Những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa

Trong một xã hội thông tin phát triển như hiện nay, người Việt không còn đơn thuần tin tưởng vào những tuyên bố, mà luôn đòi hỏi có những bằng chứng pháp lý.

Sau bài viết “Việt Nam nên hi sinh chuyện nhỏ để được chuyện lớn?” Tiến sĩ Trần Công Trục trao đổi lại gới Giáo sư Ngô Vĩnh Long về vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa, Tiến sĩ Phan Văn Song từ Australia ngày 30/7 có bài viết “Các đảo nào ở Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam?” làm rõ hơn những vấn đề được đặt ra liên quan đến chủ quyền quần đảo Trường Sa.

Tiến sĩ Trần Công Trục gửi đến BBT bài viết phân tích rõ hơn những băn khoăn, thắc mắc của dư luận về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, trong đó đã được Tiến sĩ Phan Văn Song mổ xẻ một phần qua bài viết của ông.

Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

Những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa - Hình 1

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh: Hồng Thủy.

Trong bài viết “Các đảo nào ở Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam?” được Tiến sĩ Phan Văn Song đăng trên trang cá nhân ngày 30/7 vừa qua, ông đặt vấn đề:

“Theo những tài liệu đã được công bố dù có khá nhiều bằng chứng cụ thể, thuyết phục cho Hoàng Sa nhưng rất tiếc có không nhiều bằng chứng như vậy cho Trường Sa.”

Có thể nói đây không chỉ là băn khoăn, trăn trở của Tiến sĩ Phan Văn Song và nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam trong và ngoài nước luôn đau đáu tìm cách bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đây còn là những băn khoăn, thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam dù không làm công tác nghiên cứu.

Lâu nay chúng ta vẫn được nghe và tin rằng, Nhà nước Việt Nam xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hòa bình, hợp pháp và liên tục từ khi còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ 17.

Tuy nhiên trong một xã hội thông tin phát triển như hiện nay, người Việt không còn đơn thuần tin tưởng vào những tuyên bố, mà luôn đòi hỏi có những bằng chứng pháp lý xác đáng để chứng minh.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin tiếp tục phân tích thêm về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Tôi mong muốn cùng các nhà nghiên cứu người Việt trong và ngoài nước tiếp tục cùng nhau tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong hồ sơ pháp lý của các bên, ngõ hầu đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia, dân tộc một cách hiệu quả nhất.

Bằng chứng Nhà nước Việt Nam xác lập, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa từ khi còn là đất vô chủ

Đúng như Tiến sĩ Phan Văn Song nhận định, các tài liệu, bản đồ lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa được công bố cho đến nay ít hơn so với Hoàng Sa.

Nếu căn cứ vào các địa danh, ngôn từ… được thể hiện trong các tư liệu lịch sử tính đến thời điểm cuối thế kỷ XIX, thì có thể nói đó là một nhận xét không sai.

Tuy nhiên, nhận xét thực tế này có thể xuất phát từ những lý do khách quan lẫn chủ quan, tôi xin phép phân tích một số lý do đó.

Những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa - Hình 2

Bản đồ Biển Đông do người Hà Lan vẽ vào năm 1754 đã thể hiện 2 quần đảo này dưới tên gọi De Paracelles. Ảnh: Wikipedia.

Thứ nhất, vào thời các Chúa Nguyễn, Tây Sơn và thời kỳ nhà Nguyễn, Hoàng Sa là tên chung của cả quần đảo Hoàng Sa lẫn quần đảo Trường Sa, được thể hiện bằng hình dáng của một cấu trúc duy nhất, với các địa danh khác nhau qua các thời kỳ, ví dụ như Bãi Cát Vàng, Đại Trường Sa, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa hay Đại Hoàng Sa…

Nhận thức của Nhà nước Việt Nam thời kỳ này về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa khá giống với cách vẽ của các nhà hàng hải phương Tây trên các bản đồ của họ.

2 quần đảo này được vẽ gần giống một lá cờ đuôi nheo treo dọc phía ngoài bờ biển miền Trung Việt Nam và cách bờ biển bởi một chuỗi các đảo ven bờ.

Chẳng hạn, bản đồ Biển Đông do người Hà Lan vẽ vào năm 1754 đã thể hiện 2 quần đảo này dưới tên gọi De Paracelles. [1].

Bản đồ Biển Đông được vẽ bởi các nhà hàng hải châu Âu từ thế kỷ 18 sang thế kỷ 19 (được vẽ các năm 1710-1794-1801-1826, hình ảnh đính kém trên Wikipedia) thể hiện rất rõ quá trình nhận thức đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ chỗ được vẽ như một cấu trúc thống nhất hình lá cờ đuôi nheo gần bờ biển miền Trung Việt Nam thành 2 quần đảo tách biệt sau này. [5]

Có lẽ cho đến khi xuất hiện bản đồ của Phan Huy Chú: “Đại Nam Nhất thống Toàn đồ”(1834-1840) khu vực 2 quần đảo này mới được ghi thành 2 tên riêng: “Vạn lý Trường Sa” (phần phía Nam) và “Hoàng Sa” (phần phía Bắc). [6]

Nếu nhìn bằng con mắt khoa học và phương tiện kỹ thuật ngày nay thì điều này tưởng chừng vô lý.

