Những dấu hiệu bệnh viêm tắc động mạch
Viêm tắc động mạch (VTĐM) có triệu chứng nổi bật là hoại tử vùng tổ chức do động mạch đó nuôi dưỡng.
Tổn thương viêm tắc động mạch chân.
Bệnh thường gặp ở nam giới, chi dưới mắc bệnh nhiều nhất, nhưng cũng gặp ở chi trên, ruột, động mạch vành, động mạch não…
Các yếu tố nguy cơ gây VTĐM
Người ta cho rằng có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh, đó là: nghiện thuốc lá, khí hậu lạnh và ẩm kéo dài, ăn uống thiếu các vitamin, căng thẳng về tâm sinh lý kéo dài… tác động lên thần kinh trung ương và hệ thần kinh giao cảm, gây ra các phản ứng co thắt ở động mạch. Do co thắt động mạch lâu ngày dẫn đến thiếu máu cục bộ và đau đớn vùng tổ chức do động mạch nuôi dưỡng. Các yếu tố này trở thành kích thích nội sinh tác động trở lại hệ thần kinh làm cho tình trạng co thắt động mạch càng nặng. Cuối cùng dẫn tới tắc hoàn toàn động mạch, vùng tổ chức liên quan thiếu máu nuôi dưỡng bị hoại tử gây đau đớn và nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
Dấu hiệu phát hiện bệnh
Một người bị VTĐM có thể thấy một hay nhiều dấu hiệu sau đây: cảm giác lạnh và dị cảm như tê bì, kiến bò… ở chi bị tổn thương. Khi hoạt động chóng mỏi và giảm khả năng vận động của chi. Đối với chi dưới bị tổn thương sẽ có dấu hiệu “đi cách hồi”: bệnh nhân đi được một đoạn đường, xuất hiện đau dữ dội và co rút cơ ở bắp chân nên phải dừng lại để nghỉ; nghỉ vài phút hết đau lại có thể đi tiếp; nhưng chỉ đi tiếp được một quãng đường ngắn hơn đoạn trước thì lại xuất hiện các triệu chứng trên và bệnh nhân lại phải dừng lại để nghỉ; quãng đường đi được giữa các lần nghỉ ngày càng ngắn lại, còn thời gian phải nghỉ để đỡ đau ngày càng dài ra. Khám thấy da của chi bị tổn thương màu tái nhợt hoặc xen kẽ các chỗ tái nhợt với da bình thường.
Nếu bệnh nhân để thõng chân xuống (để máu dồn xuống chân nhiều hơn) thì thấy da đỡ tái nhợt và hồng lên. Làm nghiệm pháp gẫp duỗi cổ chân: bệnh nhân nằm sấp, gấp duỗi khớp cổ chân vài lần thì sẽ thấy chỉ trong vài giây bàn chân của bệnh nhân sẽ trở nên tái nhợt; khi bệnh nhân đứng dậy nếu trong 10 giây màu da bàn chân không trở lại bình thường thì chứng tỏ có tổn thương VTĐM chi dưới. Nếu bệnh nhân ngồi trên giường hay trên ghế buông thõng chân xuống, theo dõi thời gian các tĩnh mạch mu chân đầy trở lại: bình thường các tĩnh mạch này đầy trở lại trong vòng 7 giây, nếu thời gian dài hơn chứng tỏ có thể có VTĐM. Bắt mạch chày sau và mạch mu chân, so sánh mạch ở hai chân thấy mạch yếu hoặc mất. Rối loạn tiết mồ hôi: da ở chi bị viêm tắc động mạch thường khô, teo. Lông chân thưa, rụng. Các cơ bị teo, nhẽo. Xương chi bị xốp do loãng xương. Loét và hoại tử đầu chi thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnh, cảm giác đau ở chi tăng lên và liên tục, xuất hiện các vết loét ở đầu ngón chân và mu bàn chân, toàn trạng bệnh nhân suy sụp do nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.
Video đang HOT
Các xét nghiệm: đo dao động động mạch xác định được mức độ giảm biên độ dao động của động mạch bị viêm tắc ở chi tổn thương. Soi mao mạch: thấy giảm số lượng và đường kính các mao mạch ở vùng tổn thương, tốc độ di chuyển của hồng cầu trong mao mạch cũng bị giảm. Đo nhiệt độ da: thấy nhiệt độ da của chi bị tổn thương bị giảm đi rõ rệt so với bên lành. Siêu âm: thấy thành động mạch dày lên, có các cục nghẽn mạch… Chụp động mạch cản quang xác định được hình dạng và mức độ co thắt của các động mạch bị viêm tắc, hình các cục nghẽn mạch… Chụp cắt lớp và cộng hưởng từ xác định được các tổn thương VTĐM.
VTĐM cần phân biệt với một số bệnh: hoại tử đầu chi trong bệnh đái tháo đường: không có dấu hiệu “đi cách hồi”, vị trí bị hoại tử thường ở gan bàn chân, gót chân, xét nghiệm thấy đường máu tăng, có đường trong nước tiểu. Bệnh xơ vữa động mạch: tổn thương động mạch của toàn thân chứ không riêng chi dưới như bệnh VTĐM, có hoại tử vùng chi do xơ vữa động mạch nhưng thường xuất hiện ở người già, có tăng huyết áp, cholesterol máu cao… Bệnh Raynaud: hay gặp ở nữ giới, trẻ tuổi, tiến triển thành từng đợt, tổn thương chủ yếu là ở đầu chi và đối xứng cả hai bên.
Lưu ý trong điều trị và phòng bệnh
Điều trị VTĐM cần dùng các thuốc chống co thắt mạch máu, thuốc giảm đau kết hợp sử dụng vật lý trị liệu: chiếu sóng ngắn, xoa bóp… Cắt cụt chi bị VTĐM là biện pháp điều trị cuối cùng để chấm dứt đau đớn cho bệnh nhân do hoại tử chi.
Phòng bệnh cần thực hiện các biện pháp sau đây: tránh ở nơi lạnh, ẩm trong thời gian dài. Bỏ hút thuốc lào, thuốc lá. Tránh các căng thẳng về tâm sinh lý. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất và vitamin. Năng vận động để cho khí huyết lưu thông như tập thể dục, đi bộ, chơi các môn thể thao vừa sức.
Theo Gia đình
Không chủ quan với rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi trưởng thành thường chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều.
Thế nào là rối loạn tiền đình?
Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, nó là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo... gây khó chịu. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, nhất là ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương.
Rối loạn tiền đình ngoại biên
Thường gặp với biểu hiện như chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Bệnh thường xảy ra sau chấn thương vùng đầu, ngoài ra bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình ngoại biên. Bên cạnh đó rối loạn tiền đình ngoại biên còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung...
Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai trong, hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosis, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu...
Rối loạn tiền đình trung ương
Là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch...

