Những biện hộ của Trung Quốc ở Biển Đông

Trung Quốc (TQ) ngang nhiên tuyên bố rằng những hoạt động nạo vét và bồi đắp của nước này tại quần đảo Trường Sa chỉ đơn giản là để bắt kịp các hoạt động cải tạo đảo trước đó và vẫn đang tiếp tục của Việt Nam, Philippines. Luận điểm này vướng phải nhiều ý kiến phản đối.

Thứ nhất, hoạt động cải tạo của Việt Nam, Philippines không tiến hành trên các bãi cạn lúc nổi lúc chìm hay các cấu tạo ngầm, điều này khác với TQ về mặt tính chất.

Một học giả đã khẳng định rằng các hoạt động của Việt Nam, Philippines được tiến hành trên các thực thể là đảo thực sự, nhằm chống lại sự xói mòn do tự nhiên gây ra, không đe dọa đến hòa bình và ổn định của khu vực, chứ không nhằm mục tiêu thay đổi bản chất các thực thể [từ không phải là đảo] thành đảo.

Thứ hai, hoạt động cải tạo của Việt Nam, Philippines cũng khác với TQ về quy mô. Philippines đã xây một đường băng trên đảo Thị Tứ (Pagasa), hòn đảo lớn thứ hai của quần đảo Trường Sa, từ những năm 1970.

Thứ ba, những báo cáo gần đây cho thấy TQ đã có những cảnh báo yêu cầu các tàu bay quân sự nước ngoài đang hoạt động hợp pháp trên vùng trời quốc tế phải rời vùng [mà họ gọi là - ND] “cảnh báo quân sự” gần những bãi đá. Điều này hoàn toàn không hề xảy ra với những bên còn lại đã từng có hoạt động cải tạo.

Những biện hộ của Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 1

Tàu TQ cải tạo đất trái phép trên một rạn san hô ở Biển Đông.

TQ đã không tuân thủ DOC

Tác giả J. Ashley Roach là thành viên của Hiệp hội Luật quốc tế Hoa Kỳ (ASIL), Chỉ huy hải quân Hoa Kỳ (đã nghỉ hưu), Tư vấn pháp lý của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (đã nghỉ hưu).

Trong văn kiện DOC không có tính ràng buộc này, được TQ và các nước ASEAN ký kết năm 2002, trong đó có Philippines, có một số điều khoản như sau:

3. Các bên khẳng định lại sự tôn trọng và cam kết của mình đối với tự do hàng hải và hàng không trong vùng biển và vùng trời phía trên Biển Đông như đã được quy định bởi các nguyên tắc của luật quốc tếđã được công nhận toàn cầu, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

5. Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, trong đó bao gồm cả việc không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây dựng.

8. Các bên cam kết tôn trọng những điều khoản của Tuyên bố này và tiến hành những hành động phù hợp với những điều khoản đó.

Như vậy, rõ ràng TQ đã không tuân thủ theo những điều khoản của DOC. Tuy nhiên, nhằm phủ định thẩm quyền của Toà trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và TQ, bản tuyên bố lập trường của TQ được đưa ra ngày 7/12/2014 đã khẳng định rằng DOC có tính ràng buộc pháp lý với Philippines, bên cạnh những cam kết song phương khác giữa hai nước.

Với lý lẽ này thì với những hành động nạo vét và bồi đắp tại Trường Sa trong thời gian vừa qua, TQ đã vi phạm các cam kết có tính ràng buộc pháp lý của mình được thiết lập bởi DOC cũng như nghĩa vụ hành xử một cách thiện chí. Cũng cần lưu ý rằng các hoạt động cải tạo được tiến hành bởi Việt Nam, Philippines đều diễn ra trước khi DOC được ký kết.