Nhưng đặt trong bối cảnh sự phát triển của nhận thức và trình độ khoa học kỹ thuật của 300 – 400 năm trước thì mới có thể thấy được giá trị của những cách biểu đạt khái quát, tượng trưng này của tiền nhân.

Từ đó mới có cách nhìn mang tính lịch sử của quá trình diễn biến, hoàn thiện nhận thức của chúng ta cũng như các nhà hàng hải Tây phương về 2 quần đảo này.

Những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa - Hình 3

Ảnh chụp màn hình một phần bức Đại Nam nhất thống toàn đồ (năm 1834-1840) trong đó Hoàng Sa và Trường Sa được vẽ gần nhau nhưng đánh dấu bằng hai tên, Hoàng Sa ở phía Bắc, Vạn Lý Trường Sa ở phía Nam. Nguồn: Wikipedia.

Video đang HOT

Thứ hai, so sánh với những tài liệu chính thức của các bên yêu sách khác ở Biển Đông đã công bố cho đến nay thì có thể thấy, hồ sơ pháp lý công khai của phía Việt Nam để chứng minh việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của nhà nước Việt Nam thời kỳ phong kiến đối với Hoàng Sa – Bãi Cát Vàng (tên gọi chung cho quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa) là thuyết phục hơn cả.

Bởi vì nó phù hợp với nguyên tắc “chiếm hữu thật sự” theo quy định hiện hành của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Bằng chứng giá trị nhất không thể không nói đến hoạt động của Hải đội Hoàng Sa, về sau thành lập thêm Hải đội Bắc Hải.

Đây là tổ chức Nhà nước được Nhà nước thành lập, cai quản, duy trì hoạt động với tư cách Nhà nước, làm các nhiệm vụ Nhà nước, do cơ quan quyền lực Nhà nước là triều đình Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn sau này thực hiện. [2]

Nhà nước phong kiến Việt Nam suốt trong 3 thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, dù trải qua 3 triều đại khác nhau, đều đã thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình, với tư cách là Nhà nước Đại Việt, tiến hành chiếm hữu và thực thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:

a. Nhà nước Đại Việt thời Chúa Nguyễn:

Chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý chứng minh việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, đó là sự ra đời và hoạt động thường xuyên, liên tục của Hải đội Hoàng Sa.

Đó là một tổ chức do Nhà nước lập ra để đi quản lý, bảo vệ, khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hải đội Hoàng Sa, về sau lập thêm Hải đội Bắc Hải do Hải đội Hoàng Sa kiêm quản, đã hoạt động theo lệnh của 7 đời Chúa, từ Chúa Nguyễn Phúc Lan hay Nguyễn Phúc Tần cho đến khi phong trào Tây Sơn nổi dậy.

b. Nhà nước Đại Việt thời Tây Sơn:

Trong thời gian từ năm 1771 đến năm 1801, gần như lúc nào cũng có chiến tranh, trên đất liền cũng như ngoài Biển Đông. Tuy nhiên, các lực lượng của Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh, Tây Sơn đã làm chủ được từng khu vực lãnh thổ thuộc phạm vi quản lý của mình.

Từ năm 1773, Tây Sơn chiếm được cảng Quy Nhơn, tiến về phía Quảng Nam, kiểm soát đến Bình Sơn, Quảng Ngãi, nơi có cửa biển Sa Kỳ và Cù lao Ré, căn cứ xuất phát của Hải đội Hoàng Sa.

Năm 1775, phường Cù lao Ré thuộc xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã nộp đơn xin cho phép Hải đội Hoàng Sa và đội Quế Hương hoạt động trở lại theo thông lệ.

Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế, chính quyền Tây Sơn được củng cố một cách hoàn chỉnh và năm 1786, đã ra quyết định sai phái Hội Đức hầu, Cai đội Hoàng Sa, chỉ huy 4 chiếc thuyền câu vượt biển ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ như cũ.

Ngoài ra còn có các đội Quế Hương, Đại Mạo, Hải Ba cũng được giao nhiệm vụ hoạt động trong Biển Đông.

c. Nhà nước Việt Nam thời nhà Nguyễn tiếp tục sử dụng đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thống nhất đất nước, tuy bận việc nội trị, vẫn tiếp tục quan tâm đến việc bảo vệ, quản lý và khai thác khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tháng 7 năm 1803, Vua Gia Long cho lập lại Hải đội Hoàng Sa: Lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa (theo Đại Nam Thực lục chính biên, đệ nhất kỷ, quyển 12).

