Nhìn lại hành trình khó khăn của Singapore khi ‘mở cửa sống chung với COVID-19′

Giai đoạn đầu COVID-19 bùng phát hồi cuối tháng 1/2020, Singapore được thế giới đánh giá cao khi kiểm soát tốt lây lan mà không cần áp dụng tới biện pháp đóng cửa.

Nhìn lại hành trình khó khăn của Singapore khi 'mở cửa sống chung với COVID-19' - Hình 1

Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhưng khi COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu, Singapore nhanh chóng áp dụng các biện pháp mạnh tay. Ngày 23/3/2020, Singapore lệnh đóng cửa biên giới đối với mọi cá nhân là khách du lịch, hoặc đối tượng có visa ngắn hạn. Quyết định đó đã gây ra thảm họa kinh tế đối với “Đảo quốc sư tử”, bởi sự thịnh vượng và phát triển của Singapore – một trung tâm thương mại, kinh doanh quan trọng nhất tại khu vực, dựa phần lớn vào độ mở của nền kinh tế.

Đơn cử, theo số liệu của Oxford Economics, hoạt động trung chuyển hàng không trực tiếp và gián tiếp tạo ra 375.000 việc làm, tương đương với 10% lực lượng lao động tại Singapore. Lĩnh vực này tạo ra nguồn thu 36 tỉ USD, tức khoảng 12% GDP của Singapore.

Khi đóng cửa biên giới, sân bay nhộn nhịp và hiệu quả bậc nhất thế giới Changi chỉ còn hoạt động ở ngưỡng 3% công suất so với trước đại dịch. Hệ quả cũng đã rõ: Singapore rơi vào suy thoái kinh tế trầm trọng nhất trong lịch sử. Chính phủ đã phải tung ra gói hỗ trợ, kích thích kinh tế trị giá 100 tỉ USD (20% GDP) để vực dậy nền kinh tế.

Singapore đang thay đổi chiến lược. “Đảo quốc sư tử” gần như là quốc gia đầu tiên trên thế giới chuyển mô hình chống dịch từ “không COVID-19″ sang “ sống chung với COVID-19″ trên cơ sở coi đây là bệnh đặc hữu. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Singapore vội vã trong việc đưa nhịp sống trở lại bình thường. Chính quyền của Thủ tướng Lý Hiển Long chọn cách tiếp cận chậm và chắc.

Đầu tiên là đặt ra yêu cầu cao về tiêm chủng. Mở cửa ở Singapore sẽ chỉ được triển khai khi có trên 80% dân số được tiêm đủ hai liều vaccine. Kế đến, khi đã đạt tới ngưỡng này vào đầu tháng 9, Singapore tiếp tục thực hiện mở cửa từng bước một, không ồ ạt như cách làm của Anh và một số nước – dỡ bỏ gần như đồng thời các biện pháp phong tỏa, giãn cách.

Cách tiếp cận thận trọng này dường như cũng phản tác dụng, bởi nó kìm hãm đà phục hồi kinh tế, gây ra tâm lý phản kháng trong dân chúng. Tuy nhiên chiến lược này sẽ có ích trong dài hạn và có thể sẽ là bài học quý cho nhiều nước ở châu Á đang muốn thoát khỏi tình trạng đóng cửa, từ bỏ chính sách “không COVID-19″ để chuyển sang thích ứng với sống chung an toàn với COVID-19.

COVID-19 tại Singapore là một câu chuyện về hai đại dịch. Đầu tiên, đó là lây lan COVID-19 xảy ra ở nhóm đối tượng người lao động nhập cư – những người sống trong các khu ký túc xá chật chội, không đảm bảo vệ sinh. Một khi dịch xuất hiện tại đây, sẽ rất khó để ngăn chặn, kiểm soát. Năm ngoái, có khoảng 55.000 lao động nhập cư dương tính với SARS-CoV-2. Nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy con số này là trên 150.000 người. Số ca mắc cao, nhưng Singapore rất may mắn, bởi người nhiễm là trẻ tuổi, sức khỏe tốt, nên số ca bệnh nặng ở mức thấp.

Kế đến là câu chuyện liên quan đến người dân nói chung – một đại dịch nhẹ nhàng hơn. Chính quyền áp dụng một loạt biện pháp hà khắc, khoanh vùng, khóa chặt lao động nhập cư tại các khuôn viên ký túc xá, không để lây nhiễm lan ra bên ngoài. Trong gần một năm, số ca nhiễm theo ngày ở Singapore đứng ở mức một con số. Tính đến nay, số ca tử vong tại Singapore cũng chỉ là 78 người.

