Nhộn nhịp bến Bình Đông
Bến Bình Đông nằm bên kênh Tàu Hủ, song song với đại lộ Võ Văn Kiệt, nay thuộc quận 8 ( thành phố Hồ Chí Minh). Đây từng là một bến thuyền cổ tấp nập với cảnh vật mang đậm dấu ấn sông nước đặc trưng của Sài Gòn xưa.
Bến Bình Đông được hình thành từ thế kỷ XIX, trong quá trình phát triển đô thị Gia Định – Sài Gòn. Cùng với các bến khác ở Sài Gòn xưa như: Bến Thành, bến Nghé, bến Hàm Tử, bến Chương Dương, bến Bạch Đằng…, bến Bình Đông là cửa ngõ giao thông và đầu mối giao thương quan trọng của Sài Gòn cùng các vùng lân cận, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ. Trong lịch sử, bến Bình Đông từng là trung tâm buôn bán nhộn nhịp nhất nhì Sài Gòn – Chợ Lớn.
Từ thế kỷ XVIII, nơi đây đã hình thành cộng đồng người Hoa di dân từ Cù lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai) tới hai bên kênh Tàu Hủ lập nghiệp và buôn bán – là tiền đề lập nên bến Bình Đông. Nơi đây hiện còn dãy nhà cổ của người Hoa được xây từ đầu thế kỷ XX, với những công trình kiến trúc quan trọng, tạo nên cảnh quan không gian đô thị đặc trưng của bến Bình Đông. Dãy nhà này được xây theo kiểu nhà phố liền kề với tổng chiều dài hơn 100m, cao hai tầng, mái lợp ngói, có chức năng vừa để ở, vừa buôn bán. Hiện nay, dãy phố đã có nhiều biến đổi, song vẫn giữ được cấu trúc chung. Phần lớn tầng trệt dãy nhà vẫn được sử dụng làm nơi kinh doanh. Nhiều ngôi nhà vẫn giữ được hình hài ban đầu.
Đối diện với dãy nhà cổ là bến thuyền trên kênh Tàu Hủ. Mặc dù bến thuyền không còn tấp nập như xưa, nhưng nơi đây vẫn là điểm neo đậu của những thuyền buôn từ nơi khác đến thành phố Hồ Chí Minh, mang theo hàng hóa chủ yếu là trái cây, hoa, nông sản… Hàng từ ghe, thuyền được chuyển lên bến bán tại chỗ, hình thành nên một không gian chợ tấp nập từ xưa đến nay. Hình ảnh những con thuyền và chợ trên bến Bình Đông đã trở nên quen thuộc, mang vẻ đẹp dung dị, gợi những ký ức xưa cũ về một thành phố hiện đại và hoa lệ.
Bến Bình Đông không chỉ là nơi lưu dấu lịch sử phát triển của Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, mà còn là không gian di sản văn hóa – kiến trúc đô thị. Hiện tại, chính quyền thành phố đã có đề án cùng những giải pháp để bảo tồn không gian đô thị độc đáo này.
Sống lại ký ức về kênh Tàu Hủ nhộn nhịp, trên bến dưới thuyền
Trải qua lịch sử trăm năm chuyển dời, kênh Tàu Hủ là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lâu đời, lưu giữ không ít ký ức đẹp về Sài Gòn xưa.
Chỉ mỗi độ Tết đến xuân về, khu vực kênh Tàu Hủ hay bến Bình Đông mới trở nên tấp nập với những chiếc thuyền neo đậu sat sát, chở theo những khóm hoa mai, hoa cúc rực rỡ. Ít ai biết vào thế kỷ XIX-XX, nơi đây từng là thương cảng nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, có hoạt động buôn bán sầm uất nhất Chợ Lớn.
Cách đây hơn 300 năm, khởi thủy kênh Tàu Hủ chỉ là một con rạch nhỏ hẹp, thường xuyên bị bùn đất bồi lấp gây cản trở dòng chảy, khiến việc đi lại bằng ghe xuồng gặp nhiều khó khăn. Mùa xuân năm 1819, vua Gia Long đã ra lệnh nạo vét, khơi thông lại dòng kênh và đặt tên là An Thông Hà. Theo nhiều tài liệu lịch sử, con kênh này còn được gọi là Kinh Mới hay rạch Chợ Lớn, sau được đổi tên thành kênh Tàu Hủ.
Video đang HOT
Sau khi được cải tạo và trở nên thông thoáng, con kênh nhanh chóng thu hút đông đảo khách thương hồ từ khắp nơi đổ về làm ăn buôn bán.
Vào thế kỷ XIX và XX, ngành công nghiệp thương mại tại thành phố bắt đầu phát triển mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu vận chuyển, trao đổi hàng hóa tăng cao. Hai bờ kênh Tàu Hủ nhờ vậy được phát triển thành 2 tuyến giao thông bộ.
