Những điểm gây chú ý trong ‘Kế hoạch 5 năm’ mới nhất của Trung Quốc
Sau 4 ngày họp và bế mạc vào 29/10, Hội nghị toàn thể lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX đã đưa ra “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14″ cho giai đoạn 2021-2025.
“Kế hoạch 5 năm lần thứ 14″ dành cho giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Reuters
“Kế hoạch 5 năm” của Trung Quốc được thực hiện từ năm 1953. Hãng thông tấn Xinhua cho biết “Kế hoạch 5 năm” thường được hình thành sau quá trình “tổng hợp phân tích từ hàng nghìn viện nghiên cứu, cơ quan chính phủ, trường đại học, học giả và chuyên gia”.
Theo tờ Global Times, chính phủ Trung Quốc đã nhận được 1 triệu góp ý cho “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14″ từ các công dân Trung Quốc trong 2 tuần của tháng 8. Tất cả những đề xuất, góp ý được đưa ra thảo luận tại hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với sự tham gia của 200 quan chức bao gồm cả Chủ tịch Tập Cận Bình .
“Kế hoạch 5 năm lần thứ 13″ cho giai đoạn 2016-2020 có nội dung đưa Trung Quốc trở thành “ xã hội ôn hòa hưng vượng”, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và đảm bảo phát triển bền vững về cả xã hội và môi trường.
Vậy “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14″ có gì đáng chú ý?
Mục tiêu tăng trưởng
Bắc Kinh chưa công bố chi tiết mục tiêu tăng trưởng cho 5 năm tới, tuy nhiên “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14″ có đề cập rằng Trung Quốc hướng tới mục tiêu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 100 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm nay.
Kênh Al Jazeera đánh giá ngay cả tỷ lệ tăng trưởng tích cực khiêm tốn trong năm nay cũng khiến Trung Quốc trở thành một trong những nền kinh tế có thành tích ấn tượng nhất năm 2020 bởi kinh tế toàn cầu đều chệnh choạng do tác động của dịch COVID-19.
Bắc Kinh cũng đề cập chủ trương đến năm 2035 là “quốc gia phát triển ôn hòa”, đồng nghĩa với việc GDP bình quân đầu người là khoảng 30.000 USD, gấp 3 mức hiện nay.
Video đang HOT
Chiến lược “tuần hoàn kép”
“Tuần hoàn kép” là khái niệm được Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc đến trong tháng 5 vừa qua và đã trở thành một phần của kế hoạch cho 5 năm tới của nước này.
Bắc Kinh muốn tăng trưởng trong tương lai dựa chủ yếu vào sản xuất, tiêu dùng, phân phối hàng hóa và dịch vụ nội địa. Khi phải đối mặt với chiến tranh thương mại với Mỹ, việc Trung Quốc tập trung vào kinh tế nội địa không phải là điều bất ngờ, một phần bởi nước này có tới 400 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu.
Nhưng Trung Quốc cũng nhấn mạnh không quay lưng với thế giới bên ngoài và nước này vẫn duy trì thương mại quốc tế.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã bùng phát từ giữa năm 2018 khi hai nước liên tiếp trả đũa nhau bằng các mức thuế bổ sung.
Kinh tế Trung Quốc trong năm 2020 đã chịu nhiều tác động từ dịch COVID-19. Ảnh: Reuters
Công nghệ cao
Một trọng điểm của “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13″ là “Sản xuất tại Trung Quốc 2025″ với xu hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao. “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14″ cũng hướng tới duy trì chiến lược này, đặt đổi mới vào trọng tâm hiện đại hóa của Trung Quốc.
Xinhua phân tích: “Đạt được đột phá trong lĩnh vực then chốt của công nghệ sẽ giúp Trung Quốc trở thành tiên phong toàn cầu về sáng tạo ”.
Các nhà phân tích tại ngân hàng HSBC còn đánh giá “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14″ sẽ hướng tới củng cố chuỗi cung ứng công nghệ p đã gián đoạn trong giai đoạn đầu dịch COVID-19.
Nhà kinh tế học Qu Hongbin tại HSBC nói: “Theo chúng tôi, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có thêm chính sách thúc đẩy chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trong những năm tới, đặc biệt trong các lĩnh vực chiến lược mới xuất hiện như công nghệ sinh học, chất bán dẫn và phương tiện năng lượng mới”.
Phát triển xanh
Xinhua đưa tin rằng Trung Quốc còn có mong muốn ổn định và tiếp đó là giảm lượng khí thải carbon với “mục tiêu đến năm 2035 xây dựng Trung Quốc xinh đẹp”.
Giảm bất bình đẳng
Một mục tiêu quan trọng khác trong “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14″ của Trung Quốc là giảm khoảng cách chênh lệch trong mức sống giữa nông thôn và thành thị.