Với mong muốn khẳng định vị thế trung tâm về kinh doanh, dịch vụ hàng không của thế giới, Chính phủ Singapore dồn nỗ lực quảng bá cho thành công chống dịch. Để ngợi ca “Đảo quốc sư tử” là “thiên đường an toàn”, Singapore cho xây dựng khách sạn kinh doanh mới ở sân bay Changi Airport. Khách sạn có tên gọi “Connect@Changi” được thiết kế như là một bong bóng sinh học an toàn, chuyên phục vụ các cuộc gặp gỡ, thảo luận quốc tế trực tiếp.

Singapore cũng cho lập làn xanh về di chuyển hàng không đối với nhân viên ngoại giao, giới lãnh đạo doanh nghiệp. Chính phủ của Thủ tướng Lý Hiển Long thậm chí còn đứng ra đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), một sự kiện thường diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Davos có tiếng tại Thụy Sĩ. Singapore dường như đã sẵn sàng chào đón thế giới.

Nhìn lại hành trình khó khăn của Singapore khi 'mở cửa sống chung với COVID-19' - Hình 2
Hành khách của chuyến bay chở khách đầu tiên từ Đức theo chương trình không phải cách ly hạ cánh tại sân bay Changi của Singapore ngày 8/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Biến thể Delta và hành trình gập ghềnh để mở cửa kinh tế

Video đang HOT

Đến tháng 5/2021, biến thể Delta làm thay đổi tất cả, giết chết nỗ lực mở cửa của Singapore. WEF bị hủy, Đối thoại Shangri-La – sự kiện thường niên quy tụ giới chức quân sự cấp cao của thế giới, cũng chịu chung số phận. “Diễn biến đại dịch cho chúng ta thấy các biện pháp từng thành công trước biến thể cũ đã không thể phát huy hiệu quả trước biến thể có tốc độ lây lan nhanh hơn. Chúng ta sẽ phải thận trọng hơn, phải đạt độ che phủ vaccine cao hơn trước khi mở cửa trở lại”, Giáo sư Hsu Li Yang thuộc Đại học y tế Cộng đồng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, bày tỏ.

Đến ngày 8/9, khách du lịch nước ngoài nhập cảnh vào Singapore không phải cách ly, nhưng quy định này cũng chỉ áp dụng với hai nước có tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 thấp là Brunei và Đức. Cho đến nay, đeo khẩu trang, cài ứng dụng truy vết, hạn chế số lượng người trong môi trường nhà hàng vẫn là những quy định mang tính bắt buộc tại Singapore.

Singapore hiện đạt tới ngưỡng tiêm chủng cần thiết cho mở cửa. Từ đầu tháng bảy, nguồn cung vaccine dồi dào giúp Singapore đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, đưa tỉ lệ người tiêm đủ liều từ mức 40% lên 82% dân số. Nhiều sự kiện, diễn đàn quan trọng từng bị hủy đã được lên lịch trở lại trong năm nay. Vaccine không phải là “viên đạn thần” giúp giải thoát dịch bệnh, nhưng là chìa khóa để mở cửa trở lại.

Vaccine là then chốt, nhưng “chất phụ gia” đi kèm là sự cẩn trọng cùng ý thức phòng dịch của người dân. Singapore lần thứ hai đã phải trì hoãn kế hoạch mở cửa trở lại vì diễn biến không thuận của dịch bệnh. Sáu tuần sau khi nới lỏng biện pháp giãn cách, số ca mắc mới theo ngày ở Singapore tăng mạnh. Singapore ngày 26/9 ghi nhận gần 2.000 ca nhiễm mới COVID-19, con số cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.

Một tuần qua, Singapore đều nghi nhận trên 1.000 ca nhiễm/ngày. Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung cho biết chính phủ bị bất ngờ khi số ca nhiễm tăng mạnh (dù đa phần đều ở thể nhẹ) kể từ khi nhiều lệnh hạn chế được dỡ bỏ, trong điều kiện chiến dịch tiêm chủng đạt bước tiến lớn. Ngay lập tức giới chức Singapore đã cho khởi động chương trình điều trị, hồi phục tại nhà, không để người dân tự ý đổ đến bệnh viện, chỉ chấp nhận điều trị tại viện những ca bệnh nặng.