Tháng Giêng năm Ất Hợi (1815) Vua Gia Long quyết định: Sai Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình… (Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỷ, q.50, tờ 6a).

Sang đời Vua Minh Mạng, việc đo đạc thủy trình chủ yếu giao cho thủy quân thực hiện.

Năm 1833, 1834, 1836 Vua Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công phái người ra Hoàng Sa để dựng Bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ:

“Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc.”

“Vua Minh Mạng đã chuẩn y lời tâu của Bộ Công sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm dấu mốc.”

Như vậy, suốt từ thời các Chúa Nguyễn đến thời nhà Nguyễn, Hải đội Hoàng Sa, Hải đội Bắc Hải, đã đi làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Những hoạt động này đã được các văn bản nhà nước ghi nhận, như: Châu bản của triều đình nhà Nguyễn, các văn bản của chính quyền địa phương như tờ lệnh, tờ tư, bằng cấp… hiện đang được lưu trữ tại các Cơ quan lưu trữ nhà nước.

Trong giai đoạn lịch sử này, có một chứng cứ hết sức quan trọng không thể không đề cập đến khi chứng minh Nhà nước phong kiến Việt Nam đã quản lý thật sự, hiệu quả đối với hai quần đảo này. Đó là việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước lúc bấy giờ.

Thời Chúa Nguyễn, Hoàng Sa thuộc Thừa Tuyên, Quảng Nam hay Quảng Nghĩa (Ngãi), lúc là phủ khi thì trấn:

“Bãi Cát Vàng trong phủ Quảng Nghĩa” (sách Toàn tập Thiên nam Tứ chí lộ đồ thư); “Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa thuộc dinh Quảng Nam, huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh” (sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn).

Sang thời Tây Sơn, phủ Quảng Nghĩa đổi thành phủ Hòa Nghĩa. Thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi…

Những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa - Hình 4

Bản đồ cho thấy tình trạng chiếm đóng của các bên ở quần đảo Trường Sa so với EEZ của Việt Nam, Philippines và Mallaysia cũng như so với các đảo mà Pháp tuyên bố chủ quyền được Tiến sĩ Phan Văn Song minh họa. Quy ước màu icon: Hồng (hường): Việt Nam, đỏ: Trung Quốc, xanh: Philippines, xanh nhạt: Malaysia, gạch: Đài Loan, vàng: (chưa bên nào chiếm đóng). Đảo với tên màu vàng là đảo được Pháp tuyên bố chủ quyền năm 1933. Khoảng biển xanh quanh đảo/cụm đảo là lãnh hải cùa các đảo nổi. Ảnh: Facebook Song Phan.

Trong Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc hôm 12/7/2016, Hội đồng Trọng tài xác định khu vực đầm phá Scarborough là “ngư trường truyền thống” của ngư dân Philippines lẫn Trung Quốc.

Hoàng Sa hay Trường Sa cũng vậy, là ngư trường truyền thống của ngư dân và tàu thuyền các nước khác nhau tới đây hoạt động kinh tế, đánh bắt ở khu vực này là điều bình thường. Nhưng điều đó không có ý nghĩa xác lập chủ quyền theo nguyên tắc “chiếm hữu thật sự”, “thụ đắc lãnh thổ” với tư cách nhà nước.

Còn việc xác lập chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo này với tư cách Nhà nước, thông qua các hoạt động của Nhà nước mà Hải đội Hoàng Sa, Hải đội Bắc Hải đã thực hiện là thực tế không thể phủ nhận.

Hiện Trung Quốc và các bên liên quan chưa đưa ra được bất cứ tài liệu nào chứng minh cho hoạt động “xác lập chủ quyền” thông qua việc chiếm hữu thực sự, thực thi chủ quyền với tư cách nhà nước, hòa bình, rõ ràng, liên tục qua các thờ kỳ lịch sử.

Thứ ba, hiện tại Nhà nước Việt Nam mới tuyên bố về nguyên tắc chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chưa công bố một cách chính thức phạm vi cụ thể của 2 quần đảo đến đâu, Nhà nước Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo đến đâu.

Chính điều này gây ra những thắc mắc, băn khoăn, thậm chí tranh cãi. Luận điểm của Giáo sư Ngô Vĩnh Long về vấn đề “chủ quyền” đối với các thực thể là bãi cạn lúc nổi lúc chìm ở khu vực Trường Sa được nêu ra có lẽ cũng là vì thiếu những thông tin liên quan đến phạm vi 2 quần đảo.

Tuy nhiên đối với khu vực có tranh chấp hết sức phức tạp như Trường Sa, chúng ta duy trì tuyên bố về nguyên tắc là có lý do của mình. Nhưng tôi tin rằng các cơ quan chức năng đã chuẩn bị kỹ hồ sơ pháp lý về chủ quyền đối với 2 quần đảo để đàm phán và giải quyết tranh chấp với các nước.

Việc lúc nào công bố hồ sơ pháp lý với chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cần có sự tính toán kỹ. Chúng ta cũng chưa biết liệu phía Trung Quốc hay các bên liên quan còn tài liệu gì chưa công bố.

