Như đóa hoa xuân
N hư đóa hoa mùa xuân, những người phụ nữ này luôn tận tâm và tràn đầy nhiệt huyết gieo niềm tin, hy vọng cho những mảnh đời không may mắn.
Bởi với họ, mỗi con người được sinh ra, dù lành lặn hay khiếm khuyết đều mang trong mình trái tim ấm áp, nhân hậu, “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Người bạn dẫn đường của người khuyết tật
Tràn đầy sự tự tin, tinh thần lạc quan, đó là những lời nhận xét về chị Nguyễn Hải Yến, Chủ nhiệm CLB Người khuyết tật (NKT) TX Đông Triều. Để có được kết quả phi thường ngày hôm nay, chị đã trải qua không ít gian truân, vất vả. Bằng niềm tin, sự hy vọng vào tương lai, chị đã đem ánh sáng đến cho rất nhiều mảnh đời khuyết tật, giúp họ có thêm nghị lực sống, hòa nhập với cộng đồng.
Chị Nguyễn Hải Yến chụp ảnh lưu niệm trong chuyến công tác tại Mỹ ( Ảnh nhân vật cung cấp ).
Chị Yến sinh ra và lớn lên tại Đông Triều. Như bao cô gái khác, chị cũng ấp ủ cho mình nhiều ước mơ, hoài bão. Nhưng số phận như “trêu đùa” với chị, khi ở độ tuổi 18 đẹp nhất của người con gái, chị bị tai nạn giao thông trên đường đi học về (mất chân phải).
Chị chia sẻ: “Lúc đó tôi gần như tuyệt vọng đến tột cùng, nghĩ bản thân chẳng sống nổi khi cơ thể không còn lành lặn. Nhưng rồi nghĩ lại, không thể phụ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tôi quyết tâm tự vực dậy bản thân, tiếp tục sống để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình”.
Chị Yến đi học nghề may và làm nghề được một thời gian. Ước mơ làm cô giáo dạy tiếng Anh vẫn luôn cháy bỏng trong chị. Chị quyết tâm học trở lại và thi đỗ vào Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
“Đến bây giờ nghĩ lại, tôi cũng không hình dung ra được quãng thời gian ấy mình đã tự đứng lên bằng cách nào. Nghị lực đó có lẽ xuất phát từ tuổi thơ, mẹ tôi mất sớm vì bệnh hiểm nghèo. Những năm tháng vất vả đã hun đúc trong tôi nghị lực vươn lên trong học tập, cuộc sống…” – Chị Yến chia sẻ.
Trở thành sinh viên đại học, được thầy cô, bạn bè giúp đỡ, cùng sự nỗ lực của bản thân, năm 2013 chị tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi. Cũng thời gian này, chị xây dựng tổ ấm hạnh phúc của mình, hy vọng có người bạn đời luôn sát cánh, động viên, sẻ chia mọi buồn, vui…
Sau khi kết hôn, chị cùng chồng chuyển vào TP Hồ Chí Minh sinh sống và làm việc. Cuộc sống lại thêm lần nữa thử thách chị: Sau khi sinh con một thời gian, vợ chồng chia tay, chị trở về quê hương, tham gia giảng dạy tại một trung tâm ngoại ngữ.
Chị chia sẻ: “Khi tưởng chừng như gục ngã, tôi đã có gia đình, bạn bè ở bên, động viên, tiếp thêm niềm tin, ý chí và sức mạnh cho tôi. Tôi đã tự nói với mình rằng, mình là NKT, nhưng trái tim, nghị lực của mình thì không khuyết, không thể đầu hàng trước số phận. Khó khăn, vất vả đến mấy mình đều phải cố gắng vượt qua”.
Chị Yến đã gặp gỡ nhiều người có cùng hoàn cảnh. Chị mong muốn được giúp đỡ họ, để họ có cuộc sống ổn định hơn.
Chị Hải Yến ( áo vàng ) tại Hội nghị biểu dương phụ nữ điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020 do Hội LHPN tỉnh tổ chức, tháng 5/2020.
Chị Yến giãi bày: “Quê mình có nhiều NKT, họ không những khó khăn về vật chất mà còn về cả tinh thần. Vì thế, tôi đã lên kế hoạch thành lập CLB NKT TX Đông Triều. Đến nay, hoạt động của CLB đã ổn định, các thành viên yêu thương, đùm bọc lẫn nhau như gia đình”.