Nhiều biện pháp phòng dịch được áp dụng trở lại. Kể từ ngày 27/9, số người được phép tụ tập trong nhà từ 5 người xuống 2 người, mỗi gia đình được tiếp đón 2 khách/ngày. Làm việc tại nhà là bắt buộc với các vị trí có thể làm việc từ xa, các trường tiểu học chuyển sang học trực tuyến trong 2 tuần. Các hoạt động tập trung vẫn được phép duy trì như trước đối với những người “có thẻ xanh” – tức đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát, đã xuất hiện rạn nứt giữa giới chuyên gia y tế công với các quyết định của chính phủ về mở cửa có phần chập chờn. “Giới y tế công bị chia rẽ với vấn đề này và đây là lần đầu tiên xuất hiện hiện tượng này. Tôi nghĩ điều này phản ảnh sự phân cực trong giới chuyên gia. Tôi lo ngại chính phủ cũng sẽ mất đi sự ủng hộ của công chúng”, giáo sư Jeremy Lim thuộc Đại học y tế Cộng đồng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nhận định.

Phát biểu bên lề phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 (UNGA 76) vừa qua tại New York, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan khẳng định nước này sẽ mở cửa theo hình thức “tuần tự, an toàn và thận trọng”. Bởi nhìn ra xung quanh, thế giới vẫn chưa thoát khỏi mối lo về COVID-19.

Nhưng dư luận tại Singapore bắt đầu phản ứng. Theo Giáo sư Lim, đại dịch đã kéo dài 20 tháng và người dân cũng mất dần kiên nhẫn. Singapore đang ở bước đầu tiên của tiến trình chuyển đổi dài hạn và cần có được sự hẫu thuẫn mạnh mẽ của công chúng. Chính phủ phải cân bằng được việc xử lý thách thức dịch bệnh với yếu tố sức khỏe tinh thần của người dân và tác động đối với nền kinh tế. Ưu cho biện pháp siết giãn cách, hạn chế để chống dịch tỉ lệ nghịch với ủng hộ của dân chúng.

Không thể tự nhiên có ngay mở cửa thành công, mà đó phải là một quá trình mà ở đó chính quyền phải chứng minh được khả năng mở cửa bền vững. Đó là bài toán Singapore đang tìm kiếm lời giải và cũng là bài học, kinh nghiệm để các nước đi sau có thể lượng định, tham khảo.

'Sống chung' với COVID-19 - Mô hình mới của nhiều quốc gia trên thế giới

Hơn 18 tháng kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều nước trên thế giới quyết định đã đến lúc mở cửa và áp dụng mô hình "sống chung với COVID-19".

Trong đó, nhiều nước có tỷ lệ tiêm vaccine đáng ngưỡng mộ, số khác lại đưa ra quyết định rằng "cái giá" của việc kéo dài các quy định hạn chế về kinh tế và xã hội còn cao hơn những lợi ích mà chúng mang lại. Dưới đây là năm quốc gia nổi bật với chiến lược mới nhằm đối phó với đại dịch.

Sống chung với COVID-19 - Mô hình mới của nhiều quốc gia trên thế giới - Hình 1
Công viên giải trí và vườn Tivoli ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: AFP/TTXVN

Đan Mạch

Chính phủ Đan Mạch đã dỡ bỏ tất cả các quy định hạn chế còn lại liên quan đến dịch COVID-19 vào ngày 10/9, với quan điểm rằng COVID-19 đã không còn là "một mối đe dọa nghiêm trọng với xã hội".

Người dân Đan Mạch giờ đây có thể vào các câu lạc bộ đêm và nhà hàng mà không cần xuất trình "hộ chiếu COVID-19", sử dụng các phương tiện công cộng mà không cần đeo khẩu trang và tụ tập đông người mà không bị hạn chế. Nói cách khác, Đan Mạch đã quay lại cuộc sống trước đại dịch.

Chìa khóa cho sự thành công của Đan Mạch một phần nằm ở tiến trình tiêm vaccine của nước này. Tính đến ngày 13/9, hơn 74% dân số Đan Mạch đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ, theo trang theo dõi số liệu Our World in Data. Bộ trưởng Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke mới đây đăng trên trang Twitter cá nhân cho biết tỷ lệ truyền nhiễm, hay R-rate, của nước này hiện là 0,7, có nghĩa là dịch bệnh đang tiếp tục thuyên giảm. Nếu tỷ lệ này trên 1, số ca nhiễm COVID-19 sẽ tăng lên trong tương lai gần, và ngược lại.