Hàng hóa, chủ yếu là nông sản sau khi được các thương lái chuyển về Bình Đông - bến quan trọng trên kênh Tàu Hủ sẽ được xe ngựa, xe bò... kéo về khu vực chợ Lớn để phân phối. Một trong những mặt hàng trọng yếu được vận chuyển trên con kênh là lúa gạo. Vì lẽ đó, khu vực này còn được gọi là "con đường lúa gạo".
Trước đó, từ cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII, nhiều người Hoa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Cù Lao Phố (Đồng Nai) đã giong thuyền về khu vực kênh Tàu Hủ khai hoang lập ấp.
Theo thời gian, cùng rạch Bến Nghé, con kênh này đã tạo thành một tuyến giao thương thủy lộ khép kín từ tây sang đông của Sài Gòn xưa, giúp nơi này từ xóm nhỏ dần trở thành khu cư dân đông đúc.
Tận dụng vị thế "nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ", người dân tại đây đã lập nên những làng nghề nhộn nhịp.
Cửa hiệu làm ăn buôn bán 2 bên kênh kinh doanh phát đạt, cuộc sống người dân khởi sắc, thịnh vượng. Dòng kênh Tàu Hủ trở thành con đường giao thương huyết mạch, góp phần làm nên một Sài Gòn - Gia Định phồn vinh từ đó.
Trên kênh Tàu Hủ, thương lái thường chọn Bến Bình Đông là nơi neo đậu, tập kết, tạo nên khung cảnh trên bến dưới thuyền sôi động, trở thành trung tâm buôn bán nhộn nhịp nhất nhì Sài Gòn - Chợ Lớn. Cùng với các bến khác như Bến Thành, Bến Nghé, Bến Hàm Tử, Bến Chương Dương, Bến Bạch Đằng..., bến Bình Đông là cửa ngõ giao thông, giao thương quan trọng, kết nối Sài Gòn đến các vùng lân cận, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ.
Dần về sau, trước sự phát triển của đường bộ, kênh Tàu Hủ dần mất đi vai trò của trục giao thông huyết mạch. Bến Bình Đông vì thế không còn tấp nập như xưa, song nơi đây vẫn là điểm đến và là nơi neo đậu của những con thuyền buôn bán từ miền Tây đến Sài Gòn. Những con thuyền này chủ yếu đến từ Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang...
Hàng hóa chở lên TP.HCM chủ yếu là các loại trái cây. Mùa nào thức nấy, hầu hết loại trái cây của miền Tây như chuối, mít, dừa, xoài, đu đủ, chôm chôm... đều có mặt ở Bến Bình Đông.
Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, Bến Bình Đông lại chuyển mình thành bến hoa rực rỡ. Người dân TP.HCM đã quen thuộc với không khí náo nhiệt, nhộn nhịp nơi đây. Mỗi khi vừa cúng tiễn ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp, nhà nhà người người nô nức đi chợ hoa Bình Đông, chọn cho mình những chậu mai, cúc vàng ấm áp, mong một năm mới an lành, sung túc.
Muôn chậu hoa đủ màu khoe sắc trong nắng xuân, rung rinh theo nhịp chòng chành của những con thuyền mộc, tạo nên khung cảnh sông nước miệt vườn khó tìm thấy ở nơi khác. Người dân đến Bình Đông không chỉ chọn hoa trên bờ, mà còn được trải nghiệm mua hoa ngay dưới thuyền nổi.
"Mỗi khi Tết đến, thuyền tàu tận Sa Đéc, Chợ Gạo, Cái Mơn... chở hoa lên phủ kín mặt sông, trải dài hàng cây số. Cả vùng này sẽ thành vườn hoa khổng lồ với đủ màu sắc, người mua đông như nêm, vui lắm", một thương lái buôn hoa quen thuộc trên Bến Bình Đông cho hay.
Ngày nay, trải qua nhiều thăng trầm, khu chợ nổi trên bến Bình Đông đã không còn nhộn nhịp như xưa. Tuy nhiên, phía bên kia bến đang trở nên khang trang với dãy phố nhà cao tầng náo nhiệt cùng sự hiện diện của đại lộ Võ Văn Kiệt. Nhìn về khu vực bến bên này, nhiều người không khỏi kỳ vọng nơi đây sớm thay đổi diện mạo và trở nên hiện đại, sầm uất, khôi phục lại nét phồn vinh, thịnh vượng một thời.
Theo xu hướng phát triển chung của TP.HCM, những lưu vực ven các kênh, rạch được chú trọng chỉnh trang, cải tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân, hoàn thiện hạ tầng và đẩy mạnh phát triển kinh tế. Nằm ở trung tâm thành phố cùng lịch sử lâu đời, Tàu Hủ là một trong những kênh nhận được sự đầu tư lớn để được nạo vét, khơi thông.
