Nhìn nhận lại môn lịch sử: Số liệu cần khách quan

Khi nói về các cuộc chiến, sách giáo khoa lịch sử đưa số liệu theo cách chỉ nói về tổn hại của phía bên kia. Lẽ ra điều này cần phải nhìn nhận thật khách quan cả hai bên.

Nhìn nhận lại môn lịch sử: Số liệu cần khách quan - Hình 1

Không nên đưa quá nhiều con số không cần thiết vào bài học giáo khoa môn sử trong khi vẫn đang hô hào cần giảm tải – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Cân nhắc khi đưa số thương vong

Cách đưa như vậy do từ lâu chúng ta ít quan tâm đến việc nói về sự hy sinh của chính mình. Tuy vậy, theo tôi, vẫn cần cân nhắc có nên đưa con số thương vong của cả hai bên sau mỗi trận đánh vào sách giáo khoa (SGK) hay không bởi điều quan trọng nhất của bài học vẫn là mỗi trận đánh mang lại điều gì cho chiến cục.

Chúng ta có thể đưa một vài con số để nói đến quy mô trận đánh, tác động của nó thế nào chứ không nên khơi sâu chuyện thương vong nếu không thực sự cần thiết. Như thế tránh được việc bắt học sinh phải nhớ quá nhiều con số trong khi chúng ta vẫn đang hô hào cần giảm tải. Chẳng hạn khi dạy về việc Hà Nội đánh B52, con số thương vong cần thiết đưa là số máy bay rơi vì điều đó quyết định chiến thắng của ta trong đấu tranh ngoại giao, dẫn đến Hiệp định Paris, tạo tiền đề quan trọng thống nhất đất nước. Cái đó quan trọng hơn bao nhiêu người chết bao nhiêu người bị thương.

Video đang HOT

Chỉ đưa thương vong của địch là cách tư duy cũ phải bỏ. Thương vong không nói lên tất cả. Có những trận đánh hy sinh rất lớn nhưng mang lại thành tựu rất cao. Có những trận hy sinh không nhiều nhưng cũng không mang lại thay đổi gì quan trọng trong cuộc chiến. Con số chỉ là một mặt của vấn đề mà có lẽ cũng hạn chế con số đi vì học sinh có thể đọc trong sách tham khảo.

Hướng tới sự hòa đồng

Về lâu dài, SGK nên theo xu thế của thế giới là tôn trọng lịch sử nhưng luôn coi lịch sử là điểm tựa. Cho nên các quốc gia có hệ lụy với nhau sau khi xảy ra chiến tranh luôn cần có những cuộc trao đổi về việc viết lịch sử. Ví dụ Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Hội Sử địa Pháp đã ngồi với nhau để rà soát lại SGK. Chúng tôi rà roát để lịch sử vẫn được ghi rõ mà không ảnh hưởng tới việc 2 quốc gia tiếp tục mở rộng quan hệ. Sau cuộc rà soát, SGK vẫn nói rõ về chính sách bóc lột thực dân, vẫn có chiến thắng Điện Biên Phủ. Học sinh Việt Nam vẫn hiểu những mốc lịch sử nhưng không vì thế mà thù ghét người Pháp, nước Pháp. Như thế, nói đúng lịch sử mà vẫn hướng được tới sự hòa đồng.

Lịch sử của chúng ta có đụng độ với nhiều quốc gia khác. Do đó, rất cần phải hướng tới sự hòa hợp. Trong xu hướng hòa nhập với thế giới, yếu tố gì tác động không tích cực tới quan hệ thì ta không nhắc tới. Nói như thế không có nghĩa là ta che giấu lịch sử. Lịch sử là cái đã qua, chúng ta không thay đổi được nhưng tương lai là cái chưa tới, ta có thể tạo dựng được.

Trong một hội thảo về vấn đề này với Nhật Bản, tôi đặt vấn đề cách lấp những hố sâu lịch sử ngăn cách 2 nước. Một là khỏa lấp, san bằng nó bằng sự lãng quên để đến với nhau. Cách thứ hai là vẫn để nguyên nhưng bắc cầu qua, ta vẫn nhìn thấy cái đó mà vẫn nhìn với nhau.