Dù có nhiều tín hiệu lạc quan như vậy, nhưng ông Heunicke hồi tháng trước vẫn cảnh báo cần thận trọng khi Chính phủ Đan Mạch thông báo ngày dự kiến chấm dứt các quy định hạn chế.

Singapore

Chính phủ Singapore hồi tháng Sáu cho biết dự định sẽ chuyển sang chiến lược sống chung với COVID-19, tức nỗ lực kiểm soát dịch bệnh bằng vaccine và theo dõi tình hình nhập viện, thay vì hạn chế sinh hoạt của người dân.

Sống chung với COVID-19 - Mô hình mới của nhiều quốc gia trên thế giới - Hình 2
Cảnh vắng vẻ tại Vịnh Marina, Singapore, trong thời gian áp dụng các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 ngày 11/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Giới chức Singapore đã bắt đầu nới lỏng một số quy định hạn chế trong tháng Tám, cho phép những người đã tiêm vaccine đầy đủ được ăn uống tại các nhà hàng và tụ tập nhóm đến năm người, thay vì hai người như trước đó.

Tuy nhiên, số ca mắc COVID-19 tăng mạnh do biến thể Delta đã gây áp lực lên chiến lược này và buộc giới chức Singapore tạm dừng việc mở cửa hơn nữa. Thậm chí, nhiều quan chức mới đây cảnh báo rằng nước này có thể sẽ cần phải tái áp đặt các quy định hạn chế nếu không thể kiểm soát được đợt bùng phát mới này.

Đội đặc nhiệm phòng chống dịch COVID-19 của Singapore cho biết sẽ nỗ lực kiềm chế đợt bùng phát này bằng cách tăng cường truy vết tiếp xúc, khoanh vùng các ca nhiễm và ổ dịch, đồng thời tiến hành xét nghiệm thường xuyên hơn cho những người lao động có nguy cơ lây nhiễm cao.

Dù đã thực hiện các biện pháp mạnh mẽ như vậy, nhưng mới đây Singapore đã ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 trong một ngày cao nhất trong hơn một năm qua vào ngày 14/9. Nhưng giới chức nước này cho biết tính đến nay, số ca bệnh nặng vẫn ở mức thấp nhờ tỷ lệ tiêm vaccine cao.

Trước khi thay đổi phương án như trên, Singapore đã theo đuổi "chiến lược không COVID-19" và hiện là một trong những nước có tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cao nhất trên thế giới, với 81% dân số đã được tiêm vaccine đầy đủ.

Thái Lan

Giới chức Thái Lan mới đây cho biết dự định sẽ mở cửa Bangkok và nhiều điểm đến được yêu thích khác cho du khách nước ngoài vào tháng Mười trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang nỗ lực vực dậy ngành du lịch trọng điểm.

Sống chung với COVID-19 - Mô hình mới của nhiều quốc gia trên thế giới - Hình 3
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 17/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Hãng tin Reuters đưa tin theo chương trình này, các du khách đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ và cam kết tuân thủ quy định xét nghiệm sẽ được phép vào Bangkok, Hua Hin, Pattaya và Chiang Mai.

Ngày 1/7 vừa qua, đảo Phuket đã mở cửa trở lại đối với du khách nước ngoài đã tiêm vaccine mà không yêu cầu cách ly. Ngày 15/7, Thái Lan khởi động chương trình tương tự với các đảo Koh Samui, Koh Pha Ngan và Koh Tao, hay còn gọi là "Samui Plus".

Tuy nhiên, kế hoạch mở cửa trở lại 5 tỉnh của Thái Lan trong tháng tới có thể sẽ phải trì hoãn cho tới tháng 11 do tỷ lệ tiêm chủng ở các địa phương này vẫn chưa đạt mức 70%.

Theo kế hoạch ban đầu, từ ngày 1/10, các tỉnh Chiang Mai (gồm các huyện Muang, Mae Rim, Mae Taeng và Doi Tao), Chonburi (gồm Pattaya, Bang Lamung và Sattahip), Phetchaburi (Cha-am) và Prachuap Khiri Khan (Hua Hin) sẽ mở cửa cho du khách nước ngoài mà không cần cách ly nếu đã được tiêm chủng đủ liều. Thủ đô Bangkok sẽ mở cửa tiếp theo vào ngày 15/10, nhưng Thống đốc Bangkok, Aswin Kwanmuang, cho biết địa phương này sẽ chỉ mở cửa khi 70% cư dân được tiêm chủng đầy đủ cùng với việc số ca mắc mới giảm nhiều hơn.

