Nhiều phụ huynh ở TP.HCM chấp nhận tạm nghỉ việc để trông con
Trường học, nhà trẻ chưa mở cửa, trong khi cơ quan yêu cầu quay lại làm việc trực tiếp khiến nhiều phụ huynh ở TP.HCM loay hoay tìm phương án gửi con.
Nhận được thông báo đi làm trực tiếp trở lại, hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Phương (quận 3) khấp khởi trong lòng. Nhưng sực nhớ nỗi lo con nhỏ lớp 2 phải học online thế nào, gửi cho ai, cơm nước ra sao khiến vợ chồng anh đau đầu.
Trong thời điểm dịch bệnh hiện nay, tìm người trông con để phụ huynh yên tâm đi làm là điều không dễ.
Con nhỏ vẫn phải học online trong khi phụ huynh sắp phải đi làm lại. Ảnh: PHCC.
Phụ huynh đi làm, con không có máy móc để học online
Ngày 11/10 phải đi làm lại nhưng đến nay anh Phương vẫn chưa chốt được phương án gửi con cho ai khi hai bên nội, ngoại đều ở quê. Lúc này, cho con về quê, anh cũng không thật sự yên tâm vì tình hình dịch bệnh ở các tỉnh căng thẳng.
Thời gian làm việc tại nhà vừa qua, anh chị tranh thủ cho con học trên máy tính hoặc điện thoại của mình. Khi hai vợ chồng đều đi làm, mang theo máy tính, điện thoại, con gái sẽ không có thiết bị học online.
“Mình nghĩ có thể gửi ở nhà họ hàng tạm một thời gian, chờ trường học mở cửa trở lại, tuy nhiên con không có máy móc học online. Mình có hỏi cô giáo chủ nhiệm, trường hợp phụ huynh đi làm, con không có máy móc học online thì có tính là nghỉ học không nhưng cô cũng chưa trả lời được”, anh Phương kể.
Nam phụ huynh mong nhà trường có thể linh hoạt, chuyển giờ dạy sang buổi tối để các con có điều kiện học online tốt hơn khi phụ huynh phải đi làm trở lại. Anh cho rằng vấn đề không chỉ là thiết bị học tập. Đối với học sinh tiểu học, việc học online rất cần có phụ huynh kèm cặp, buổi tối sẽ là thời gian hợp lý.
“Thời điểm này mình vẫn ủng hộ việc cho các con học online. Nếu trường học có mở cửa, mình cũng không dám cho con đến trường. Nhưng các trường có thể chuyển đổi giờ dạy online sang buổi tối để thích ứng với tình hình sắp tới phụ huynh phải đi làm lại”, anh Phương đề xuất.
Video đang HOT
Chưa có thông báo chính thức từ công ty, chị Thiên Ý (quận Bình Thạnh) có con học lớp 3 và một bé 4 tuổi đang lo lắng không biết sắp tới gửi con cho ai trông nom khi đi làm trở lại.
“Hiện tại chồng mình đã đi làm trở lại, chỉ còn mình ở nhà vừa làm việc online, vừa trông 2 con. Sắp tới công ty mình thông báo đi làm trở lại, không biết tính đường nào cho hai đứa nhỏ”, chị lo lắng.
Nữ phụ huynh cho biết trẻ nhỏ học online hiệu quả kém, phụ huynh phải ngồi cạnh để thao tác trên máy tính, nghe cô giảng rồi giảng lại cho con. Nếu không có người ngồi cạnh kèm, chị lo con sẽ không theo kịp nội dung lớp học.
“Vợ chồng mình tính thuê cô giúp việc để trông con, dù tốn kém nhưng không còn cách nào khác. Trong thời gian dịch bệnh, việc tìm người giúp việc cũng không dễ. Họ cũng lo ngại, không biết gia đình mình có ai mắc bệnh hay không”, chị Ý nói.
Việc tìm người trông con hoặc gửi con ở đâu là câu hỏi lớn với phụ huynh khi sắp đi làm trở lại. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.
Chấp nhận tạm nghỉ việc
Chị Phạm Thị Thúy (TP Thủ Đức) có con học lớp 1 cho biết từ hôm 1/10 đến nay chị đau đầu tìm phương án cho con ở nhà học online thế nào khi hai vợ chồng đều sắp đi làm lại.
