Những bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ
Dưới 6 tháng tuổi, bệnh răng miệng chủ yếu ở trẻ là nanh, tưa miệng. Ngoài 6 tháng tới 3 tuổi, trẻ có thể vị viêm loét miệng , viêm lợi cấp hay viêm lưỡi bản đồ mãn tính.
Răng đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhai, học nói, tạo nên sự phát triển của cấu trúc mặt và duy trì khoảng cách cần thiết trên cung răng cho răng vĩnh viễn mọc sau này không bị thiếu chỗ. Dưới đây là kiến thức cha mẹ cần biết về những bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ do bác sĩ Nguyễn Nguyệt Nhã, khoa Tai mũi họng – Mắt – Răng hàm mặt, Bệnh viện Nhi trung ương chia sẻ:
Giai đoạn từ lúc mới sinh tới 6 tháng tuổi
1. Nanh
Đây là trường hợp thường gặp ở 75% trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính.
Biểu hiện lâm sàng:
- Là những nang nhỏ kích thước 1-3 mm, màu trắng, nằm rời rạc hay thành đám trên niêm mạc khẩu cái hay niêm mạc xương hàm. Trẻ mọc nanh có thể không gây ảnh hưởng gì hoặc cũng có thể gây biếng ăn và bỏ bú.
Xử trí:
- Nếu không ảnh hưởng gì tới ăn uống tự nanh sẽ rụng.
- Nếu ảnh hưởng tới ăn uống như biếng ăn, bỏ bú thì phải đến các bác sĩ răng hàm mặt để chích nanh.
2. Tưa miệng
Triệu chứng:
- Có những mảng trắng như sữa bám vào niêm mạc miệng.
- Mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miệng và hàm họng.
- Khi đánh đi lớp nấm dày để lại lớp niêm mạc phía dưới chảy máu.
Xử trí: Dùng thuốc kháng nấm Nystattin, mật ong hay glyxerin borat đánh sạch nấm ngày 3-4 lần.
Ảnh minh họa: Easybabylife.com.
Giai đoạn từ 6 tháng tới 3 tuổi
1. Thời kỳ mọc răng sữa ở trẻ.
Trong giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung canxi vì đây là thời kỳ bắt đầu có sự biến động trên xương hàm do mọc răng.
Sơ lược thời gian mọc răng sữa của trẻ: Thời kỳ này trẻ mọc đủ 20 răng sữa.
Hàm trên:
- 2 răng cửa giữa: 7 tháng.
- 2 răng cửa bên: 9 tháng.
- 2 răng nanh: 18 tháng.
- 2 răng cối nhỏ: 14 tháng.
- 2 răng cối lớn: 24 tháng.
Hàm dưới:
- 2 răng cửa giữa: 6 tháng.
- 2 răng cửa bên: 7 tháng.
- 2 răng nanh: 16 tháng.
- 2 răng cối nhỏ: 12 tháng.
- 2 răng cối lớn: 20 tháng.
2. Viêm loét miệng
Biểu hiện lâm sàng:
- Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ sốt do bệnh toàn thân như: sởi, thuỷ đậu, sau sốt mọc răng sữa, trẻ vệ sinh răng miệng kém.
- Các nốt loét to nhỏ, có giả mạc trắng hay vàng, động vào dễ chảy máu.
- Trẻ bỏ ăn vì đau miệng.
Xử trí:
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày sau khi ăn.
- Cho kháng sinh toàn thân kết hợp.
- Cho thuốc giảm đau.
- Bôi thuốc chữa viêm loét.
3. Viêm lợi cấp
Thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 3-4 tuổi, xuất hiện sau sốt mọc răng.
Biểu hiện lâm sàng:
- Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn do lợi đau và viêm tấy, chảy máu lợi, hơi thở hôi.
- Tại chỗ: Các viền và núm lợi gây viêm tấy đỏ, không bám mềm mại vào cổ răng, động vào dễ chảy máu.
Video đang HOT
Xử trí:
- Không dùng bột lá cây, dễ gây nhiễm trùng huyết (vì lợi đang viêm cấp).
- Đưa tới bác sĩ răng hàm mặt để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc.
4. Viêm lưỡi bản đồ mãn tính
Nguyên nhân: Bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể do thiếu vitamin B, do dị ứng, di truyền, do có sự xáo trộn của chu kỳ thay thế tế bào lưỡi.
Biểu hiện lâm sàng: Trên mặt lưỡi có vùng trơn láng màu đỏ, viền trắng (trên đó là vùng gai lưỡi mất gai). Các mảng loang này thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Có thời gian tự mất sau lại xuất hiện.
Xử trí: Chủ yếu vệ sinh răng miệng tốt. Trường hợp viêm loét lưỡi có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng.
5. Sâu răng , viêm tủy răng và abse răng
Nguyên nhân: Do sâu răng không được chữa trị kịp thời dẫn đến biến chứng gây viêm tủy răng.
Biểu hiện lâm sàng:
- Sâu men: Men bị axit phá hủy. Răng ê buốt nhẹ thoáng qua. Xử trí: Đánh răng thuốc có fluor.
- Sâu ngà: Axit phá hủy xuống ngà răng. Trẻ bị ê buốt nhiều khi uống nước nóng lạnh hay khi ăn nhai. Xử trí: Phải đi hàn răng.