Theo thanh niên

Nhìn nhận lại môn lịch sử: Nên công bằng với nhà Mạc

Dù vấn đề nhà Mạc đã được giới sử học nước ta đặt ra và giải quyết rõ ràng nhưng vẫn không được phản ánh đầy đủ dù chỉ ít dòng trong sách giáo khoa.

Hết sức sơ sài

Trong sách giáo khoa (SGK) Lịch sử 7 xuất bản năm 2012, phần nhà Mạc được viết ở tiểu mục 1: Chiến tranh Nam - Bắc triều, mục II: Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn thuộc Chương V. Đại Việt ở các thế kỷ XVI - XVIII.

Toàn văn nội dung để dạy học sinh về nhà Mạc như sau: "Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc. Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía Bắc)". Về nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều, SGK đề cập: "Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm. Suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường. Làng mạc điêu tàn, xơ xác. Mãi đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh Nam - Bắc triều mới chấm dứt" (tr.107).

Đọc xong phần viết về nhà Mạc trong Lịch sử 7, tôi ngạc nhiên đến không hiểu nổi, tại sao nội dung của nó lại sơ sài như vậy và không thấy quan điểm lịch sử của tác giả SGK? Vấn đề nhà Mạc đã được giới sử học nước ta đặt ra và giải quyết rõ ràng rồi, lại không được phản ánh vào đây, dù chỉ ít dòng. Mặc dầu sách đã tái bản lần thứ 9, mỗi lần tái bản, nhóm biên soạn không thể không bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn, nhất là để cập nhật những kết quả nghiên cứu mới?

Phải viết lại sách giáo khoa

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, nhà Mạc là vấn đề khá phức tạp, song đã được giới sử học trong 9 - 10 năm qua thảo luận, làm sáng tỏ tại một số cuộc hội thảo cũng như trong các công trình khoa học. Thí dụ, năm 1996, Viện Sử học xuất bản cuốn Vương triều Mạc (1527-1592). Năm 1996, cuốn Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - Viện Sử học - Hội đồng Lịch sử TP.Hải Phòng, đồng chủ trì xuất bản. Năm 1996, Đinh Khắc Thuân in cuốn Văn bia thời Mạc và năm 2001, công trình thứ hai của Đinh Khắc Thuân được công bố là Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia. Năm 2007, Viện Sử học cho xuất bản Tập III. Lịch sử Việt Nam thế kỷ XV-XVI, trong đó Chương VIII, Chương IX, Chương X, viết về triều Mạc và cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều với một quan điểm mới, khách quan.

Nhìn nhận lại môn lịch sử: Nên công bằng với nhà Mạc - Hình 1

Bia khắc lại chiếu vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung, vị vua mở đầu nhà Mạc tại khu di tích vương triều Mạc tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, H.Kiến Thụy, Hải Phòng - nơi phát tích nhà Mạc - Ảnh: Nguyễn Thông

Qua các cuộc hội thảo khoa học, các công trình nghiên cứu về nhà Mạc, giới sử học Việt Nam đã đi tới thống nhất ý kiến đánh giá, khẳng định vai trò tích cực của nhà Mạc trong tiến trình lịch sử dân tộc, sự phát triển khá mạnh mẽ của xã hội Việt Nam.

Trong những năm tháng trước khi cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều (tức là chiến tranh giữa nhà Lê và nhà Mạc) diễn ra ngày càng dữ dội (sau 1545), trên các vùng đất nhà Mạc cai quản, do sản xuất nông nghiệp được triều đình chú trọng, nên mùa màng bội thu. Dưới triều Mạc Đăng Doanh (1530 -1540), Phan Huy Chú nhận xét: "Đăng Doanh là ông vua tính khoan hậu, luôn giữ đúng pháp độ, cấm hà khắc, tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khóa. Bấy giờ được mùa, nhà no, người đủ, trong nước gọi là thời trị bình vậy". Dương Văn An (thế kỷ 16), trong Ô Châu cận lục, viết về vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam dưới thời nhà Mạc cai quản: "Tháng 4, tháng 5 lúa chín đầy đồng, gặt hái không kịp. Tháng 6, tháng 7 thả trâu ngoài đồng, cả tuần không cần chăn dắt".

