Những câu hỏi pháp lý quanh vụ kiện Trung Quốc

Xét về mặt pháp lý, sự tồn tại của điều 9 phụ lục VII và Nguyên tắc 25 của Những Nguyên tắc Thủ tục nhằm ngăn ngừa việc một bên không tham gia vụ kiện bị áp đặt những kết quả không có lợi. Như đã được đề cập, bên không xuất hiện vẫn là một bên của vụ kiện và vẫn bị ràng buộc bởi quyết định của tòa dù cho có đồng ý hay không.

Những hệ quả từ việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện?

Tuy nhiên, hệ thống luật pháp trước các tòa quốc tế đã chỉ ra rằng bên không tham dự phải chấp nhận rằng không thể trông đợi Tòa Trọng tài hoàn toàn lĩnh hội được quan điểm của bên này như trong trường hợp bên này thực sự tham gia vụ kiện. Và điều này vẫn đúng ngay cả khi bên không tham gia có đưa ra những quan điểm của mình thông qua các kênh khác.

Trong vụ việc Nicaragua kiện Mỹ, Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) đã nói rằng tòa “không thể tự dựa vào những thẩm tra của mình để bù đắp cho sự vắng mặt của một trong các bên” và rằng “sự vắng mặt, trong một vụ kiện… có liên quan đến một lượng lớn những câu hỏi về các tình tiết, lẽ dĩ nhiên phải hạn chế khả năng tiếp cận các tình tiết của tòa”.

Mặc dù đây là yếu tố có thể xem là có lợi cho Philippines, nhưng như đã nói, việc thiếu sự hợp tác của Trung Quốc có thể dẫn đến việc thiếu chứng cứ thích hợp cho Tòa Trọng tài trong việc đưa ra một quyết định, nếu có.

Những câu hỏi pháp lý quanh vụ kiện Trung Quốc - Hình 1

Phiên tòa tại Tòa Trọng tài Thường trực La Haye hồi tháng 7. Ảnh: Rappler

Trong vụ kiện Arctic Sunrise do Hà Lan khởi xướng chống lại Nga, theo quan điểm của các nhà bình luận, những biện pháp tạm thời tòa ITLOS đưa ra có thể sẽ không nghiêng về hướng có lợi (hay gần như đồng nhất) với yêu cầu của Hà Lan nhiều đến vậy nếu Nga chọn cách tham gia vụ kiện và đứng ra tự bảo vệ mình. Có thể nói rằng, trong vụ kiện Arctic Sunrise, phán quyết đi ngược lại lợi ích của nước Nga được xem là “án phạt” vì Nga đã vắng mặt.

Trong những phát biểu riêng rẽ, Thẩm phán Wolfrum và Kelly đã kịch liệt chỉ trích bên vắng mặt trong vụ kiện. Hai vị thẩm phán chỉ ra rằng, tòa quốc tế hay tòa trọng tài trong trường hợp một bên vắng mặt “phải dựa vào những chi tiết và tranh luận pháp lý được một bên đệ trình mà không được nghe ý kiến của bên còn lại. Những cứ liệu trong công luận không thể giúp cân bằng điều này một cách đầy đủ”.

Một trong những cách hiểu phát biểu trên (không đi ngược lại những yêu cầu của Điều 9) là rằng, trong một vụ kiện, các thẩm phán có khả năng đồng cảm hơn với quan điểm của bên tham dự, đơn giản là vì không có quan điểm nào khác từ bên còn lại để bác bỏ những quan điểm được đưa ra trước tòa.

Tại đây, có thể đặt tiếp ra câu hỏi: Liệu Tòa Trọng tài trong vụ việc Philippines kiện Trung Quốc có hành xử theo cùng cách thức của tòa ITLOS hay không? Cần lưu ý rằng, Tòa Trọng tài trong vụ kiện tranh chấp Biển Đông có sự hiện diện của 3 thẩm phán ITLOS từ vụ kiện Arctic Sunrise trước đó.

Và thú vị hơn nữa, trạng sư chính của Philippines cũng đồng thời là trạng sư chính từng tham dự một trong những ví dụ điển hình nhất của một vụ kiện trong đó có một bên không tham gia vụ kiện: vụ Nicaragua kiện Mỹ. Những tình tiết này càng làm cho việc dự liệu về kết quả của vụ kiện càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Những câu hỏi pháp lý quanh vụ kiện Trung Quốc - Hình 2

Video đang HOT

Hoạt động bồi đắp trái phép của Trung Quốc trên đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: SIA

Cơ chế giám sát nào có giá trị?