- Viêm tủy: Sâu răng nặng đã lan tới tủy răng. Đau nhức từng cơn tự nhiên kể cả khi không nhai, đau nhiều từng cơn về đêm. Xử trí: Chữa tủy răng.
- Viêm cuống răng – abse lợi vùng răng tương ứng. Đau nhức tự nhiên, liên tục có sưng tấy mủ vùng lợi răng hay sưng tấy mặt bên răng đau.
Xử trí:
- Răng sữa: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi sưng tấy lần đầu có thể điều trị kháng sinh và bảo tồn răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi sưng tấy nhiều lần thì phải nhổ răng.
- Răng vĩnh viễn: Cố gắng chữa răng bảo tồn.
Giai đoạn 6-12 tuổi
1. Viêm lợi
Biểu hiện lâm sàng:
- Hơi thở hôi.
- Lợi chảy máu khi đánh răng.
- Lợi mềm, sưng đỏ, căng bóng.
- Có mảng bám vào răng xốp, mảng bám vào cổ răng.
- Ấn tay: Có mủ chảy ra quanh răng, răng lung lay, lợi phập phồng không bám sát cổ răng.
Xử trí:
- Vệ sinh răng miệng sáng tối.
- Lấy sạch cao răng.
- Dùng thuốc điều trị viêm lợi.
- Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt).
2. Thiểu sản men răng
Biểu hiện lâm sàng: Răng mất men, gồ ghề, màu vàng xám, dễ mủn nát và gãy răng.
Xử trí:
- Hàn răng nếu thiểu sản men trên thân răng để lại hố sâu.
- Cho bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).
3. Răng mọc lệch lạc
Nguyên nhân:
- Do cung hàm quá hẹp.
- Răng vĩnh viễn mọc thiếu chỗ.
- Do nhổ răng sữa sớm dẫn đến xô lệch răng.
Xử trí:
- Nhổ răng sữa.
- Chỉnh nha thẩm mỹ (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).
Cách chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng cho trẻ:
- Đánh răng thường xuyên: 2 lần/ngày từ lúc trẻ 3 tuổi.
- Dùng kem đánh răng có flour.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần.
- Ăn uống đủ chất: Đặc biệt là bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt) đảm bảo sự hình thành và phát triển của răng.
(Theo Website của Bệnh viện Nhi Trung ương)
VnExpress
Các bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ
Dưới 6 tháng tuổi, bệnh răng miệng chủ yếu ở trẻ là nanh, tưa miệng. Ngoài 6 tháng tới 3 tuổi, trẻ có thể vị viêm loét miệng, viêm lợi cấp hay viêm lưỡi bản đồ mãn tính.
Răng đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhai, học nói, tạo nên sự phát triển của cấu trúc mặt và duy trì khoảng cách cần thiết trên cung răng cho răng vĩnh viễn mọc sau này không bị thiếu chỗ. Dưới đây là kiến thức cha mẹ cần biết về những bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ do bác sĩ Nguyễn Nguyệt Nhã, khoa Tai mũi họng - Mắt - Răng hàm mặt, Bệnh viện Nhi trung ương chia sẻ:
Giai đoạn từ lúc mới sinh tới 6 tháng tuổi
1. Nanh
Đây là trường hợp thường gặp ở 75% trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính.
Biểu hiện lâm sàng:
- Là những nang nhỏ kích thước 1-3 mm, màu trắng, nằm rời rạc hay thành đám trên niêm mạc khẩu cái hay niêm mạc xương hàm. Trẻ mọc nanh có thể không gây ảnh hưởng gì hoặc cũng có thể gây biếng ăn và bỏ bú.
Xử trí:
- Nếu không ảnh hưởng gì tới ăn uống tự nanh sẽ rụng.
- Nếu ảnh hưởng tới ăn uống như biếng ăn, bỏ bú thì phải đến các bác sĩ răng hàm mặt để chích nanh.
2. Tưa miệng
Triệu chứng:
- Có những mảng trắng như sữa bám vào niêm mạc miệng.
- Mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miệng và hàm họng.
- Khi đánh đi lớp nấm dày để lại lớp niêm mạc phía dưới chảy máu.
Xử trí: Dùng thuốc kháng nấm Nystattin, mật ong hay glyxerin borat đánh sạch nấm ngày 3-4 lần.
Ảnh minh họa: Easybabylife.com.
Giai đoạn từ 6 tháng tới 3 tuổi
1. Thời kỳ mọc răng sữa ở trẻ.
Trong giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung canxi vì đây là thời kỳ bắt đầu có sự biến động trên xương hàm do mọc răng.
Sơ lược thời gian mọc răng sữa của trẻ: Thời kỳ này trẻ mọc đủ 20 răng sữa.
Hàm trên:
- 2 răng cửa giữa: 7 tháng.
- 2 răng cửa bên: 9 tháng.
- 2 răng nanh: 18 tháng.
- 2 răng cối nhỏ: 14 tháng.
- 2 răng cối lớn: 24 tháng.
Hàm dưới:
- 2 răng cửa giữa: 6 tháng.
- 2 răng cửa bên: 7 tháng.
- 2 răng nanh: 16 tháng.
- 2 răng cối nhỏ: 12 tháng.
- 2 răng cối lớn: 20 tháng.
2. Viêm loét miệng
Biểu hiện lâm sàng:
- Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ sốt do bệnh toàn thân như: sởi, thuỷ đậu, sau sốt mọc răng sữa, trẻ vệ sinh răng miệng kém.
