Những bí ẩn về Covid-19 chưa được giải mã

Theo dõi VGT trên

Hơn 2 tháng kể từ khi phát hiện ca đầu tiên nhiễm Covid-19 nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều ẩn số về loại virus này chưa được giải đáp.

Tính đến ngày 17/2, thế giới đã ghi nhận gần 1.800 ca tử vong và hơn 71.400 ca mắc viêm phổi cấp do virus corona mới (COVID-19). Dịch cũng đã lan tới 29 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó Việt Nam đã ghi nhận 16 ca dương tính.

Đến nay, COVID-19 là loại virus có sức lây lan mạnh, diễn biến rất nhanh. Tuy nhiên kể từ khi ghi nhận ca đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng 12/2019 đến nay, vẫn còn rất nhiều thông tin về loại virus này chưa được giải mã.

Những bí ẩn về Covid-19 chưa được giải mã - Hình 1

COVID-19 có tốc độ lây lan mạnh nhưng đến nay còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã

- Nguồn gốc: Họ coronavirus gồm 6 nhóm lớn đã từng được ghi nhận, thường gây bệnh trên động vật là chính sau đó lây sang người, trong đó có dịch SARS năm 2003, MERS năm 2016. Đến 2019, chủng mới virus corona xuất hiện (COVID-19, nCoV) là nhóm thứ 7, trước đây chưa từng xác định ở người.

Các kết quả giải trình tự gene cho thấy, COVID-19 giống dơi đến 90%, tuy nhiên khi dịch xảy ra tại Vũ Hán không có dơi vì đang mùa đông nên các nhà khoa học chưa biết chính xác virus lây từ loài động vật nào.

Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học ở Quảng Đông, Trung Quốc tiết lộ, tê tê có thể là vật chủ gây ra đại dịch virus corona mới bắt nguồn từ thói quen ăn thịt, dùng vẩy tê tê chữa bệnh. Song nghiên cứu này chưa được công bố chính thức.

- Đặc điểm virus: Đến nay các nhà khoa học chưa xác định được virus corona mới bị tiêu diệt ở nhiệt độ, điều kiện nào, tất cả mới dựa trên kinh nghiệm đối với coronavirus khác, phổ biến nhất là virus gây bệnh SARS do 2 loại virus này có nhiều đặc điểm tương đồng nhau.

Tuần trước, phát hiện của các nhà khoa học Đức, đăng tải trên tạp chí Journal of Hospital Infection chỉ ra rằng họ coronavirus có thể tồn tại 9 ngày trên bề mặt vật dụng trong điều kiện nhiệt độ phòng cũng chỉ dựa trên các dữ kiện của virus gây bệnh SARS và MERS, còn đến nay, chưa biết chính xác COVID-19 tồn tại được bao lâu ngoài không khí, trên bề mặt các đồ vật.

Các khuyến cáo như tăng nhiệt độ, mở cửa thông thoáng… đang được khuyến cáo cũng là biện pháp từng được áp dụng trong dịch SARS.

- Thời gian ủ bệnh: Theo WHO, thời gian ủ bệnh trung bình của COVID-19 là từ 1-12,5 ngày, trong đó phần lớn trường hợp có thời gian ủ bệnh từ 5-6 ngày.

Tuy nhiên, mới đây một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc công bố, có trường hợp nhiễm COVID-19 có thời gian ủ bệnh lên tới 24 ngày.

Video đang HOT

Đây là một thông tin mới, dù là ca đơn lẻ nhưng đang tiếp tục được nghiên cứu thêm. Hiện WHO vẫn đang khuyến cáo, thời gian cách ly y tế với COVID-19 là 14 ngày. WHO giải thích, khuyến cáo này dựa trên thông tin từ các bệnh coronavirus khác như SARS và MERS.

Dù vậy, WHO cho biết, những thông tin, khuyến cáo về thời gian ủ bệnh của COVID-19 sẽ được tinh chỉnh khi cơ quan này có thêm các dữ liệu.

Đáng lưu ý, khác với đại dịch SARS, những người nhiễm COVID-19 có thể lây truyền bệnh cho người khác ngay từ khi chưa có triệu chứng và nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhưng không hề có biểu hiện sổ mũi, đau họng, hắt hơi. Đây là một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc mới trên toàn thế giới tăng nhanh.