Trao đổi với báo giới sau cuộc họp với các quan chức của Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) ngày 22/9, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) Yuthasak Supasorn cho biết cơ quan này không quá lo lắng dù việc mở cửa thí điểm các khu vực ở 5 tỉnh, gồm cả thủ đô Bangkok, có thể phải trì hoãn đến ngày 1/11. Người đứng đầu TAT Yuthasak cho biết rất nhiều địa điểm trong kế hoạch mở cửa nói trên vẫn đang chờ được phân phối vaccine, trong bối cảnh nước này đặt mục tiêu tới cuối năm nay 70% dân số được tiêm chủng.

Các cơ sở y tế của Thái Lan đã tiêm được hơn 46,6 triệu liều vaccine, trong đó 22,6% dân số nước này đã được tiêm đủ liều tính đến ngày 22/9.

Nam Phi

Nam Phi đang bắt đầu nới lỏng các quy định hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến dịch COVID-19, khi tốc độ lây nhiễm tại nước này đang giảm dần.

Sống chung với COVID-19 - Mô hình mới của nhiều quốc gia trên thế giới - Hình 4
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Pretoria, Nam Phi ngày 10/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Trong đó, lệnh giới nghiêm vào ban đêm trên toàn quốc đã được rút ngắn lại từ 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng, quy mô tụ tập đã được tăng lên 250 người ở trong nhà và 500 người ở ngoài trời, và các lệnh giới hạn đối với hoạt động bán đồ uống có cồn cũng được cắt giảm hơn nữa.

Quyết định nới lỏng này, được Tổng thống Cyril Ramaphosa công bố ngày 12/9, là rất đáng chú ý đối với một quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp và đã vượt qua phần lớn đại dịch nhờ các quy định giãn cách xã hội cực kỳ nghiêm ngặt. Nước này thậm chí còn cấm tất cả mọi hình thức tụ tập đông người, trừ tang lễ.

Tổng thống Ramaphosa cảnh báo rằng làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ ba do biến thể Delta vẫn chưa kết thúc, nhưng ông cho biết Nam Phi hiện đã có đủ số liều vaccine để tiêm cho toàn bộ dân số trưởng thành, trong đó hơn 25% người trưởng thành đã tiêm ít nhất một mũi vaccine. Ông khuyến khích người dân tiêm vaccine và tuân thủ các quy định hạn chế còn lại để nước này có thể quay trở lại trạng thái bình thường.

Chile

Chile đã được cộng đồng quốc tế khen ngợi về chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 thành công. Theo những báo cáo mới nhất của Bộ Y tế Chile, gần 87% người dân đủ điều kiện đã được tiêm vaccine đầy đủ. Thậm chí, Chile đã bắt đầu triển khai tiêm mũi tăng cường cho những người đã được tiêm vaccine đầy đủ. Tuần trước, giới chức y tế nước này đã phê duyệt sử dụng vaccine Sinovac của Trung Quốc cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Sống chung với COVID-19 - Mô hình mới của nhiều quốc gia trên thế giới - Hình 5
Người dân đợi tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Santiago, Chile. Ảnh: AFP/TTXVN

Bất chấp mối đe dọa từ biến thể Delta, Chính phủ Chile mới đây đã công bố các bước mở cửa trở lại đối với du khách quốc tế từ ngày 1/10, để kịp chào đón mùa Hè tại quốc gia nằm ở Nam bán cầu này. Theo quy định mới, những người nước ngoài không phải là thường trú nhân sẽ có thể nhập cảnh vào Chile nếu đáp ứng một số yêu cầu nhất định và cách ly trong 5 ngày sau khi đến.

Thứ trưởng Du lịch Chile José Luis Uriarte cho biết việc cho phép du khách nước ngoài đến Chile là một bước quan trọng đối với sự phục hồi của ngành du lịch trong nước. Ông cho biết thêm đây chỉ là bước đầu tiên, và Chile có thể tiếp tục mở cửa nếu duy trì các điều kiện y tế phù hợp.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắnCăng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắn
23:08:36 10/05/2025
Tổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trịTổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trị
23:11:37 10/05/2025
Phản ứng của Ukraine với đề xuất đàm phán trực tiếp của ông PutinPhản ứng của Ukraine với đề xuất đàm phán trực tiếp của ông Putin
21:49:44 11/05/2025
Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?
10:50:32 10/05/2025
Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngàyUkraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày
23:17:17 10/05/2025
Giao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắnGiao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn
14:04:08 11/05/2025
Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tăng trưởng 2 con số khi Tổng thống Trump trở lạiĐầu tư nước ngoài của Trung Quốc tăng trưởng 2 con số khi Tổng thống Trump trở lại
15:51:17 10/05/2025
Điện Kremlin: Tổng thống Nga đang 'làm mọi thứ có thể' cho hoà bình UkraineĐiện Kremlin: Tổng thống Nga đang 'làm mọi thứ có thể' cho hoà bình Ukraine
22:25:16 10/05/2025