Video đang HOT
Chị Hải Yến tham gia đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị cấp cao về “Tìm hiểu các mô hình hoạt động của các tổ chức người khuyết tật thế giới” tại Mỹ, tháng 9/2016 ( Ảnh nhân vật cung cấp ).
Chị Yến nhớ những ngày đầu CLB được thành lập (năm 2014), các thành viên mặc dù tham gia nhưng rụt rè, sống rất khép mình vì mặc cảm, tự ti. Chị như là người dẫn đường cho họ, khiến họ hòa đồng hơn, cùng nhau cố gắng, tiến bộ từng ngày. Đến nay qua 6 năm hoạt động, CLB đã có trên 70 thành viên. Các thành viên ngày càng gắn kết, hỗ trợ, chia sẻ với nhau mọi buồn, vui.
Chị Hải Yến ( thứ hai, trái qua ) trong lễ khai trương Xưởng dạy nghề cho Người khuyết tật TX Đông Triều.
Những NKT không có việc làm, không có thu nhập, ít có đơn vị có thể nhận họ vào làm việc. Từ trăn trở đó, chị lại dành thời gian, tâm huyết của mình để dạy nghề, tạo việc làm cho họ bằng nghề phù hợp. Ban đầu, chị hướng dẫn họ làm hoa đá pha lê; tuy nhiên vì khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định, nên sau đó chị hướng họ tới nghề thủ công mỹ nghệ từ hạt gỗ hương. Chị cho biết: “May mắn là lúc đó tôi có một người bạn có xưởng làm hạt gỗ ở Hà Nội, tôi đã cử 2 thành viên CLB về Thủ đô học, sau đó dạy lại cho các thành viên CLB”.
Llà Chủ nhiệm CLB Người khuyết tật TX Đông Triều, chị Yến thường xuyên hướng dẫn hội viên làm đồ thủ công mỹ nghệ từ hạt gỗ hương.
CLB chia ra những lớp học nhỏ từ 5, 7 đến 10 người, khi đã thành thạo, họ có thể nhận hàng về nhà làm. Chi phí hỗ trợ cho học viên học nghề đều huy động xã hội hóa qua những lần CLB tổ chức sự kiện gây quỹ và thành viên Ban chủ nhiệm CLB đóng góp. Hiện tất cả các sản phẩm đan từ hạt gỗ hương, như vòng tay, vòng cổ, chiếu ngồi ô tô, gối… được nhiều người biết đến, đặt mua; được HTX Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng (Hà Nội) nhận tiêu thụ, giúp đỡ nguyên liệu sản xuất.
CLB Người khuyết tật TX Đông Triều đã giúp đỡ nhiều những mảnh đời khó khăn có thêm việc làm, ổn định cuộc sống.
“Chị Yến là một người bạn đồng hành cùng chúng tôi vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Chị đã tiếp thêm cho chúng tôi nghị lực sống, xóa bỏ được mặc cảm, tự tin của bản thân để vươn lên có ích cho đời” – Chị Đặng Thị Nhưỡng, thành viên CLB chia sẻ.
Cô giáo gieo niềm hy vọng cho trẻ tự kỷ
18 năm gắn bó với công tác giảng dạy, cô giáo Phạm Thị Thảo, Trường Tiểu học Đông Mai (TX Quảng Yên) là tấm gương đối với nhiều đồng nghiệp về tinh thần học hỏi, sáng tạo. Cô luôn ấp ủ yêu thương, trăn trở khát vọng bù đắp cho những học sinh có mảnh đời bất hạnh. Cũng bởi lý do đó, cô có tới 9 năm giảng dạy các lớp có học sinh khuyết tật với các dạng tật khác nhau: Khiếm thính, tự kỷ tăng động, tâm thần kinh, động kinh, tâm thần, khuyết tật trí tuệ.
Cô giáo Phạm Thị Thảo có 9 năm giảng dạy cho trẻ khuyết tật.
Trước năm 2005, cô giảng dạy tại Trường Tiểu học Hà An, Trường Tiểu học Cộng Hòa 2 (nay là Trường Tiểu học Nguyễn Bình). Từ tháng 9/2005, cô chuyển về Trường Tiểu học Đông Mai, bắt đầu được phân công chủ nhiệm lớp 1, trong lớp có học sinh khuyết tật theo học hòa nhập.