Như đã đề cập, quyết định không tham dự Tòa Trọng tài của Trung Quốc không phủ nhận vai trò là một bên của nước này với vụ kiện tranh chấp ở Biển Đông. Điều này có ý nghĩa quyết định của Tòa Trọng tài sẽ là quyết định cuối cùng và mang tính ràng buộc đối với Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều không may là, về mặt lý thuyết, hệ thống giải quyết tranh chấp UNCLOS không có cơ chế giám sát nào như hệ thống của ICJ với Hội đồng Bảo an. Điều này có nghĩa nếu Trung Quốc từ chối tuân theo quyết định được xem không có lợi cho lợi ích của nước này, có vẻ như sẽ không có bất kì lệnh cấm vận pháp lý nào chống lại nước này vì hành vi không chấp hành phán quyết của tòa.

Dẫu vậy, lịch sử đã ghi nhận các quốc gia từng quyết định không tham dự các vụ kiện sau khi tòa đưa ra phán quyết có nhiều cách hành xử khác nhau. Trong một số trường hợp, dù khẳng định phản đối quyết định của tòa, một số bên không tham dự cuối cùng vẫn có hành động tuân theo phán quyết cuối cùng.

Ví dụ, trong vụ kiện Arctic Sunrise, Nga đã tuyên bố sẽ không tuân theo các biện pháp tạm thời của ITLOS. Tuy nhiên, gần một năm sau khi các biện pháp này được đưa ra, Nga đã phóng thích các nhà hoạt động và con tàu, dẫu Moksva vẫn khăng khăng rằng động thái này của Nga chiếu theo một quyết định trong nước chứ không phải là việc thực thi phán quyết của tòa ITLOS.

Trong một số trường hợp khác lại có những quốc gia khác tỏ ra “cứng đầu cứng cổ” hơn. Như trong vụ kiện Nicaragua, Mỹ cương quyết chống lại phán quyết của ICJ và từ chối tham dự bất kì phiên đàm phán nào với Nicaragua về việc bồi thường thiệt hại.

Trước phản ứng như trên của Mỹ, Nicaragua đã nỗ lực buộc Mỹ thực thi phán quyết của tòa thông qua nhiều cơ chế bao gồm kêu gọi sự hỗ trợ của Hội đồng Bảo an, Đại Hội đồng và một lần nữa là tòa ICJ, với những mức độ thành công khác nhau.

Đến đây, một câu hỏi khác lại xuất hiện: Liệu điều này có đồng nghĩa với việc Tòa Trọng tài sẽ chỉ là phù phiếm? Bởi xét cho cùng, mục đích của việc theo đuổi một vụ kiện tốn kém và mất thời gian đến vậy là gì nếu phán quyết cuối cùng được định sẵn sẽ không được tuân thủ?

Nếu xem xét trên khía cạnh lợi ích, việc mang vụ kiện ra trước tòa là hữu ích với bên đơn. Việc chỉ tập trung vào câu hỏi đảm bảo việc tuân thủ phán quyết của tòa như thế nào sẽ vô tình làm bỏ qua một câu hỏi khác không kém phần quan trọng: Quyền lợi của bên đơn đến đâu và sẽ tiếp tục bị vi phạm đến mức độ nào nếu không có tiếng nói của công lý?

Trong vụ kiện này Philippines đã tuyên bố rằng, Philippines không xem vụ kiện là cái kết cho những tranh chấp ở Biển Đông, mà với Philippines, đây mới chỉ là sự bắt đầu. Điều này cho thấy rằng Philippines nhận thức đầy đủ mức độ “thành công” mà phán quyết của Tòa Trọng tài có thể mang lại. Thứ dường như Philippines đang theo đuổi là việc yêu cầu Trung Quốc xác định rõ những tuyên bố của nước này và đảm bảo những tuyên bố đó tuân theo luật quốc tế.

Đây chỉ là bước đầu tiên trong nỗ lực gỡ rối những tranh chấp ở Biển Đông và cho phép các bên giải quyết tranh chấp trên nền tảng công bằng và bình đẳng hơn.