Tin đang nóng

Giết người ở TPHCM rồi điện thoại thông báo cho gia đìnhGiết người ở TPHCM rồi điện thoại thông báo cho gia đình
07:45:05 12/05/2025
Bố tôi quyết định giúp chị dâu trả món nợ 7 tỷ khiến cả nhà choáng váng, anh rể vội vàng lên tiếng ngăn cảnBố tôi quyết định giúp chị dâu trả món nợ 7 tỷ khiến cả nhà choáng váng, anh rể vội vàng lên tiếng ngăn cản
05:05:20 12/05/2025
"Công chúa" Tây Du Ký nghi bán hoa, cắn răng giải vây cho chồng dan díu đàn em?"Công chúa" Tây Du Ký nghi bán hoa, cắn răng giải vây cho chồng dan díu đàn em?
06:59:05 12/05/2025
Siêu mẫu từng chia tay Ronaldo vì "bám váy mẹ" và một đêm mất luôn 11 triệu theo dõi, cuộc sống hiện tại ra sao?Siêu mẫu từng chia tay Ronaldo vì "bám váy mẹ" và một đêm mất luôn 11 triệu theo dõi, cuộc sống hiện tại ra sao?
08:12:30 12/05/2025
Trời tờ mờ sáng, khi cả nhà vẫn ngủ, tôi tay xách nách mang, kéo theo con nhỏ rời khỏi nhà chồng mà chẳng ai hayTrời tờ mờ sáng, khi cả nhà vẫn ngủ, tôi tay xách nách mang, kéo theo con nhỏ rời khỏi nhà chồng mà chẳng ai hay
05:04:32 12/05/2025
Á hậu Thuỷ Tiên nghi liếc Minh Anh, Vũ Thuý Quỳnh ẩn ý, Hương Giang nhắc nhở?Á hậu Thuỷ Tiên nghi liếc Minh Anh, Vũ Thuý Quỳnh ẩn ý, Hương Giang nhắc nhở?
07:29:26 12/05/2025
Chuyện "chú chó đi lạc vào nhà giàu" đang hot: Con trai chủ tiệm vàng Kiên Giang tiết lộ tin bất ngờChuyện "chú chó đi lạc vào nhà giàu" đang hot: Con trai chủ tiệm vàng Kiên Giang tiết lộ tin bất ngờ
07:58:03 12/05/2025
Đôi nam nữ môi giới mại dâm tại cơ sở massage trá hìnhĐôi nam nữ môi giới mại dâm tại cơ sở massage trá hình
06:51:41 12/05/2025

Tin mới nhất

Sức mạnh của Mỹ giữa 'cuộc chiến chip'

Sức mạnh của Mỹ giữa 'cuộc chiến chip'

08:54:18 12/05/2025
Việc Intel hướng đến những bước tiến mới để phát triển hệ sinh thái ngành chip không chỉ giúp tập đoàn này vẽ lại bản đồ chuỗi cung ứng chip toàn cầu mà còn có ý nghĩa quan trọng với nước Mỹ.
Voi con bị xe tải cán chết, voi mẹ tuyệt vọng tìm cách cứu

Voi con bị xe tải cán chết, voi mẹ tuyệt vọng tìm cách cứu

08:35:26 12/05/2025
Hình ảnh voi mẹ đứng cạnh xác voi con bên dưới chiếc xe tải khiến nhiều người cảm động, trong vụ tai nạn xảy ra tại bang Perak ở Malaysia.
Hỏng máy phát điện, 5 ngư dân trôi dạt trên biển suốt 55 ngày

Hỏng máy phát điện, 5 ngư dân trôi dạt trên biển suốt 55 ngày

08:20:04 12/05/2025
Hải quân Ecuador vừa cho hay một tàu đánh bắt cá ngừ vừa cứu được 5 ngư dân bị trôi dạt trên biển suốt 55 ngày và đưa họ về một cảng ở quần đảo Galapagos (Ecuador) hôm 10.5.
Mỹ lo bùng phát bệnh sởi

