Những điều cần biết về bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh tim mạch hay gặp trong cộng đồng ở trên thế giới cũng như Việt Nam. Theo điều tra mới nhất của Viện Tim mạch Quốc gia, tỷ lệ mắc bệnh là 27,4% ở người từ 25 tuổi trở lên.
Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch (áp lực này được gọi là huyết áp động mạch). Khi tim co bóp máu sẽ tống ra ngoài ép vào thành động mạch làm thành động mạch căng ra. Số đo sức căng thành động mạch khi máu dội vào là huyết áp tâm thu, bình thường từ 90 – 139mmHg. Sau khi co bóp tim sẽ giãn ra thành động mạch sẽ co lại về trạng thái ban đầu, số đo vào thời điểm này là huyết áp tâm trương, bình thường từ 60 – 89mmHg.
Tăng huyết áp được định nghĩa là sự tăng kéo dài của huyết áp tâm thu>= 140mmHg, và/hoặc huyết áp tâm trương>= 90mmHg. Bệnh tiến triển mãn tính, tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, não, thận, mạch máu gây nhiều biến chứng và tai biến nguy hiểm.
Bệnh tăng huyết áp có thể kiểm soát được, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc như sau:
1. Theo dõi huyếp áp: và khám định kỳ 1 – 2 lần/tuần hoặc
Video đang HOT
theo dõi hàng ngày, tuỳ theo mức độ bệnh.
2. Giảm cân: bệnh nhân tăng huyết áp phải có trọng lượng thích hợp, tránh quá cân, béo phì. Quá cân khi chỉ số cơ thể (BMI) = 23, béo phì khi BMI = 25. BMI được tính bằng cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao (m2)
3. Giảm bớt lượng muối: cần giảm muối chứ không phải ăn nhạt hoàn toàn, mỗi người chỉ cần 2 – 6g muối/ngày. Mỗi ngày chúng ta tiêu thụ từ 12 – 16g muối. Như vậy, có thể giảm hơn 1/2 lượng muối dùng hàng ngày mà vẫn đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
4. Bỏ thuốc lá: thuốc lá không chỉ làm tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ mà còn là một tác nhân nguy hiểm gây ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… Vì vậy bỏ thuốc lá là yêu cầu đối với mọi người.
5. Giảm lượng rượu uống vào: đối với nam lượng rượu tiêu thụ hàng ngày không quá 30mml whissy hoặc 360ml bia, tức là 1 lon bia. Nữ và những người nhẹ cân dùng 1/2 lượng trên.
6. Tập thể dục đều đặn giúp giảm huyết áp, giảm cân, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường hô hấp. Nên bắt đầu từ từ rồi tăng dần khối lượng, quan trọng là tạo thói quen tập đều đặn. Đi bộ, chạy bộ đạp xe, bơi lội… đều có ích. Tập khoảng 30 – 60 phút mỗi lần, ít nhất 4 ngày trong tuần, ngừng tập khi thấy mệt.
7. Khám kiểm tra: tuân thủ điều trị các bệnh đái tháo đường, rối loạn lipid… nếu mắc các bệnh này.
8. Tránh làm việc căng thẳng, stress
9. Đảm bảo giấc ngủ 7 -8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya, dậy sớm.
10. Phải uống thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp đều đặn (Amlor, Angioten, Dorover, V-Bloc…), không tự ý bỏ thuốc dù cảm thấy khoẻ mạnh. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Khi huyết áp
Theo SKDS
Đột quỵ do tự ý bỏ thuốc huyết áp
Bà Ngô Thị N. (Thanh Trì, Hà Nội) bị bệnh tăng huyết áp, được bác sĩ kê đơn uống thuốc hằng ngày, nhưng một thời gian sau bà thấy huyết áp đã hạ và ổn định nên không dùng thuốc nữa.
Hôm đó, 4 giờ sáng bà dậy đi vệ sinh, thấy xẩm tối mặt mày, chân tay rụng rời rồi quỵ xuống. Gia đình đưa bà đi cấp cứu mới hay bà bị đột quỵ mà nguyên nhân là do bà không uống thuốc huyết áp hằng ngày theo đúng chỉ định.
Lời bàn:Tình trạng bệnh nhân tự ý điều trị bỏ thuốc hoặc giảm liều tăng huyết áp rất phổ biến vì thấy huyết áp đã ổn định và trở về bình thường trong một thời gian dài nên chủ quan, tưởng bệnh khỏi, đây là việc rất nguy hiểm.
Vào khoảng 3 - 4 giờ sáng huyết áp bắt đầu tăng nhưng lượng thuốc trong cơ thể không còn đủ hoặc không có để có tác dụng hạ huyết áp xuống.
Người bệnh, nhất là người cao tuổi lại thường dậy đi tiểu đêm vào lúc này nên dễ đột quỵ. Do đó, tuyệt đối không nên tự ý bỏ hoặc giảm liều thuốc huyết áp.
Theo BS Quốc Toàn
Bệnh viện T.Ư Quân đội 108
Khoa học & Đời sống
Những loại rau giúp hạ huyết áp Các nghiên cứu y học cho thấy việc khống chế và điều trị bệnh tăng huyết áp bằng thực phẩm thường có hiệu quả tương đối rõ rệt. Cải cúc. Dưới đây là 10 loại rau thường dùng có tác dụng phòng trị bệnh huyết áp. Rau rút: tính hàn, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, tiêu thũng giải độc....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