Chưa ngồi vào bàn đàm phán đã công bố hết những gì mình có, thiết nghĩ không phải cách làm hay.

Cần thận trọng xem xét các bằng chứng lịch sử để tìm ra bằng chứng có giá trị pháp lý

Cá nhân tôi đánh giá rất cao và xin gửi lời cảm ơn Tiến sĩ Phan Văn Song đã chỉ ra vấn đề:

“Trao đổi lại với gs Ngô Vĩnh Long, tiến sĩ Trần Công Trục có dẫn Nghị định số 4702-CP ngày 21/12/1933 của Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer với diễn dịch rằng Krautheimer sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm hai đảo (Song Tử Đông, Song Tử Tây), Loại Ta, Thị Tứ` và các đảo phụ thuộc vào các đảo này vào tỉnh Bà Rịa.

Nếu chỉ dẫn riêng nghị định này không thôi thì có lẽ chưa đủ để nói rằng ngoài các đảo có kể tên được sáp nhập vào Bà Rịa (Vũng Tàu hiện nay) còn có thêm các đảo phụ thuộc vào các đảo này nữa. Bởi vì điều 1 của nghị định đó chỉ ghi như thế này:

“Article 1. – L’le dénommée Spartly et les lots Caye-d’ Amboine, Itu-Aba, Groupe de Deux-les, Loaito et Thi-Tu qui en dépendent, situés dans la mer de Chine sont rattachés à la province de Baria.”

Tạm dịch:

“Điều 1. Đảo có tên là Trường Sa và các đảo nhỏ An Bang (Caye-d’Amboine), Ba Bình (Itu-Aba), Nhóm đảo Song Tử (Groupe de Deux les, Loại Ta (Loaito) và Thị Tứ (Thi-Tu ) mà chúng phụ thuộc vào [đảo Trường Sa], nằm ở biển Đông được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa.”

Tiến sĩ Phan Văn Song không những dịch rất sát nội dung Điều 1 của Nghị định này, mà còn cất công tìm hiểu và tìm ra “Thông báo của Bộ Ngoại giao [Pháp] về việc chiếm đóng một số đảo của các đơn vị hải quân Pháp ngày 19 tháng 7 năm 1933″ trên Công báo nước Cộng Hoà Pháp ngày 26 tháng 7 năm 1933

(http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k6546978f/f46.item.zoom).

Trong 6 đảo và nhóm đảo mà Thông báo của Bộ Ngoại giao Pháp nêu ra, đều có cụm từ đi kèm “và các đảo phụ thuộc”. Điều này rất có ý nghĩa.

Cũng xin nói thêm rằng, Nghị định số 4702-CP ngày 21/12/1933 được xây dựng dựa trên các tuyên bố, công báo chính thức của Pháp mà một trong những ví dụ đã được Tiến sĩ Phan Văn Song, Tiến sĩ Dương Danh Huy tìm ra.

Tiến sĩ Phan Văn Song cũng đã củng cố thêm lập luận chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa thời Pháp thuộc qua một văn bản quan trọng:

“Luật số 49-733 sửa đổi tình trạng Nam Kì trong Liên hiệp Pháp” do Tổng thống Pháp Vincent Auriol ban hành ngày 04 tháng 6 năm 1949., bản đăng trên công báo Pháp ngày 5 tháng 6 năm 1949.

Tôi xin giới thiệu thêm một số tư liệu để khẳng định vai trò của Cộng hòa Pháp với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại tiếp tục thực thi chủ quyền với Trường Sa đã được Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng đăng tải:

“Năm 1925, theo Khâm Sứ Trung kỳ LeFol viết trong thư ngày 22 tháng 1 năm 1926 gởi cho Toàn quyền Đông Dương, người Pháp bắt đầu nghiên cứu sâu quá trình xác lập chủ quyền của “vương quốc Việt Nam” tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Bản ghi chú cho Vụ Châu Á Đại Dương ngày 15 tháng 5 năm1950, Cố vấn Pháp Luật Bộ Ngoại giao Pháp đã viết rất rõ: “Việc chiếm hữu quần đảo Spartley do Pháp tiến hành năm 1931-1932 là nhân danh Hoàng đế “An Nam”.

Trong trường hợp này cái danh nghĩa duy nhất mà Pháp đòi hỏi ở đây là việc thực thi chủ quyền có từ trước, là những danh nghĩa của “An Nam”, và với tư cách là nước bảo hộ, chịu trách nhiệm về các quan hệ đối ngoại của “An Nam”, Pháp có thể sử dụng các quyền đó để chặn các nước thứ ba, và có thể nhận được xét xử quốc tế việc thừa nhận các quyền nói trên.

Tuy nhiên như tôi đã nói ở trên, do nhiều nguyên nhân chúng ta chưa chính thức công bố đầy đủ hồ sơ pháp lý chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, trong đó có những tính toán chiến lược trên bàn đàm phán sau này.