Bên cạnh đó, trong việc đối mặt với một quốc gia láng giềng mạnh hơn trên tất cả mọi mặt, việc cậy đến một Tòa Trọng tài cũng là một cách để thu hút công luận vào những tuyên bố và hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, cũng như nhằm tạo ra áp lực quốc tế với Trung Quốc trong việc xem xét lại lập trường của nước này.

Nói một cách ngắn gọn, việc Trung Quốc không tham dự Tòa Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII trên thực tế không ngăn cản Tòa Trọng tài tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, quan điểm chính thức của nước này trong việc bác bỏ Tòa Trọng tài dường như khá khoa trương. Và những biện pháp khác được Trung Quốc sử dụng để cổ súy những tranh luận của mình trong vụ kiện về mặt hiệu ứng đã tạo ra tác dụng như thể nước này có hiện diện tại tòa.

Dù không bị cấm, nhưng bản thân những hành động như vậy của Trung Quốc cho thấy sự thiếu sự thiện chí trong nỗ lực giải quyết những tranh chấp phức tạp. Và không nghi ngờ gì, lập trường mâu thuẫn này của Trung Quốc cũng khiến cho hoạt động của Tòa Trọng tài vốn dĩ đã rối lại càng thêm tơ vò.

Theo Báo Tin tức

Philippines, Trung Quốc, Mỹ và vụ kiện Biển Đông

Trước những bình luận gần đây của một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ về vụ kiện Philippines đưa ra trước Tòa Trọng tài Thường thực (PCA) ở La Haye, Hà Lan ngả theo hướng ủng hộ Manila, phản đối Bắc Kinh, Trung Quốc đã đưa ra những phản ứng gay gắt.

Philippines, Trung Quốc, Mỹ và vụ kiện Biển Đông - Hình 1

Phiên tòa kín tại Tòa Trọng tài thường trực La Haye. Ảnh: Rappler

Đầu tháng này, Philippines đã trình một vụ kiện ra trước PCA về những tuyên bố chủ quyền trên các vùng tranh chấp ở Biển Đông. Mặc dù vậy, Trung Quốc đã liên tục từ chối tham gia, đồng thời yêu cầu Philippines rút hồ sơ vụ kiện, ngồi vào bàn đàm phán song phương để giải quyết vấn đề.

Trong tuần qua, việc một quan chức Mỹ đã đưa ra những bình luận ủng hộ vụ kiện của Philippines đã khiến Bắc Kinh nổi giận. Trung Quốc cho rằng Washington đang sử dụng ảnh hưởng của mình đề thúc đẩy vụ kiện đi đến một phán quyết cuối cùng sẽ gây bất lợi cho Trung Quốc.

Những bình luận "chọn phe" của Mỹ

Đó là những bình luận của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đầu tuần trước trong bài phát biểu tại hội nghị thường niên lần thứ 5 về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) diễn ra tại thủ đô Washington D.C.

Trong bài phát biểu của mình, ông Russel nói: "Chúng tôi không trung lập khi nói về vấn đề tuân thủ luật quốc tế. Chúng tôi sẽ trừng phạt mạnh tay khi nói đến chuyện tuân thủ luật pháp".

Thêm vào đó, ông Russel còn nói rằng, trong bối cảnh cả Bắc Kinh và Manila đều đã ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), cho nên về mặt luật pháp, cả hai cùng phải chịu sự ràng buộc theo phán quyết của tòa. Việc Mỹ không ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông là chuyện ai cũng tỏ nhưng những bình luận như trên chưa từng phát ra từ phía các quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho đến thời điểm diễn ra bài phát biểu của ông Russel.

Cũng trong đầu tháng này, một nhóm các nghị sĩ bao gồm các chủ tịch và thành viên của cả Hội đồng Quân sự Thượng viện Mỹ và Hội đồng Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã đưa ra một tuyên bố ủng hộ Philippines. Tuyên bố cho hay: "...chúng tôi hoan nghênh Tổng thống Philippines Benigno Aquino III và chính phủ của ông trong việc cam kết theo đuổi vụ kiện này. Trong lúc Trung Quốc đang xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông và tăng cường sử dụng vũ lực để đạt được mục đích của nước này, chúng tôi cảm nhận được sự khích lệ khi thấy Manila tiếp tục nỗ lực giải quyết những tuyên bố này một cách hòa bình, phù hợp với luật quốc tế, và thông qua những cơ chế trọng tài quốc tế. Mỹ phải tiếp tục ủng hộ các đối tác và đồng minh của chúng ta, bao gồm Philippines".