Cô Thảo tạo ra những giờ học vui vẻ, hứng thú cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Cô Thảo chia sẻ: “Khi đó tôi chưa có một chút kinh nghiệm nào về dạy học sinh tự kỷ. Tôi rất băn khoăn là liệu mình có dẫn dắt được em hòa nhập với các bạn khi mà tuổi của em đáng phải học đến lớp 7, quá lệch so với các bạn cùng lớp. Nhưng vì lòng yêu nghề, thương yêu học sinh, tôi cố gắng động viên, giúp đỡ em, để em có thể tiếp thu kiến thức cùng các bạn.
Mặc dù lúc đó em đó tiếp thu bài khá chậm, nhưng được giúp đỡ, em dần hòa nhập với các bạn và yêu thích các môn học, bước đầu thuộc được một số chữ cái, số, tập tô theo hướng dẫn của cô giáo. Nhưng một điều vô tình là người dân khu vực em ấy sinh sống có những hành động làm em mặc cảm, nhiều tuổi lại đi học với các em lớp 1, nên em đã bỏ học. Tôi đã buồn mất một thời gian dài, tự trách mình chưa đủ đồng cảm để chia sẻ, níu giữ em ở lại lớp học”.
Thất bại lần đầu giảng dạy trẻ tự kỷ đã thôi thúc cô đầu tư công sức tìm hiểu về các phương pháp giảng dạy hỗ trợ dành cho trẻ khuyết tật, giúp đỡ các em được đi học như bạn bè cùng trang lứa. “Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, trẻ em đều có quyền được học tập, được vui chơi. Tôi muốn giúp các em khuyết tật, nhất là đối với các em tự kỷ, khuyết tật trí tuệ, phải làm sao biết đọc, biết viết, được sống trong môi trường học tập an toàn, lành mạnh, nhận được sự yêu thương, hỗ trợ từ gia đình, thầy cô và bạn bè” – Cô Thảo chia sẻ.
Cô Thảo hướng dẫn các em tự kỷ học tập môn Toán qua bảng tính đa năng mà cô sáng tạo ra.
Xuất phát từ tình thương với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt đó, cô Thảo đã cùng nhà trường thường xuyên tìm đến những gia đình có con khuyết tật để vận động, tuyên truyền phụ huynh cho con đến lớp, được hòa nhập. Các cô giáo sẽ có trách nhiệm dạy dỗ, giúp các em có được môi trường học tập thân thiện, an toàn.
“Mưa dầm thấm lâu”, từ sự kiên trì, tình yêu thương của cô, nhiều phụ huynh đã tin tưởng giao con em mình cho nhà trường, cô giáo. Điều đó khiến cô Thảo rất vui mừng và hạnh phúc. Nhiều phụ huynh thấy con tiến bộ từng ngày, đã dần cởi mở hơn với cô, nhờ cô giúp đỡ cách thức hỗ trợ con em mình khi sinh hoạt và học tập tại nhà.
Cô Thảo thường xuyên trò chuyện, tham gia các trò chơi cùng học sinh khuyết tật, giúp các em dễ dàng hòa nhập cùng các bạn.
Năm học 2014-2015, cô Thảo nhận chủ nhiệm lớp có 2 học sinh khuyết tật nhưng chưa có giấy chứng nhận khuyết tật vận động. Một gia đình học sinh (em Nguyễn Mai Linh) không hợp tác, cho rằng con mình hoàn toàn khỏe mạnh. Cô và nhà trường đã rất vất vả để dạy dỗ Linh. Em thường hay phá phách, la hét, đi vệ sinh ra lớp, thậm chí đánh cả cô giáo và tự đánh mình rất đau.
Khi phụ huynh trong lớp có ý kiến về việc Linh hay quậy phá trong lớp, phụ huynh em đó đã tự ý cho em nghỉ học. Mặc dù cô Thảo cùng với nhà trường vận động cho Linh trở lại lớp, nhưng phụ huynh không đồng ý, còn có những lời lẽ rất khó chịu với giáo viên. “Trường hợp đó cũng là một trong những kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình dạy dỗ trẻ tự kỷ của tôi. Ngay cả đêm khuya, phụ huynh em đó vẫn gửi tin nhắn trách móc tôi đã để cho các phụ huynh khác ý kiến về con mình. Buồn lắm, nhưng vẫn phải nhẫn nại, kiên trì. Dạy một trẻ bình thường còn khó, huống hồ lại là trẻ tự kỷ tăng động” – Cô Thảo tâm sự.
