy có ích cho mình”.
Trần Sơn Tùng, lớp 12 A4, THPT Lương Thế Vinh: “Chương trình học của lớp 12 quá nặng nhưng em vẫn phải cố gắng vì mục tiêu thi đại học.
Em dự định thi khối A và A1 nên sẽ phải ôn luyện cả Toán, Lý, Hoá và tiếng Anh. Những môn chính để thi bọn em phải học tăng cường vao buổi chiều (trừ những bạn học rất giỏi, điểm cao). Ngoài ra, thầy cô cũng chú trọng ôn luyện các môn có thể thi tốt nghiệp vào năm nay như Sinh, Sử khiến cho chương trình học càng nặng. Em nghĩ lớp 12 nên tập trung vào các môn thi hơn và bớt những môn học khô cứng, nhàm chán”.
Nguyễn Tùng Anh, THPT Việt Đức: “Em muốn trường phổ thông có thêm môn Tâm lý vì theo em thấy hầu hết học sinh đều muốn được học môn này”.
Hà Trung Dũng, THPT Hà Nội – Amsterdam: “Đối với em, môn kỹ thuật công nghiệp (KTCN) năm nay học hơi nhiều và nặng. Bọn em phải học các bản vẽ máy móc chi tiết, mà em nghĩ chẳng vận dụng đến trong thực tế đến nên không cần thiết lắm, tốt hơn là nên giảm tải kiến thức trong môn KTCN”.
MAI CHÂM
Theo Infonet
Teen 12 rục rịch chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp
Mặc dù từ nay tới lúc biết được 6 môn thi chính thức trong kì thi tốt nghiệp tới còn những hơn 1 tháng nữa nhưng nhiều teen 12 đã rục rịch chuẩn bị ôn thi ngay từ bây giờ.
Các môn thi tốt nghiệp năm nay sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào cuối tháng 3. Theo đó đề thi tốt nghiệp vẫn dựa theo mô hình chung với tiêu chuẩn kiến thức như các năm trước: đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, trong đó dành 50% điểm số cho yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức. Vậy là đọc kĩ phần đề thi có thể thấy, chỉ cần nắm được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là có thể đạt được 50% số điểm rồi. Với 6 môn thi tốt nghiệp, theo nhiều bạn nhận xét là hơi khó để ôn luyện kĩ càng với khoảng thời gian từ lúc Bộ thông báo cho tới lúc thi nên ngay từ bây giờ, nhiều bạn đã tự lập ra kế hoạch ôn luyện cho mình.
Những bạn học ở các trường dân lập có lợi thế hơn, bởi các trường dân lập có thể dồn tiết, tăng ca, thậm chí là bỏ các môn học phụ để tập trung ôn các môn có khả năng thi tốt nghiệp như Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh, Sử, Địa, Sinh, bỏ các môn như Thể dục, Tin, Công nghệ, Giáo dục công dân.
Như trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội). Mặc dù đầu vào cũng như đầu ra của trường rất cao nhưng ngay từ đầu năm học lớp 12, trường đã thực hiện học dồn các môn phụ sao cho kết thúc học kì I là xong để bước sang học kì II có nhiều thời gian cho các em học sinh ôn luyện. Thậm chí những môn chính ở các khối A và D còn được tăng tiết thêm. Với thành tích nhiều năm liền học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi tốt nghiệp và đại học nên việc tập trung cho các em học sinh ôn luyện như vậy vừa đảm bảo được chất lượng dạy và học của nhà trường, lại vừa giúp các em củng cố được kiến thức để tự tin hơn trong các kì thi sắp tới.
Không chỉ trường DL Lương Thế Vinh mà rất nhiều trường DL khác cũng triển khai ôn tập cho học sinh ngay từ bây giờ. Theo đó, việc ôn luyện càng sớm càng tốt, tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy. Đợi đến khi biết các môn thi tốt nghiệp rồi mới bắt tay vào học sẽ dẫn tới tình trạng căng thẳng, mỏi mệt trong học sinh do áp lực phải học quá nhiều môn trong một khoảng thời gian ngắn.
Những học sinh ở các trường công lập thì vẫn tiếp tục học theo chương trình học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tức là vẫn học cho tới hết chương trình học tất cả các môn. Những học sinh này không có lợi thế về mặt thời gian để ôn luyện, tuy nhiên nhiều bạn vẫn lập được cho mình một bản kể hoạch học và ôn vô cùng logic và phù hợp với mình.