Tác động đến phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Philippines – TQ

Trong bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện gửi đến Tòa Trọng tài thường trực (PCA), Philippines yêu cầu Tòa trọng tài:

Video đang HOT

Tuyên bố rằng bãi Vành Khăn là những thể địa lý ngầm thuộc thềm lục địa của Philippines theo phần VI của UNCLOS:

Yêu cầu TQ chấm dứt việc chiếm đóng cũng như xây dựng trên bãi Vành Khăn;

Tuyên bố rằng bãi Gaven và bãi Xu bi là những thể địa lý ngầm trên Biển Đông và không nổi trên mặt nước khi thủy triều lên nên không phải là đảo theo UNCLOS, cũng như không nằm trên thềm lục địa của TQ, và rằng việc TQ chiếm đóng và xây dựng trên các cấu trúc này là bất hợp pháp;

Yêu cầu TQ chấm dứt việc chiếm đóng cũng như xây dựng trên bãi Gaven và bãi Xu bi;

Tuyên bố rằng trừ một số các mỏm nhỏ nhô lên trên mặt nước ở triều cao là “đá” theo điều 121(3) của UNCLOS và do vậy chỉ có lãnh hải không quá 12 hải lý, các bãi Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập là các thể địa lý ngầm chìm dưới mực nước biển khi thủy triều lên và rằng TQ đã đưa yêu sách bất hợp pháp về vùng biển vượt ra ngoài 12 hải lý từ những thực thể này.

Hành động nạo vét và bồi đắp các bãi đá này của TQ đã khiến cho toà trọng tài không thể đánh giá một cách trực tiếp bản chất địa chất tự nhiên của những thực thể này. Hành động này hẳn sẽ không được các thành viên toà trọng tài tán thành.

Trong Án lệnh đối với yêu cầu của Malaysia về các biện pháp tạm thời trong vụ Cải tạo đất trong vịnh Johor, Tòa án Luật biển Quốc tế (ITLOS) đã ghi rằng “các bên có nghĩa vụ không làm trầm trọng thêm tranh chấp” và rằng “các bên có nghĩa vụ không làm cho tình hình trở nên bế tắc và đặc biệt không làm vô hiệu hóa mục đích của tòa trọng tài”.

Sự phục tùng luật môi trường quốc tế trong các hoạt động lấn biển tạo đảo của TQ

Bộ Ngoại giao TQ đã từng khẳng định rằng hoạt động lấn biển tạo đảo của nước này “là hợp pháp… [và] không phương hại hay nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, và do vậy không thể bị chỉ trích”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ thêm rằng:

Các công trình xây dựng trên các đảo và đá đã qua các đánh giá và kiểm tra chặt chẽ về mặt khoa học. Chúng tôi coi trọng việc bảo vệ môi trường ngang với việc xây dựng bằng cách tuân theo những tiêu chuẩn cao về bảo vệ môi trường và xem xét đầy đủ các yếu tố về bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản. Môi trường sinh thái tại Biển Đông sẽ không bị xâm hại. Chúng tôi sẽ tiến hành các bước tiếp theo trong thời gian tới để giám sát và bảo tồn môi trường sinh thái của các vùng nước, các đảo và đá san hô có liên quan.

Nhiều chuyên gia tỏ ra không đồng tình với khẳng định này của TQ. Chẳng hạn, có một báo cáo đã nêu rõ:

Việc TQ hút cát từ đáy biển và các rạn đá san hô trong quần đảo Trường Sa đã phá vỡ một hệ sinh thái biển vốn đã mong manh. Khu vực này, nơi chứa đựng những hệ sinh thái rạn san hô có giá trị nhất tại khu vực Đông Nam Á, từ lâu đã được biết đến như là một kho tài sản quý giá về tài nguyên sinh vật biển. Các loài cá đẻ trứng và sinh sống trong các rạn san hô có nguy cơ bị suy giảm trầm trọng, là mối đe dọa lớn đến cuộc sống của khoảng 1,9 tỷ người tại đây.

Liên quan đến vấn đề này, luật quốc tế đã có những quy định tương đối rõ ràng về trách nhiệm của các quốc gia. Các quốc gia có nghĩa vụ thi hành những biện pháp cần thiết để bảo vệ và gìn giữ các hệ thống sinh thái hiếm hoi hay mỏng manh cũng như điều kiện cư trú của các loài và các sinh vật biển khác đang suy thoái, có nguy cơ hay đang bị hủy diệt. Các quốc gia cũng có nghĩa vụ thực hiện đánh giá tác động môi trường và thông báo những kết quả đó.

