Những áp lực trên vai nhà giáo
Nghề nào cũng chịu những áp lực, nhưng có lẽ nghề giáo có những áp lực riêng mà những nghề khác không có.
Một là áp lực về chuyên môn. Nghề giáo là nghề nói và viết. Muốn có cái để nói và viết thì phải tự mình nạp vào kiến thức. Thời này kiến thức lại rất phong phú đa dạng, phải cập nhật thường xuyên. Sinh viên, học sinh luôn tiếp cận những nguồn thông tin mới; người dạy học không cầu tiến dễ dàng lạc hậu trước giới trẻ. Có kiến thức rồi, phải biết phương pháp truyền đạt, biết cách nói và viết để người học tiếp thu đúng ý mình. Một số thầy cô giáo rất uyên bác, nhưng dạy học không thành công vì không chú ý đến người tiếp nhận, chỉ thông tin một chiều mà không khuyến khích đối thoại, không làm “bà đỡ” cho sự sáng tạo.
Hai là áp lực về đạo đức. Ranh giới về đạo đức mà nhà giáo không thể vượt qua nghiêm ngặt hơn các nghề nghiệp khác. Có những vi phạm nơi nghề nghiệp khác, xã hội có thể bỏ qua, nhưng với nhà giáo, người ta lại không tha thứ. Thậm chí có thể nói khủng hoảng về đạo đức nơi nhà giáo báo hiệu sự khủng hoảng về đạo đức của cả xã hội.
Đạo đức giả là điều tối kỵ đối với nhà giáo. Điều nghịch lý hiện nay là xã hội luôn đòi hỏi cao ở nhà giáo nhưng lại ít tạo điều kiện để nhà giáo làm tròn sứ mạng của mình. Thậm chí có những biểu hiện làm tổn thương danh dự nhà giáo. Thí dụ rõ nhất gần đây là một số địa phương kiểm tra gắt gao việc nhà giáo dạy thêm như người có tội.
Ba là áp lực về chính trị. Nhà giáo không phải là cán bộ tuyên huấn nhưng trong lớp học không được nói điều gì vi phạm đến chính trị. Đặc biệt, đối với nhà giáo dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, áp lực này lại càng lớn. Trong thực tế, không phải lúc nào chính trị cũng thống nhất với khoa học và cả hai đều vận động, thay đổi theo thời đại.
Thế hệ trẻ thường đặt câu hỏi về những vấn đề nóng bỏng của đất nước. Người thầy giáo phải trả lời như thế nào để vừa tạo niềm tin vào chân lý nơi giới trẻ, vừa bảo đảm những quy định của tổ chức, điều đó không đơn giản. Những người quản lý cần hiểu đây cũng là một vấn nạn về sư phạm để thông cảm với khó khăn của nhà giáo.
Bốn là áp lực về kinh tế. Ai cũng thấy rằng trong những nghề lao động trí óc hiện nay, giáo chức là giới khó khăn nhất, thu nhập bình quân thấp nhất. Không phủ nhận rằng vẫn có những nhà giáo khá giả nhờ dạy luyện thi, nhờ mở trường tư,… nhưng đây là một tỉ lệ rất nhỏ. Không nên nhìn vào số ít đó mà suy đoán ra sự “ăn nên làm ra” của nhà giáo.
Trong xã hội có những người giàu lên nhanh chóng mà không lý giải được nguồn gốc tài sản là hiện tượng bất bình thường. Trong nghề giáo, nếu giàu lên bằng con đường hành nghề chứ không phải nhờ tiềm lực gia đình sẵn có, cũng là chuyện hiếm có, không bình thường. Các chính sách đối với nhà giáo không phải nhắm vào thiểu số rất ít đó mà phải căn cứ trên đa số thầm lặng đang kiên trì chịu đựng những khó khăn thiếu thốn không đáng có để theo đuổi nghề nghiệp.