Ảnh minh họa
Nguyên nhân
RLTĐ có rất nhiều nguyên nhân như tuần hoàn kém (rối loạn tuần hoàn); khi thời tiết thay đổi; ngộ độc độc tố hay ngộ độc thực phẩm; rối loạn tuần hoàn não. Một số trường hợp tăng huyết áp cũng gây lên RLTĐ. Những người bị thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể bị hội chứng RLTĐ, rối loạn tuần hoàn não.
Ai dễ mắc bệnh?
RLTĐ rất dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, những người ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính. Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền, gây ra bệnh RLTĐ. Do đó để phòng ngừa bệnh, tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước máy vi tính, không nên ngồi lâu một chỗ trong phòng.
Điều trị
Khi có những triệu chứng như chong mặt, ù tai, đi đứng không vững, nghi ngờ bệnh lý rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác nguyên nhân để từ đó có hướng chữa trị thích hợp. Điều trị RLTĐ ngày nay chủ yếu là điều trị nội khoa và hoàn toàn phải do bác sĩ chỉ định về chế độ thuốc men và thời gan, tuyệt đối người bệnh không được tự ý điều trị hoặc điều trị không tuân thủ chế độ y lệnh của bác sĩ đề phòng tái phát.
Theo lời khuyên của bác sĩ: Có thể điều trị theo triệu chứng: Chống chóng mặt: Tanganil, Serc hoặc Beta Serc, Flunarizine; chống nôn: Primperan; Tránh thay đổi tư thế đột ngột trong hộ chứng tiền đình do hạ huyết áp tư thế. Hoặc điều trị theo nguyên nhân.
Bệnh RLTĐ có phòng được không?
Các cụ có câu, phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên ngay từ lúc còn khỏe mạnh, bạn nên có chế độ tập luyện đúng cách để phòng tránh các bệnh khác chứ không chỉ là RLTĐ. Bạn nên tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng nhưng đúng động tác, ví dụ tập đốt sống cổ cần quay trái, quay phải, ngả đầu về sau, cúi đầu xuống phải từ từ không vội vàng, mỗi lần tập như vậy cũng chỉ kéo dài từ 5 - 10 phút, không nên tập kéo dài thời gian... Khi đã bị viên mũi họng, xoang cần vệ sinh răng miệng, họng hàng ngày; nhỏ nước muối sinh lý hằng ngày vào mũi để làm sạch mũi do hít thởi không khí có kèm theo vi sinh vật độc hại.
Theo Eva
Viêm đại tràng, căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Với thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay, tỷ lệ phơi nhiễm và mắc bệnh đường ruột ngày càng gia tăng và bệnh viêm đại tràng là căn bệnh rất hay gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt và viêm đại tràng, song nhiều người trong chúng ta chưa quan tâm đúng mức với căn bệnh này, thực tế...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xúc động chăm sóc người bệnh những giây phút sinh tử

Bệnh nhân 79 tuổi bị xương cá 4cm đâm thủng dạ dày

Điều gì xảy ra khi mỗi ngày uống một ly cà phê

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Một cuộc họp dòng họ định đoạt số phận ca mổ ung thư

Người bị trào ngược acid có nên ăn dứa không?

5 loại đồ uống gây hại cho thận

Nguy cơ đột quỵ, đột tử từ sai lầm khi tắm trong ngày nắng nóng

7 nhóm đối tượng được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen

Top 9 'siêu thực phẩm' tốt nhất dành cho người cao tuổi

Một loại gia vị tốt cho tim, người Việt sử dụng nhiều

Trẻ sơ sinh nôn ói, sút cân vì mắc bệnh hiếm gặp
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
23:50:57 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã
Thế giới
22:49:20 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025