Thủ công nghiệp trong dân gian thời Mạc rất thịnh vượng, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công, trong đó có nghề làm đồ gốm, nghề chạm khắc đá, nghề dệt tơ lụa... Đặc biệt là nghề làm đồ gốm với những sản phẩm nổi tiếng chân đèn, lư hương... cùng nhiều loại hình phong phú khác, trở thành gốm xuất khẩu được nhiều nước ưa thích.

Tiếp tục truyền thống từ triều Lê coi trọng khoa cử, triều Mạc Đăng Dung chủ trương: "Dùng văn giáo mà rèn luyện nhân tài, sửa trường học để mở rộng nền giáo dục, ban học quy để cổ vũ lòng hăng hái...". Triều Mạc tổ chức được tất cả 22 khoa thi (khoa thi đầu tiên năm 1529, thời Mạc Đăng Dung, khoa cuối cùng năm 1592, đời Mạc Mậu Hợp), lấy đỗ 485 tiến sĩ, trong đó có 13 trạng nguyên. Xuất thân khoa bảng dưới triều Mạc, có nhiều nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Hà Nhậm Đại, Hoàng Sĩ Khải... Kiến trúc chùa, quán (Đạo giáo), đình và nghệ thuật tạc tượng thời Mạc cũng đạt đến đỉnh cao.

Như vậy rõ ràng nhà Mạc là một vương triều chính thức, tồn tại 65 năm, có vai trò, vị trí lịch sử như các vương triều Lê, Nguyễn... Trị vì đất nước không dài nhưng triều Mạc đã có nhiều chính sách tốt nhằm đưa đất nước phát triển. Chúng ta không thể không khái quát sự thật lịch sử đó trong sách Lịch sử 7. Như vậy phần nhà Mạc trong SGK cần được viết lại.

Theo thanh niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chàng trai quyết giữ gìn cho bạn gái suốt 3 năm yêu nhau, cưới xong ngỡ ngàng khi biết một bí mậtChàng trai quyết giữ gìn cho bạn gái suốt 3 năm yêu nhau, cưới xong ngỡ ngàng khi biết một bí mật
18:57:16 18/05/2025
Hoa hậu Vbiz mang thai nhưng không ai hay biết: Sống ở biệt thự bạc tỷ, con là rich kid thứ thiệtHoa hậu Vbiz mang thai nhưng không ai hay biết: Sống ở biệt thự bạc tỷ, con là rich kid thứ thiệt
20:23:10 18/05/2025
Trương Bá Chi tốt thế nào mà Tạ Đình Phong khen hết lời, bố chồng để lại cho 90% tài sản?Trương Bá Chi tốt thế nào mà Tạ Đình Phong khen hết lời, bố chồng để lại cho 90% tài sản?
20:38:38 18/05/2025
Nửa đêm thấy vợ lặng lẽ dắt xe ra đường, tôi nghẹn ngào khi biết nơi cô ấy tìm đếnNửa đêm thấy vợ lặng lẽ dắt xe ra đường, tôi nghẹn ngào khi biết nơi cô ấy tìm đến
21:34:38 18/05/2025
Bạn trai mới của Mỹ Anh: Visual "bad boy" lãng tử càng nhìn càng cuốn, là "chiến thần" nhạc cụ hệ Gen ZBạn trai mới của Mỹ Anh: Visual "bad boy" lãng tử càng nhìn càng cuốn, là "chiến thần" nhạc cụ hệ Gen Z
20:46:55 18/05/2025
Miss Grand "hot" nhất bỏ vương miện thi Miss Universe, Nawat cố tỏ ra mình ổn?Miss Grand "hot" nhất bỏ vương miện thi Miss Universe, Nawat cố tỏ ra mình ổn?
20:17:38 18/05/2025
Tạm giữ hình sự tài xế dừng xe rút tiền gây tai nạn chết ngườiTạm giữ hình sự tài xế dừng xe rút tiền gây tai nạn chết người
21:30:02 18/05/2025
Con trai riêng của Lê Phương gây chú ý với ngoại hình điển trai ở tuổi 13, cao gần 1m8Con trai riêng của Lê Phương gây chú ý với ngoại hình điển trai ở tuổi 13, cao gần 1m8
20:25:14 18/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên từng là mỹ nhân cổ trang, bị chó cắn hủy dung

