Những “con tốt” trong vòng xoay đồng tiền của Phạm Công Danh
Để rút tiền của Ngân hàng Xây dựng, Phạm Công Danh đã thuê các bảo vệ, nhân viên rửa xe Tập đoàn Thiên Thanh lập công ty rồi vay tiền ngân hàng.
Bảo vệ, nhân viên rửa xe lên đời giám đốc
Trong vụ đại án kinh tế Phạm Công Danh (SN 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB, cựu Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm, ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng thì đáng chú ý, cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự của hơn 20 bị cáo tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Các bị cáo trong phiên tòa xét xử đại án kinh tế tại Ngân hàng VNCB.
Trong 14 công ty liên quan đến hành vi trái quy định về cho vay, có 12 công ty do Phạm Công Danh lập ra và thuê các nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh và người quen đứng chức danh giám đốc.
Nguyễn Quốc Thịnh (SN 1979, quê Quảng Ngãi) vốn là bảo vệ của Tập đoàn Thiên Thanh. Để kiếm thêm thu nhập, được sự đề nghị Thịnh đứng ra lập Công ty Thịnh Quốc.
Ngoài lương bảo vệ, Thịnh còn được trả cho chức danh giám đốc mỗi tháng 5 triệu sau này tăng lên 10 triệu đồng. Thấy dễ làm ăn, Thịnh lôi kéo vợ vào cuộc chơi.
Vợ Thịnh là Hồ Thị Đi (SN 1984, quê Quảng Ngãi), cũng được thuê lập và làm giám đốc Công ty Xây dựng Hương Việt.
Không thuộc người của Tập đoàn Thiên Thanh, nên lương “giám đốc” hàng tháng của Đi khoảng 10 triệu đồng được chuyển vào tài khoản của chồng.
Không chỉ Thịnh mà ở Tập đoàn Thiên Thanh thời điểm đó bỗng dưng nở rộ thành phong trào bảo vệ, rửa xe của tập đoàn cùng nhau làm giám đốc.
Video đang HOT
Ngoài Thịnh, còn có các bảo vệ như Trần Thanh Tùng (SN 1966, quê Long An) lập và đứng tư cách pháp nhân Công ty Thanh Quang, Nguyễn Minh Quân (SN 1984, quê TP.HCM) lập và đứng tư cách pháp nhân Công ty An Phát.
Đến rửa xe của Tập đoàn Thiên Thanh là Nguyễn Hữu Duyên (SN 1964, quê Quảng Ngãi) cũng có chức danh giám đốc của Công ty Quang Đại.
Suy nghĩ đơn giản của những nhân viên bảo vệ, rửa xe của Tập đoàn Thiên Thanh này là có thêm một khoản thu nhập cho gia đình.
Đặt bút ký vay hàng trăm tỷ đồng
Việc thành lập công ty đối với những bảo vệ, nhân viên rửa xe của Tập đoàn Thiên Thanh hết sức đơn giản. Đã có những bộ hồ sơ làm sẵn, và họ chỉ việc theo người của Tập đoàn Thiên Thanh đến Sở Kế hoạch Đầu tư làm thủ tục đăng ký thành lập công ty.
Khi công việc hoàn thiện, họ tiếp tục trở về vị trí công việc vốn có của mình. Con dấu của các công ty được giao lại cho Tập đoàn Thiên Thanh quản lý.
Những công ty mà các nhân viên bảo vệ, rửa xe của Tập đoàn Thiên Thanh đứng tên thực chất không hề hoạt động kinh doanh.
Mỗi lần nhân viên tài chính kế toán của Tập đoàn Thiên Thanh gọi điện yêu cầu, các “giám đốc” này lại đến ngân hàng ký hồ sơ vay tiền. Hành vi của họ đã giúp sức cho Phạm Công Danh rút hàng trăm tỷ đồng từ Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).
Điển hình như Nguyễn Thanh Tùng đã ký vay của VNCB chi nhánh Sài Gòn số tiền 450 tỷ đồng.
Nguyễn Hữu Duyên ký vay của VNCB chi nhánh Lam Giang số tiền 380 tỷ đồng.
Hay như Nguyễn Minh Quân ký vay của VNCB chi nhánh Sài Gòn 440 tỷ đồng.
Theo cơ quan tố tụng, thực chất họ là những người lao động vì cuộc sống mưu sinh.
Các khoản vay này đều của Phạm Công Danh và được cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB sử dụng.
Cơ quan tố tụng cũng cho rằng, họ chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên, không được hưởng lợi trực tiếp từ hành vi phạm tội của mình.
Nhiều bị cáo có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có công với đất nước nên cần được phân hóa xem xét giảm nhẹ hình phạt khi xét xử./.
Theo VOV
Tập đoàn Thiên Thanh đã "nuốt" 900 tỷ đồng của VNCB từ phát hành trái phiếu
Tập đoàn Thiên Thanh không phát hành trái phiếu trực tiếp cho VNCB mà thông qua Quỹ Lộc Việt đầu tư 900 tỷ đồng vào trái phiếu của 03 doanh nghiệp: An Lộc, Thạch Hà, Minh Quang và 03 doanh nghiệp này lại đầu tư vào trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh.