Mỹ lo bùng phát bệnh sởi

08:15:59 12/05/2025
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), lần đầu tiên sau 5 năm số ca nhiễm sởi ở nước này vượt ngưỡng 1.000.
Bang Wisconsin kiện chính quyền ông Trump lần thứ 16

Bang Wisconsin kiện chính quyền ông Trump lần thứ 16

08:14:07 12/05/2025
Đài WPR ngày 10.5 đưa tin Tổng chưởng lý bang Wisconsin (Mỹ) John Kaul vừa tiến hành vụ kiện thứ 16 chống lại chính quyền của Tổng thống Donald Trump
Google giải quyết vụ kiện phân biệt chủng tộc

Google giải quyết vụ kiện phân biệt chủng tộc

08:10:51 12/05/2025
Google đã đồng ý trả 50 triệu USD để giải quyết vụ kiện tập thể cáo buộc công ty công cụ tìm kiếm này có hành vi phân biệt chủng tộc có hệ thống đối với nhân viên da màu.
Thực hư thông tin phái đoàn Trung Quốc bỏ họp giữa chừng với Mỹ

Thực hư thông tin phái đoàn Trung Quốc bỏ họp giữa chừng với Mỹ

08:07:55 12/05/2025
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng xác nhận cuộc đối thoại kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ tại Geneva tiếp tục sau buổi trưa 10.5, theo Reuters.
Rộ tin ông Trump sẽ được Qatar tặng máy bay Boeing 747 siêu sang

Rộ tin ông Trump sẽ được Qatar tặng máy bay Boeing 747 siêu sang

08:00:12 12/05/2025
Đài ABC News ngày 11.5 dẫn các nguồn thạo tin cho biết hoàng gia Qatar sẽ tặng chiếc máy bay Boeing 747 siêu sang cho chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một thỏa thuận, hai điều lợi

Một thỏa thuận, hai điều lợi

07:51:02 12/05/2025
Sau 3 năm đàm phán và trải qua tận 4 đời thủ tướng Anh, thỏa thuận thương mại song phương mới được Ấn Độ và Anh ký kết.
Tổng thống Trump chính thức triển khai chương trình cho người nhập cư tự trục xuất

Tổng thống Trump chính thức triển khai chương trình cho người nhập cư tự trục xuất

07:38:37 12/05/2025
Sắc lệnh hành pháp trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bộ An ninh Nội địa (DHS) thông báo chính quyền sẽ trả 1.000 USD cho những người di cư nếu họ tự trục xuất thông qua ứng dụng CBP Home.
Mỹ điều tra an ninh đối với máy bay thương mại, động cơ phản lực nhập khẩu

Mỹ điều tra an ninh đối với máy bay thương mại, động cơ phản lực nhập khẩu

07:14:07 12/05/2025
Hôm 9.5, Bộ Thương mại Mỹ mở cuộc điều tra an ninh quốc gia đối với hoạt động nhập khẩu máy bay thương mại, động cơ phản lực và linh kiện nhập khẩu.
Chính quyền Trump tính đẩy nhanh xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Chính quyền Trump tính đẩy nhanh xây dựng nhà máy điện hạt nhân

07:09:12 12/05/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét một số sắc lệnh hành pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân để giúp đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng.

Có thể bạn quan tâm

Cháy nhà 2 tầng ở TPHCM, 1 người tử vong trong phòng ngủ

Cháy nhà 2 tầng ở TPHCM, 1 người tử vong trong phòng ngủ

Tin nổi bật

09:10:27 12/05/2025
Căn nhà 2 tầng làm cơ sở điện lạnh ở TPHCM xảy ra cháy lớn kèm nhiều tiếng nổ đã làm nhiều tài sản bị hư hại, một người tử vong.
Hình ảnh cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc và các bị cáo đến tòa

Hình ảnh cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc và các bị cáo đến tòa

Pháp luật

09:04:31 12/05/2025
Ngày 12/5, TAND TP Hà Nội đưa vụ án đất hiếm ra xét xử theo trình tự sơ thẩm. Cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc và 26 người liên quan bị xét xử với nhiều tội danh.
Chủ hit 'Mất kết nối' rủ rê Anh Tú Atus nán lại cuối concert, làm 1 cú fan xót?

Chủ hit 'Mất kết nối' rủ rê Anh Tú Atus nán lại cuối concert, làm 1 cú fan xót?