Mặt khác đất nước chúng ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, nhiều thư tịch, văn bản tài liệu quan trọng có thể bị thất lạc. Cho nên những thông tin nêu trên vẫn còn thiếu các bằng chứng đi kèm như những bằng chứng Tiến sĩ Phan Văn Song, Tiến sĩ Dương Danh Huy đã tìm được.

Do đó cá nhân tôi càng đánh giá cao những nỗ lực của hai học giả người Việt ở nước ngoài này đã và đang làm cho Tổ quốc.

Tôi cũng hy vọng rằng đội ngũ nghiên cứu người Việt trong và ngoài nước sẽ tiếp tục tìm kiếm những bằng chứng có giá trị pháp lý khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để làm dày thêm hồ sơ pháp lý, tăng hiệu quả đấu tranh trên bàn đàm phán hay thông qua các cơ quan tài phán sau này.

Kinh nghiệm từ hoạt động đàm phán phân định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc

Quan tâm, trăn trở về vận mệnh và tiền đồ của quốc gia, dân tộc, trong đó có độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích hợp pháp khác của đất nước dường như đã là một phần trong máu của mỗi người Việt Nam bình thường, trong đó không thể không kể đến đội ngũ học giả, các nhà nghiên cứu.

Do đó trước mỗi vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ, quyền lợi quốc gia dân tộc dư luận quan tâm, giới chuyên môn cùng nghiên cứu, mổ xẻ các góc cạnh khác nhau để bảo vệ tốt nhất chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của đất nước là điều rất đáng mừng.

Cá nhân tôi chỉ xin lưu ý một điểm duy nhất và cũng quan trọng nhất, đó là tính “hợp pháp” của các yêu sách. Trên cơ sở đó xác định bản chất các vấn đề tranh chấp là gì, tìm ra hệ thống luật pháp và thực tiễn quốc tế được lấy làm căn cứ giải quyết, sau đó mới xét đến bằng chứng.

Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, mỗi một hồ sơ pháp lý bao giờ cũng có điểm mạnh, điểm yếu và cả những điểm mờ của nó. Vì có những điểm mờ không đủ căn cứ và bằng chứng pháp lý để bảo vệ, mới tạo ra những tranh chấp.

Do đó với đội ngũ các nhà nghiên cứu, nhiệm vụ đặt ra là làm sao củng cố tốt nhất hồ sơ pháp lý của chúng ta đối với chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời cũng phải tìm ra những điểm yếu mà đối phương có thể “tấn công” vào trên bàn đàm phán, từ đó có kế sách ứng phó.

Đối với người dân quan tâm tới vấn đề biên giới lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và các lợi ích hợp pháp của dân tộc nên có cái nhìn bình tĩnh, tìm hiểu thấu đáo căn cứ pháp lý thông qua các bài phân tích, mổ xẻ của các học giả để có cái nhìn toàn cảnh, đúng đắn và thấy được bản chất, mấu chốt vấn đề.

Khi đàm phán hoạch định biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc, sau nhiều cuộc đàm phán hai bên mới xác định lấy Công ước Hoạch định biên giới Pháp – Thanh 1887 và Công ước Bổ sung Công ước Hoạch định biên giới Pháp – Thanh năm 1895 làm căn cứ để đàm phán, phân định.

Do đó mọi tài liệu để chứng minh lập luận của mỗi bên, kể cả bàn đồ và thư tịch cũng phải nằm trong phạm vi điều chỉnh của 2 Công ước này, chỉ có như thế hai bên mới có thể tìm được tiếng nói chung.

Cho dù là một điều ước quốc tế có giá trị về biên giới lãnh thổ, nhưng do hạn chế của bối cảnh lịch sử, trình độ kỹ thuật và địa bàn phức tạp ngoài thực địa, có thể có những hạn chế nhất định, nhưng 2 Công ước này vẫn là văn bản pháp lý có giá trị và ý nghĩa cao nhất để hai bên lấy làm căn cứ đàm phán.

Bởi vậy mới xuất hiện một thực tế là nhiều địa danh vốn gắn liền với người Việt trong các thư tịch lịch sử, văn học, thơ ca và đi vào tiềm thức qua nhiều thế hệ, nhưng đến khi ra bàn đàm phán, căn cứ theo đúng nguyên tắc pháp lý hai bên đã thỏa thuận thì chúng ta không đủ căn cứ để bảo vệ, cho dù trước đó máu của đồng bào và chiến sĩ đã đổ xuống để giữ lấy.

Muốn có một biên giới hòa bình, ổn định, công bằng và hợp pháp, chúng ta phải có cái nhìn thực sự khoa học, khách quan và cầu thị, dùng các căn cứ pháp lý cao nhất mà hai bên xác định để soi chiếu.

