Những cột mốc biên cương trên biển
Mùa này, những chiếc tàu cá của ngư dân Bình Châu, Lý Sơn (Quảng Ngãi) tấp nập ra khơi, trực chỉ ngư trường Hoàng Sa. Trên cảng cá Sa Kỳ, những con tàu tất bật đi về với cờ Tổ quốc đỏ thắm tung bay phấp phới.
Tàu của ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi trực chỉ ngư trường Hoàng Sa lúc nào cũng phấp phới lá cờ Tổ quốc – Ảnh: TRẦN MAI
Nghề biển cả có điều rất lạ: trên tàu có đủ các thế hệ, tuổi từ mười bảy đôi mươi tới người mái tóc pha sương qua hàng sáu chục.
Tại cảng cá Sa Kỳ, thuyền trưởng Nguyễn Chí Thạnh của tàu cá QNg 96093 đang nhập vật liệu cho chuyến ra khơi. Ngoài nước đá, xăng dầu, đồ ăn còn một thứ không thể thiếu, được chính tay thuyền trưởng Thạnh mang xuống tàu: những lá cờ Tổ quốc.
Thuyền trưởng Thạnh cho biết chuyến đi nào tàu cũng mang theo năm lá cờ, ngoài hai lá lúc nào cũng tung bay trên nóc tàu. Anh giải thích: “Dự phòng là vì gió bão làm hỏng cờ, nhất là phòng khi tàu Trung Quốc cướp tàu chặt cờ, mình phải có lá cờ khác thay thế”. Anh nói: lá cờ của ngư dân Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa còn là sự khẳng định chủ quyền của đất nước mình trên biển.
Video đang HOT
Chiếc tàu của thuyền trưởng Thạnh ra khơi lần này từng bị tàu Trung Quốc đâm toạc mạn phải hồi tháng 6-2015. 32 tuổi, có 11 năm làm thuyền trưởng, một lần bị Trung Quốc nhốt hơn hai tháng ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và bị cướp tàu khi đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa. Đó là vào năm 2009.
Lần đó Bộ Ngoại giao đã yêu cầu Trung Quốc phải thả anh Thạnh. Tay trắng trở về, Thạnh lại cùng anh em ngư dân hùn vốn đóng tàu mới tiếp tục ra khơi. Lần này, khi cầm lái ra Hoàng Sa, thuyền trưởng Thạnh vẫn chắc nịch: “Dù có bị Trung Quốc cướp phá 100 lần chúng tôi cũng không ngán. Vẫn cứ ra Hoàng Sa, tôi còn làm thuyền trưởng ngày nào thì hai lá cờ trên nóc tàu này vẫn tung bay ở Hoàng Sa”.
Cạnh đó là tàu cá QNg 95450 của ngư dân Trương Văn Đức. Ông Đức vừa trở về từ Hoàng Sa hơn một tuần đánh bắt và giờ lại chuẩn bị ra khơi. Hơn 30 năm ngang dọc Hoàng Sa, câu chuyện của ông Đức không chỉ thấm vị mặn của biển mà còn cả mồ hôi và máu. Tháng 7-2015, chiếc tàu cá QNg 90559 do ông làm thuyền trưởng đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Con tàu QNg 95450 này là ông vay mượn đóng mới để tiếp tục ra khơi.
Ngư dân lão luyện này nói rằng ngư trường thì nhiều nơi nhưng Hoàng Sa thì chỉ có một, sứ mệnh của những chiếc tàu đánh bắt ở Hoàng Sa là bảo vệ từng mét nước của Tổ quốc. “Ở đâu có tàu ngư dân Việt Nam thì ở đó là lãnh hải của nước mình. Tui dù bị tàu Trung Quốc đâm chìm tàu mất trắng nhưng giờ có tàu vẫn ra Hoàng Sa. Dễ gì ngư dân chịu bỏ đi ngư trường truyền thống của mình. Trung Quốc càng ngang ngược thì mình quyết không lùi bước” – ông Đức nói.
Nhìn hàng chục chiếc tàu mỗi sáng xuất bến ra khơi, ông Nguyễn Thanh Hùng, chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, nói: ra biển là nghề mưu sinh nhưng mỗi ngư dân đều ý thức được sứ mệnh mà Tổ quốc giao cho mình, đó là mỗi chiếc tàu, mỗi ngư dân là một cột mốc sống giữa trùng khơi, bất chấp sự ngang ngược quấy nhiễu của những chiếc tàu sắt lừng lững hung hăng của Trung Quốc đến quấy phá.
Theo NTD
Động thái mới của Trung Quốc ở Hoàng Sa thách thức Tòa Trọng tài
Truyền thông Trung Quốc thông báo "trường học cực nam" được khai giảng tại đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, nơi bị Trung Quốc đánh chiếm sau trận hải chiến vào tháng Giêng năm 1974.
Dẫn lại phóng sự của đài truyền hình Trung Quốc CCTV "trường học xa xôi nhất của Trung Quốc được khai giảng vào ngày 1.9 vừa qua tại đảo Vĩnh Hưng", hãng tin trên mạng Quarzt.com của Mỹ cho biết đây là một động thái mới của Bắc Kinh nhằm thách thức phán quyết của Toà Trọng tài The Hague, phủ nhận các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Bắc Kinh bỏ ra 5,4 triệu USD để xây ngôi trường này, bổ nhiệm 8 giáo viên. Tất cả 21 học sinh là con của các giảng viên và binh sĩ trấn đóng trên đảo - theo RFI.
Quarzt.com nhắc lại địa danh mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng thực sự là đảo Phú Lâm theo tên gọi của Việt Nam và theo phán quyết của Toà Trọng tài, thì Vĩnh Hưng không phải là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
RFI dẫn tường thuật của Quarzt.com cho biết, bài học đầu tiên trong ngày khai giảng tập trung vào địa chính trị: Chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Hải.
Các em học sinh phải lặp lại từng chữ với cô giáo họ Đường: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và vùng biển xung quanh".
Trong dư luận Trung Quốc, một số dân mạng cho rằng "Trung Quốc đã hùng mạnh và phô trương sức mạnh", và "chúng ta có thể xây trường ở đá Chữ Thập và cho học sinh Philippines đến học".
Trái lại, một số khác chỉ trích hành động lợi dụng trẻ con vào mục tiêu chính trị: "Vì sao có nhu cầu xây trường ở nơi đang có tranh chấp chủ quyền? Chính quyền làm chuyện này để phục vụ ai? Tại sao sử dụng trẻ con như một con tốt trên bàn cờ tướng?".
Việt Nam đã nhiều lần phản đối Trung Quốc có hành vi sai trái, đồng thời khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo Lao Động
Xác nhận cùng Trung Quốc tập trận đổ bộ ở Biển Đông, Nga đang nghĩ gì? Quân đội Nga và Trung Quốc ngày 23.8 đã xác nhận sẽ tiến hành tập trận ở Biển Đông trong 8 ngày từ 12 đến 19.9. Vị trí chính xác của cuộc tập trận chung Nga-Trung trên Biển Đông chưa được tiết lộ. Theo các hãng tin, trong cuộc tập trận chung này, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cùng với Hải...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông Việt chi 2 tỷ đồng chinh phục 2 đỉnh núi "nóc nhà thế giới"