M.Linh (THPT Quang Trung) nói: "Trường mình vẫn học đều đều như trước. Sức học của mình không khá lắm, đặc biệt là các môn tự nhiên nên cũng hơi lo. Từ nay tới lúc biết các môn thi còn hơn 1 tháng nữa nhưng nếu cứ đợi tới lúc đó mới bắt tay vào ôn lại thì sợ muộn mất vì còn phải học cả 6 môn cùng một lúc. Mình đã lập ra một bản kế hoạch: bên cạnh việc học và làm bài tập trên lớp, mình sẽ dành nhiều thời gian hơn một chút để ôn lại kiến thức những môn mình yếu. Đề thi tốt nghiệp không tách rời so với sách giáo khoa nhiều nên mình nghĩ chỉ cần chăm học học và không quá hổng kiến thức thì mình sẽ vượt qua được".
N.Tuấn (Chuyên Lý, Sư Phạm) chia sẻ: "Năm ngoái đề thi tốt nghiệp rơi cả vào Sử lẫn Địa, thấy các anh chị khóa trên hốt hoảng mà thấy sợ, năm nay khả năng rơi vào cả 2 môn đó là khá thấp nhưng theo mình chắc chắn vẫn sẽ rơi vào một trong 2 môn trên. Mình học chuyên Tự nhiên nên việc học thuộc lòng với mình khá khó. Nhiều khi mất cả tiếng mới học xong một bài, trong khi bạn bè mình chỉ mất khoảng 15 - 20 phút. Chính vì thế nên ngay từ học kì II, cô giáo đã giúp đánh dấu một số bài quan trọng có thể thi vào, nếu đợi tới khi biết chắc chắn thi môn nào rồi mới học thì sẽ rất khó nên ngay từ bây giờ, cô giáo chỉ học bài nào, mình sẽ cố gắng học luôn bài đó, sau này tới lúc gần thi chỉ cần đọc lại vài lần là có thể thuộc".
Nhiều teen không có khả năng tự ôn luyện cũng đã tìm đến các lớp học thêm hoặc gia sư để dạy kèm. Theo các bạn thì thi tốt nghiệp không quá khó nhưng nếu lơ là học không cẩn thận thì cũng có thể rớt tốt nghiệp như chơi. Việc ôn luyện sớm cũng là một lợi thế. Củng cố kiến thức ngay từ bây giờ cũng là cách để các bạn ôn luyện những kiến thức cơ bản để thi đại học. Tất cả các bài tập đều bắt nguồn từ những kiến thức cơ bản. Nắm chắc được kiến thức cơ bản là đã thành công 50% rồi đấy.
Vì vậy ngay từ bây giờ, teen 12 hãy triển khai kế hoạch ôn thi phù hợp với mình nhé.
Theo Kênh 14
Mỹ: "Lớp học phòng khách" đang phổ biến Hình thức học ở nhà đang phát triển ở Mỹ khi mà các ông bố bà mẹ - những người nghi ngờ về khả năng giảng dạy thông thường của giáo viên - đã tự dạy con mình với sự giúp đỡ của Internet. Bộ Giáo dục Mỹ ước tính có khoảng 1,5 triệu trẻ em từ 5 tới 17 tuổi - chiếm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất
Thế giới số
12:13:09 06/05/2025
Diệp Lâm Anh thăng hạng nhan sắc hậu đổ vỡ hôn nhân, hẹn hò trai kém 11 tuổi
Sao việt
11:54:20 06/05/2025
Tử vi ngày mới 6/5: Top 3 con giáp được Thần Tài ưu ái, cơ hội phát tài trong tầm tay
Trắc nghiệm
11:50:49 06/05/2025
Phú Yên đón 85.000 lượt khách tăng 55% so với cùng kỳ
Du lịch
11:44:21 06/05/2025
iPhone 17 Air siêu mỏng sắp trình làng?
Đồ 2-tek
11:38:14 06/05/2025
Bắt tạm giam tài xế lái xe chở rác làm 4 người tử vong ở Long An
Pháp luật
11:34:30 06/05/2025
Met Gala 2025: Miley Cyrus tạo biểu cảm 'hờ hững', 'chủ xị' bừng sáng vì sang
Sao âu mỹ
11:31:56 06/05/2025
Vườn Quốc gia Tràm Chim chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô
Tin nổi bật
11:31:46 06/05/2025
Giải pháp ăn uống giúp đẹp da trong mùa hè
Làm đẹp
11:27:34 06/05/2025
Dương Địch sao nam xấu nhất Cbiz, Gen nhan sắc bị em ruột 'giật' sạch là ai?
Sao châu á
11:14:58 06/05/2025