Dư luận xã hội chia sẻ những biện pháp hành chính nhằm chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm, một tình trạng được báo động đã lâu, không chỉ làm thương tổn đến sức khỏe và tinh thần thế hệ trẻ, mà còn ảnh hưởng đến đạo đức nhà giáo và làm sút giảm uy tín của ngành giáo dục trước mắt nhìn xã hội. Nhưng liệu có thể khắc phục tình trạng ấy bằng những chỉ thị trên giấy tờ hay những biện pháp hành chính mà thôi?
Video đang HOT
Nghề giáo có những áp lực riêng mà những nghề khác không có. Nguồn: Tiền phong.
Năm là áp lực về cách ứng xử. Đây chỉ là ứng xử trong sinh hoạt, lối sống, chứ chưa thuộc phạm trù đạo đức. Dù vậy, nhà giáo vẫn chịu sự “giám sát” chặt chẽ của xã hội hơn người khác. Người kỹ sư có thể ăn mặc luộm thuộm một chút, nhà kinh doanh có thể ăn mặc diêm dúa một chút, nhưng nhà giáo thì không thể. Đối tác mà người giám đốc công ty làm việc một ngày có thể là năm, bảy người, nhiều lắm là vài chục người.
Còn “đối tác” mà thầy cô giáo làm việc hàng ngày luôn luôn là năm, bảy chục người, có khi hàng trăm người. Ngần ấy cặp mắt, đôi tai “theo dõi” nhà giáo, chỉ cần một câu nói nhịu, một cử chỉ không phù hợp là thành sự cố. Nhà giáo mà đi ăn nhậu với học trò rồi để học trò trả tiền, hiện tượng đó tuy chưa đến mức vi phạm đạo đức, nhưng là một ứng xử không đàng hoàng, tiếc thay, ngày nay diễn ra khá nhiều ở các lớp tại chức.
Một câu hỏi đặt ra: Làm nghề giáo chịu nhiều áp lực như vậy mà sao vẫn có nhiều người bám trụ với nghề? Câu trả lời là trong thực tế vẫn có những người yêu nghề, tìm thấy những giá trị tinh thần và sự đền bù cho những thua thiệt của mình. Cũng không loại trừ một số người lỡ chọn nhầm nghề, nay không có điều kiện đổi nghề nữa. Và tất nhiên, nếu xã hội không thay đổi quan niệm và chính sách đối với nhà giáo, thì khi nhận ra những áp lực nặng nề đó, sẽ không còn nhiều người giỏi giang, tâm huyết dũng cảm bước vào nghề giáo.
Trường học Hải Phòng tổ chức nhiều hoạt động tri ân các thế hệ nhà giáo
Ngày 19/11, nhiều trường học tại Hải Phòng tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Chương trình văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại xã Lê Lợi.
Sáng 19/11, trường mầm non, tiểu học, THCS xã Lê Lợi, huyện An Dương tổ chức kỷ niệm 40 ngày Nhà giáo Việt Nam. Nhân dịp này chính quyền địa phương vinh danh 90 nhà giáo đang công tác tại 3 cấp học và tri ân 66 cựu giáo chức đã có đóng góp cho công tác giáo dục địa phương.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Tô Tuấn Anh, Chủ tịch UBND xã Lê Lợi ghi nhận và biểu dương những cống hiến thầm lặng của thế hệ các nhà giáo với lĩnh vực giáo dục.
"Các nhà giáo tiêu biểu đã cống hiến trọn tâm sức cho Giáo dục như: nhà giáo Nguyễn Văn Cảnh, Tống Thị Miên, Nguyễn Thị Ninh... nguyên là lãnh đạo qua các thời kỳ; các nhà giáo có thành tích tiêu biểu, hiện giữ vị trí công tác quan trọng ở thành phố và huyện nhà như: nhà giáo Nguyễn Thị Phương - Trưởng phòng Tuyên giáo thành ủy; nhà giáo Nguyễn Quang Huy - Phó Trưởng ban Tổ chức Liên đoàn lao động thành phố; nhà giáo Trần Thị Bích Ngọc - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, chủ tịch HĐND huyện; nhà giáo Nguyễn Văn Phức - huyện ủy viên, Trưởng ban Tuyên giáo- Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện...".