Những khu vực tranh chấp nào chúng ta không đủ căn cứ pháp lý để bảo vệ, thì phải xử lý theo các nguyên tắc và thông lệ của công pháp quốc tế đã được thống nhất từ trước để giải quyết. Do đó không thể gọi việc hai bên nhân nhượng nhau theo các nguyên tắc pháp lý đã xác định là “để mất đất” cho phía bên kia.

Chúng ta đã có quá nhiều bài học kinh nghiệm, trăn trở, day dứt và thậm chí là những luồng dư luận khác nhau về Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Sông Bắc Luân, Núi Đất…

Trong tương lai khi đàm phán về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, chắc chắn chúng ta cũng sẽ gặp những tình huống tương tự.

Vì vậy càng phải chuẩn bị công phu, kỹ càng, thận trọng các hồ sơ pháp lý. Vai trò của đội ngũ nghiên cứu người Việt trong và ngoài nước cùng nhau làm dày thêm hồ sơ pháp lý của chúng ta là vô cùng quan trọng.

Bởi chiến tranh, bởi những biến cố trong lịch sử quốc gia dân tộc chúng ta đã dẫn đến việc thất lạc nhiều tài liệu và bằng chứng pháp lý quan trọng, đòi hỏi nỗ lực rất lớn mới có thể tìm kiếm, thu thập được chúng.

Đây chính là bài học quan trọng rút ra từ quá trình đàm phán, phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc mà cá nhân tôi nghĩ rằng vẫn còn mang đậm tính thời sự trong bối cảnh ngày nay.

Nắm chắc hệ thống nguyên tắc này, mỗi chúng ta sẽ không ngỡ ngàng trước những thông tin và tài liệu khác nhau trên internet về chủ quyền lãnh thổ, để có cái nhìn thấu đáo, thấy được bản chất vấn đề.

Thiết nghĩ đó chính là cách góp phần tốt nhất bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia trong bối cảnh khu vực có nhiều biến động như hiện nay, trong khi thông tin và dư luận đa chiều bủa vây, tràn ngập không gian ảo.

Theo Giáo Dục

Trung Quốc ra mắt trang web tuyên truyền sai trái về Biển Đông

Bắc Kinh hôm nay cho ra mắt trang web tuyên truyền những thông tin sai lệch về chủ quyền Biển Đông bằng tiếng Trung Quốc.

Trung Quốc ra mắt trang web tuyên truyền sai trái về Biển Đông - Hình 1

Đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc bồi lấp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS

Theo China News, trang mạng tuyên truyền về Biển Đông này do Trung tâm Thông tin thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) chỉ đạo thiết kế. Trang mạng sử dụng 6 tên miền.

Thạch Thanh Phong, phát ngôn viên SOA, cho biết trang mạng nói trên gồm các mục: Nhận thức Biển Đông, động thái mới ở Biển Đông, tư liệu lịch sử, bình luận quan điểm, quy định chính sách, giao lưu hợp tác, sự kiện lớn, tài liệu Biển Đông.

SOA lập ra trang web này nhằm tuyên truyền cái gọi là chủ quyền, chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông, cung cấp cái gọi là "chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý" nhằm khẳng định chủ quyền phi lý đối với Biển Đông.

Trung Quốc dự kiến ra mắt phiên bản bằng tiếng Anh của trang web vào cuối năm nay.

Trong một diễn biến liên quan, Bắc Kinh hôm qua ban hành bản diễn giải về cái gọi là "các vùng biển của Trung Quốc" ở Biển Đông, dọa phạt tù một năm với những hoạt động đánh bắt tại đây. Động thái trên được cho là nhằm giúp Bắc Kinh tăng cường khả năng kiểm soát ở Biển Đông.

Bắc Kinh bên cạnh đó còn đang tìm cách chống lại các phán quyết liên quan đến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc ở Biển Đông.

Tòa Trọng tài Thường trực do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở The Hague, Hà Lan, hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vẽ ra nhằm đòi chủ quyền đối với Biển Đông. Tòa nêu rõ việc Trung Quốc cải tạo phi pháp đảo nhân tạo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Hành động này cũng không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý như Trung Quốc đòi hỏi.

Việt Nam hoan nghênh việc Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" và bảo lưu quyền chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Quốc Trung

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89
12:30:59 14/05/2025
Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông PutinÔng Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin
23:52:37 13/05/2025
Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19
23:20:22 13/05/2025
Miss World 2025: đại diện Thái lên đồ bó sát 'nhức mắt', bị quốc tế trừ điểm?Miss World 2025: đại diện Thái lên đồ bó sát 'nhức mắt', bị quốc tế trừ điểm?
11:30:36 14/05/2025
Dàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung ĐôngDàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung Đông
12:20:32 14/05/2025
Thủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch SindoorThủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch Sindoor
13:14:15 14/05/2025
Quan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý doQuan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý do
18:02:42 13/05/2025
Tổng thống Ukraine bất ngờ loại một Trung tướng quân đội khỏi Bộ Chỉ huy Tối caoTổng thống Ukraine bất ngờ loại một Trung tướng quân đội khỏi Bộ Chỉ huy Tối cao
13:39:04 13/05/2025