Các nhà khoa học cũng chưa trả lời được thời điểm nào, một người nhiễm COVID-19 có thể lây cho người khác.

- Tỉ lệ tử vong: Hiện tất cả những đánh giá, nghiên cứu đều dựa trên các số liệu do Trung Quốc cung cấp do đây là điểm nóng của dịch. Với những dữ kiện hiện có, tỉ lệ tử vong khi mắc COVID-19 xấp xỉ 2,5%. Tuy nhiên tỉ lệ tử vong chỉ chính xác khi biết được số người lây nhiễm thực sự đến cuối dịch.

PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cho biết, do là virus mới chưa từng xuất hiện trước đó nên COVID-19 còn nhiều điều chưa rõ ràng.

Tuy nhiên hiện nay, một số nước, trong đó có Việt Nam đã nuôi cấy và phân lập thành công COVID-19, là tiền đề quan trọng để nghiên cứu toàn bộ đặc điểm loại virus này, tiến tới sản xuất vắc xin, thuốc điều trị.

WHO cũng khẳng định, những hiểu biết về loại virus này đang thay đổi nhanh chóng. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích thông tin ở những ca bệnh hiện nay cũng như các ca bệnh mới để hiểu thêm về loại virus này”, WHO nhấn mạnh.

Thúy Hạnh

Theo vietnamnet

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn?

Tổ chức Y tế Thế giới vừa công bố sẽ mất khoảng 18 tháng và hơn 1 tỷ USD để tạo ra vaccine phòng ngừa chủng virus corona mới. Nhưng điều này liệu có khả thi?

Khi dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra bắt đầu bùng nổ và lây lan trên khắp thế giới, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu về y tế cũng như các dược sĩ đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc tìm ra vaccine phòng chống đại dịch này. Thế nhưng, đây là quá trình cần nhiều thời gian và tiền bạc chứ không phải chuyện một sáng một chiều là hoàn thành.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 1

Ảnh chỉ có tính chất minh họa.

Tại sao điều chế vaccine lại mất nhiều thời gian? Cũng như nhiều đại dịch trước đây, virus corona hay theo tên gọi chính thức của WHO là Covid-19, cần phải được phân tách, khảo sát "tập tính" sống của chúng rồi mới bắt đầu nghiên cứu, tạo nhiều phiên bản vaccine "nháp", thử nghiệm trong phòng lab rồi mới được đưa ra ngoài để phục vụ cộng đồng.

Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ

Mặc dù vaccine được sinh ra là nhằm hạn chế việc thêm người lây nhiễm mới, nhưng nhìn vào lịch sử có thể thấy được vaccine không đóng vai trò này quá lớn trong các đại dịch có tính lây lan nhanh. Tiến sĩ Gregory Poland, trưởng nhóm nghiên cứu vaccine của Mayo Clinic, cho biết có thể mất đến hàng tháng hay hàng năm và hàng tỷ USD để có được liều vaccine đầu tiên.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 2

Nhân viên y tế đang đo thân nhiệt tại một trạm kiểm soát ở An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Thomas Peter/Reuters.

Vào 8 năm trước, dịch suy hô hấp SARS tương tự như nCoV đã bùng nổ và làm chết hơn 800 người ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đã miệt mài trong suốt 1 năm để tìm ra vaccine phòng ngừa căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên khi vaccine SARS được thử nghiệm trên người thì đại dịch đã được kiểm soát và từ đó cho đến nay không còn ca mắc nào được ghi nhận.

Tương tự như vậy, dịch MERS vào năm 2012 làm hơn 400 người bỏ mạng cũng không xuất hiện kịp thời vaccine để ngăn ngừa. Mãi đến khi trận dịch dần kết thúc thì vaccine mới bắt đầu bước thử nghiệm. Sau đó không lâu, dịch Ebola nhen nhóm từ lâu khiến giới khoa học bắt tay vào tạo vaccine từ năm 2014, nhưng khi dịch bùng phát vào năm 2018 thì mãi đến năm 2019 vaccine mới được cấp phép để tiêm cho người.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 3

WHO cho biết sẽ có vaccine phòng coronavirus trong 18 tháng tới. Ảnh minh họa.