Năm 2001, thành phố đã triển khai dự án "Cải tạo môi trường nước TP.HCM" với mục tiêu hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa, chống ngập úng và giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường cho các khu vực trũng của thành phố, cũng như vùng lân cận thuộc lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ.
Đến năm 2013, dự án đã hoàn thành giai đoạn 1 , xử lý ô nhiễm cho lưu vực phía bắc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé thuộc các quận 1, 3, 4, 5, 8...
Giai đoạn 2 của dự án đang được đẩy mạnh tiến độ để hoàn thành vào năm 2022. Theo đại diện Ban quản lý dự án các công trình giao thông TP.HCM, sau khi giai đoạn này kết thúc, toàn bộ nước thải sinh hoạt lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé sẽ được thu gom, xử lý trước khi xả ra môi trường. Nhờ đó, màu nước xanh trong trên kênh này được kỳ vọng khôi phục, loại bỏ tình trạng ô nhiễm.
Giai đoạn 3 của dự án "Cải tạo môi trường nước TP.HCM" cũng đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Giai đoạn này dự kiến kết nối đồng bộ hệ thống thoát nước, xử lý nước thải đã được xây dựng trong giai đoạn 1 và 2 để phát huy hiệu quả cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường.
Cùng với đó, thành phố tiếp tục kế hoạch di dời hàng nghìn hộ dân tại các khu nhà xập xệ ven kênh đến khu tái định cư có chất lượng sống cao hơn. Đồng thời, cảnh quan đô thị đôi bờ kênh Tàu Hủ được đẩy mạnh chỉnh trang đồng bộ. Dọc theo con kênh là hàng cây xanh mát, các tuyến đường được mở rộng với lề đi bộ được lát gạch tinh tươm và đèn chiếu sáng xuyên đêm.
Trước giá trị văn hóa, lịch sử được hình thành qua hàng trăm năm cùng hạ tầng dần hoàn thiện, khu vực dọc kênh Tàu Hủ, cụ thể là bến Bình Đông, đang đón nhận sự quan tâm của nhiều chủ đầu tư bất động sản. Thời gian qua, nơi đây bắt đầu có sự góp mặt của các dự án căn hộ với quy mô lớn, hướng đến thiết lập không gian sống hiện đại, đa tiện ích. Trong quý IV/2020, thị trường khu vực này sẽ đón nhận thêm dự án D-Aqua do DHA Corporation phát triển.
Dự án được xây dự theo mô hình tuyến phố thương mại mở, kết nối hài hòa với thiên nhiên. Tuyến phố này cung cấp phong phú dịch vụ, mua bán đi kèm chuỗi hoạt động giải trí đường phố nhộn nhịp, đáp ứng nhu cầu cư dân nội khu và người dân trong khu vực. Với 2 block, D-Aqua dự kiến cung ứng ra thị trường khoảng 600 căn hộ với mức giá vừa tầm, phù hợp với nhu cầu ở của người trẻ.
Theo đại diện DHA Corp, tuyến phố thương mại của dự án được xây dựng thành 2 bên bờ, quy hoạch dòng suối nhân tạo chính giữa, tái hiện khung cảnh phồn vinh của kênh Tàu Hủ xưa. Tết đến, phố thương mại này sẽ được trang hoàng thành một đường hoa rực rỡ, liên kết cùng bến hoa Bình Đông phía trước, tạo nên khung cảnh mua sắm, du xuân nhộn nhịp.
Với mô hình phát triển dựa trên bảo tồn giá trị văn hóa và thiên nhiên, những dự án như D-Aqua được mong đợi góp phần giúp khu vực kênh Tàu Hủ, bến Bình Đông trở thành điểm đến yêu thích của người dân thành phố và du khách.
Song hành với nhịp sống hiện đại, những nét đẹp mang sắc màu Sài Gòn xưa được lưu giữ trọn vẹn, dọc theo bờ kênh vào mỗi dịp Tết đến sẽ càng thêm tấp nập thuyền hoa neo đậu, rực rỡ sắc xuân.
Ngắm ngôi những cổng làng cổ kính giữa lòng Hà Nội tấp nập Cuộc sống ở Hà Nội dẫu có nhộn nhịp và hối hả, nhưng khi bước qua những cánh cổng xưa cũ, cuộc sống ở đây bỗng trở nên chậm hơn vài nhịp, bình yên và trầm lắng. Làng Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), hay còn gọi là làng Kẻ Vẽ, được coi là một làng cổ đẹp nằm trong lòng đô...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vẻ đẹp hoang sơ tại bãi biển Cửa Hiền - Nghệ An