Chủ tịch Tập Cận Bình đang hướng tới tái sinh nông thôn Trung Quốc với hàng tỷ USD đưa về các làng quê. Giai đoạn đầu của kế hoạch này khởi động vào cuối năm 2018 và kết thúc vào 2022. Chính phủ Trung Quốc còn có thêm nhiều kế hoạch hiện đại hóa lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn đến năm 2035 rồi đến năm 2050 thay đổi hoàn toàn vùng nông thôn nước này.
Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội "sánh ngang Mỹ"
Trung Quốc đặt ra mục tiêu hiện đại hóa quân đội hoàn toàn vào năm 2027, và không để cho sức ép từ bên ngoài ảnh hưởng tới mục tiêu trở thành một siêu cường.
Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội hiện đại sánh ngang Mỹ vào năm 2027 (Ảnh: EPA)
Hội nghị Trung ương 5 khóa 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khép lại vào ngày 29/10. Tuyên bố được đưa ra sau hội nghị nhấn mạnh rằng, Trung Quốc cần phải nắm lấy cơ hội từ sự chuyển biến trên toàn cầu để tiến vào vị trí đầu những siêu cường.
Mặc dù chỉ ra những yếu tố bất ổn và rủi ro đang xuất hiện trên trường quốc tế, nhưng tuyên bố nói rằng Trung Quốc "kiên quyết theo đuổi các chiến lược của chúng ta và chúng ta sẽ tập trung vào việc thực hiện công việc".
Hội nghị vừa qua thu hút được sự quan tâm đặc biệt từ các giới quan sát, bởi nó có thể đưa ra những tín hiệu về việc đại dịch COVID-19 cũng như sức ép tăng dần từ phương Tây ảnh hưởng như thế nào tới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong lúc Trung Quốc đang vạch ra lộ trình phát triển đất nước trong trung và dài hạn.
Có hai bản kế hoạch được đưa ra thảo luận trong hội nghị, đó là kế hoạch 5 năm lần thứ 14 và các mục tiêu phát triển cho năm 2035.
Trong số các mục tiêu phát triển là việc xây dựng một lực lượng quân đội hoàn toàn hiện đại vào năm 2027.
Nhà phân tích quân sự Hong Kong Song Zhongping nhận định, mục tiêu này có thể được hiểu là "giúp PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) trở thành một lực lượng hiện đại hàng đầu trên thế giới, có thể sánh ngang với quân đội Mỹ".
Junfei Wu, Phó Giám đốc Viện Tianda, nói rằng đầy là lần đầu tiên mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa quân đội vào các mục tiêu phát triển. Ông cho rằng mục tiêu này chủ yếu là nhằm vào Đài Loan.
"Về cơ bản, mục tiêu này là xây dựng sức mạnh của PLA sao cho sánh ngang với Mỹ vào năm 2027, để nó có thể ngăn chặn hiệu quả sự can thiệp của quân đội Mỹ ở khu vực xung quanh eo biển Đài Loan" - ông Wu nói.
Chủ tịch Tập Cận Bình trước đây từng đặt ra 2 mục tiêu dài hạn, đó là giúp Trung Quốc trở thành một "xã hội thịnh vượng trên mọi khía cạnh" vào năm 2021 và giúp Trung Quốc trở thành một "đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại" vào năm 2049.
Tuyên bố cũng nói rằng Trung Quốc đã đạt được "những thành tựu đáng kể trong việc ngăn chặn đại dịch" COVID-19 và đạt được những bước tiến tích cực trong ngoại giao, thêm rằng những thành tựu đó chỉ có thể đạt được dưới "sự lèo lái" của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Hội nghị nhất trí rằng tình hình quốc tế đang ngày càng trở nên bất ổn, nhưng nói Trung Quốc đã bước vào một thời kỳ "cơ hội chiến lược" để phát triển. Hội nghị cũng nói rằng Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành một "quốc gia vĩ đại" vào năm 2035 trên nhiều mặt trận, bao gồm công nghệ, chất lượng sản xuất, Internet, công nghệ số, giao thông, thể thao, y tế, văn hóa và giáo dục.
Hội nghị đặt điểm nhấn vào sự đổi mới trong công nghệ, coi đây như động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc trong thập kỷ tới.
Tuy nhiên, hội nghị không nhắc tới "Made in China 2025", một dự án đầy tham vọng nhằm biến Trung Quốc thành một siêu cường công nghiệp và sáng tạo - dự án mà Mỹ lấy ra làm cớ để áp đặt các lệnh hạn chế xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao của họ, bao gồm chip máy tính.
Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm Trung Quốc vạch ra kế hoạch 5 năm để phát triển thành một cường quốc, nhưng không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế tổng thể. Phiên họp toàn thể thứ 5 của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 hôm nay bế mạc sau 4 ngày họp kín tại Bắc Kinh. Các cuộc thảo luận tập trung vào...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump dọa áp thuế 25% nếu Apple không sản xuất iPhone tại Mỹ