Tiến sĩ Gregory Poland cho biết nguyên nhân chính là bởi cần thử nghiệm rất nhiều lần để đảm bảo về tính an toàn và hiệu quả nhằm tiêm được trên người. Nhiều nhà khoa học và tổ chức nghiên cứu đã nỗ lực để giảm thiểu số tiền bỏ ra trong việc tạo ra vaccine, tuy nhiên nó cũng khó thấp hơn 200 triệu USD và trung bình là khoảng 1,5 tỷ USD.

WHO hôm 11/02 cho biết sẽ mất khoảng 18 tháng để điều chế vaccine ngừa nCoV. Trong khi chờ đợi có vaccine chuyên dụng để chống lại "sự bành trướng" của dịch bệnh, các bác sĩ ở khắp nơi trên thế giới có nhiều cách thức riêng để chế ngự bệnh. Chẳng hạn như nhiều loại thuốc vốn được dùng để chữa HIV hay viêm gan, nay được dùng để "trị" corona.

Tạo ra vaccine để làm gì khi dịch bệnh đã qua?

Tiến sĩ Gregory Poland cho biết, mặc dù vaccine được điều chế mất thời gian và ít khi ngăn chặn được đại dịch lây lan, nhưng thực tế mục đích xa hơn của vaccine chính là phòng bệnh lâu dài với tầm nhìn hàng chục năm. "Không có trận dịch nào là lần cuối, sẽ luôn có lần sau", ông Poland nói.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 4

Một phụ nữ Hong Kong mua khẩu trang dự trữ trước cơn đại dịch đang không ngừng "bành trướng" khắp nơi. Ảnh: Getty Images.

Thật vậy, chỉ trong vòng 20 năm qua các chủng khác nhau của virus corona đã gây ra 3 đại dịch trên khắp thế giới nhưng không có gì đảm bảo sẽ không có lần thứ 4. Virus corona trước đây từng gây ra dịch SARS, nó bùng phát lên rồi tự biến mất. Thế nhưng Covid-19 rất có thể vẫn còn một hướng phát triển khác.

Khả năng xấu nhất, đại dịch lần này sẽ không biến mất mà sẽ xuất hiện theo mùa như cảm cúm thông thường mà ta hay mắc phải. Chính vì những lo ngại về một đợt bùng phát khác trong tương lai, giới khoa học phải dốc hết sức để tìm ra vaccine phòng ngừa.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 5

Người dân Trung Quốc mang khẩu trang trên phố. Ảnh: AFP.

Một vấn đề khác khiến giới khoa học phải lo ngại đó chính là khi dịch bệnh được kiểm soát, chính phủ và các công ty tư nhân sẽ không đổ tiền vào nghiên cứu để tạo ra vaccine nữa, những nỗ lực trước đó trở nên công cốc và rồi ta sẽ khó phòng bị tốt được cho lần sau.

Thực tế, sau khi SARS được kiểm soát, các công trình nghiên cứu tạo ra vaccine phòng dịch bệnh này đã bị ngừng lại, mọi nỗ lực bị đổ sông đổ biển và điều này khiến Covid-19 trở nên khó bị kiểm soát và đem lại cái chết cho hơn 1.000 người cùng hơn 40.000 ca đã bị lây nhiễm.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 6

Vì đại dịch không bao giờ xảy ra lần cuối, vì thế vaccine luôn cần thiết khi nhìn xa vào vài chục năm tới. Ảnh minh họa.

Bà Elena Maria Bottazzi, Giám đốc trung tâm phát triển vaccine của Bệnh viện Texas, cho biết: "Phát triển vaccine tốn nhiều năm cũng không bao giờ là muộn, vì chúng sẽ giúp ta chuẩn bị tốt hơn cho những đại dịch khác trong tương lai. Chúng chỉ muộn khi sự chú ý của người dân, truyền thông đã qua khiến sự tài trợ vào nghiên cứu không còn".