Tòa án công lý quốc tế (ICJ) đã ra phán quyết rằng “các quốc gia có trách nhiệm bảo đảm về các hoạt động thuộc quyền tài phán và kiểm soát có liên quan đến môi trường hoặc các quốc gia khác hoặc các khu vực nằm ngoài sự kiểm soát của quốc gia đó. Đây cũng là một nghĩa vụ chung theo luật môi trường quốc tế”.

Ý kiến này cũng nhận được sự tán thành của Phòng Tranh chấp đáy thuộc Tòa án quốc tế về Luật biển ITLOS. Tuy nhiên, cho đến giờ, TQ vẫn chưa đưa ra được bản đánh giá của mình [về tác động môi trường của những hoạt động lấn biển tạo đảo tại quần đảo Trường Sa - ND].

Dịch: Việt Cường – Minh Trang (cộng tác viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông)

Theo Vietnamnet

Khi Trung Quốc đổ cát thay đổi nguyên trạng ở Trường Sa

Từ năm 2014 đến nay, Trung Quốc (TQ) đã xây đảo nhân tạo trên mỏm 7 bãi đá san hô tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thông qua các hoạt động hút cát và san hô từ đáy biển và các thực thể lúc nổi lúc chìm, TQ đã tạo ra hơn 2.000 mẫu Anh (acres) đảo mới tại các bãi cạn này.

Bài viết dưới đây sẽ phân tích những ảnh hưởng pháp lý của hành động trái phép này.

Tác giả J. Ashley Roach là thành viên của Hiệp hội Luật quốc tế Hoa Kỳ (ASIL), Chỉ huy hải quân Hoa Kỳ (đã nghỉ hưu), Tư vấn pháp lý của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (đã nghỉ hưu).

Các báo cáo công khai về hoạt động của TQ từ hình ảnh vệ tinh cho biết 7 bãi đá san hô mà TQ đang bồi đắp và xây đảo bao gồm bãi Tư Nghĩa, Vành Khăn, Xu Bi, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma và Châu Viên. Các hình ảnh từ vệ tinh cũng cho thấy hoạt động nạo vét của TQ từ 10 rặng san hô khác.

Vì 7 bãi đá trên được hình thành một cách tự nhiên từ san hô và bao quanh bởi nước, vùng biển mà mỗi thực thể này được hưởng tùy thuộc vào việc:

(1) chúng có nổi trên mặt nước ở mọi thời điểm, có thích hợp cho con người sinh sống hoặc cho một đời sống kinh tế riêng hay không, trong trường hợp đó, nó sẽ là "đảo";

(2) nếu nổi trên mặt nước hoàn toàn nhưng con người không thể sinh sống trên đó hoặc không có đời sống kinh tế riêng, sẽ được xem là "đá";

(3) nếu nó chìm khi thủy triều lên nhưng nổi khi thủy triều xuống, được gọi là "bãi cạn lúc chìm lúc nổi";

(4) luôn chìm dưới mặt nước biển.

Khi Trung Quốc đổ cát thay đổi nguyên trạng ở Trường Sa - Hình 1

Đá Gạc Ma, ảnh chụp ngày 10/6/2015. Hình ảnh này nằm trong loạt ảnh TQ xây cơ sở quân sự ở Biển Đông được tờ Washington Post (Mỹ) mới đây đăng tải

Nếu thực thể được gọi là "đảo", nó sẽ được quyền hưởng đầy đủ các vùng biển riêng (như với đất liền - ND) và là chủ thể của các tuyên bố chủ quyền. Các vùng biển riêng này bao gồm lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa.

Nếu thực thể nổi trên mặt nước hoàn toàn, không cần biết nó nhỏ như thế nào nhưng nó không thích hợp con người sinh sống hay có đời sống kinh tế riêng, nó được xem là đá và cũng là chủ thể cho các tuyên bố chủ quyền. Đá vẫn được phép có lãnh hải nhưng không được phép có Vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa riêng.

Nếu thực thể là bãi cạn lúc nổi lúc chìm (LTE), nó không có các vùng biển riêng, nhưng nếu nằm trong phạm vi 12 hải lý của một hòn đảo khác, nó có thể được dùng làm điểm cơ sở cho việc mở rộng lãnh hải của hòn đảo đó ra hướng biển. Chủ quyền của các LTE nằm trong vùng lãnh hải của một hòn đảo thuộc về quốc gia nào có chủ quyền về hòn đảo đó. Tuy nhiên, LTE không phải là chủ thể để tuyên bố chủ quyền.