Tin đang nóng

Gia tộc Kim Sơn mà CEO nương tựa ở rể: 3 thế hệ tài giỏi, cực kín tiếngGia tộc Kim Sơn mà CEO nương tựa ở rể: 3 thế hệ tài giỏi, cực kín tiếng
21:39:36 14/05/2025
Kết quả gây sốc của Hoa hậu Ý Nhi tại Miss WorldKết quả gây sốc của Hoa hậu Ý Nhi tại Miss World
18:20:04 14/05/2025
"Tóm dính" Bích Phương tách biệt, lạc lõng giữa dàn Em Xinh Say Hi"Tóm dính" Bích Phương tách biệt, lạc lõng giữa dàn Em Xinh Say Hi
19:47:11 14/05/2025
Cố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vongCố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vong
20:29:46 14/05/2025
Lý do khiến gia đình Beckham mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, người đàn ông lịch lãm nhất làng bóng cũng phải suy sụpLý do khiến gia đình Beckham mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, người đàn ông lịch lãm nhất làng bóng cũng phải suy sụp
20:14:04 14/05/2025
HOT: Hồ Quỳnh Hương cưới ngày mai, thông tin chú rể được hé lộHOT: Hồ Quỳnh Hương cưới ngày mai, thông tin chú rể được hé lộ
22:15:59 14/05/2025
Bắt tạm giam Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền TrungBắt tạm giam Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền Trung
19:55:38 14/05/2025
Đàm Vĩnh Hưng: 17 năm không công khai vợ, ly dị mới hay, xem nhau người thânĐàm Vĩnh Hưng: 17 năm không công khai vợ, ly dị mới hay, xem nhau người thân
22:06:22 14/05/2025

Tin mới nhất

Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

22:54:09 14/05/2025
New Delhi đã phản bác tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về lệnh ngừng bắn do Washington làm trung gian hòa giải giữa Ấn Độ và Pakistan đạt được là do ông đưa ra sức ép thương mại.
Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga

Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga

22:16:15 14/05/2025
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đánh giá cao hiệu quả của hệ thống phòng không tầm xa S-400 do Nga cung cấp trong cuộc đụng độ gần đây với Pakistan.
Việc Trung Quốc đang ráo riết gom vàng báo hiệu điều gì?

Việc Trung Quốc đang ráo riết gom vàng báo hiệu điều gì?

22:09:49 14/05/2025
Trung Quốc tiếp tục mua vàng 6 tháng liên tiếp. Điều này liệu có thể hiện quyết tâm củng cố dự trữ kim loại quý giữa lúc giá vàng tăng vọt và chiến tranh thương mại leo thang?
Ông Trump được tặng "cung điện bay": Thách thức an ninh với tình báo Mỹ

Ông Trump được tặng "cung điện bay": Thách thức an ninh với tình báo Mỹ

22:06:42 14/05/2025
Giới tình báo và ngoại giao Mỹ lo ngại việc Tổng thống Donald Trump có thể nhận món quà máy bay xa xỉ từ Qatar kéo theo rủi ro không chỉ về mặt pháp lý và đạo đức, mà còn an ninh.
"Sát thủ" cảm tử của Ukraine bị Nga bắt bài trên diện rộng

"Sát thủ" cảm tử của Ukraine bị Nga bắt bài trên diện rộng

21:50:04 14/05/2025
UAV tự sát của Ukraine đang ngày càng gặp khó trên tiền tuyến khi Nga đang triển khai quy mô lớn một loại vũ khí mới.
Tổng thống Pháp: Ukraine biết không thể giành lại toàn bộ lãnh thổ

Tổng thống Pháp: Ukraine biết không thể giành lại toàn bộ lãnh thổ

21:47:13 14/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng Ukraine không có khả năng giành lại toàn bộ lãnh thổ đã bị Nga kiểm soát kể từ năm 2014.
Mỹ mất dần vị thế công nghệ: Nguy cơ 'chảy máu chất xám' và tụt hậu trước Trung Quốc

Mỹ mất dần vị thế công nghệ: Nguy cơ 'chảy máu chất xám' và tụt hậu trước Trung Quốc

21:43:06 14/05/2025
Ngày nay, chính quyền Trump dường như đang coi khám phá khoa học và đổi mới công nghệ trở thành thiệt hại phụ trong bối cảnh cuộc chiến văn hóa chống lại các trường đại học.
EU bất ngờ chuẩn bị áp thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Ukraine

EU bất ngờ chuẩn bị áp thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Ukraine

21:32:48 14/05/2025
Đặc biệt, vấn đề này đã tác động không nhỏ tới chính trường Ba Lan, với việc chính phủ liên tiếp áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đơn phương đối với ngũ cốc của Ukraine vấn đề đã vi phạm các quy tắc của EU.
Tầm quan trọng của các căn cứ Mỹ ở châu Âu