- Các nốt loét to nhỏ, có giả mạc trắng hay vàng, động vào dễ chảy máu.
- Trẻ bỏ ăn vì đau miệng.
Xử trí:
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày sau khi ăn.
- Cho kháng sinh toàn thân kết hợp.
- Cho thuốc giảm đau.
- Bôi thuốc chữa viêm loét.
3. Viêm lợi cấp
Thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 3-4 tuổi, xuất hiện sau sốt mọc răng.
Biểu hiện lâm sàng:
- Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn do lợi đau và viêm tấy, chảy máu lợi, hơi thở hôi.
- Tại chỗ: Các viền và núm lợi gây viêm tấy đỏ, không bám mềm mại vào cổ răng, động vào dễ chảy máu.
Xử trí:
- Không dùng bột lá cây, dễ gây nhiễm trùng huyết (vì lợi đang viêm cấp).
- Đưa tới bác sĩ răng hàm mặt để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc.
4. Viêm lưỡi bản đồ mãn tính
Nguyên nhân: Bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể do thiếu vitamin B, do dị ứng, di truyền, do có sự xáo trộn của chu kỳ thay thế tế bào lưỡi.
Biểu hiện lâm sàng: Trên mặt lưỡi có vùng trơn láng màu đỏ, viền trắng (trên đó là vùng gai lưỡi mất gai). Các mảng loang này thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Có thời gian tự mất sau lại xuất hiện.
Xử trí: Chủ yếu vệ sinh răng miệng tốt. Trường hợp viêm loét lưỡi có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng.
5. Sâu răng, viêm tủy răng và abse răng
Nguyên nhân: Do sâu răng không được chữa trị kịp thời dẫn đến biến chứng gây viêm tủy răng.
Biểu hiện lâm sàng:
- Sâu men: Men bị axit phá hủy. Răng ê buốt nhẹ thoáng qua. Xử trí: Đánh răng thuốc có fluor.
- Sâu ngà: Axit phá hủy xuống ngà răng. Trẻ bị ê buốt nhiều khi uống nước nóng lạnh hay khi ăn nhai. Xử trí: Phải đi hàn răng.
- Viêm tủy: Sâu răng nặng đã lan tới tủy răng. Đau nhức từng cơn tự nhiên kể cả khi không nhai, đau nhiều từng cơn về đêm. Xử trí: Chữa tủy răng.
- Viêm cuống răng - abse lợi vùng răng tương ứng. Đau nhức tự nhiên, liên tục có sưng tấy mủ vùng lợi răng hay sưng tấy mặt bên răng đau.
Xử trí:
- Răng sữa: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi sưng tấy lần đầu có thể điều trị kháng sinh và bảo tồn răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi sưng tấy nhiều lần thì phải nhổ răng.
- Răng vĩnh viễn: Cố gắng chữa răng bảo tồn.
Giai đoạn 6-12 tuổi
1. Viêm lợi
Biểu hiện lâm sàng:
- Hơi thở hôi.
- Lợi chảy máu khi đánh răng.
- Lợi mềm, sưng đỏ, căng bóng.
- Có mảng bám vào răng xốp, mảng bám vào cổ răng.
- Ấn tay: Có mủ chảy ra quanh răng, răng lung lay, lợi phập phồng không bám sát cổ răng.
Xử trí:
- Vệ sinh răng miệng sáng tối.
- Lấy sạch cao răng.
- Dùng thuốc điều trị viêm lợi.
- Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt).
2. Thiểu sản men răng
Biểu hiện lâm sàng: Răng mất men, gồ ghề, màu vàng xám, dễ mủn nát và gãy răng.
Xử trí:
- Hàn răng nếu thiểu sản men trên thân răng để lại hố sâu.
- Cho bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).
3. Răng mọc lệch lạc
Nguyên nhân:
- Do cung hàm quá hẹp.
- Răng vĩnh viễn mọc thiếu chỗ.
- Do nhổ răng sữa sớm dẫn đến xô lệch răng.
Xử trí:
- Nhổ răng sữa.
- Chỉnh nha thẩm mỹ (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).
Cách chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng cho trẻ:
- Đánh răng thường xuyên: 2 lần/ngày từ lúc trẻ 3 tuổi.
- Dùng kem đánh răng có flour.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần.
- Ăn uống đủ chất: Đặc biệt là bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt) đảm bảo sự hình thành và phát triển của răng.
(Theo Website của Bệnh viện Nhi Trung ương)
Theo VNE
Những triệu chứng cần đặc biệt chú ý khi ngủ dậy Nhiều triệu chứng xuất hiện vào buổi sáng sớm, ngay khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh mà bạn có nguy cơ gặp phải. Thế nhưng, không nhiều người để ý tới những bệnh này, bởi vậy mà cơ hội phát hiện và điều trị bệnh sớm thường bị bỏ qua. Bạn hãy lưu ý xem mình có gặp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Không hút thuốc, không uống rượu vẫn bị ung thư tụy giai đoạn cuối vì lý do này

Nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ung thư từ món chân gà khoái khẩu

7 tác dụng phụ của melatonin trị mất ngủ, dùng thế nào cho an toàn?

Người phụ nữ bị chó nhà tấn công, nhiều vết thương khắp cơ thể

'Nạp' nhiều đồ ngọt có gây suy thận?

Dịch chưa kết thúc, cảnh giác không thừa

Bà bầu bị tiền sản giật nên và không nên ăn gì?

Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể gây tử vong

Xu hướng biến thể SARS-CoV-2 toàn cầu đã có sự thay đổi

Biến thể mới COVID-19 XEC có tốc độ lây lan nhanh, những ai cần đặc biệt lưu ý?

Loại củ giá rẻ bán đầy chợ không ngờ là 'siêu thực phẩm' giúp ngăn ngừa ung thư

Ăn trứng mỗi ngày: Lợi ích sức khỏe và những điều cần lưu ý
Có thể bạn quan tâm

Sốc: Ngân Collagen và Ngân 98 "cùng 1 mẹ", xài chung công thức Đoàn Di Băng?
Netizen
23:09:57 28/05/2025
NSND Bạch Tuyết: Không còn tiếng đàn của NSND Thanh Hải, tôi biết hát với ai?
Sao việt
23:08:11 28/05/2025
Soobin: Từ nghệ sĩ underground đến 'anh tài toàn năng'
Nhạc việt
23:05:07 28/05/2025
Tuyên án tử hình nghịch tử người nước ngoài sát hại cha
Pháp luật
23:01:48 28/05/2025
Nữ chính U.40 chủ động chinh phục nam kế toán chưa có mối tình 'vắt vai'
Tv show
22:59:09 28/05/2025
Lý do Ana de Armas chưa muốn tiến xa hơn với Tom Cruise
Sao âu mỹ
22:56:35 28/05/2025
Tần Thủy Hoàng lộ dung mạo hiếm thấy trong lịch sử, AI đã làm gì với chiếc sọ?
Thế giới
22:52:01 28/05/2025
Căng: 1 Hoa hậu ly thân vì chồng diễn viên phá sản, nợ nần nghìn tỷ không trả nổi?
Sao châu á
21:59:13 28/05/2025
YG công bố kế hoạch đầy tham vọng nửa cuối năm 2025
Nhạc quốc tế
21:32:28 28/05/2025