Nếu thực thể luôn chìm dưới mặt nước, chúng hoàn toàn không có vùng biển riêng và cũng không phải là chủ thể của tuyên bố chiếm hữu (như tuyên bố về chủ quyền). Điều này xuất phát từ nguyên tắc "đất thống trị biển" (ví dụ như, các quyền hàng hải bắt nguồn từ chủ quyền của các quốc gia ven biển đối với các vùng đất ven biển).

Chế độ pháp lý của 7 thực thể

Chưa có một sự thống nhất chung về chế độ pháp lý của các thực thể này, nhưng dường như đã có một sự đồng thuận đối với một vài thực thể được nêu ở sau đây. Trong số đó, đáng chú ý là khẳng định của Philippines trong vụ kiện chống lại TQ năm 2013: "Không một thực thể nào trong quần đảo Trường Sa do TQ chiếm đóng có thể thích hợp cho con người sinh sống hoặc có đời sống kinh tế riêng" (nói cách khác, các thực thể đó nhiều nhất cũng chỉ là đá).

Bãi Ga Ven, Tư Nghĩa, Vành Khăn và Xu Bi: Trong các tuyên bố của Philippines chống lại TQ liệt kê rằng bốn thực thể trên đều chìm dưới nước khi thủy triều lên và không được quyền tuyên bố chủ quyền.

Từ điển địa lý điện tử về quần đảo Trường Sa (2011) (The 2011 Digital Gazzeter of the Spratly Islands), liệt kê các thực thể đã có quốc gia chiếm đóng và/hoặc nổi lên mặt nước khi thủy triều xuống và các nguồn tham khảo mà từ điển này trích dẫn cũng đồng ý rằng 4 thực thể này là bãi cạn lúc nổi lúc chìm (LTE). Bãi Vành Khăn và Xu Bi cũng cách bất kỳ đảo nào quanh đó hơn 12 hải lý nên cũng không được sử dụng làm các điểm cơ sở.

Bãi Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên: Trong yêu sách của mình chống lại TQ, Philippines liệt kê 3 thực thể này là đá nổi trên mặt nước khi thủy triều lên. Tuy nhiên, Từ điển địa lý điện tử về quần đảo Trường Sa lại cho rằng chúng là bãi cạn lúc nổi lúc chìm.

Theo báo cáo, bãi Gạc Ma cách bãi Cô Lin không tới 4 hải lý và cách đảo Sinh Tồn không tới 12 hải lý, và bãi Châu Viên cách bãi Đá Đông không tới 12 hải lý. Nếu các khoảng cách trên chính xác, các bãi này có thể được sử dụng như điểm cơ sở.

Nếu một trong 7 thực thể trên là đá, chúng được quyền có lãnh hải 12 hải lý. Tuy nhiên, có vẻ như chưa có lãnh hải hay điểm cơ sở nào được tuyên bố xung quanh bảy thực thể này

Cơ chế pháp lý của các đảo nhân tạo

Những vùng đất được bồi đắp trên các bãi cạn lúc nổi lúc chìm và các bãi chìm hoàn toàn ở Trường Sa được xem là "đảo nhân tạo" và không được hưởng quy chế pháp lý của đảo. Đảo nhân tạo không có lãnh hải và sự tồn tại của nó không làm ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Đảo nhân tạo cũng không phải chủ thể của các tuyên bố chủ quyền, nhưng các quốc gia ven biển có toàn toàn quyền xây dựng và quản lý các hoạt động xây dựng, vận hành và sử dụng nó. Các quốc gia ven biển cũng có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo này. Các quốc gia ven biển được phép thiết lập các vùng an toàn hợp lý xung quanh đảo nhân tạo khi cần thiết và thường không vượt quá bán kính 500 mét tính từ mép ngoài của đảo nhân tạo.

Các đảo nhân tạo và vùng an toàn có thể không được thiết lập ở những nơi mà có thể cản trở việc sử dụng các tuyến đường hàng hải được công nhận là thiết yếu cho các hoạt động hàng hải quốc tế.