Quang Niên

Theo khampha

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Rau ngổ có tác dụng gì với sức khỏe?Rau ngổ có tác dụng gì với sức khỏe?
06:03:13 06/05/2025
Các mẹo giảm mồ hôi hiệu quả trong những ngày nóng nựcCác mẹo giảm mồ hôi hiệu quả trong những ngày nóng nực
09:56:55 06/05/2025
5 dấu hiệu bất thường cảnh báo thiếu vitamin D5 dấu hiệu bất thường cảnh báo thiếu vitamin D
09:23:46 07/05/2025
Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứngNắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
10:54:43 07/05/2025
Hà Nội: Ghi nhận trường hợp mắc Rubella đầu tiên trong nămHà Nội: Ghi nhận trường hợp mắc Rubella đầu tiên trong năm
11:12:14 07/05/2025
Những người không nên uống nước ép rau diếp cáNhững người không nên uống nước ép rau diếp cá
11:43:28 07/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch FedTổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch Fed
16:26:05 05/05/2025
Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyếtThời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
05:43:35 06/05/2025

Tin đang nóng

"Thầy ông nội" khai tung tích của Diễm My, bà Phương Hằng gay gắt"Thầy ông nội" khai tung tích của Diễm My, bà Phương Hằng gay gắt
09:39:17 07/05/2025
Thu giữ 200 kg vàng trị giá 330 tỷ VND, hơn 200 tỷ tiền mặt và hàng loạt xe sang của một doanh nhânThu giữ 200 kg vàng trị giá 330 tỷ VND, hơn 200 tỷ tiền mặt và hàng loạt xe sang của một doanh nhân
11:05:53 07/05/2025
Nóng: Louis Vuitton lên tiếng vụ Lisa (BLACKPINK) mặc trang phục thêu hình mặt người ở vị trí nhạy cảmNóng: Louis Vuitton lên tiếng vụ Lisa (BLACKPINK) mặc trang phục thêu hình mặt người ở vị trí nhạy cảm
10:57:17 07/05/2025
4 người Việt chết ở ĐL: Nghi ngộ độc, hiện trường ám ảnh, gia đình tiết lộ sốc4 người Việt chết ở ĐL: Nghi ngộ độc, hiện trường ám ảnh, gia đình tiết lộ sốc
12:00:25 07/05/2025
Đại Nghĩa biểu hiện lạ khi mẹ hôn mê, tự tay trang điểm cho bà trước khâm liệmĐại Nghĩa biểu hiện lạ khi mẹ hôn mê, tự tay trang điểm cho bà trước khâm liệm
10:27:02 07/05/2025
Duyên Quỳnh 'lén' đăng clip giữa lúc Võ Hạ Trâm được tung hô, hành xử chia rẽ?Duyên Quỳnh 'lén' đăng clip giữa lúc Võ Hạ Trâm được tung hô, hành xử chia rẽ?
10:35:53 07/05/2025
Người đàn ông ở Bình Dương trúng 13 tờ vé số giải độc đắcNgười đàn ông ở Bình Dương trúng 13 tờ vé số giải độc đắc
10:58:31 07/05/2025
Khách đặt trà sữa kèm lời nhắn "uống ly cuối cùng trước khi chết": Diễn biến tiếp theo khiến mọi người cảm thán "phim ảnh cũng chỉ đến thế"Khách đặt trà sữa kèm lời nhắn "uống ly cuối cùng trước khi chết": Diễn biến tiếp theo khiến mọi người cảm thán "phim ảnh cũng chỉ đến thế"
10:12:51 07/05/2025

Tin mới nhất

Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh

Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh

09:32:09 07/05/2025
Theo BS Vũ Hoài Nam Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị, căn bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, thuộc top những nước có số ca mắc cao với phạm vi dịch lan rộng.
Gia tăng bệnh lý do ô nhiễm không khí

Gia tăng bệnh lý do ô nhiễm không khí

09:29:29 07/05/2025
Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính có khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp liên quan ô nhiễm không khí.
6 loại hạt giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch

6 loại hạt giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch

09:27:52 07/05/2025
Chất xơ cũng là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Khi vi khuẩn lên men chất xơ, chúng tạo ra các acid béo chuỗi ngắn, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe niêm mạc ruột, giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
Giun rồng 'đục khoét' cơ thể người đàn ông