Phản ứng của Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24/7 cho hay Mỹ đang cố tác động đến vụ kiện trọng tài về vấn đề Biển Đông để ủng hộ Philippines. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) nói: "Nhằm nỗ lực thúc đẩy vụ kiện tòa trọng tài đơn phương của Philippines, phía Mỹ hành động như một &'thẩm phán bên ngoài phiên tòa', vạch đường hướng cho tòa trọng tài được thành lập theo yêu cầu của Philippines. Điều này không phù hợp với vị thế nước Mỹ tuyên bố về vấn đề tranh chấp Biển Đông. Vì không phải là một bên liên quan trong vấn đề Biển Đông, Mỹ nên tuân thủ tuyên bố của nước này không chọn phe phái và kiềm chế có hành động đi ngược lại với sự ổn định và hòa bình của khu vực".

Philippines, Trung Quốc, Mỹ và vụ kiện Biển Đông - Hình 2

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng.

Vụ kiện Tòa trọng tài Quốc tế

Ngày 7/7, năm thẩm phán tại PCA đã lắng nghe phiên khai mạc của vụ kiện Philippines - Trung Quốc về những tuyên bố chủ quyền trên vùng tranh chấp ở Biển Đông. Trong thời hạn một tuần, với việc viện dẫn UNCLOS, Philippines hy vọng tuyết phục được tòa trọng tài rằng tòa có thẩm quyền trong việc xử lý những tranh chấp ở Biển Đông và nên có phán quyết can thiệp. Trong trường hợp PCA đưa ra phán quyết tòa có thẩm quyền, quyết định có thể được đưa ra trong khoảng thời gian 3 tháng tới.

Trong lúc này, Trung Quốc vẫn liên tục từ chối tham gia vụ kiện, đồng thời tranh luận rằng tòa không có thẩm quyền để can thiệp trong những tranh chấp ở Biển Đông. Mặt khác, nước này tiếp tục tìm kiếm giải pháp cho những xung đột trên Biển Đông thông qua các cuộc đàm phán song phương.

Dù Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện, PCA đã cho Trung Quốc thời hạn đến ngày 17/8 để đưa ra bình luận về phiên tòa. Trung Quốc cũng được yêu cầu cung cấp lập trường của nước này về các vấn đề thẩm quyền trong vụ kiện. Dựa trên những phản ứng của Trung Quốc từ trước đến nay, khó có thể nói được nước này sẽ đưa ra bất cứ điều gì ngoại trừ tuyên bố bác bỏ phiên tòa, như Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không công nhận bất kì sự phân xử nào của một tòa quốc tế.Khi được tòa yêu cầu cung cấp phản luận cứ, Trung Quốc chỉ đưa ra một "văn bản bày tỏ quan điểm" tuyên bố tòa không có thẩm quyền xử lý những tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc tranh luận rằng nước này được quyền phản đối tòa trọng tài trong tranh chấp về đường ranh giới, yêu sách lịch sử hoặc hoạt động quân sự bởi năm 2006 Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố chính thức viện dẫn điều 298 của UNCLOS.

Đồng thời, Trung Quốc cũng tranh luận rằng với việc lập hồ sơ vụ kiện, Philippines đã vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), văn kiện được kí kết vào năm 2002 giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN. DOC là một tuyên bố không mang tính ràng buộc, không khuyến khích các quốc gia tuyên bố chủ quyền có những hành động làm gia tăng căng thẳng ở khu vực tranh chấp.

Kết quả

Về vị trí chính thức trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Mỹ là một nước trung lập. Nhưng cần thấy rằng, Philippines là một đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực và cả hai quốc gia này đã ký kết hiệp ước quốc phòng. Dù quan điểm chính thức của Mỹ là trung lập, song từ quan điểm của các quan chức chính phủ nước này, khó có thể nói Mỹ đóng vai trò trung lập trong tranh chấp ở Biển Đông. Nhìn tổng quan, những quan điểm rõ ràng của cộng đồng thế giới về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là cần thiết nhằm gây sức ép trước những hành vi bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Trong khi đó, việc Trung Quốc từ chối tham gia vào một tòa trọng tài khiến dư luận quốc tế đặt ra câu hỏi: Liệu Trung Quốc có thật sự là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng toàn cầu, hay sự tích cực tham gia của quốc gia này chỉ diễn ra khi Trung Quốc là nước nắm ở đằng chuôi?