CDC Mỹ khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu từ 50 tuổi để phòng biến chứng nặng

Đường dây khí cười bị triệt phá, bác sĩ cảnh báo tổn thương thần kinh

Mùa hè nắng nóng người tăng huyết áp cần đặc biệt chú ý đến điều này

4 đồ uống nên tránh trước khi đi ngủ

Tại sao không nên dùng nước sôi 100 độ C để pha trà xanh?

Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống

Não biến đổi ra sao sau 3 ngày bạn không nói chuyện với ai?

Covid-19 gia tăng tại một số nước, tình hình tại Việt Nam như thế nào?

Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục

AI và y học: Khi trí tuệ nhân tạo trở thành "bác sĩ thầm lặng'"

Bia rượu vẫn đang tàn phá sức khỏe người Việt

Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ
Có thể bạn quan tâm

Mbappe cách Chiếc giày vàng châu Âu 1 bàn, Salah vẫn đua gắt
Sao thể thao
07:00:20 20/05/2025
Hoa hậu Thùy Tiên từng "nổ" về kẹo rau Kera thế nào trước khi bị khởi tố?
Pháp luật
06:57:38 20/05/2025
Tổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với Nga
Thế giới
06:52:44 20/05/2025
Tiếp tục kỷ luật hiệu trưởng bị tố sàm sỡ, quấy rối nhiều giáo viên
Tin nổi bật
06:46:24 20/05/2025
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Hạnh phúc hơn 40 năm bên chồng thứ 2 kém tuổi, nhà ở trung tâm TP.HCM
Sao việt
06:46:22 20/05/2025
Phạm Băng Băng, Han So Hee và dàn minh tinh châu Á bị đuổi khỏi thảm đỏ Cannes, dấu hiệu phân biệt chủng tộc?
Sao châu á
06:42:57 20/05/2025
108 "cây thần linh" nghìn năm tuổi ở Lâm Đồng được công nhận cây di sản
Lạ vui
06:26:26 20/05/2025
Cách nấu 3 món ăn giúp xương chắc khỏe cho người trên 40 tuổi
Ẩm thực
05:53:21 20/05/2025
Phan Đinh Tùng, Trung Ruồi cùng các con lần đầu trải nghiệm cuộc sống ngoài đảo
Tv show
05:51:57 20/05/2025
Tuổi 15 đáng nhớ của Song Hye Kyo: Đóng vai không tên lướt qua màn ảnh, có ai ngờ 30 năm sau làm "nữ hoàng"
Hậu trường phim
05:47:25 20/05/2025