Giun rồng 'đục khoét' cơ thể người đàn ông

09:26:11 07/05/2025
Loài giun này xâm nhập vào cơ thể người và động vật chủ yếu qua nguồn nước bị ô nhiễm hoặc thực phẩm có chứa xác của giáp xác nhỏ nhiễm ấu trùng giun.
Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

06:01:18 06/05/2025
Trên thực tế, nước canh chỉ chứa một lượng rất nhỏ protein hòa tan, đường, khoáng chất và chỉ nhiều chất dinh dưỡng hơn một chút so với nước đun sôi. Riêng canh rau, bạn nên đợi canh chín rồi mới cho rau vào, sau đó ăn ngay để hạn chế m...
Bác sĩ Bệnh viện K ký cam kết 'bàn tay sạch' khi chăm sóc người bệnh

Bác sĩ Bệnh viện K ký cam kết 'bàn tay sạch' khi chăm sóc người bệnh

05:46:43 06/05/2025
Tại buổi lễ, hàng trăm nhân viên y tế tham gia nhảy flashmob với các động tác vệ sinh tay nhằm truyền tải các thông điệp về tầm quan trọng của việc vệ sinh tay đến tất cả mọi người.
Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'

Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'

10:40:42 05/05/2025
Nhằm giúp quý độc giả tiện tham khảo trước khi mua smartphone, Doanh nghiệp Việt Nam xin đăng tải bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025. Mức giá này đã bao gồm thuế VAT.
Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

10:38:31 05/05/2025
Việc thí điểm dựa trên nguyên tắc bảo đảm quốc phòng, an ninh, trong đó không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

10:35:49 05/05/2025
Trong vài ngày đầu, một số người xuất hiện các triệu chứng cai nghiện kỹ thuật số như bồn chồn, có cảm giác như đang nhận thông báo ảo. Tuy nhiên, phần lớn đều nhận thấy những cảm giác này giảm đi rõ rệt chỉ sau gần một tuần.
Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

09:52:41 05/05/2025
Khi ăn chuối, chúng ta thường ném vỏ, tuy nhiên, thứ bỏ đi đó lại có nhiều công dụng bất ngờ mà bạn chưa hề biết đến.
Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

09:45:59 05/05/2025
Cơ chế này góp phần duy trì số lượng giun trong cơ thể mà không cần lây nhiễm từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, việc điều trị thường phải lặp lại theo chu kỳ 2 tuần để đảm bảo loại bỏ hết giun và trứng trong hệ tiêu hóa.
Bệnh trầm cảm: Nhận biết sớm để can thiệp sớm

Bệnh trầm cảm: Nhận biết sớm để can thiệp sớm

09:33:14 05/05/2025
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, căn bệnh này vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng và đầy đủ, khiến việc phát hiện, điều trị và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết gặp nhiều trở ngại.

Có thể bạn quan tâm

Nhặt được 14kg vàng trong hộp giấy ở sân bay

Nhặt được 14kg vàng trong hộp giấy ở sân bay

Lạ vui

15:34:21 07/05/2025
Một vụ việc hy hữu từng gây chấn động dư luận Trung Quốc vào năm 2008, khi một nữ nhân viên vệ sinh sân bay bất ngờ phát hiện 14kg vàng trong thùng rác và bị tạm giữ suốt 10 tháng để điều tra.
Bất thường trong các container hàng xuất sang Australia

Bất thường trong các container hàng xuất sang Australia

Pháp luật

15:32:28 07/05/2025
Hơn 250 nghìn bao thuốc lá với tổng giá trị thị trường gần 6 tỷ đồng được giấu trong các container đồ nội thất xuất khẩu sang Australia, Malaysia.
Nữ tài xế ở Hà Nội 'tố' bị người đi ô tô dùng dùi cui vụt vào đầu

Nữ tài xế ở Hà Nội 'tố' bị người đi ô tô dùng dùi cui vụt vào đầu

Tin nổi bật

15:29:05 07/05/2025
Chị M. cho biết, đang lái xe máy trên phố Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội), chị bất ngờ bị người đi trên ô tô bán tải (chưa rõ BKS, danh tính) dùng dùi cui vụt vào đầu, phải đi cấp cứu.
Ca sĩ "mượn hit" RHYDER từ chối xuất ngoại thi Em Xinh, lý do khó ai ngờ?