Quân đội Thái Lan và Trung Quốc đạt 'đồng thuận quan trọng' về chiến lược

Iran dọa đáp trả quyết liệt các cuộc tấn công quân sự từ Israel

Rộ tin Philippines lên lịch luận tội Phó tổng thống Sara Duterte

Triều Tiên điều tra toàn diện về vụ tai nạn hạ thủy tàu chiến

Quan chức Mỹ - Trung cam kết duy trì các kênh liên lạc mở

Thủ tướng Israel bổ nhiệm lãnh đạo tình báo mới, phớt lờ quy định tòa án

G7 đối mặt thử thách sinh tồn

Hai thẩm phán liên tiếp chặn các chính sách quan trọng của ông Trump

Nhà Trắng 'vi phạm lệnh tòa án' về trục xuất người nhập cư

'Vô hiệu hóa' AI trên chiến trường

Nga đang chuẩn bị điều kiện để ngừng bắn ?
Có thể bạn quan tâm

Cảnh sát Phú Thọ công bố hình ảnh thực phẩm chức năng chứa chất cấm
Pháp luật
11:28:56 24/05/2025
Nhân vật chính GTA 6 được thiết kế quá thực tế, chất lượng hơn cả một game bom tấn
Trắc nghiệm
11:28:00 24/05/2025
Axit uric cao nên ăn rau gì?
Sức khỏe
11:27:45 24/05/2025
Nhận ngay The Walking Dead cùng 7 tựa game hấp dẫn khác, giá chỉ bằng 7% giá gốc
Mọt game
11:24:52 24/05/2025
Máy tính bảng lớn nhất trong lịch sử Xiaomi ra mắt
Đồ 2-tek
11:23:35 24/05/2025
Samsung Galaxy S26 sẽ có cải tiến đột phá cấu hình camera
Thế giới số
11:20:37 24/05/2025
Hãy ăn nhiều món hấp này khi thời tiết nắng nóng: Làm nhanh mà mềm, dịu và ngon ngọt lại chống lão hóa tốt
Ẩm thực
11:13:09 24/05/2025
Lý Liên Kiệt trở lại đóng phim võ hiệp sau nhiều năm "ở ẩn" vì bệnh tật
Hậu trường phim
11:12:10 24/05/2025
Vừa ly hôn thì phát hiện chồng trúng số 86 tỷ, vợ quay lại đòi tiền: Phán quyết của toà khiến tất cả bất ngờ
Netizen
11:11:25 24/05/2025
NSƯT Mai Châu phim "Chị Dậu" qua đời
Sao việt
11:08:24 24/05/2025