Công ty của chị và chồng đều thông báo ngày 11/10 phải lên văn phòng làm trực tiếp. Trong khi con học lớp 1 vẫn phải online. Không ở cùng ông bà nên nhà không có ai trông con ngoài hai vợ chồng.
Đã tính đến phương án “nhốt” con ở nhà một mình rồi trưa tranh thủ chạy về cho con ăn uống nhưng nữ phụ huynh cũng nhanh chóng bác bỏ. Chị không an tâm khi để con nhỏ ở nhà một mình loay hoay với ổ điện, thiết bị điện tử. Chị dẫn trường hợp một học sinh ở Hà Nội tử vong khi lấy kéo chọc vào ổ điện để nói về mối nguy hiểm khi phụ huynh không ở cạnh con nhỏ.
“Thời điểm này gửi hàng xóm hay người quen mình đều rất ái ngại vì ở đâu cũng có nguy cơ lây nhiễm. Tâm lý người nhận gửi cũng vậy, họ cũng muốn an toàn cho gia đình. Mình đang cố gắng xin phép công ty cho tiếp tục làm việc tại nhà. Nếu không được, cùng lắm mình hoặc chồng sẽ xin nghỉ việc không lương để ở nhà trông con”, chị Thúy đưa ra phương án.
Chấp nhận nghỉ việc không lương một thời gian cũng là phương án tệ nhất chị Hoàng Thị Hương (quận 12) tính đến. Chị Hương có hai con, con trai lớn đang học lớp 3, con út mới 3 tuổi.
Chị và chồng làm việc cùng công ty, liên quan đến khâu bán hàng và giám sát bán hàng. Khi thành phố nới lỏng giãn cách, ngay lập tức, công ty thông báo nhân viên phải quay lại cơ sở để làm việc. Từ ngày 1/10 đến nay chị phải gửi hai con ở nhà người thân.
“Nhưng đến nay, người thân cũng sắp đi làm lại, họ cũng có con nhỏ, thêm hai con của mình nữa thì trông không xuể. Hơn nữa, công việc của mình và chồng phải đi lại nhiều cửa hàng, tiếp xúc với nhiều người nên họ cũng ái ngại khi mình gửi con”, nữ phụ huynh cho biết.
Mới trở lại làm việc được hơn một tháng sau thời gian nghỉ không lương, chị Hương không muốn nghỉ việc vào lúc này. Chị cũng đã nghĩ tới việc gửi con về nhà ngoại ở Long An.
“Nhưng ở quê, tình hình dịch cũng đang rất căng thẳng. Hàng xóm đã có nhiều gia đình mắc Covid-19 nên mình cũng không thể đưa con về. Nghĩa đi nghĩ lại chỉ còn cách cố gắng thêm một vài ngày, hai vợ chồng tính ai lương thấp hơn thì người đó nghỉ việc để trông con”, chị Hương kể.
Ấm lòng con công nhân khó khăn
Sự hỗ trợ của tổ chức Công đoàn và các nhà hảo tâm giúp con công nhân khó khăn có thêm điều kiện học tập tại nhà
Ngày 2-10, đoàn công tác Công đoàn Khu Công nghệ cao (CNC) và các KCN Đà Nẵng đã đến thăm hỏi và trao thiết bị học online cho 13 con của công nhân (CN) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ở những nơi đoàn ghé thăm, không thể diễn tả niềm vui của phụ huynh và các em học sinh khi nhận được sự hỗ trợ thiết thực từ tổ chức Công đoàn.
"Con sẽ không phụ lòng các cô, chú"
Cuối con đường bê-tông tại thôn Quang Châu (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) là nhà của chị Trần Thị Bé - CN Công ty TNHH SX Bao bì carton Hòa Bình. Trong căn nhà đã xuống cấp, em Nguyễn Trần Mỹ Duyên (con chị Bé, học sinh lớp 10 Trường THPT Phan Thành Tài) vừa kết thúc giờ học online. Nhiều năm qua, thành tích học tập của Duyên và em gái là nguồn động viên lớn để chị Bé nỗ lực tăng ca sớm hôm.