Vì không có quy chế pháp lý như đảo và không có lãnh hải riêng, đảo nhân tạo không thay đổi được quy chế pháp lý của các thực thể mà từ đó nó được tạo ra. Ví dụ như một hòn đảo nhân tạo được xây trên một bãi chìm hoặc một bãi cạn lúc nổi lúc chìm sẽ không tạo ra lãnh hải quanh chính thực thể đó và không phải là đối tượng của sự chiếm hữu nào (như chủ quyền), dù các quốc gia ven biển vẫn có quyền tài phán trên đảo nhân tạo đó.

Việc xây dựng các ngọn hải đăng trên đảo nhân tạo, như theo các báo cáo, cũng sẽ không ảnh hưởng đến quy chế pháp lý về vùng biển hay chủ quyền của các thực thể này.

Bảy thực thể này trong quần đảo Trường Sa và các đảo nhân tạo đang được xây ở đây vẫn còn đang trong tình trạng tranh chấp về việc quốc gia ven biển nào có quyền tài phán đối với đảo nhân tạo và chủ quyền đối với các thực thể nơi các đảo nhân tạo được tạo ra. Công ước về Luật biển cũng không có bất kỳ quy định nào cho việc giải quyết vấn đề này. Thay vào đó, các tòa án quốc tế sẽ là nơi làm rõ các quy tắc để giải quyết tranh chấp này nếu các bên tranh chấp đều đồng ý về thẩm quyền xử lý của Toà. Trong trường hợp quần đảo Trường Sa, sự đồng thuận này đã không đạt được.

Yêu sách chủ quyền của TQ

TQ luôn khẳng định mình có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và các vùng nước tiếp giáp. Hành động này vẫn tiếp tục diễn ra dù chúng sai một cách rõ ràng qua các tuyên bố mạnh mẽ và liên tục về chủ quyền của các quốc gia khác bao gồm Việt Nam và Philippines.

Gần đây, TQ dường như còn yêu sách vùng trời trên các đảo nhân tạo như không gian chủ quyền của mình và không quốc gia nào có quyền bay qua mà không có sự cho phép của TQ. TQ cũng đã yêu cầu máy bay quân sự Mỹ không được phép bay qua các vùng không phận của mình.

Ngày 21/5/2015, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Mỹ không di chuyển trong khu vực 12 hải lý của các thực thể trên. Do Công ước về Luật biển không có quy định cụ thể nào về việc điều chỉnh các hoạt động bay phía trên các đảo nhân tạo, và những thực thể này không được hưởng vùng lãnh hải riêng, cũng như chưa có bất cứ một yêu sách lãnh hải nào xung quanh những thực thể này trong thực tế, dường như tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ thể hiện một quyết định cho các tính toán khác (ví dụ như, một sự thận trọng trong chính sách, chứ không phải là một sự chấp nhận có tính nghĩa vụ pháp lý), hoặc tuyên bố đó chỉ thể hiện là phát ngôn viên không phải là luật sư và không am tường về luật quốc tế áp dụng cho các thực thể đó.

(Còn tiếp)

Dịch: Việt Cường - Minh Trang (cộng tác viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông)

Theo Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Nga tuyên bố tiếp tục chống chủ nghĩa phát xítTổng thống Nga tuyên bố tiếp tục chống chủ nghĩa phát xít
17:08:50 09/05/2025
Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?
22:22:46 09/05/2025
Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sửGiáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử
22:41:36 09/05/2025
Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiênTân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên
22:55:46 09/05/2025
Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắnCăng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắn
23:08:36 10/05/2025
Tổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trịTổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trị
23:11:37 10/05/2025
Quân đội Việt Nam hùng dũng duyệt binh cùng các nước tại Quảng trường ĐỏQuân đội Việt Nam hùng dũng duyệt binh cùng các nước tại Quảng trường Đỏ
19:14:25 09/05/2025
Bộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn IranBộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn Iran
22:26:16 09/05/2025

