Những điều chưa biết về người ngược dòng lịch sử tìm cội nguồn dân tộc Việt Nam
“Cố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn là nhà sử học lớn của Lịch sử Việt Nam và thế giới . Thầy có rất nhiều đóng góp nổi bật, để lại dấu ấn không bao giờ phai đối với sử học nước nhà” – GS.TS Phạm Hồng Tung chia sẻ.
Tối 27/11, tại Hà Nội, GS – NGND Hà Văn Tấn – người cuối cùng trong “tứ trụ” sử học nước nhà (cùng với các cố giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng) đã qua đời. Sự ra đi của GS. Hà Văn Tấn không chỉ khiến giới nghiên cứu, các đồng nghiệp, học trò thương tiếc mà còn để lại một khoảng trống lớn trong nghiên cứu lịch sử của dân tộc.
Là một học trò của GS. Hà Văn Tấn từ những năm học tại Khoa Lịch sử ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội), GS.TS Phạm Hồng Tung (Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết rất đau buồn khi mất đi người thầy vĩ đại, không ai thay thế được. Mặc dù biết thầy ốm từ lâu, nhưng ông cảm thấy rất buồn. Những đồng nghiệp, người quen biết thầy ai nấy cũng thương tiếc trước sự ra đi của người thầy đáng kính.
Chia sẻ về kỷ niệm từ thời còn sinh viên, được học những bài học do GS. Hà Văn Tấn giảng dạy, GS.TS Phạm Hồng Tung xúc động kể: “Vào hồi đang là sinh viên năm thứ 2 (năm 1982), khi thầy Tấn dự hội thảo quốc tế về nói chuyện với sinh viên của lớp. Lúc đó, thầy Tấn đến lớp, lần đầu tiên tôi gặp một giáo sư hình ảnh sáng lòa như thế. Thầy kể chuyện về đạo Phật trên thế giới, lần đầu tiên tôi được thấy trên thế giới có nhiều điều về đạo Phật hay đến thế, thầy còn kể về những cái hay trong ứng sử khoa học trong hội thảo thế giới thế nào…”
“ Ấn tượng tiếp theo là vào năm thứ 4, lúc đó sắp ra trường mới được học môn Phương pháp luận Sử học của thầy Tấn, thầy giảng bài rất hay, những điều tâm huyết thầy lại cười rất sảng khoái. Tuy nhiên, lúc đó với những sinh viên kiến thức hạn hẹp, vẫn chưa hiểu nhiều về những điều thầy nói. Cho đến lúc ra trường, theo nghề rồi mới biết những bài dạy của thầy vẫn còn nguyên giá trị, vừa cao siêu nhưng cũng nhiều giá trị khoa học ” – GS.TS Phạm Hồng Tung nhớ lại.
Bộ tứ sử học gồm các GS: Trần Quốc Vượng, Đinh Xuân Lâm, Hà Văn Tấn, Phan Huy Lê với người thầy của mình là GS Trần Văn Giàu và phu nhân.
Theo GS.TS Phạm Hồng Tung, cố GS. Hà Văn Tấn là nhà sử học lớn của lịch sử Việt Nam và thế giới, có rất nhiều đóng góp nổi bật, được báo chí đề cập đến rất nhiều, để lại dấu ấn không bao giờ phai đối với sử học nước nhà.
Video đang HOT
Nhưng với GS.TS Phạm Hồng Tung, đóng góp lớn thứ nhất kể đến đó là thầy là người đầu tiên lập ra bộ môn Lý luận và phương pháp luận Sử học, nghĩa là thực sự đặt vấn đề nghiên cứu, đào tạo sử học phải là một ngành khoa học. Cập nhật các phương pháp, lý luận, kỹ thuật hiện đại để giúp sử học Việt Nam là một nghề mang tính chuyên nghiệp, không bị lạc hậu so với sử học trên thế giới. Cho đến năm 1981, bộ môn được ra đời, thầy là chủ nhiệm bộ môn đầu tiên.
Đóng góp lớn thứ hai, theo GS. Phạm Hồng Tung, đó là thầy Tấn cùng với GS. Trần Quốc Vượng, GS. Phan Huy Lê làm rất rõ cội nguồn dân tộc Việt Nam qua nghiên cứu khảo cổ, nhất là nghiên cứu sâu và toàn diện về “văn minh sông Hồng”, thuật ngữ “văn minh Sông Hồng” là của GS. Tấn sau này cả thế giới dùng. Sau này thầy còn mở rộng nghiên cứu văn minh sông Mã, sông Cả, miền Trung (văn minh Sa Huỳnh) và miền Nam (văn minh Phù Nam) để làm rõ giai đoạn đầu dựng nước, cội nguồn Việt Nam. Đóng góp này thầy vinh dự nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh (năm 2000).
Đóng góp thứ ba, đó là cùng với PGS. Phạm Thị Tâm đồng tác giả cuốn “Cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông thế kỷ XIII”, đây là cuốn sách kinh điển của ngành sử Việt Nam hiện đại nghiên cứu về cuộc kháng chiến thần thánh, hiển hách của dân tộc Việt Nam. Trước nay chưa ai nghiên cứu, tham khảo tư liệu của nước ngoài (Mông Cổ) để hoàn thành cuốn sách đó. Tư liệu hay, cách viết hay, rất cuốn hút. Kháng chiến chống quân Nguyên – Mông chỉ có Việt Nam và Nhật Bản, nhưng trong sách thầy còn so sánh với cả Nhật Bản để thấy được chiến công của nước ta vĩ đại như thế nào.
Giáo sư Hà Văn Tấn (bên trái) tại Lễ kỷ niệm thành lập Viện Khảo cổ. Ảnh: ĐH Quốc gia Hà Nội.