Năm nay, cả Duyên và em gái đều không thể đến lớp vì dịch Covid-19 bùng phát. Hai chị em nhường nhau chiếc điện thoại thông minh (smartphone) cũ của mẹ để học online. Chị học thì em phải nghỉ. Không đành lòng nhìn con mất học, mỗi sáng sớm, chị Bé lại sang nhà hàng xóm để mượn thêm chiếc smartphone cho con học nhưng lúc có, lúc không. Có smartphone vẫn chưa đủ, để có sóng wifi học online, Duyên cùng em gái phải kéo bàn học đến gần nơi bắt được sóng của nhà hàng xóm.
Những ngày sóng yếu, bàn học phải kê ra ngoài sân, hai chị em đành đội nắng học bài. Nhìn các con xoay xở học hành, nhiều lần chị Bé rơi nước mắt, tủi thân vì nghèo, vì thương con ham học mà không thể làm được gì hơn. Chị tăng ca để có thêm thu nhập nhưng năm học mới, nhiều sách vở, vật dụng phải mua sắm nên chẳng đủ.
"Đời tôi khó rồi, chỉ mong các con sau này nhờ cái chữ mà bớt cực khổ. Vậy mà đến việc lo cho các con được học hành đàng hoàng bằng bạn bè, tôi cũng chẳng làm tròn" - chị Bé rơi nước mắt. Nhận được smartphone của tổ chức Công đoàn, Mỹ Duyên rất vui. "Từ nay con khỏi phải lo rồi, con hứa sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng các cô, các chú" - Mỹ Duyên nói.
Con công nhân khó khăn tại TP Đà Nẵng được nhận smartphone phục vụ việc học online
Vợ mất nên 6 năm qua, anh Võ Thanh Dũng - CN Công ty TNHH Nguyên Huy - phải gà trống nuôi con, chưa kể phụng dưỡng mẹ già đã lớn tuổi, thường xuyên đau ốm. Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt, sau giờ làm việc ở công ty, anh Dũng phải làm thêm đủ nghề để chăm lo 2 con đang tuổi đến trường. Nhiều tháng qua, khi TP Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội, công việc làm thêm của anh thất thường, trong khi các con lại bước vào năm học mới với nhiều khoản chi phí khiến anh lo lắng. "Hai đứa cùng học online mà chỉ có một chiếc smartphone của tôi nên bọn nhỏ tự sắp xếp nhau, đứa này nhường đứa kia. Biết tin được Công đoàn hỗ trợ smartphone, tôi mừng rơi nước mắt" - anh Dũng chia sẻ. Với em Võ Thị Thanh Thư (học sinh lớp 7 Trường THCS Hồ Nghinh, con anh Dũng), chiếc smartphone là món quà hết sức ý nghĩa.
Vận động kịp thời
Chị Bé, anh Dũng là 2 trong 13 trường hợp gia đình CN được hỗ trợ thiết bị học online tại TP Đà Nẵng lần này. Đây là hoạt động của Công đoàn Khu CNC và các KCN Đà Nẵng thực hiện nhằm hưởng ứng chương trình "Sóng và máy tính cho em" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch Công đoàn Khu CNC và các KCN Đà Nẵng, cho biết Công đoàn đã đến trực tiếp từng nhà trọ để khảo sát đời sống từng gia đình, chủ yếu là CN khó khăn do mất việc làm. Đội ngũ cán bộ Công đoàn rất xúc động khi chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của con CN. Phần lớn các cháu đều thiếu dụng cụ học tập, đặc biệt là thiết bị học online. Có hoàn cảnh 2 em phải dùng chung một chiếc smartphone của cha hoặc mẹ hoặc dùng ké sóng wifi của nhà hàng xóm, chủ nhà trọ.
Ngay sau khi khảo sát, Công đoàn Khu CNC và các KCN Đà Nẵng đã lập tức vận động một số đơn vị, doanh nghiệp (DN) hỗ trợ tặng thiết bị học tập cho các trường hợp đặc biệt khó khăn. Chỉ sau 1 ngày phát động, Công đoàn Khu CNC và các KCN đã vận động được 40 triệu đồng từ các DN, nhà hảo tâm. Từ nguồn vận động này, Công đoàn Khu CNC và các KCN Đà Nẵng đã hỗ trợ 13 trường hợp đặc biệt khó khăn, mỗi trường hợp 3 triệu đồng (gồm điện thoại, tai nghe, sim và 300.000 đồng tiền mặt). "Mọi công tác đều phải nhanh chóng, đúng đối tượng vì nhu cầu học của các cháu là mỗi ngày. Không thể để thêm một ngày các cháu bị mất học. Với những trường hợp vì cách ly, sống trong khu phong tỏa, chúng tôi sẽ đến trực tiếp trao thiết bị" - ông Trung thông tin.
