Nhiều trường học lạm dụng khoản đóng góp tự nguyện
“Tất nhiên các khoản này danh nghĩa là tự nguyện, nhưng thực tế đâu phải, có khi đơn do nhà trường viết sẵn rồi đưa cho phụ huynh ký”, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi nói.
Báo cáo việc giải quyết kiến nghị cử tri trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12, sáng 28/9, ông Nguyễn Đức Hiền, Trưởng ban Dân nguyện cho biết, cử tri ở nhiều địa phương than phiền phải đóng nhiều khoản ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh không đúng quy định pháp luật.
Qua báo cáo của 39 tỉnh cũng như trực tiếp làm việc với 12 địa phương, Ban Dân nguyện khẳng định, hiện ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh, ở các trường phổ thông, nhất là ở thành phố, thị xã, thị trấn, phụ huynh phải đóng nhiều khoản tiền để phục vụ cho các công việc như tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, công tác an ninh, trông giữ xe, vệ sinh trường, mua học cụ, đồ chơi…
Việc thu chi các khoản ngoài học phí, lệ phí thiếu công khai, minh bạch khiến phụ huynh học sinh bức xúc. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Riêng với khoản đóng góp kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, cho đến nay, chưa có địa phương nào quy định mức thu cụ thể. Trên thực tế, ở nhiều địa phương, mức thu phí hoạt động của ban đại diện này lại cao hơn gấp nhiều lần so với học phí.
“Nhiều cơ sở giáo dục đã lạm dụng quy định về đóng góp tự nguyện để huy động cha mẹ học sinh đóng góp kinh phí xây dựng, sửa chữa trường lớp, mua sắm điều hòa, quạt, đèn chống cận thị, bồi dưỡng thăm hỏi thầy cô… Nhìn chung việc thu, chi này không công khai, minh bạch, gây nhiều bức xúc đối với phụ huynh học sinh”, ông Hiền nói.
Video đang HOT
Theo ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên, nhi đồng, quy định của luật là không thu gì khác ngoài học phí và lệ phí, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo lại có hướng dẫn thu mua sắm trang thiết bị… “Tất nhiên các khoản này danh nghĩa là tự nguyện, nhưng thực tế đâu phải tự nguyện, có khi đơn do nhà trường viết sẵn rồi đưa cho phụ huynh ký. Cần phải có cơ chế giám sát, để tự nguyện phải thực sự là tự nguyện”, ông Thi nói
Theo đánh giá của Ban Dân nguyện, tình trạng lạm thu diễn ra từ lâu nhưng chưa được ngăn chặn hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân, trước hết là do việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật giáo dục chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động quản lý. Phân cấp ban hành văn bản quản lý nhà nước giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với UBND cấp tỉnh về quản lý thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa thật sự rõ ràng, cụ thể.
Ngoài ra, học phí thu được tuy không nhiều nhưng vẫn phải dành 40% để đảm bảo nguồn thực hiện mức lương tối thiểu chung, trong khi đó ngân sách Nhà nước dành cho chi thường xuyên của cơ sở giáo dục còn hạn hẹp. Vì vậy, để có kinh phí cho các hoạt động của nhà trường, một số địa phương đã phải quy định các khoản thu khác ngoài học phí, lệ phí…
THeo VNE
Muôn kiểu làm khổ thí sinh của các trường
Dù không được phép nhưng vẫn thông báo tuyển sinh đào tạo ngoài ngân sách, trả giấy báo chậm, bị ép trúng tuyển, tăng lệ phí xét tuyển, chỉ cho thí sinh rút hồ sơ 1 lần... Đó là quy định của nhiều trường ĐH đưa ra và thí sinh là người chịu hậu quả.
Đậu thành rớt, rớt thành đậu
Sự việc điển hình nhất là thông tin Trường ĐH Y dược TPHCM thay đổi điểm chuẩn NV1 trong ngày 25/8 có đến 555 thí sinh từ đủ điều kiện đậu vào hệ đào tạo ngoài ngân sách bỗng rớt. Nhiều phụ huynh gọi điện tới Tòa soạn nghẹn ngào cho biết vì gia đình quá sốc với thông báo của nhà trường.
Một vị phụ huynh ở TPHCM buồn rầu chia sẻ: "Chúng tôi buồn vô cùng vì cách cư xử của trường, thông tin ban đầu trong cuốn "Những điều cần biết" có chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách và đưa ra mức điểm chuẩn dự kiến thông báo cho thí sinh, sau đó lại đưa ra một mức điểm khác làm hàng trăm cháu từ đậu thành rớt. Lo lắng nhất là tâm lý của các cháu không ổn định vì mất đi bao ước mơ và niềm hy vọng".
Năm nay, Bộ GD-ĐT đã thông báo không giao cho bất cứ trường ĐH, CĐ nào đào tạo ngoài ngân sách nhưng trường ĐH Y dược TPHCM vẫn thực hiện. Trước bức xúc của phụ huynh, học sinh, trường đã có đề nghị Bộ GD-ĐT có biện pháp xử lý.
Và ngày 29/8, trao đổi với báo chí, trưởng phòng đào tạo nhà trường đã thông báo, Bộ GD-ĐT đã đồng ý cho trường tuyển tất cả thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển như mức điểm dự kiến đã công bố trước đó ngày 4/8, không phân biệt về khu vực tuyển sinh.