Tin đang nóng

Hậu cảnh tượng xúc động sau vụ tai nạn: Tài xế xe chở dưa hấu đã tử vongHậu cảnh tượng xúc động sau vụ tai nạn: Tài xế xe chở dưa hấu đã tử vong
10:27:57 11/05/2025
Phát hiện thi thể hai học sinh trôi dạt vào bờ biển ở Đà NẵngPhát hiện thi thể hai học sinh trôi dạt vào bờ biển ở Đà Nẵng
09:31:01 11/05/2025
Doãn Hải My đọ sắc sau sinh với con gái đại gia Minh Nhựa, bức ảnh "toát mùi" giàu nhưng thay đổi lớn sau một nămDoãn Hải My đọ sắc sau sinh với con gái đại gia Minh Nhựa, bức ảnh "toát mùi" giàu nhưng thay đổi lớn sau một năm
09:05:47 11/05/2025
Nàng WAG từng bị ghét nhất làng bóng đá vì EQ âm điểm, sau 7 năm, thay đổi ngỡ ngàng thành nữ CEO nổi tiếngNàng WAG từng bị ghét nhất làng bóng đá vì EQ âm điểm, sau 7 năm, thay đổi ngỡ ngàng thành nữ CEO nổi tiếng
11:17:06 11/05/2025
Lệ Hằng U70 nhan sắc tuyệt đối điện ảnh, dùng 'lá phổi' nuôi 4 đứa con thành tàiLệ Hằng U70 nhan sắc tuyệt đối điện ảnh, dùng 'lá phổi' nuôi 4 đứa con thành tài
12:16:05 11/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi nhảy "Vũ điệu đại ngàn" ở khai mạc Miss WorldHoa hậu Ý Nhi nhảy "Vũ điệu đại ngàn" ở khai mạc Miss World
09:50:44 11/05/2025
Viral nhất Concert Anh trai say Hi: HIEUTHUHAI gặp sự cố nhỏ, Anh Tú Atus hành xử thế nào mà gây nức lòng?Viral nhất Concert Anh trai say Hi: HIEUTHUHAI gặp sự cố nhỏ, Anh Tú Atus hành xử thế nào mà gây nức lòng?
10:00:06 11/05/2025
Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu bị rụng tóc, xuất hiện với diện mạo khác lạDoãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu bị rụng tóc, xuất hiện với diện mạo khác lạ
13:05:11 11/05/2025

Tin mới nhất

Giao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn

Giao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn

14:04:08 11/05/2025
Ấn Độ và Pakistan cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hai nước láng giềng đã lùi bước khỏi bờ vực xung đột toàn diện.
Nga lên tiếng về đề xuất ngừng bắn 30 ngày của Ukraine

Nga lên tiếng về đề xuất ngừng bắn 30 ngày của Ukraine

14:00:10 11/05/2025
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 10/5 cho biết Nga đã tuyên bố lệnh ngừng bắn 3 ngày vào đầu tuần, nhưng Ukraine đã im lặng.
Ukraine nêu lý do từ chối đề xuất lập vùng phi quân sự 30km với Nga

Ukraine nêu lý do từ chối đề xuất lập vùng phi quân sự 30km với Nga

13:53:34 11/05/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng ý tưởng về vùng phi quân sự rộng 30km trong cuộc chiến với Nga đã không còn.
Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?

Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?

11:50:12 11/05/2025
Các UAV FPV chỉ nặng vài kg nhưng mang lượng thuốc nổ đủ để phá hủy một phương tiện. Chúng có thể được điều khiển từ xa qua sóng vô tuyến hoặc dây cáp quang được nhả ra trong lúc bay, với tầm hoạt động lên tới vài km.
Thư ký báo chí Nhà Trắng vừa làm việc vừa cho con bú sữa bình

Thư ký báo chí Nhà Trắng vừa làm việc vừa cho con bú sữa bình

11:47:40 11/05/2025
Lầu Năm Góc được cho là đang cân nhắc chuyển đảo Greenland của Đan mạch từ khu vực chịu trách nhiệm giám sát của Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ sang Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ.
Không chiến nảy lửa, 5 tiêm kích Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ ngay khi cất cánh

Không chiến nảy lửa, 5 tiêm kích Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ ngay khi cất cánh

11:41:19 11/05/2025
Pakistan tuyên bố 42 chiến đấu cơ của họ đã giao tranh với 72 tiêm kích Ấn Độ, bắn hạ 5 máy bay đối phương, trong đó có 3 chiếc Rafale, 1 Su-30MKI Flanker và 1 MiG-29 Fulcrum.
Nga sẽ tạm đình chiến nếu phương Tây ngừng cấp vũ khí cho Ukraine