Chính quyền xã Lê Lợi tặng hoa tri ân các lãnh đạo UBND huyện từng công tác, cống hiến trong ngành Giáo dục.
Nhiều năm qua, chất lượng giáo dục ở cả ba bậc học của xã Lê Lợi được duy trì và phát triển bền vững, nâng cao theo từng năm học. Cả ba trường đã phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục với những điểm nhấn, bứt phá ấn tượng về chất lượng giáo dục.
Cụ thể: Chất lượng đầu ra của HS cấp THCS tăng cao, đứng thứ 66 toàn thành phố. Nhiều cán bộ vinh dự nhận khen thưởng của các cấp ngành như: cô Nguyễn Thị Lanh - Hiệu trưởng trường Mầm non được công nhận là chiến sĩ thi đua thành phố, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ GD&ĐT; 1 cô giáo trường THCS được bình chọn danh hiệu "Giáo viên trẻ tiêu biểu cấp thành phố"...
Quy mô, mạng lưới trường lớp phát triển, mở rộng, cơ sở vật chất thiết bị giáo dục được bổ sung, tăng cường và hoàn thiện để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Cả ba trường đều đạt trường chuẩn quốc gia cấp độ I và Kiểm định trường chuẩn mức độ 2. Ba trường đều đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc và được UBND TP tặng Bằng khen.
Chính quyền xã Lê Lợi tặng hoa các cựu giáo chức.
Hòa chung với khí chào mừng ngày 20/11, sáng 19/11, Trường THPT Kiến Thụy (huyện Kiến Thụy) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Phát biểu khai mạc lễ kỷ niệm, thầy Đào Thế Anh - Hiệu trưởng nhà trường ghi nhận những cống hiến của các thế hệ thầy cô và trò trong những năm qua và bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới các cựu giáo chức của nhà trường. Nhờ sự quan tâm sát sao của các cấp ngành, đội ngũ nhà giáo Trường THPT Kiến Thụy không ngừng phấn đấu, luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trải qua gần 60 năm xây dựng, phát triển, Trường THPT Kiến Thụy đã gặt hái được thành tích đáng tự hào. Ngôi trường được coi là điểm sáng giáo dục của thành phố Hải Phòng, đã đào tạo ra các thế hệ học sinh ưu tú góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Trường THPT Kiến Thụy với nhiều thành tích tự hào trong năm học vừa qua.
Với những kết quả đạt được, tại lễ kỷ niệm, tTrường THPT Kiến Thụy đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 5 nhà giáo có thành tích xuất sắc trong năm học 2021- 2022; 2 nhà giáo được nhận bằng khen của Thành phố; tặng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cấp thành phố" cho 2 nhà giáo ưu tú,... Bên cạnh đó, trường đã cấp giấy chứng nhận Vinh danh "Nhà giáo tâm huyết sáng tạo" lần 2 giai đoạn 2019-2022 cho 26 nhà giáo.
Nhân dịp này, Công đoàn Trường THPT Kiến Thụy vinh dự đón nhận Cờ thi đua xuất sắc đứng đầu khối THPT trong ngành Giáo dục - Đào tạo Thành phố do Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng trao tặng.
Nhà giáo luôn nỗ lực đổi mới bài giảng Trung tá, Thạc sĩ Dư Văn Thịnh, giáo viên Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Quân sự Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội là một nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, luôn nỗ lực sáng tạo, nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, đổi mới bài giảng, làm cho từng bài giảng sinh động để học...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi
Phim châu á
23:47:02 09/05/2025
"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy
Hậu trường phim
23:38:22 09/05/2025
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
Sao việt
23:33:43 09/05/2025
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
23:31:22 09/05/2025
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025
Sao thể thao
23:29:37 09/05/2025
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!
Sao châu á
23:15:20 09/05/2025
Hy hữu ở TP.HCM: Đi chợ mất xe máy nhiều tháng bỗng nhiên tìm lại được
Netizen
23:00:07 09/05/2025
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
22:56:11 09/05/2025
Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên
Thế giới
22:55:46 09/05/2025
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'
Tv show
22:46:40 09/05/2025