Theo Báo Tin tức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89
12:30:59 14/05/2025
Người được Tổng thống Putin "chọn mặt gửi vàng" để đàm phán với UkraineNgười được Tổng thống Putin "chọn mặt gửi vàng" để đàm phán với Ukraine
13:59:37 15/05/2025
Miss World 2025: đại diện Thái lên đồ bó sát 'nhức mắt', bị quốc tế trừ điểm?Miss World 2025: đại diện Thái lên đồ bó sát 'nhức mắt', bị quốc tế trừ điểm?
11:30:36 14/05/2025
Mỹ tiến tới ngừng kê đơn thuốc chứa fluoride cho trẻ emMỹ tiến tới ngừng kê đơn thuốc chứa fluoride cho trẻ em
06:18:00 15/05/2025
Dàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung ĐôngDàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung Đông
12:20:32 14/05/2025
Thủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch SindoorThủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch Sindoor
13:14:15 14/05/2025
Tiết lộ cuộc họp giờ chót của ông Putin trước đàm phán với UkraineTiết lộ cuộc họp giờ chót của ông Putin trước đàm phán với Ukraine
22:50:21 15/05/2025
Kịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung QuốcKịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung Quốc
07:32:24 15/05/2025

Tin đang nóng

Cô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệuCô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệu
23:54:10 15/05/2025
Chồng Hồ Quỳnh Hương chính thức lộ mặt, danh tính khiến cộng đồng mạng dậy sóngChồng Hồ Quỳnh Hương chính thức lộ mặt, danh tính khiến cộng đồng mạng dậy sóng
21:22:18 15/05/2025
Ái nữ đắt giá nhất showbiz, được nam thần hạng A chi 1665 tỷ để nâng niuÁi nữ đắt giá nhất showbiz, được nam thần hạng A chi 1665 tỷ để nâng niu
20:52:35 15/05/2025
Người bị truy nã ra đầu thú sau khi xem tin đăng trên Báo Thanh NiênNgười bị truy nã ra đầu thú sau khi xem tin đăng trên Báo Thanh Niên
21:09:40 15/05/2025
Ở tuổi U80, tài tử "Tây du ký" muốn có con với bạn gái kém 40 tuổiỞ tuổi U80, tài tử "Tây du ký" muốn có con với bạn gái kém 40 tuổi
22:02:58 15/05/2025
Diễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặpDiễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặp
23:10:57 15/05/2025
Lý Nhã Kỳ làm phù dâu, tuyên bố bất ngờ trong lễ cưới Hồ Quỳnh HươngLý Nhã Kỳ làm phù dâu, tuyên bố bất ngờ trong lễ cưới Hồ Quỳnh Hương
22:06:27 15/05/2025
Khởi tố cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu sữa, thực phẩm dinh dưỡngKhởi tố cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu sữa, thực phẩm dinh dưỡng
21:39:22 15/05/2025

Tin mới nhất

Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh

Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh

23:54:03 15/05/2025
Truyền thông đưa tin hôm 14/5, Mỹ hiện có một thỏa thuận sơ bộ với UAE, cho phép nước này nhập khẩu 500.000 chip AI tiên tiến nhất mỗi năm của Tập đoàn Nvidia (NVDA.O), bắt đầu từ năm nay.
Ông Trump đề xuất phát triển tiêm kích thế hệ 6

Ông Trump đề xuất phát triển tiêm kích thế hệ 6

22:40:15 15/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ đang xem xét việc phát triển máy bay chiến đấu hai động cơ F-55, đồng thời nâng cấp mẫu F-22 Raptor lên phiên bản cải tiến là F-22 Super.
Phản ứng của ông Trump khi ông Putin không dự đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

Phản ứng của ông Trump khi ông Putin không dự đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

22:31:57 15/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không thất vọng trước việc nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin không tham dự cuộc đàm phán về Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ.
NATO: Đàm phán giữa Nga - Ukraine có thể tiến triển trong 2 tuần tới

NATO: Đàm phán giữa Nga - Ukraine có thể tiến triển trong 2 tuần tới

22:25:08 15/05/2025
Tổng Thư ký NATO tin rằng nỗ lực thương lượng nhằm kết thúc chiến sự Nga - Ukraine có thể tiến triển trong 10-14 ngày tới.
Chưa có thời gian cụ thể về đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Istanbul