Cùng với chương trình "Sóng và máy tính cho em", thời gian qua, Công đoàn Khu CNC và các KCN Đà Nẵng đã hỗ trợ nhiều phần quà cho CN khu phong tỏa, khu cách ly; đồng thời chỉ đạo Công đoàn hỗ trợ DN hoàn thiện hồ sơ hưởng gói chính sách theo Nghị quyết 68 và Quyết định 23 của Chính phủ. Sắp tới, Công đoàn Khu CNC và các KCN Đà Nẵng cũng sẽ trao 40.000 túi an sinh Công đoàn cho CN khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Trao nhiều suất học bổng
LĐLĐ TP Đà Nẵng vừa tổ chức trao giấy chứng nhận và học bổng (1 triệu đồng/suất) cho 7 học sinh là con CNVC-LĐ đã xuất sắc, đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố và quốc gia. Dịp này, LĐLĐ TP Đà Nẵng cũng trao 25 suất học bổng (500.000 đồng/suất) cho con CNVC-LĐ vượt khó học giỏi.
Bên cạnh đó, để bảo đảm công tác phòng chống dịch, LĐLĐ TP Đà Nẵng đã ủy quyền cho 11 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trao 293 suất học bổng vượt khó cho con CN có thành tích học tập xuất sắc.
Kỳ lạ ở nơi 90% học sinh không có thiết bị học online: Đến trường nghe giảng... trên tivi Trong điều kiện học sinh tại các trường ở các xã vùng cao trong tỉnh Bình Thuận thiếu thiết bị để học online, đường truyền chất lượng thấp, nhưng thầy cô tại đây vẫn cố gắng dùng các thiết bị sẵn có để các em học sinh được học trực tuyến theo đúng tiến độ. Dưới cái nắng gay gắt ban trưa ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loạt TV thông minh mới của Xiaomi

Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác

Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Bí ẩn 7 hố sâu bất ngờ xuất hiện giữa làng, nhiều nhà phải di dời

Đưa hơn 450 công dân Việt Nam bị tạm giữ ở Myanmar về nước

Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu

TPHCM phát hiện 50 tấn nội tạng động vật và hàng chục hộp yến sào trôi nổi
Có thể bạn quan tâm

Báo Mỹ tiết lộ "chiến thắng" của Nga trong đàm phán với Ukraine
Thế giới
21:14:09 17/05/2025
Đánh giá đồng hồ thông minh Huawei Watch Fit 4: Phù hợp với ai?
Đồ 2-tek
21:10:12 17/05/2025
Mỹ nhân vác bụng bầu 8 tháng lên tòa vạch trần tội ác bệnh hoạn, đưa Diddy vào "nhà đá" là ai?
Sao âu mỹ
21:10:00 17/05/2025
Trịnh Sảng đã sinh con cho "sugar daddy", được đại gia lừa đảo "thưởng nóng" biệt thự và xe sang?
Sao châu á
21:04:45 17/05/2025
Bún – Idol livestream được yêu mến không chỉ vì sắc đẹp mà còn nhờ những hoạt động từ thiện ý nghĩa
Netizen
20:57:34 17/05/2025
Joaquin Phoenix bật khóc tại LHP Cannes
Hậu trường phim
20:55:36 17/05/2025
'Anh già" So Ji Sub tái xuất màn ảnh trong dự án 'khủng' của Netflix
Phim châu á
20:33:08 17/05/2025
Đại tá Công an kể về 8 tiếng tìm kiếm 5 người bị vùi lấp ở dự án thủy điện
Pháp luật
19:50:35 17/05/2025
Hành trình đưa 'Lilo & Stitch' từ hoạt hình bước lên màn ảnh rộng
Phim âu mỹ
19:47:30 17/05/2025
Công Phượng 'đạo diễn' để Minh Vương ký hợp đồng tiền tỷ với Bình Phước
Sao thể thao
19:34:32 17/05/2025