Nga sẽ tạm đình chiến nếu phương Tây ngừng cấp vũ khí cho Ukraine

11:38:48 11/05/2025
Điện Kremlin cho biết, Nga sẵn sàng đình chiến tạm thời nếu các nước ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine. Nếu nói về lệnh ngừng bắn, các bạn sẽ làm gì với các lô hàng vũ khí được vận chuyển hàng ngày từ Mỹ và các nước châu Âu (cho Ukrain...
Xung đột leo thang, Pakistan họp khẩn cơ quan chỉ huy hạt nhân

Xung đột leo thang, Pakistan họp khẩn cơ quan chỉ huy hạt nhân

11:32:42 11/05/2025
Thủ tướng Pakistan đã triệu tập một cuộc họp quan trọng của cơ quan phụ trách chính sách hạt nhân trong bối cảnh xung đột leo thang với Ấn Độ.
Vũ khí tương lai của Nga vượt mặt "sát thủ vô hình" Ukraine

Vũ khí tương lai của Nga vượt mặt "sát thủ vô hình" Ukraine

11:27:04 11/05/2025
Ukraine cảnh báo Nga đang đẩy mạnh sử dụng loại vũ khí sẽ định hình tương lai tác chiến hiện đại và rất khó để đối phó bằng công nghệ tác chiến điện tử.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ, Pakistan, Nepal khuyến cáo công dân

Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ, Pakistan, Nepal khuyến cáo công dân

11:22:33 11/05/2025
Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ, Pakistan, Nepal ngày 9/5 đã khuyến cáo công dân tăng cường các biện pháp an ninh và hạn chế di chuyển tới các khu vực nằm trong vùng xung đột.
Thái Lan kết thúc tìm kiếm nạn nhân vụ sập tòa nhà 30 tầng do động đất

Thái Lan kết thúc tìm kiếm nạn nhân vụ sập tòa nhà 30 tầng do động đất

06:47:46 11/05/2025
Đầu tháng 4, các quan chức giám sát an toàn của Thái Lan cho biết các thanh thép - thanh chống được sử dụng để gia cố bê tông - từ công trường này khi thử nghiệm đã phát hiện ra rằng một số kim loại được sử dụng không đạt tiêu chuẩn.
Lầu Năm Góc có tính toán mới với Greenland, báo hiệu một nước cờ lớn?

Lầu Năm Góc có tính toán mới với Greenland, báo hiệu một nước cờ lớn?

05:49:02 11/05/2025
"Chúng ta rất cần Greenland. Greenland chỉ có một lượng người rất nhỏ, chúng ta sẽ chăm sóc, chúng ta sẽ trân trọng họ, và tất cả những điều đó. Chúng ta cần nơi đó vì an ninh quốc tế", nhà lãnh đạo Mỹ nói.

Có thể bạn quan tâm

Nam nghệ sĩ 37 tuổi "tạo nét ô dề": Mang xe rồng, trồng cả vườn bông trên sân khấu, cười ngất vì 1 chi tiết

Nam nghệ sĩ 37 tuổi "tạo nét ô dề": Mang xe rồng, trồng cả vườn bông trên sân khấu, cười ngất vì 1 chi tiết

Nhạc quốc tế

14:47:02 11/05/2025
G-Dragon vừa đáng yêu, vừa tẻn tẻn khiến fan không thể ngừng cảm thán. Nhìn cách nam ca sĩ 37 tuổi làm lố , fan cười ngất.
"Chấn động" hơn cả màn đăng quang Hoa hậu: 2 người đẹp chuyển giới công khai "khoá môi" ngay trên sân khấu!

"Chấn động" hơn cả màn đăng quang Hoa hậu: 2 người đẹp chuyển giới công khai "khoá môi" ngay trên sân khấu!