Chưa có thời gian cụ thể về đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Istanbul

20:56:57 15/05/2025
Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Riabkov khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán nghiêm túc với Ukraine tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), nhưng kết quả đàm phán không chỉ phụ thuộc vào lập trường của Moskva.
Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ

20:38:57 15/05/2025
Cách đây ít ngày, phía Nga đã đưa ra đề xuất khởi động các cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine trong tuần này thay chấp thuận ngay lập tức một lệnh ngừng bắn vô điều kiện do Ukraine đề xuất.
Ngoại trưởng Mỹ kỳ vọng vào tiến trình đàm phán giữa Nga và Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ kỳ vọng vào tiến trình đàm phán giữa Nga và Ukraine

20:32:21 15/05/2025
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Mục tiêu là hướng tới một giải pháp bền vững cho cuộc chiến kéo dài.
Trung Quốc bàn giao tàu chở ô tô sức chứa 9.500 xe

Trung Quốc bàn giao tàu chở ô tô sức chứa 9.500 xe

20:31:36 15/05/2025
Ngay trong tối cùng ngày, tàu Anji Ansheng sẽ khởi hành chuyến hải trình đầu tiên đến châu Âu, mang theo khoảng 7.000 xe chạy bằng năng lượng mới sản xuất tại Trung Quốc, trong đó có nhiều mẫu xe mang thương hiệu MG của SAIC.
Chi nhánh của Al Qaeda thừa nhận gây ra vụ tấn công ở Burkina Faso

Chi nhánh của Al Qaeda thừa nhận gây ra vụ tấn công ở Burkina Faso

20:25:00 15/05/2025
Cũng theo SITE, một cuộc tấn công khác cũng đã xảy ra ở Burkina Faso làm 10 thành viên một tổ chức dân quân thân chính phủ là VDP ở tỉnh Gnagna ở miền Đông thiệt mạng.
Cử tri Hàn Quốc rất quan tâm tới cuộc bầu cử tổng thống

Cử tri Hàn Quốc rất quan tâm tới cuộc bầu cử tổng thống

20:11:53 15/05/2025
Cuộc khảo sát được tiến hành bằng cách sử dụng các cuộc phỏng vấn qua điện thoại có hỗ trợ của máy tính, với 90% qua số di động ảo và 10% qua điện thoại cố định. Tỷ lệ phản hồi là 17%.
Trung Đông trải thảm tím, điều tiêm kích đón Tổng thống Trump

Trung Đông trải thảm tím, điều tiêm kích đón Tổng thống Trump

20:00:34 15/05/2025
Lịch trình chuyến thăm của Tổng thống Trump bao gồm việc tham dự buổi lễ uống cà phê, diễn đàn đầu tư Saudi Arabia - Mỹ, thăm một Di sản Thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận và dự quốc...
Lý do Trung Quốc cảnh báo Anh về thỏa thuận thương mại với Mỹ

Lý do Trung Quốc cảnh báo Anh về thỏa thuận thương mại với Mỹ

19:58:34 15/05/2025
Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ bên nào đạt được thỏa thuận gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Nếu điều này xảy ra, Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận và sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp đối phó .

Có thể bạn quan tâm

Brad Pitt trở lại với đường đua Công thức 1

Brad Pitt trở lại với đường đua Công thức 1

Phim âu mỹ

06:55:29 16/05/2025
Bom tấn tốc độ Phim điện ảnh F1 hé lộ trailer cuối, đưa Brad Pitt trở lại với đường đua Công thức 1 trong vai một tay đua kỳ cựu khao khát tìm lại vinh quang.
Theerathon Bunmathan lại chơi xấu Quang Hải

Theerathon Bunmathan lại chơi xấu Quang Hải

Sao thể thao

06:54:56 16/05/2025
4 năm sau cú giật cùi chỏ ở AFF Cup, Theerathon Bunmathan tái ngộ Quang Hải. Một lần nữa, ngôi sao của Thái Lan lại chơi xấu cầu thủ Việt Nam.
Vợ Quang Hải sang chảnh về nhà chồng vẫn phải làm điều này, lần đầu thắng Hải My