Phải làm đơn để được cấp giấy báo điểm
Hiện nay, có rất nhiều thí sinh không đỗ NV1 đang rất hoang mang lo lắng là chưa nhận được giấy báo điểm thi để tham gia xét tuyển NV2, trong khi đó ngày nhận hồ sơ NV2 bắt đầu từ ngày 25/8 như trường ĐH Thủy lợi, CĐ Xây dựng số 2, Viện ĐH Mở Hà Nội, Học viện Hành chính... đặc biệt là thí sinh dự thi nhờ. Thậm chí nhiều em đã cất công lặn lội lên tận trường để hỏi thì nhà trường thông báo đã trả về địa phương theo tuyến sở.
Thậm chí nhiều thí sinh bị gọi trúng tuyển vào trường mình không thích. Cụ thể, như nhiều thí sinh dự thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội, trong ngày thi nhà trường có phát phiếu nguyện vọng bổ sung để thí sinh đăng ký nếu không đỗ đại học sẽ tham gia xét tuyển vào hệ CĐ của trường. Do không nắm rõ thông tin về hình thức xét tuyển nên nhiều thí sinh hăng hái điền vào. Sau khi trượt NV1 thí sinh đã nhận được giấy báo nhập học vào hệ CĐ của trường.
Thí sinh có địa chỉ ở hộp thư tieulam2211@gmail.com cho biết: "Năm nay em thi ĐH Bach khoa, đươc 13,5 điêm không đô NV1 vao trương, em muôn NV2 vao trương CĐ Kinh tê khac nhưng cho tơi giơ vân chưa nhân đươc giây bao điêm ma chi nhân đươc giây triêu tâp nhập hoc cua trương ĐH Bach khoa đô vao hê CĐ cua trương, em rất lo lắng".
Theo một lãnh đạo nhà trường, nếu thí sinh không thích học hệ CĐ như đã đăng ký thì phải làm đơn và mang giấy triệu tập nhập học của hệ CĐ ĐH Bách khoa tới phòng đào tạo của nhà trường để xin cấp lại giấy báo điểm.
Tăng tiền lệ phí xét tuyển, thí sinh chỉ được rút hồ sơ 1 lần
Bộ GD-ĐT không quy định số lần thí sinh được rút hồ sơ ĐKXT đã nộp. Ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT đã nói rõ: "Các trường không được khống chế số lần rút và nộp hồ sơ của thí sinh, mà phải tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các em. Tuy nhiên, cần lưu ý mỗi lần rút hồ sơ và nộp vào trường khác, các em sẽ phải nộp lệ phí xét tuyển 15.000 đồng/hồ sơ. Còn khi rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh có được hoàn trả lệ phí xét tuyển không sẽ do hiệu trưởng các trường quyết định và công bố công khai".
Mặc dù quy định của Bộ GD-ĐT như vậy nhưng mỗi trường thực hiện một kiểu. Trường ĐH Thăng Long thông báo thu lệ phí xét tuyển là 25.000 đồng/hồ sơ. Một cán bộ của trường trả lời với báo chí là thu theo hướng dẫn của lãnh đạo trường.
Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn thu lệ phí đăng ký xét tuyển của thí sinh là 20.000/hồ sơ. Trên phiếu biên lai đóng lệ phí của mỗi thí sinh do trường phát đều có ghi hẹn trả kết quả vào lúc 15 giờ ngày 1/9, trong khi theo quy định thí sinh được quyền nộp và rút hồ sơ trong thời hạn từ nay đến hết 15/9.
Hay như ĐH Mở TPHCM quy định chỉ giải quyết cho thí sinh rút hồ sơ xét tuyển NV1 lần. Theo đó, nhà trường chỉ giải quyết rút hồ sơ xét tuyển NV2 trước 16h ngày 8/9/2011. Sau ngày này không giải quyết cho thí sinh rút hồ sơ và nhà trường sẽ không hoàn trả lệ phí xét tuyển khi rút hồ sơ.
Theo DT
Sẽ xử phạt những trường thu lệ phí xét tuyển NV2 sai quy định Ngày 13/9, trao đổi với PV, ông Phạm Ngọc Trúc, Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết: "Những trường thu sai lệ phí xét tuyển NV2 với quy định của Bộ GD-ĐT sẽ bị xử phạt theo căn cứ Nghị định 49 của Chính phủ". Ông Phạm Ngọc Trúc, Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra Bộ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tạm giữ hình sự người đấm vào mặt nhân viên y tế Bệnh viện Nam Định
Pháp luật
13:56:43 08/05/2025
Nữ idol đẹp tới mức bị ghét suốt cả thập kỷ, sự nghiệp chạm đáy vì scandal bắt nạt
Nhạc quốc tế
13:56:10 08/05/2025
Dừng đèn đỏ, bé trai 10 tuổi bị nhánh cây khô rơi trúng đầu, vỡ hộp sọ
Tin nổi bật
13:52:03 08/05/2025
Ông Trump tuyên bố không giảm thuế với Trung Quốc trước thềm đàm phán
Thế giới
13:47:16 08/05/2025
Nam thanh niên mắc "hội chứng đầu gục" do lạm dụng chất gây nghiện
Sức khỏe
13:41:03 08/05/2025
iPhone 18 Pro Max sẽ có Face ID dưới màn hình
Thế giới số
13:38:48 08/05/2025
Á hậu MU bị Nawat 'ghét' dự đoán đăng quang MW2025, Ý Nhi nguy cơ khó lọt top 5
Sao châu á
13:34:51 08/05/2025
5 thứ không nên đặt trong phòng ngủ
Sáng tạo
13:33:26 08/05/2025
Bạn trai bất ngờ gọi một cái tên lạ, tôi ngậm ngùi chọn cách rời đi
Góc tâm tình
13:19:32 08/05/2025
Chàng trai 20 tuổi quyết cưới bạn gái gần bằng tuổi mẹ mình, cái kết thật bất ngờ
Netizen
13:07:48 08/05/2025