Sao việt

09:02:11 12/05/2025
Concert cuối cùng của Anh Trai Say Hi tại Việt Nam đã diễn ra tại SVĐ Mỹ Đình, Hà Nội. Sang đến đêm thứ 6, Anh Trai Say Hi vẫn đủ sức lấp đầy khán đài, đám đông tham gia cực kỳ ấn tượng.
Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Sức khỏe

08:59:01 12/05/2025
Cũng theo chị Điệp, trước đây Hào cũng mới chỉ tiêm 1 mũi sởi, nhưng sau đó thấy con có dấu hiệu dị ứng với vaccine như sốt phát ban 10 ngày liên tiếp nên các mũi sau gia đình không cho bạn ấy tiêm nữa.
Yamaha Mio Gravis 2025 ra mắt: Thiết kế cá tính, công nghệ hiện đại, giá dưới 40 triệu đồng

Yamaha Mio Gravis 2025 ra mắt: Thiết kế cá tính, công nghệ hiện đại, giá dưới 40 triệu đồng

Xe máy

08:53:56 12/05/2025
Mẫu xe này không chỉ mang diện mạo mới mẻ, đậm chất thể thao mà còn được trang bị hàng loạt công nghệ đáng giá, hứa hẹn trở thành lựa chọn đáng đồng tiền trong phân khúc xe ga phổ thông.
Từng làm xe dẫn đoàn, xe sang Mercedes-Benz E240 bán giá rẻ ngang Honda SH

Từng làm xe dẫn đoàn, xe sang Mercedes-Benz E240 bán giá rẻ ngang Honda SH

Ôtô

08:37:19 12/05/2025
Sức mạnh được truyền đến bánh xe thông qua hộp số tự động 5 cấp, giúp xe tăng tốc 0-100 km/h trong khoảng 9 giây cùng vận tốc tối đa ở mức 236 km/h.
Cầu thủ nổi tiếng cưới hotgirl Bắc Giang, xinh đến mức Doãn Hải My thốt lên "xuất sắc", sau 3 năm nói thẳng một điều

Cầu thủ nổi tiếng cưới hotgirl Bắc Giang, xinh đến mức Doãn Hải My thốt lên "xuất sắc", sau 3 năm nói thẳng một điều

Sao thể thao

08:04:50 12/05/2025
Cưới em vẫn là điều tuyệt vời nhất . Vỏn vẹn vài từ nhưng đây là những tình cảm, cảm xúc của tiền đạo Hà Đức Chinh sau 3 năm kỷ niệm ngày cưới với Mai Hà Trang.
Doanh nhân 25 tuổi cưới vợ 46 tuổi, sau đám cưới cái kết thật bất ngờ

Doanh nhân 25 tuổi cưới vợ 46 tuổi, sau đám cưới cái kết thật bất ngờ

Netizen

07:59:42 12/05/2025
Dù là một doanh nhân trẻ đầy triển vọng nhưng chàng trai 25 tuổi này vẫn quyết lấy cô dâu họ Vương 46 tuổi đã qua một lần đò.
Cần thủ 'vui hơn trúng số' khi câu được cá chép nặng 47 kg

Cần thủ 'vui hơn trúng số' khi câu được cá chép nặng 47 kg

Lạ vui

07:55:42 12/05/2025
Một người đàn ông tại Anh vừa câu được con cá chép nặng hơn 47 kg, được chủ ngư trường xác định đã phá kỷ lục thế giới.
Làm sao để giảm cân mà vẫn giữ cơ?

Làm sao để giảm cân mà vẫn giữ cơ?

Làm đẹp

07:38:39 12/05/2025
Mất cơ không xảy ra đột ngột mà diễn ra âm thầm theo thời gian. Nếu bạn đang giảm cân nhưng không kiểm soát tốt dinh dưỡng hoặc tập luyện, những tín hiệu sau đây có thể là dấu hiệu cảnh báo khối cơ đang bị tiêu hao:
AI 'đổ bộ' Chrome và Android, những kẻ lừa đảo hết đường 'làm ăn'

AI 'đổ bộ' Chrome và Android, những kẻ lừa đảo hết đường 'làm ăn'

Thế giới số

07:33:42 12/05/2025
Với những giải pháp AI tân tiến này, Google đang nỗ lực khiến cuộc sống của những kẻ lừa đảo trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Dù vậy, công ty cũng đang đối mặt với những thách thức pháp lý liên quan đến vị thế thống trị thị trường tìm ...