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên từng là mỹ nhân cổ trang, bị chó cắn hủy dung

Hậu trường phim

23:51:50 18/05/2025
Từ chỗ không ai dám mời đóng phim, giờ đây Lý Y Hiểu có lịch quay kín đến 3 năm. Các đạo diễn tranh nhau mời cô vào vai phản diện vì không ai có thể diễn ra sự đau đớn đến mức đó - trừ chính cô ấy.
Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar

Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar

Phim âu mỹ

23:48:29 18/05/2025
Bộ phim khiến khán giả sốc trước màn trình diễn tàn bạo, quyến rũ của nữ chính. Cô nhận được vô số lời khen và được kỳ vọng sẽ giành được các giải thưởng danh giá.
Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản

Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản

Sao việt

23:25:35 18/05/2025
Người mẫu Thanh Hằng đăng ảnh diện bikini chào hè khoe chân dài miên man. Ngọc Hà - vợ NSND Công Lý cảm thấy chán nản, tụt mood khủng khiếp, thậm chí không muốn nấu ăn.
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục

NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục

Nhạc việt

23:22:43 18/05/2025
Ở tuổi 75, NSND Quang Thọ vẫn hát live với dàn nhạc khiến khán giả nể phục, khẳng định vị trí là giọng ca hàng đầu của dòng nhạc chính thống, là cội rễ của thính phòng cổ điển Việt Nam.
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm

Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm

Pháp luật

23:13:21 18/05/2025
Ngày 18.5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM cho biết đã truy xét, bắt giữ 2 nghi phạm là Hoàng Văn Sơn và Nguyễn Tiến Duy (ở Hà Nội) về hành vi cho vay nặng lãi.
Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến

Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến

Tin nổi bật

23:13:19 18/05/2025
Chỉ vì nói xấu nhau trên mạng xã hội Facebook, 2 nữ sinh gọi điện chửi nhau, thách thức và cùng gọi thêm nhiều thanh thiếu niên khác đi hỗn chiến, giải quyết mâu thuẫn.
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ

Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ

Tv show

22:45:36 18/05/2025
Vân Quang Long từng là cặp song ca đình đám với Cẩm Ly, chỉ sau Đan Trường. Anh qua đời năm 2020 do đột quỵ, hưởng dương 41 tuổi.
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi

Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi

Sao âu mỹ

22:41:12 18/05/2025
Nhiều bạn cũ của Justin Bieber lo ngại anh đang tham gia một giáo phái do mục sư Judah Smith dẫn dắt - người bị cho là đã tác động khiến nam ca sĩ cắt đứt liên lạc với bạn bè và cộng sự thân thiết trước đây.
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)

Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)

Sao châu á

22:26:34 18/05/2025
Theo đó, IU và V không đi ăn tối riêng, mà đi nhóm 4 người. 2 người còn lại là nam idol Seulong (2AM) và 1 cô gái không rõ danh tính.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng

Xe máy

21:45:03 18/05/2025
Honda Click Honda Click 125 giá Honda Click 125 giá xe Honda Click 125 Honda Click 125 giá bao nhiêu Honda Click 125 2025 Honda Click 125 xe ga xe tay ga Honda Air Blade Honda Vario
LIKE JENNIE là MV Kpop được xem nhiều nhất năm 2025 trên YouTube

LIKE JENNIE là MV Kpop được xem nhiều nhất năm 2025 trên YouTube

Nhạc quốc tế

21:42:00 18/05/2025
Màn ra mắt solo của Jennie đã trở thành một trong những màn ra mắt solo thành công nhất của một nghệ sĩ Kpop/Hàn Quốc.