Vợ Quang Hải sang chảnh về nhà chồng vẫn phải làm điều này, lần đầu thắng Hải My

Netizen

06:52:50 16/05/2025
Dù nổi tiếng với hình ảnh sành điệu, thời thượng nơi thành thị, nhiều nàng WAGs của bóng đá Việt như Chu Thanh Huyền, Doãn Hải My, Quỳnh Anh hay Huyền Mi lại gây ấn tượng mạnh khi về quê chồng.
Lộ diện 3 phim Việt so kè tại rạp dịp lễ 2/9

Lộ diện 3 phim Việt so kè tại rạp dịp lễ 2/9

Phim việt

06:50:56 16/05/2025
Những bộ phim sẽ ra mắt trong dịp lễ 2/9 đã hé lộ loạt hình ảnh cho thấy mức độ đầu tư chỉn chu về bối cảnh và diễn xuất. Các phim cũng có sự đa dạng về thể loại.
Dàn sao dự đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Thiều Bảo Trâm khoe dáng gợi cảm, "chị đại kim cương" quyết tâm làm 1 việc

Dàn sao dự đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Thiều Bảo Trâm khoe dáng gợi cảm, "chị đại kim cương" quyết tâm làm 1 việc

Sao việt

06:38:07 16/05/2025
Một vài sao Việt thân thiết với Hồ Quỳnh Hương đích thân có mặt để chứng kiến khoảnh khắc trọng đại của nữ ca sĩ.
Lý do thật sự khiến Jeon So Min rời Running Man

Lý do thật sự khiến Jeon So Min rời Running Man

Sao châu á

06:19:18 16/05/2025
Trong lần xuất hiện gần đây trên chương trình Huh Young Man s Food Travel của đài TV Chosun, nữ diễn viên đã tiết lộ lý do khiến cô quyết định chia tay Running Man.
Thảm đỏ Cannes ngày 3: Chung Sở Hi đẹp phát sáng, cùng Chompoo Araya "chặt chém" Irina Shayk và cả Hoa hậu Hoàn vũ

Thảm đỏ Cannes ngày 3: Chung Sở Hi đẹp phát sáng, cùng Chompoo Araya "chặt chém" Irina Shayk và cả Hoa hậu Hoàn vũ

Sao âu mỹ

06:16:10 16/05/2025
Chompoo Araya, Chung Sở Hi, Irina Shayk, Hirose Suzu, Iris Mittenaere, Andie MacDowell... đã biến thảm đỏ LHP Cannes 2025 ngày 3 thành sàn diễn thời trang.
Trẻ bị viêm phổi và cách chăm sóc đúng tại nhà

Trẻ bị viêm phổi và cách chăm sóc đúng tại nhà

Sức khỏe

06:13:14 16/05/2025
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên áp dụng đúng cách chăm sóc bệnh cho trẻ phù hợp. Có như vậy mới giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.
Cách nấu 3 món ăn giúp trẻ lâu, da hồng hào săn chắc nhưng giá cực rẻ

Cách nấu 3 món ăn giúp trẻ lâu, da hồng hào săn chắc nhưng giá cực rẻ

Ẩm thực

06:10:10 16/05/2025
Bì lợn xào cay, chân giò hầm đậu nành... là những món ăn bình dân nhưng có thể giúp cải thiện độ săn chắc, hồng hào của làn da, nhờ thế giúp bạn trẻ hơn tuổi thật.
Demi Moore kể hậu trường cảnh bikini biểu tượng trong 'Charlie's Angels'

Demi Moore kể hậu trường cảnh bikini biểu tượng trong 'Charlie's Angels'

Hậu trường phim

06:07:34 16/05/2025
Trong cuộc trò chuyện mới đây, Demi Moore chia sẻ về cảnh bibiki mang tính biểu tượng của mình trong phim Charlie s Angels: Full Throttle (2003).
Phim ngôn tình dở nhất hiện tại: Nam chính xấu ơi là xấu, nữ chính sao lại khó tả thế này

Phim ngôn tình dở nhất hiện tại: Nam chính xấu ơi là xấu, nữ chính sao lại khó tả thế này

Phim châu á

05:50:23 16/05/2025
Bộ phim Nhân Sinh Nếu Như Lần Đầu Gặp Gỡ do các diễn viên trẻ Lý Hiện, Xuân Hạ, Ngụy Đại Huân đóng chính đã phải chờ tới 5 năm mới được lên sóng.