Nhìn lại 3 điểm nhấn quan trọng
Hiến pháp sẽ được lấy ý kiến nhân dân. Cơ quan Phòng, chống tham nhũng (PCTN) tách khỏi hành pháp. Từ 2013 sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 49 chức danh cao cấp.
Đây là 3 nội dung quan trọng nhất đã được quyết định, cũng là điểm nhấn nổi bật nhất tại kỳ họp thứ tư Quốc hội (QH) khóa XIII.
Phòng, chống tham nhũng tách khỏi hành pháp
Dù chưa thể có được một mô hình cơ quan chống tham nhũng độc lập trực thuộc QH hoặc Chủ tịch Nước, tuy nhiên, QH đã đồng thuận một cách tuyệt đối trong việc tách cơ quan này ra khỏi hành pháp.
Cụ thể: Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm trưởng ban. Theo Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, tổ chức hoạt động của ban sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng, chứ không được quy định trong Luật PCTN để đảm bảo nguyên tắc Đảng không làm thay chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Về mô hình cơ quan chống tham nhũng độc lập trực thuộc QH hoặc Chủ tịch Nước mà đa số ý kiến các vị ĐBQH ủng hộ, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Văn Hiện: Ủy ban Thường vụ QH cho rằng đây cũng là vấn đề đổi mới quan trọng có liên quan tới quy định của Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, đòi hỏi phải có thời gian tổng kết, đánh giá thực tiễn một cách toàn diện, sâu sắc, nghiên cứu đồng bộ với việc sửa đổi Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ QH đề nghị QH giao cho Chính phủ, các cơ quan hữu quan nghiên cứu đề xuất phương án cụ thể khi sửa đổi cơ bản toàn diện Luật PCTN trong thời gian tới”.
Video đang HOT
Lấy phiếu 49 chức danh chủ chốt
QH cũng đã thông qua nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với 49 chức danh từ chủ tịch nước, chủ tịch QH, thủ tướng Chính phủ, phó thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; chánh án TAND Tối cao, viện trưởng Viện KSND Tối cao, tổng Kiểm toán Nhà nước cho đến chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND. Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ thực hiện từ kỳ họp QH đầu năm 2013 bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Theo nghị quyết, UBTVQH sẽ trình QH bỏ phiếu tín nhiệm trong 5 trường hợp sau: UBTVQH đề nghị, có kiến nghị bằng văn bản của ít nhất 20% tổng số đại biểu QH , có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của QH, người được lấy phiếu tín nhiệm có trên hai phần ba tổng số đại biểu QH đánh giá “tín nhiệm thấp”, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu QH đánh giá “tín nhiệm thấp” 2 năm liên tiếp. Người có quá nửa tổng số đại biểu QH , đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.
Trong phát biểu bế mạc, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Đây là bước đổi mới quan trọng trong đời sống chính trị đất nước nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật, góp phần nâng cao quyền làm chủ của nhân dân thông qua thực hiện quyền giám sát của QH, HĐND đối với những cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Việc ban hành nghị quyết là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là làm cho nghị quyết được tổ chức thực hiện tốt trong cuộc sống.
Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi sẽ được đưa ra lấy ý kiến nhân dân, bắt đầu từ ngày 2.1.2013. Và nội dung lấy ý kiến là “toàn bộ dự thảo sửa đổi”, bao gồm cả “Chế độ chính trị”, “Quyền con người”, “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”…
Với 96,39% số ĐBQH tán thành (tức 100% số ĐBQH có mặt tán thành), kỳ họp thứ tư, QH khóa XIII đã thông qua nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Theo đó, mọi tầng lớp nhân dân, kiều bào ở nước ngoài có quyền đóng góp cho bản Hiến pháp. Người dân có thể góp ý, xây dựng bản Hiến pháp bằng các hình thức:
- Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức;
- Tổ chức thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm;
- Thông qua trang thông tin điện tử của QH http://duthaoonline.quochoi.vn và trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Phát biểu tại nghị trường, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đánh giá đây là “Công việc hệ trọng của toàn Đảng, toàn dân nhằm bảo đảm cơ sở chính trị – pháp lý cho thời kỳ phát triển mới của đất nước”. Ông yêu cầu việc lấy ý kiến nhân dân phải được tổ chức thật tốt để chắt lọc cho được tinh hoa trí tuệ, ý chí của toàn dân, chuẩn bị tích cực để QH tiếp tục cho ý kiến tại kỳ họp thứ năm và thông qua văn kiện quan trọng này vào kỳ họp cuối năm 2013.
Theo laodong
Đề xuất nhiều giải pháp thiết thực
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII với nhiều nội dung quan trọng, tinh thần làm việc khẩn trương, sôi nổi, dân chủ, đổi mới và trách nhiệm cao sắp kết thúc. ĐBQH Lê Như Tiến (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng) trả lời phỏng vấn Báo ANTĐ về kết quả từ kỳ họp này.
Tình trạng đất bỏ không được hy vọng là sẽ chấm dứt với những giải pháp được đưa ra
- PV: Ông đánh giá thế nào về kết quả kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII?
- Ông Lê Như Tiến: Thành công của kỳ họp trước hết là đã hoàn thành tất cả nội dung dự kiến trong chương trình. Đó là các nội dung về xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước đều đã được Quốc hội xem xét, thông qua, cho ý kiến rất đầy đủ, sâu sắc. Kỳ họp này Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, làm cơ sở để lấy ý kiến toàn dân, các tổ chức, cơ quan hữu quan.
Bên cạnh đó cũng có một bộ luật rất cần điều chỉnh, liên quan đến cuộc sống mỗi người dân là Luật Đất đai cũng được đưa ra thảo luận, sửa đổi tương đối cơ bản. Căn cứ điều kiện thực tế hiện nay, nhiều chế định đã được đưa vào luật như thời hạn cấp đất, thẩm quyền cấp đất và thu hồi đất, định giá đất, hạn điền... Nếu thông qua sớm Luật Đất đai sửa đổi sẽ tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan, chính quyền địa phương xử lý các vấn đề đất đai đang phát sinh hàng ngày. Và một nghị quyết quan trọng rất được cử tri, các đại biểu Quốc hội, các thành viên Chính phủ quan tâm đó là việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Nghị quyết này chưa từng có trong tiền lệ để biến những chế định của Hiến pháp, hoạt động giám sát của Quốc hội trở thành hiện thực, mở ra văn hóa từ chức.
- Thưa ông, những ý kiến của cử tri, những vấn đề người dân quan tâm có ý nghĩa thế nào trong kỳ họp này?
- Kỳ họp đã phản ánh được tiếng nói, nguyện vọng của cử tri phản ánh với Quốc hội. Tại các phiên chất vấn, ý kiến của cử tri về nhiều vấn đề như phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, sử dụng ngân sách của các tập đoàn nhà nước, vấn đề của các dự án thủy điện mà điển hình là thủy điện Sông Tranh 2, được đưa ra bàn thảo kỹ lưỡng hay như vấn đề được người dân quan tâm là sự yếu kém của ngành ngân hàng, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm... cũng được các đại biểu thảo luận, trao đổi sôi nổi. Đó chính là hơi thở cuộc sống trong diễn đàn Quốc hội. Tuy nhiên nếu như có nhiều thời gian hơn cho các phiên chất vấn để các đại biểu theo đến cùng vấn đề sẽ đề xuất được nhiều giải pháp hơn.
- Xin cảm ơn ông!
Theo ANTD
Thực hiện tốt lời hứa, tín nhiệm sẽ cao Trao đổi với báo chí, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: - Câu hỏi chất vấn của các ĐBQH ngày một sắc nét và mạnh mẽ hơn. Điều này thể hiện không khí nghị trường thẳng thắn, minh chứng sự dân chủ trong xã hội chúng ta ngày càng được nâng lên. Kiến nghị của các ĐBQH đều...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác

Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Bí ẩn 7 hố sâu bất ngờ xuất hiện giữa làng, nhiều nhà phải di dời

Đưa hơn 450 công dân Việt Nam bị tạm giữ ở Myanmar về nước

Vụ 210 tấn xi măng bị hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu

TPHCM phát hiện 50 tấn nội tạng động vật và hàng chục hộp yến sào trôi nổi

Người đàn ông khỏa thân đi dạo trên cần cẩu công trình ở Bình Dương

Bí mật trên chiếc xe bỏ lại bên đường
Có thể bạn quan tâm

Vén màn âm mưu khiến siêu sao nhạc pop lâm cảnh khốn cùng: Sụp đổ vì 5000 tỷ, ai là kẻ "giật dây"?
Nhạc quốc tế
17:40:04 17/05/2025
10 năm "vịt hoá thiên nga" của cô gái "vừa ăn vừa hát": Nhan sắc thăng hạng không nhận ra, sự nghiệp vẫn lận đận
Nhạc việt
17:36:16 17/05/2025
Tỏ tình mỗi ngày suốt nhiều tháng, anh Tây U70 lấy được vợ đẹp ở TPHCM
Netizen
17:28:47 17/05/2025
Vũ Ngọc Anh kéo tay Cường Seven, chủ động 'gần gũi' giữa thảm đỏ, CĐM sượng trân
Sao việt
17:14:02 17/05/2025
Moody's hạ mức xếp hạng tín nhiệm đối với nền kinh tế Mỹ
Thế giới
17:07:33 17/05/2025
Ra mắt Bố ơi mình đi đâu thế? 2025: Trung Ruồi, Duy Hưng "đau đầu" vì dàn nhóc tỳ, riêng Neko Lê được đặc cách
Tv show
16:59:25 17/05/2025
Vụ nam sinh gãy 3 sườn: nghi nhắn tin với bạn gái người khác để 'chia rẽ'?
Pháp luật
16:41:10 17/05/2025
Á hậu Việt và bạn gái đồng giới "đường ai nấy đi" tan sau 2 năm yêu nhau?
Người đẹp
16:37:29 17/05/2025
Angelina Jolie "gây choáng" diện chiếc váy triệu đô trên thảm đỏ của Cannes 2025
Sao âu mỹ
16:32:27 17/05/2025
Robot hình người vào nhà máy Trung Quốc
Thế giới số
16:30:09 17/05/2025