Ca sĩ "mượn hit" RHYDER từ chối xuất ngoại thi Em Xinh, lý do khó ai ngờ?

Sao việt

15:26:10 07/05/2025
Từ chối cơ hội tỏa sáng trên sân khấu nước ngoài, Vũ Thảo My ở lại quê nhà ghi hình cho Em Xinh Say Hi . Quyết định này của cô khiến không ít người bất ngờ. Vậy lý do là gì?
Realme hé lộ smartphone pin siêu khủng 10.000 mAh

Realme hé lộ smartphone pin siêu khủng 10.000 mAh

Đồ 2-tek

15:25:52 07/05/2025
Realme vừa tiết lộ mẫu smartphone ý tưởng với dung lượng pin 10.000 mAh như ám chỉ về sự tồn tại của sản phẩm trong thời gian tới.
CEO Mark Zuckerberg 'tuyên chiến' với cả ngành quảng cáo

CEO Mark Zuckerberg 'tuyên chiến' với cả ngành quảng cáo

Thế giới

15:22:15 07/05/2025
Facebook kiếm được nhiều tiền từ quảng cáo nhưng CEO Mark Zuckerberg đang có tham vọng lớn hơn là dùng AI (trí tuệ nhân tạo) để thay đổi quy trình của toàn ngành.
200 sao hollywood bị liên lụy vì Diddy, ông trùm có thể nhận án tù chung thân?

200 sao hollywood bị liên lụy vì Diddy, ông trùm có thể nhận án tù chung thân?

Sao âu mỹ

15:20:22 07/05/2025
Bồi thẩm viên cũng được đưa cho một danh sách ít nhất 190 người nổi tiếng, nhân vật có sức ảnh hưởng, sau đó đánh dấu những cái tên mà họ nhận ra. Một số nghệ sĩ góp mặt trong danh sách nói trên gồm Michael B. Jordan, Mike Myers và Kid ...
'Đêm Thánh: Đội săn quỷ': Ma Dong Seok, Seohyun 'gánh' kịch bản

'Đêm Thánh: Đội săn quỷ': Ma Dong Seok, Seohyun 'gánh' kịch bản

Phim châu á

15:14:18 07/05/2025
Holy Night: Demon Hunters (tựa Việt: Đêm Thánh: Đội săn quỷ) mang đến nhiều pha chiến đấu mãn nhãn, song cách kể chuyện chưa trọn vẹn.
Kim Tae Ri có xứng đáng làm Thị hậu Baeksang 2025?

Kim Tae Ri có xứng đáng làm Thị hậu Baeksang 2025?

Hậu trường phim

15:04:21 07/05/2025
Kim Tae Ri có màn thể hiện vô cùng xuất sắc, góp phần tạo nên thành công cho Jeong Nyeon. Kim Tae Ri đã hoàn toàn chinh phục khán giả, được khen là đã đưa Jeong Nyeon xé truyện bước ra.
7 poster nhân vật - 7 câu chuyện - 7 song trùng kỳ quái rình rập, chực chờ bước lên từ 'Dưới đáy hồ'

7 poster nhân vật - 7 câu chuyện - 7 song trùng kỳ quái rình rập, chực chờ bước lên từ 'Dưới đáy hồ'

Phim việt

14:59:23 07/05/2025
Dự án phim điện ảnh lấy ý tưởng từ truyền thuyết hồ đá tử thần lật thẻ bài 7 nhân vật then chốt cùng song trùng - bản sao tà ác của họ.
Lâm Tâm Như, Hoắc Kiến Hoa dắt con đi dạo, lộ tình trạng hôn nhân qua 1 chi tiết

Lâm Tâm Như, Hoắc Kiến Hoa dắt con đi dạo, lộ tình trạng hôn nhân qua 1 chi tiết

Sao châu á

14:52:08 07/05/2025
Lâm Tâm Như và Hoắc Kiến Hoa đang có cuộc sống hôn nhân êm ấm, hạnh phúc. Mới đây, truyền thông Đài Loan (Trung Quốc) bất ngờ ghi lại khoảnh khắc gia đình 3 người của nàng Hạ Tử Vy cùng con gái Cá Heo Nhỏ ra phố.