Nhiều trường học ở Indonesia tiếp tục đóng cửa do khói bụi cháy rừng
Do tình trạng khói bụi dày đặc sau các đám cháy rừng, một số trường học của Indonesia quay trở lại tình trạng đóng cửa sau khi vừa mở cửa trở lại vào tuần trước.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (phải) thị sát khu vực xảy ra cháy rừng ở Nam Sumatra ngày 6/9. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 15/10, giới chức Indonesia đã cảnh báo người dân nước này về tình trạng khói bụi ngày càng dày đặc do cháy rừng trong bối cảnh một số địa phương đã quyết định đóng cửa trường học do chất lượng không khí kém.
Cơ quan dự báo thời tiết Indonesia cho biết số các điểm nóng có nguy cơ cháy rừng tại khu vực thuộc quần đảo Sumatra và Borneo đang tiếp tục tăng cao dù đã xuất hiện một số cơn mưa.
Tuy nhiên, cơ quan này cảnh báo người dân cần thận trọng với khói sương.
Hiện tại 6 tỉnh của Indonesia, xác định được tổng cộng 1.547 điểm nóng có nguy cơ cháy cao và giới chức nước này cảnh báo tình trạng ô nhiễm khói bụi có thể lan rộng sang nhiều tỉnh khác do gió cuốn khói bụi đi xa.
Video đang HOT
Do tình trạng khói bụi dày đặc, trong tuần này, một số trường học quay trở lại tình trạng đóng cửa sau khi vừa mở cửa trở lại vào tuần trước.
Giới chức tại Palembang, thủ phủ tỉnh Nam Sumatra, đã quyết định đóng cửa trường học trong 3 ngày từ ngày 14-16/10 và để ngỏ khả năng kéo dài thời gian này nếu chất lượng không khí không được cải thiện.
Trong khi đó, người dân các địa phương được khuyến cáo đeo khẩu trang khi đi ngoài đường.
Trong nhiều tháng qua, Indonesia đã triển khai hàng nghìn lực lượng cứu hỏa và huy động hàng chục máy bay chữa cháy và tạo mưa nhân tạo để dập tắt các đám cháy rừng.
Hiện giới chức Indonesia đang trông mong những cơn mưa đầu mùa giúp chống lại các đám cháy vốn đã ảnh hưởng đến hơn 320.000 hécta rừng của nước này./.
Theo Lan Phương (TTXVN/Vietnam )
Biến đổi khí hậu đã vẽ bức tranh ảm đạm cho các thành phố ven biển Đông Nam Á
Biến đổi khí hậu dự kiến sẽ tác động mạnh đến các thành phố lớn. Jakarta, Bangkok và TP.HCM có thể là nơi đầu tiên bị ngập lụt
Nguồn ảnh: weforum
Biến đổi khí hậu đã vẽ bức tranh ảm đạm cho các thành phố ven biển Đông Nam Á
Các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu đang gia tăng
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã công bố kế hoạch chuyển thủ đô từ Jakarta đến Đông Kalimantan. Việc Indonesia quyết định dời đô vì kẹt xe và ngập lụt nhắc nhở một thực tế rằng có hàng ngàn đô thị khác trên thế giới đang hoặc sắp chịu chung số phận trong tương lai gần. Jakarta là một trong những thành phố đang bị chìm dưới mực nước biển với tốc độ nhanh nhất thế giới. Nhưng đây không phải thành phố chìm duy nhất ở Đông Nam Á.
Thái Lan có thể là quốc gia tiếp theo ở Đông Nam Á di dời thủ đô của mình sau khi Thủ tướng Prayut Chan-o-cha chia sẻ rằng chính phủ của ông sẽ cân nhắc về vấn đề này.
Các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu đang gia tăng, theo Ủy ban quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC): Từ nay đến 2100, mực nước biển được dự đoán sẽ tăng từ 0,6m trở lên, nguyên nhân chủ yếu do sụt lún đất và nhiệt độ mặt nước biển tăng 3C. Bão nhiệt đới sẽ dữ dội hơn, sóng cực mạnh và bão dâng lớn hơn. Vào năm 2070, số người có nguy cơ lũ lụt ở các thành phố ven biển trên thế giới dự kiến sẽ tăng từ 40 triệu hiện tại lên 150 triệu đáng kinh ngạc. Và châu Á là châu lục bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Nghiên cứu Quốc tế (IRDC), vào năm 2070, Jakarta, Manila, TP.HCM và Bangkok sẽ nằm trong số 11 siêu đô thị hàng đầu Đông Nam Á dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu.
Ngập lụt ở Jakarta (Indonesia).
Những thành phố lớn ở Đông Nam Á liên tục bị ngập lụt
Philippines đang phải đối mặt với nguy cơ bị biến mất hoàn toàn trong vòng 80 năm nữa, do nước biển dâng kết hợp với nền đất bị sụt lún. Manila thủ đô của Philippines là một trong những thành phố dễ bị bão nhất. Bên cạnh đó, hiện tại, các thị trấn ven biển và đảo nhỏ như Pariahan ở miền bắc Philippines chìm dần khiến nước lợ từ vịnh Manila đổ vào đất liền, tạo ra mối đe dọa lớn hơn việc nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu.
Bangkok cũng chính là một trong những thành phố lớn ở Đông Nam Á đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi tình trạng nước biển dâng và mưa lũ thất thường dưới tác động của biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, 40% diện tích Bangkok có thể bị ngập trong vòng 12 năm tới. Điều này càng đáng lo ngại khi thủ đô của Thái Lan được xây dựng trên vùng đầm lầy với cao độ chỉ khoảng 1,5 m so với mực nước biển. Ông Tara Buakamsri, Giám đốc Tổ chức Greenpeace Thái Lan, cảnh báo Bangkok đang lún trung bình 2 cm mỗi năm, dẫn đến nguy cơ ngập lụt trên diện rộng vì "phần lớn thành phố đã nằm dưới mực nước biển". Trong khi đó, mực nước biển tại vịnh Thái Lan dâng thêm khoảng 4 mm mỗi năm.
Trong khi đó, TP.HCM, các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ đang chịu tác động nặng của biến đổi khí hậu. Mới đây nhất, theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, đỉnh triều thực đo tại trạm Phú An, TP.HCM chiều 30/9 lên tới 1,77m, vượt mọi kỷ lục ghi nhận trước đây. Theo các chuyên gia, ngoài nguyên nhân do khai thác nước ngầm, còn có sự gia tải trên nền đất yếu. Rất nhiều khu vực trước đây là đầm lầy, ao vườn nhưng hiện nay biến thành những tuyến đường lớn mà hàng loạt tòa nhà cao tầng xung quanh. Tại nhiều tỉnh miền Tây, tình trạng lún mặt đất, nước biển dâng ngày càng có những dấu hiệu rõ nét hơn.
Ngập nước do triều cường tại đường Mễ Cốc, quận 8. Ảnh: Châu Tuấn.
Theo ông Gilles Erkens từ Deltares, chuyên viên viện nghiên cứu độc lập ở Hà Lan nói rằng thành phố đông dân nhất Việt Nam đã chìm xuống 50 cm trong vòng 25 năm qua. Phía nam thành phố đã ở dưới mực nước biển 160 cm trong lúc đó triều cao nhất đạt 172 cm.
Theo NCĐT
Indonesia chi bổ sung hơn 113 triệu USD để xử lý các đám cháy rừng Từ gần hai tháng qua, các đám cháy rừng và cháy đất than bùn đã lan rộng khắp các khu vực trên đảo Sumatra và Borneo của Indonesia. Lửa bùng lên từ các đám cháy rừng ở Kampar, Indonesia, ngày 16/9. (Nguồn: AFP/TTXVN) Bộ Tài chính Indonesia dự kiến sẽ chi bổ sung 1.600 tỷ rupiah (hơn 113 triệu USD) theo đề xuất...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện ra nguồn gốc gây bất ngờ của vàng và các kim loại nặng trên Trái Đất

Loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng tái xuất hiện ở miền Nam Thái Lan

Tỷ phú Warren Buffett cảnh báo những tác động của căng thẳng thương mại

Pakistan yêu cầu LHQ họp khẩn về tình hình căng thẳng với Ấn Độ

Truyền thông Anh: Israel triệu tập quân dự bị cho kế hoạch mở rộng tấn công Gaza

Hàn Quốc: Quyền Tổng thống kêu gọi người dân đoàn kết

Hãng xe máy Nhật Kawasaki đặt cược vào robot 'chiến mã'

Tổng thống Vladimir Putin: Quyết định bầu chọn người kế nhiệm thuộc về người dân Nga

Tổng thống Trump tiết lộ 'lằn ranh đỏ' trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Ukraine

Trên 15.000 nhân viên Bộ Nông nghiệp Mỹ đồng ý nghỉ việc tự nguyện

Gửi dữ liệu người dùng sang Trung Quốc, TikTok 'ăn' phạt nặng

Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?
Có thể bạn quan tâm

Ngại gì khoe dáng với swimsuit
Thời trang
18:21:15 05/05/2025
Siêu thảm đỏ Baeksang 2025: Song Hye Kyo xuống tóc lên đồ "chặt chém" lấn át cả IU - Suzy, Hyun Bin - Byeon Woo Seok hóa hoàng tử dẫn đầu dàn nam thần
Sao châu á
18:03:43 05/05/2025
Hòa Minzy nói gì khi Võ Hạ Trâm hát ở đại lễ diễu binh 30/4?
Sao việt
17:58:47 05/05/2025
Truy tìm Võ Thị Diễm My - cô gái liên quan vụ án "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn suốt 5 năm
Netizen
17:42:40 05/05/2025
Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ
Tin nổi bật
17:13:40 05/05/2025
Antony giá 100 triệu euro đã thực sự xuất hiện
Sao thể thao
17:11:06 05/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm chiều chuẩn mùa hè, đơn giản mà ngon
Ẩm thực
17:06:10 05/05/2025
Con gái NSƯT Võ Hoài Nam gây ấn tượng ở tập 1 Điểm hẹn tài năng
Tv show
17:02:45 05/05/2025
Đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất của Beaksang 2025 - Cuộc đụng độ của các vị thần diễn xuất
Hậu trường phim
16:51:24 05/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 34: Đại công khai chia tay An
Phim việt
16:48:10 05/05/2025