Nhóm nghiên cứu Trung Quốc tìm cách tận dụng vệ tinh Starlink tạo lợi thế cho quân đội
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tuyên bố rằng bằng cách tận dụng hàng nghìn vệ tinh Starlink của SpaceX, họ có thể phát hiện máy bay tàng hình của đối phương.
Tên lửa Falcon 9 mang theo các vệ tinh Starlink được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, Mỹ ngày 27/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhóm nghiên cứu do giáo sư Yi Jianxin tại Đại học Vũ Hán dẫn đầu lập luận rằng chiến đấu cơ tàng hình, như F-22 Raptor của Mỹ, sở hữu lớp sơn phủ và hình dạng đặc biệt để giảm thiểu phản xạ của sóng điện từ, giúp chúng đánh lừa hệ thống radar.
Trong khi đó, trên thực tế, khi một phi cơ bay giữa vệ tinh và ăngten trên mặt đất, nó có thể phân tán sóng điện từ của vệ tinh. Radar mặt đất có thể nhận diện các gợn sóng lăn tăn. Nhóm nghiên cứu cho rằng việc phân tích những gián đoạn nhỏ này có thể giúp xác định vị trí và theo dõi mục tiêu.
Video đang HOT
Với hàng nghìn vệ tinh Starlink SpaceX phóng cho đến nay, các nghiên cứu Trung Quốc hy vọng có thể tận dụng nhiễu loạn trong tín hiệu vô tuyến tần số cao để theo dõi máy bay tàng hình.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin, nhóm nghiên cứu đã sử dụng thiết bị bay không người lái DJI Phantom 4 Pro thay cho chiến đấu cơ tàng hình trong thí nghiệm.
Nhóm nghiên cứu sử dụng hệ thống radar trên mặt đất và phát hiện ra DJI Phantom 4 Pro nhờ bức xạ phát ra từ vệ tinh Starlink đang bay qua Philippines vào thời điểm đó.
Nhóm nghiên cứu tuyên bố phương pháp của họ không chịu ảnh hưởng bởi hình dạng ba chiều và vật liệu bề mặt của mục tiêu. Điều đó có nghĩa là hệ thống này có thể mang lại những lợi thế đáng kể trong việc phát hiện các mục tiêu nhỏ và tàng hình, tạo lợi thế tiềm năng cho quân đội Trung Quốc.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu chỉ thử nghiệm phương pháp của họ trên thiết bị bay không người lái bay ở độ cao tương đối thấp và vẫn chưa chắc chắn liệu Starlink có thể giúp phát hiện ra các mục tiêu lớn hơn và khó phát hiện hơn như chiến đấu cơ tàng hình hay không.
Trung tâm quản lý phát thanh Trung Quốc đã giám sát thí nghiệm và các phát hiện đã được bình duyệt trước khi công bố.
SpaceX được phép phóng trở lại vệ tinh bằng tên lửa Falcon 9
Ngày 26/7, Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã cho phép tên lửa Falcon 9 của Tập đoàn SpaceX được phóng trở lại sau khi bị đình chỉ do sự cố hiếm gặp trong vụ phóng cách đây 2 tuần.
Trụ sở công ty SpaceX tại Hawthorne, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Falcon 9, tên lửa được sử dụng nhiều nhất thế giới để đưa vệ tinh và phi hành gia vào quỹ đạo, đã gặp phải sự cố bất thường trong lần phóng ngày 11/7. Tên lửa vỡ tan trên không trung và làm hỏng toàn bộ vệ tinh Starlink mà nó mang theo. Đây là sự cố đầu tiên sau hơn 7 năm của một tên lửa được ngành công nghiệp vũ trụ toàn cầu tin dùng. Sau vụ việc, Falcon 9 đã bị đình chỉ hoạt động.
Sau khi điều tra sự cố, FAA đã xác định "không có vấn đề an toàn phổ biến nào liên quan đến sự cố này" và tên lửa Falcon 9 "có thể được phóng trở lại, trong khi cuộc điều tra chung vẫn đang được mở".
Về phần mình, Tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk cho biết rò rỉ oxy lỏng đã khiến một trong các bộ phận động cơ bị làm mát quá mức và làm hỏng phần cứng của động cơ. SpaceX cho biết đã sẵn sàng đưa tên lửa trở lại quỹ đạo sớm nhất vào ngày 27/7.
Lần gần đây nhất một tên lửa Falcon 9 gặp sự cố nghiêm trọng là vào tháng 9/2016, khi tên lửa phát nổ trên bệ phóng. Trước đó, tháng 6/2015, tầng thứ hai của tên lửa Falcon 9 đã tan rã chỉ 2 phút sau khi cất cánh, dẫn đến mất mát thiết bị quan trọng chuẩn bị lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Falcon 9 là tên lửa duy nhất của Mỹ có khả năng đưa phi hành đoàn của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) lên ISS. NASA dự kiến sẽ đưa nhóm phi hành gia tiếp theo trên trạm ISS vào tháng 8, bằng tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX sử dụng tên lửa này.
Trung Quốc thử nghiệm công nghệ AI 'phá vỡ quy tắc' trên vũ trụ Nhóm nghiên cứu tại Đại học Vũ Hán (Trung Quốc) đã trao cho công nghệ AI toàn quyền kiểm soát một vệ tinh và để nó tự do hoạt động trong 24 giờ. AI đã điều khiển một vệ tinh nhỏ của Trung Quốc để quan sát các địa điểm ở Ấn Độ và Nhật Bản. Ảnh minh họa: Shutterstock Các nhà nghiên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza

Kế hoạch của Nhật bơm năng lượng vũ trụ về Trái Đất

Trung Quốc bắt đầu quá trình xây dựng siêu máy tính trong không gian

Pháp: Sân bay lớn thứ 2 của Paris tiếp tục bị gián đoạn
Có thể bạn quan tâm

Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Khởi tố Nguyễn Thúc Thùy Tiên: Khi sự nổi tiếng không thể là vùng miễn trách nhiệm
Sao việt
23:20:54 19/05/2025
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi
Tin nổi bật
23:16:38 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
14 dự án điện ảnh triển vọng tại 'Vườn ươm dự án' của DANAFF lần 3
Hậu trường phim
23:09:14 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò
Tv show
22:50:51 19/05/2025
Quế Anh ra sao sau một năm đăng quang Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2024?
Phong cách sao
22:40:23 19/05/2025
Chuyện tình chàng trai yêu cô gái "khổng lồ" cao 2,2m
Netizen
22:37:22 19/05/2025