Sao việt

14:43:02 11/05/2025
Không chỉ nắm tay nhau, Thái Dương và Thư Kỳ còn chủ động đánh dấu chủ quyền bằng một nụ hôn kiểu chạm môi gây sốt.
'Năm mười' tung trailer rùng rợn: Trò chơi trốn tìm giờ là cuộc săn đuổi kinh hoàng

'Năm mười' tung trailer rùng rợn: Trò chơi trốn tìm giờ là cuộc săn đuổi kinh hoàng

Phim việt

14:35:49 11/05/2025
Trailer có nhịp dựng nhanh, rải nhiều manh mối để khán giả tự suy luận - từ những ký hiệu bí ẩn, hành vi che giấu đáng ngờ, cho đến lời bài vè đầy đe dọa
Bắt nghi phạm gây ra vụ nổ làm 2 người tử vong ở TPHCM

Bắt nghi phạm gây ra vụ nổ làm 2 người tử vong ở TPHCM

Pháp luật

14:30:55 11/05/2025
Công an xác định vụ nổ nhà trọ ở TP Thủ Đức là do phóng hỏa. Cảnh sát truy xét, bắt giữ nghi phạm gây án khi đang lẩn trốn tại tỉnh Bình Phước.
Romeo Beckham Kim Turnbull: Cuộc tình xót và "vết xước trong lòng anh trai"

Romeo Beckham Kim Turnbull: Cuộc tình xót và "vết xước trong lòng anh trai"

Sao âu mỹ

14:25:39 11/05/2025
Từng được ngưỡng mộ như biểu tượng gia đình kiểu mẫu giữa danh vọng và ánh hào quang, nhà Beckham giờ đây đang rơi vào vòng xoáy của tin đồn tan . Phải chăng sau lớp vỏ hoàn hảo là những vết nứt ngày một lộ rõ?
'Từ vũ trụ John Wick: Ballerina' - Chuyện gì đã xảy ra trong 'John Wick'?

'Từ vũ trụ John Wick: Ballerina' - Chuyện gì đã xảy ra trong 'John Wick'?

Phim âu mỹ

13:32:08 11/05/2025
Trước thềm Từ vũ trụ John Wick: Ballerina sắp ra mắt, cùng điểm lại những gì đã xảy ra trong loạt phim đỉnh nóc này.
Bạch Lộc ghi điểm với khán giả nhờ điều gì?

Bạch Lộc ghi điểm với khán giả nhờ điều gì?

Sao châu á

13:27:29 11/05/2025
Bảng tên của Bạch Lộc trong chương trình Running man được đổi thành Bạch Mộng Nghiên - tên thật của nữ diễn viên khi ghi hình tại quê nhà.
Nhóm nhạc Anh Tài sắp ra mắt: Visual "ô dề", nhạc lỗi thời, fan "cắn răng" mới khen hay

Nhóm nhạc Anh Tài sắp ra mắt: Visual "ô dề", nhạc lỗi thời, fan "cắn răng" mới khen hay

Nhạc việt

13:21:07 11/05/2025
Teaser MV No Fair lên sóng, cư dân mạng bàn tán trái chiều về concept mà B.O.F theo đuổi. 5 Anh Tài được tạo hình sặc sỡ, hơi hướng các nhóm nam Kpop.
BTC Anh Tài bị fan 3 sao nam 'tế', động thái coppy 'trắng trợn', thái độ ra sao?

BTC Anh Tài bị fan 3 sao nam 'tế', động thái coppy 'trắng trợn', thái độ ra sao?

Netizen

13:09:18 11/05/2025
Ngày 14/5 tới đây, B.O.F - nhóm nhạc bước ra từ show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, sẽ chính thức debut với MV No Fair. Không những vậy, BTC còn công bô thêm live showcase vào ngày 24 cùng tháng, được tổ chức tại điểm hẹn quen thuộc The ...
Váy xếp ly tạo nên vẻ ngoài thời thượng, dẫn đầu xu hướng

Váy xếp ly tạo nên vẻ ngoài thời thượng, dẫn đầu xu hướng

Thời trang

13:02:28 11/05/2025
Mùa nắng, nàng có thể thỏa sức tận hưởng những cơn gió mát với váy midi xếp ly thân trước không tay dịu dàng, đi làm cùng bản phối xếp ly và có thể trở nên thật sang chảnh, sành điệu với đầm xếp ly cao cấp.
Người đang khiến khán giả ức chế nhất phim 'Cha tôi người ở lại'

Người đang khiến khán giả ức chế nhất phim 'Cha tôi người ở lại'

Hậu trường phim

12:54:55 11/05/2025
Việc nhân vật quát tháo rồi trợn mắt khiến khán giả liên tưởng tới My sói - nhân vật Thu Quỳnh đóng ở Quỳnh búp bê năm 2018.