Tập đoàn Thiên Thanh đã "nuốt" 900 tỷ đồng của VNCB từ phát hành trái phiếu
Vì sao có đến 3 công ty tham gia mua trái phiếu?
Do cần tiền để chăm sóc khách hàng và tái cơ cấu ngân hàng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai tìm mọi cách để có tiền, chuyển về tập đoàn Thiên Thanh để sử dụng.
Thông qua mối quan hệ quen biết với Nguyễn Việt Hà, Tổng giám đốc CTCP quản lý Quỹ Lộc Việt (Quỹ Lộc Việt), Phan Thành Mai đề xuất phương án Ủy thác đầu tư cho Quỹ Lộc Việt để mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, tháng 5/2013, Phạm Công Danh và Phan Thành Mai gặp Nguyễn Việt Hà thống nhất các nội dung: Ủy thác cho Quỹ Lộc Việt 2.000 tỷ đồng với chi phí ủy thác 3% trên tổng mức vốn ủy thác để đầu tư vào trái phiếu do VNCB chỉ định và hợp thức bằng biên bản, nghị quyết của VNCB.
Theo biên bản họp Hội đồng tín dụng VNCB ngày 20/5/2013, VNCB đồng ý ủy thác không quá 2.000 tỷ đồng cho Quỹ Lộc Việt thay mặt VNCB sử dụng ủy thác đầu tư để mua - bán các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp do VNCB chỉ định trên nguyên tắc thỏa mãn mức lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng, thời hạn ủy thác là 24 tháng, phí ủy thác 3%/năm.
Phan Thành Mai đã ký chuyển khoản 903 tỷ đồng (900 tỷ đồng ủy thác 3 tỷ đồng phí dịch vụ) vào tài khoản của Quỹ Lộc Việt tại TienPhongBank chi nhánh TP.HCM.
Tuy nhiên, căn cứ vào quy trình đầu tư của Quỹ Lộc Việt không cho phép một giao dịch quá 300 tỷ đồng. Nguyễn Việt Hà đã đề xuất với Danh và Mai đầu tư vào trái phiếu của 3 công ty: CTCP Đầu tư và Thương mại An Lộc (300 tỷ đồng) và CTCP Đầu tư và Thương mại Thạch Hà (300 tỷ đồng) và mua 303 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Đầu tư và Thương mại Minh Quang.
Biết vi phạm nhưng vẫn phát hành trái phiếu
Nhận được tiền, Quỹ Lộc Việt đã dùng 900 tỷ đồng ủy thác để mua trái phiếu: CTCP Đầu tư và Thương mại An Lộc (300 tỷ đồng) và CTCP Đầu tư và Thương mại Thạch Hà (300 tỷ đồng) và mua 303 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Đầu tư và Thương mại Minh Quang.
Sau đó, cả 03 đại diện của 03 công ty trên đều ký hợp đồng mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh với Phạm Công Danh tương ứng với số tiền đã nhận từ việc bán trái phiếu cho Quỹ Lộc Việt. Tất cả số tiền này đều được các công ty trên chuyển vào tài khoản của tập đoàn Thiên Thanh, sau đó được chuyển ngay vào tài khoản của Phạm Công Danh mở tại VNCB chi nhánh Sài Gòn.
Số tiền 3 tỷ đồng đã được trả cho Quỹ Lộc Việt về khoản phí ủy thác.
Sau khi phù phép lòng vòng, 900 tỷ đồng trái phiếu tập đoàn Thiên Thanh thực chất là được bán cho VNCB, tiền khi được chuyển vào tài khoản riêng, Phạm Công Danh đã rút 851 tỷ đồng trả nợ Nhóm Phú Mỹ, còn 49 tỷ đồng Phạm Công Danh đã sử dụng vào mục đích cá nhân.
Việc phát hành trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh trái với quy định tại Nghị định số 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
Vì dự án Khu phức hợp Thương mại Dịch vụ Thiên Thanh Đà Nẵng chưa có văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền, chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán có lãi năm 2012 nhưng tập đoàn Thiên Thanh vẫn lập hồ sơ phát hành 2.500 tỷ đồng trái phiếu, ra thông báo và bán hơn 900 tỷ đồng trái phiếu tập đoàn Thiên Thanh.
Hành vi này của Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Phạm Đình Quyết cũng vi phạm quy định về ủy thác "Đối với việc nhận ủy thác và ủy thác của TCTD,... TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện khi NHNN chấp thuận bằng văn bản".
Theo Bizlive
Đại án 9.000 tỷ: Hàng loại tài sản "khủng" bị kê biên Ngày thứ 3 xét xử "đại án" gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng tiếp tục phần công bố cáo trạng của Viện kiểm sát. Trong phần cáo trạng được VKS công bố tại tòa sáng nay (21/7) đã nêu ra danh sách các tài sản kê biên, thu giữ trong quá trình điều tra vụ án. Bị cáo Phạm Công Danh tại tòa....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tử hình kẻ sát hại 2 mẹ con nhân tình