2 tảng đá lớn từ trên núi lăn xuyên nhà dân

Hà Nội: Ô tô làm rơi bó sắt dài 12m, tắc nghẽn vòng xuyến cầu Chương Dương

Cháy xưởng giày da ở Vĩnh Phúc, 30 xe cứu hỏa đến hiện trường

Nhóm người âm thầm đào gỗ sưa trong đêm, chưa kịp tiêu thụ thì bị phát hiện

Ô tô tải "bay" ra khỏi cao tốc sau khi tông gãy 50m hộ lan

Nam sinh điều khiển xe máy phóng như bay trên đường đua của xe đạp

Xe tải đấu đầu xe khách trên Quốc lộ 6 ở Sơn La, 1 người bị thương nặng

Nổ mìn tự chế khi đi đánh cá, 2 thanh niên bị thương nặng

Nam sinh lớp 6 mất tích khi đi chơi, công an thông báo tìm kiếm

Xe tải chèn nát ô tô con trên đường kết nối cao tốc ở Hà Tĩnh

Người đàn ông tử vong khi đi lấy mật ong rừng
Có thể bạn quan tâm

Nam NSƯT leo rào diễn 20 show một ngày, đưa hết tiền cho vợ mua bất động sản và kết quả
Tv show
17:04:54 19/05/2025
Kang Dong Won mở ra trào lưu "mỹ nam đẹp hơn hoa", thắng đời 126.000 tỷ là ai?
Sao châu á
17:04:48 19/05/2025
Tại sao Tổng thống Trump liên tục ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia?
Thế giới
17:02:24 19/05/2025
Lọ Lem dính tin đồn hẹn hò diễn viên Quốc Trường hơn 18 tuổi, thực hư?
Netizen
16:56:37 19/05/2025
Quang Hùng hẹn RHYDER "đốt cháy" phố núi, Dương Domic không ngồi yên
Sao việt
16:50:34 19/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối thanh mát, dễ ăn
Ẩm thực
16:40:21 19/05/2025
Covid 19 đột biến chủng mới ở Thái Lan, TPHCM ghi nhận số ca nhiễm tăng nhanh
Sức khỏe
16:20:24 19/05/2025
Werenoi qua đời đột ngột ở tuổi 31, nguyên nhân bất ngờ khiến fan sửng sốt!
Sao âu mỹ
15:28:03 19/05/2025
Phim mới của Jo Bo Ah Lee Jae Wook gây tranh cãi vẫn 'gây bão' Netflix
Phim châu á
15:05:58 19/05/2025
Không cần tháo lồng, tôi vẫn lau sạch quạt máy chỉ với một mẹo đơn giản và 1 thìa bột có sẵn trong bếp
Sáng tạo
15:00:20 19/05/2025