Ngỡ ngàng vẻ đẹp vịnh Đầm Tre mùa rong mơ

Hấp dẫn lặn biển tại Cô Tô

Hòn Cỏ - đảo hút khách giữa lòng Di sản

Du lịch hè ở Cần Thơ

Hành trình chinh phục Đỉnh Everest chỉ trong một tuần

Về thăm làng cổ Hà Liên

Về Bình Định, khám phá chùa Hang, thưởng ngoạn đèo Truông Gia Vấn

Bãi đá rêu xanh ở bán đảo Phương Mai hút khách du lịch

Thủy điện Bản Chát Viên ngọc tiềm ẩn giữa lòng Tây Bắc

Sắc vàng rực rỡ giữa trời Tây Bắc

Trekking - Xu hướng xê dịch mới của giới trẻ
Có thể bạn quan tâm

G-Dragon làm 1 điều chấn động trên trang mạng 15.5 triệu người theo dõi khiến fan Việt "lo sợ"
Nhạc quốc tế
18:16:29 16/05/2025
Đôi nam nữ tử vong ở thác nước nổi tiếng Hòa Bình
Tin nổi bật
18:12:14 16/05/2025
Chính quyền Mỹ lên kế hoạch đưa nhiều hãng sản xuất chip Trung Quốc vào 'danh sách đen'
Thế giới
18:10:58 16/05/2025
Khởi tố 2 người Trung Quốc đào trộm mộ vua ở Thanh Hóa để tìm cổ vật
Pháp luật
18:08:13 16/05/2025
Mỹ nhân trả nợ 4.700 tỷ trong 7 ngày bất ngờ tuyên bố ly hôn chồng chủ tịch
Sao châu á
17:49:19 16/05/2025
Hôm nay nấu gì: Đi làm về có mâm cơm này thưởng thức thì thật đã
Ẩm thực
17:47:15 16/05/2025
Ý Nhi 'rước vía' Thanh Thủy sang Ấn, loạt động thái lộ tham vọng 'giật crown'
Người đẹp
17:07:34 16/05/2025
Ngân 98 trần trụi vòng 3 trên biển, náo loạn MXH, sắp "đập mặt xây lại" lần 12
Netizen
16:35:59 16/05/2025
Thông báo nóng của bạn gái cũ Wren Evans về vụ phốt ngoại tình: Nhập viện cấp cứu, hé lộ chuyện đau đớn nhất
Sao việt
16:28:27 16/05/2025
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng chuẩn nữ thần thảm đỏ, nhan sắc 'chặt đẹp' Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền khi chung khung hình
Sao thể thao
16:23:41 16/05/2025