EVNSPC cảnh báo xuất hiện thêm trang web giả mạo ngành điện

Chủ tịch Công ty Dược Sơn Lâm khai chi tiền 'hoa hồng' cho gần 100 cán bộ y tế

Đại gia buôn lậu hàng trị giá 1.814 tỷ đồng, chi tiền tỷ 'lót tay' hải quan

Tạm giữ người phụ nữ cho vay nặng lãi đến 365%/năm ở Cẩm Phả

Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm

"Chém gió" là kế toán thuế, lừa đảo nhiều nạn nhân chuyển tiền làm thủ tục hoàn thuế

Đã xác định người liên quan vụ phá rừng phòng hộ ở Quảng Trị

Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh trộm cắp khi người dân chiêm bái xá lợi Phật

Phá đường dây sản xuất khí cười cực lớn, bắt 11 đối tượng

Truy tố chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân vì đưa hối lộ cho cựu Giám đốc PC Bình Thuận

Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ
Có thể bạn quan tâm

Điểm đến cảm xúc thu hút du khách trong xu hướng du lịch trải nghiệm
Du lịch
09:43:03 19/05/2025
Lương trung bình 8-9 triệu đồng nên mua Yamaha Sirius FI hay Honda Wave Alpha?
Xe máy
09:40:45 19/05/2025
Đối thủ của Honda CR-V, Mazda CX-5 giảm giá hơn 100 triệu đồng tại Việt Nam
Ôtô
09:33:51 19/05/2025
Xuất hiện tựa game nhập vai mới khiến người chơi choáng váng, có 100 kết thúc, nội dung viết đủ 60 cuốn tiểu thuyết
Mọt game
09:32:57 19/05/2025
Giá iPhone 13, iPhone 13 Pro Max mới nhất rẻ chưa từng có, giảm kịch sàn dù xịn chẳng kém iPhone 16
Đồ 2-tek
09:24:57 19/05/2025
One UI 7 có siêu năng lực mà Google có thể sao chép
Thế giới số
09:21:32 19/05/2025
Chủ tịch tỉnh yêu cầu xác minh việc bữa ăn bán trú phải đóng 2 lần thuế
Tin nổi bật
09:21:22 19/05/2025
"Ông hoàng Kpop" G-Dragon chuẩn bị cưới?
Sao châu á
09:21:09 19/05/2025
Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine
Thế giới
09:19:28 19/05/2025
Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục
Sức khỏe
09:18:22 19/05/2025