Tầm quan trọng của các căn cứ Mỹ ở châu Âu

21:30:40 14/05/2025
Một trong những thách thức an ninh cấp bách hiện nay là khu vực Suwaki Gap, hành lang hẹp nối liền Ba Lan và Litva, nằm giữa Belarus (với sự gia tăng hiện diện quân sự của Nga) và vùng Kaliningrad của Nga.
Những tiết lộ ban đầu về gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Liên bang Nga

Những tiết lộ ban đầu về gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Liên bang Nga

21:29:00 14/05/2025
Các biện pháp này nhằm vào các cá nhân, công ty và tổ chức nhà nước có liên quan đến việc hỗ trợ cỗ máy chiến tranh của Liên bang Nga tại Ukraine.
Tổng thống Putin có thể không tham gia đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Putin có thể không tham gia đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

21:21:17 14/05/2025
Ngay cả các bộ trưởng hay Thủ tướng Mikhail Mishustin, có lẽ cũng không có quyền ra quyết định. Chỉ có ông Putin mới có thể quyết định tiếp tục hay chấm dứt xung đột .
Mỹ cảnh báo áp trừng phạt khắc nghiệt nhất với Nga

Mỹ cảnh báo áp trừng phạt khắc nghiệt nhất với Nga

20:11:44 14/05/2025
Mỹ có thể áp đặt lệnh trừng phạt chưa từng có đối với Nga nếu không đạt được tiến triển nào trong việc giải quyết xung đột Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện

Tin nổi bật

23:46:25 14/05/2025
Theo thông tin đăng tải cùng hình ảnh, cô gái này sau khi nhận kết quả mắc ung thư máu giai đoạn 3 đã suy sụp, ngồi khóc nức nở, tay run bần bật.
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"

Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"

Sao việt

23:33:53 14/05/2025
Sau thời gian im lặng giữa loạt ồn ào tình cảm, mới đây Lim Feng bất ngờ trở lại mạng xã hội với một tâm thư dài 6 trang, chia sẻ chi tiết về mối quan hệ đã qua với bạn trai cũ.
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'

Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'

Tv show

23:24:35 14/05/2025
Tham gia chương trình Em xinh say hi , Bích Phương từng lo lắng vì lớn tuổi nhất trong dàn nghệ sĩ. Khi đàn chị Tiên Tiên bị nhận xét trái chiều về ngoại hình, Phương Mỹ Chi lập tức phản bác.
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục

'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục

Phim châu á

23:19:38 14/05/2025
Bộ phim truyền hình cuối tuần của đài SBS The Haunted Palace với sự góp mặt của Yook Sung Jae đã giành vị trí số 1 trên BXH nội dung với tỷ suất người xem kỷ lục.
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?

'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?

Hậu trường phim

23:17:33 14/05/2025
Bộ phim cổ trang Khom lưng vừa lên sóng đã phải nhận về một số tranh cãi. Nam chính Lưu Vũ Ninh bị chê bai nhan sắc.
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí

Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí

Góc tâm tình

23:12:12 14/05/2025
Bạn trai nổi giận khi biết tôi bấm cả 2 nút trên bồn cầu nhà anh, xả hết 6 lít nước; tôi đã 34 tuổi rồi, có nên chấp nhận lấy một người keo kiệt như vậy?
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'

'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'

Phim âu mỹ

22:54:22 14/05/2025
Sau 10 năm chờ đợi, tác phẩm cũng bước lên màn ảnh rộng với tựa phim điện ảnh cùng tên Until Dawn (tựa Việt: Until Dawn - Bí mật kinh hoàng) do đạo diễn tài năng David F. Sandberg thực hiện.
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu

V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu

Sao châu á

22:42:36 14/05/2025
Được biết đến với vẻ ngoài điển trai cổ điển, V thường được ví như một bông hoa nhờ những đường nét thanh tú và khí chất nhẹ nhàng, thanh thoát.
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris

Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris

Sao âu mỹ

22:22:52 14/05/2025
Ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian bị trói và chĩa súng vào người khi 5 gã đàn ông đeo mặt nạ cướp số trang sức trị giá khoảng 9 triệu USD vào tháng 10.2016.
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?

Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?

Nhạc quốc tế

22:02:59 14/05/2025
MXH bỗng chốc nở rộ thành vườn cúc khuyết một cánh. Hình ảnh quen thuộc này xuất hiện dày đặc từ các bài chia sẻ của cộng đồng mạng cho đến nhiều fanpage lớn khiến không ít người dùng phải tò mò
Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động

Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động

Sức khỏe

21:53:13 14/05/2025
Trong lúc làm sạch hồ thủy sản, người đàn ông hít phải khí độc gây suy hô hấp nặng. Từ chỗ là lao động chính, tai nạn khiến bệnh nhân và gia đình lâm vào khánh kiệt, khi viện phí điều trị rất lớn.