Cô giáo luôn tận tâm với học trò bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng các bài giảng trước khi lên lớp
Bằng tất cả sự yêu thương, chia sẻ và lòng yêu nghề của mình, cô đã dần khiến phụ huynh của em đó nhận ra rằng “Linh không thể thiếu cô”. Niềm vui như vỡ òa khi Linh trở lại lớp cùng học tập với các bạn và tiến bộ từng ngày. Cô đã chứng minh với gia đình học sinh bằng chính sự thay đổi của con mình, khiến họ tin tưởng vào giảng dạy của cô, của nhà trường. Như để chuộc lại những điều chưa đúng với cô, phụ huynh của Linh đã thầm lặng tuyên truyền về công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật của nhà trường và địa phương.
Trong quá trình giảng dạy, cô đã có những sáng kiến để nâng cao chất lượng dạy học hòa nhập cho trẻ khuyết tật; tiêu biểu là sáng kiến “Nâng cao chât lương giao duc lơp chu nhiêm co hoc sinh khuyêt tât hoa nhâp”. Cô còn sáng tạo ra bảng tính đa năng – là đồ dùng hỗ trợ hiệu quả giúp trẻ tự kỷ có thể học tập tốt bộ môn Toán.
“Đối với học sinh gặp khó khăn về học tập, học mau quên, để giúp em có thể nhớ được mặt số, biết cách viết số đó đúng độ cao, độ rộng, nhận biết được thứ tự và so sánh các số, biết thực hiện tính cộng, trừ một cách hiệu quả, tôi đã thiết kế bảng tính đa năng, có thể giúp các em học tập thuận lợi hơn. Ví dụ dạy trẻ đếm, ghi nhớ mặt số bằng cách đếm và chỉ tay vào dưới mỗi số, quan sát các số khi đếm; nhận biết thứ tự các số và so sánh số bằng việc đếm theo thứ tự để biết số nào đứng trước, số nào đứng sau; khi so sánh số, trẻ quan sát bảng tính để biết số đứng bên trái (đứng trước) bé hơn, số đứng bên phải (đứng sau) lớn hơn…” – Cô Thảo giảng giải.
Năm 2018, cô giáo Phạm Thị Thảo được nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT về thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục học sinh khuyết tật. ( Ảnh nhân vật cung cấp )
Đến nay cô đã chủ nhiệm, hỗ trợ 9 học sinh khuyết tật hòa nhập tốt với trường, lớp. Các em đều có thể đọc, viết, làm toán phù hợp với kế hoạch, nội dung học tập có điều chỉnh, phù hợp với khả năng của từng em. Cô được phụ huynh có con em là trẻ khuyết tật tin tưởng, xin nhà trường xếp vào lớp cô chủ nhiệm.
Với tấm lòng “cô giáo như mẹ hiền” cô giáo Phạm Thị Thảo luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trở thành giáo viên dạy giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh. Cô vinh dự được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ GD&ĐT, tỉnh, thị xã, Sở GD&ĐT.
Cô giáo trẻ học và làm theo Bác
Đam mê, hiểu biết kiến thức lịch sử, cô giáo Hoàng Thị Thu (Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, TX Đông Triều) đã xuất sắc giành giải nhất bảng C Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020 do Bộ Giáo dục- Đào tạo phát động trên internet từ ngày 14/9/2020.
Ở nhà trường, cô Thu đã thực sự là người truyền lửa cho đồng nghiệp và học sinh cùng tham gia dự thi từ nhiều năm nay.
Ngày 30/12/2020, tại hội nghị triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 của Đảng bộ phường Mạo Khê (Đông Triều), Ban Chấp hành Đảng bộ phường đã tuyên dương và trao thưởng cho cô giáo trẻ Hoàng Thị Thu, giáo viên toán, Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh - người đã đoạt giải nhất bảng C và em Phạm Thành Đạt, lớp 9D, đoạt giải nhì bảng A cuộc thi Tuổi trẻ học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trao giải nhất cho cô giáo Hoàng Thị Thu. Ảnh nhân vật cung cấp
Cô Thu tâm sự: Đối với tôi, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác là niềm đam mê. Bác là con người vĩ đại, sáng ngời ý chí, tư tưởng để mỗi chúng ta học tập. Vận dụng những tư tưởng Bác, bản thân tôi sẽ cố gắng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, rèn luyện đạo đức luôn trở thành nhà giáo được phụ huynh và học sinh yêu quý.
Ở Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, với những điều kiện như phòng tin học, các phòng học thông minh để triển khai cuộc thi đến học sinh nhà trường, bằng kinh nghiệm tham gia các cuộc thi trực tuyến đã đoạt giải, cuộc thi năm nay, cô Thu thực sự là người truyền lửa cho đồng nghiệp và học sinh nhà trường cùng tham gia dự thi ngay từ đầu phát động.
Kết quả, giáo viên và học sinh nhà trường tham gia đã có nhiều người đạt giải đợt 1, đợt 2, đợt 3 vòng loại và lọt vào vòng bán kết. Riêng Hoàng Thị Thu đã đoạt giải vòng loại đợt 1, đợt 2, đợt 3 bảng C, vào vòng bán kết, chung kết rồi đạt giải thưởng cao nhất của cuộc thi.
Lãnh đạo phường Mạo Khê trao thưởng cho cô giáo Hoàng Thị Thu và em Phạm Thành Đạt.
Theo cô Thu, nội dung thi chủ yếu đề cập về lời dạy của Bác đối với thế hệ trẻ; những bài học về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác; Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tác phẩm Dân vận và tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân của Người; Tư tưởng Hồ Chí Minh với biển, đảo Việt Nam... Đây là cuộc thi rất hữu ích với mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, nhất là đội ngũ giáo viên trẻ ngành giáo dục và đào tạo.
Cô Thu tâm sự: Tham gia cuộc thi, chúng tôi đều tham khảo những kiến thức của Ban giám hiệu nhà trường, của đồng nghiệp; đồng thời tìm tòi, học hỏi qua sách giáo khoa, báo chí và các trang thông tin điện tử của các cơ quan Trung ương. Tôi muốn khẳng định rằng, ai có đam mê cũng có thể học và làm theo Bác và khẳng định rõ hơn nữa đó là không chỉ giáo viên lịch sử mới đạt được kết quả cao. Nhiều giáo viên dạy giáo dục công dân, địa lý, và cả các giáo viên dạy toán, vật lý, hóa học đã đạt giải cao tại cuộc thi này nhờ lòng đam mê ham học hỏi...
Sinh năm 1992, cô Thu đã có gần 8 năm gắn bó với nghề. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh, năm 2013, cô nhận công tác tại Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, giảng dạy tại môn toán - tin.
Thực hiện tốt lời Bác: "Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt - học tốt", cô giáo Hoàng Thị Thu không ngừng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức và học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có tinh thần trách nhiệm cao, ân cần và chu đáo chăm lo đến học trò, năng động, sáng tạo vận dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học.
Xanh hóa trường học Nhằm tạo môi trường học tập thân thiện, những năm qua, các trường học trong tỉnh đã chú trọng tạo cảnh quan, khuôn viên xanh, sạch, đẹp. Nhiều trường còn tích cực chăm sóc và trồng mới nhiều loại cây xanh, rau xanh, vườn hoa, vừa tạo bóng râm, vừa giúp học sinh rèn kỹ năng sống, có ý thức bảo vệ môi...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Thiều Bảo Trâm bất ngờ 'đụng độ' Hòa Minzy
Nhạc việt
23:22:41 09/05/2025
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!
Sao châu á
23:15:20 09/05/2025
Nghệ sĩ bị đuổi việc vì để mic đụng vào nón "nữ hoàng cải lương": Phải bán cà phê cóc, vợ bỏ đi
Sao việt
23:12:48 09/05/2025
Hy hữu ở TP.HCM: Đi chợ mất xe máy nhiều tháng bỗng nhiên tìm lại được
Netizen
23:00:07 09/05/2025
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
22:56:11 09/05/2025
Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên
Thế giới
22:55:46 09/05/2025
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'
Tv show
22:46:40 09/05/2025
Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm
Sức khỏe
22:32:25 09/05/2025
Vì sao 3 người đẹp phim giờ vàng gây tranh cãi trong 'Cha tôi người ở lại'?
Hậu trường phim
22:16:48 09/05/2025
Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?
Nhạc quốc tế
22:10:32 09/05/2025