“ Một “tài sản” lớn mà thầy Tấn để lại mà chúng tôi kế thừa mãi không hết đó là bài báo “Làng, liên làng, siêu làng” (năm 1988) bài nghiên cứu về làng xã Việt Nam, mặc dù chỉ công bố một bài báo thôi, nhưng đó là chìa khóa để tất cả những người đi sau nghiên cứu về làng xã Việt Nam. Người ta quan niệm làng là đóng kín, nhưng không phải thực tế là vẫn “hờ hờ” để có mối liên hệ có liên làng gọi là nước, ý thức liên làng đó chính ý thức dân tộc. Mỗi lần đọc lại thấy có thêm ý tưởng mới có thể kể thừa được ” – GS. Tung chia sẻ.
Cũng theo GS.TS Phạm Hồng Tung, vẫn nhiều dự định, công trình nghiên cứu của GS. Hà Văn Tấn còn dang dở, nhưng những công trình này đang được các thế hệ học trò, đồng nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ… tiếp tục cuộc hành trình mà người thầy để lại, mong rằng sẽ hoàn thành trong tương lai.
GS. Hà Văn Tấn sinh ngày 16/8/1937 trong một gia đình hiếu học tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Từ năm 1957, GS. Hà Văn Tấn trở thành cán bộ tại bộ môn Lịch sử cổ đại Việt Nam (ĐH Sư phạm). Làm Chủ nhiệm Bộ môn Phương pháp luận sử học – Khoa Lịch sử (ĐH Tổng hợp Hà Nội) từ 1982 – 2009. Đảm nhận cương vị Viện trưởng Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) từ năm 1988 – 2008.
Trong hành trình hơn năm thập kỷ miệt mài nghiên cứu, giảng dạy, cố GS. Hà Văn Tấn đã hướng dẫn 25 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sỹ, đã công bố khoảng 300 bài báo, tham luận, nghiên cứu khoa học trên các tạp chí uy tín ở trong và ngoài nước. Ngoài ra, ông còn là tác giả và đồng tác giả của hàng chục cuốn sách, công trình nghiên cứu giá trị.
Quang Huy
Theo giadinh.net
Sự nghiệp để đời của GS Hà Văn Tấn - một trong 'tứ trụ' sử học Việt Nam
Một năm sau sự ra đi của GS. TS. NGND Phan Huy Lê, GS. Hà Văn Tấn là thành viên cuối trong bộ tứ sử học nổi tiếng của Việt Nam thế kỷ 20 qua đời ở tuổi 82.
GS. Hà Văn Tấn (trái) và GS. Trần Quốc Vượng trong bộ tứ lịch sử
Nhà nghiên cứu sử học, khảo cổ học phải chia tay người thầy trong giới nghiên cứu sử học, khảo cổ học-GS. Hà Văn Tấn. Ông trút hơi thở cuối cùng tối 27/11 sau thời gian dài chống chọi bệnh tật.
Trong bộ tứ sử học Đinh Xuân Lâm - Phan Huy Lê - Hà Văn Tấn - Trần Quốc Vượng, GS. Hà Văn Tấn cũng là trường hợp đặc biệt, nhà nghiên cứu uyên bác nhưng đặc biệt do tự học và nghiên cứu.
Ông sinh năm 1937 tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (cùng làng với đại thi hào Nguyễn Du). Đầu năm 1955, sau khi tốt nghiệp lớp 9, ông ra Hà Nội. Sau một năm vừa học vừa làm vất vả, ông vào học khoa Sử, ĐH Sư phạm. Năm 1957, ông tốt nghiệp đại học ở tuổi 20, ở lại trường làm cán bộ bộ môn Lịch sử cổ đại Việt Nam, trường ĐH Sư phạm trực tiếp dưới sự điều hành của GS. Đào Duy Anh.
Suốt gần 50 năm nghiên cứu gắn với giảng dạy, ông bảo vệ luận án tiến sĩ, công bố 298 bài báo, tham luận, nghiên cứu khoa học trên tạp chí trong và ngoài nước, và là tác giả, đồng tác giả nhiều công trình nghiên cứu.
GS. Hà Văn Tấn được phong hàm giáo sư năm 1980, được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học - công nghệ (2000) và nhiều huy chương khác.
Đồng nghiệp và học trò luôn ngưỡng mộ GS. Hà Văn Tấn, nhất là ở khả năng tự học, ông thông thạo và sử dụng tốt chữ Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Nhật. Ông học tiếng Đức qua sách tiếng Nga, tiếng Nhật qua sách tiếng Trung Quốc rồi còn tự tìm cách học tiếng Sanskrit (Phạn)- một thứ ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại rất khó học thông qua tiếng Đức.
Đánh giá về người bạn cùng thời Hà Văn Tấn, GS. Phan Huy Lê viết: Tác phẩm đầu tay của anh Tấn là hiệu đính và chú thích cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi do cụ Phan Duy Tiếp dịch, xuất bản năm 1960 lúc anh mới 23 tuổi. Tài năng và phong cách khoa học của anh đã được bộc lộ ngay trong công trình đầu tay này".
Không chỉ chuyên tâm nghiên cứu sử, sau này GS. Hà Văn Tấn chuyển sang lĩnh vực khảo cổ học và đạt được nhiều thành tựu khoa học. Các nhà khảo cổ hiện nay vẫn luôn nhắc về lời GS. Tấn dặn học trò: "Say mê không đủ, phải bền gan, và có chút ít liều mạng, liều mạng một cách nghiêm túc".
Đáng tiếc nhất cho nền lịch sử và khảo cổ là năm 2001, GS. Hà Văn Tấn lâm bệnh nặng, không thể đi lại và ảnh hưởng tới trí nhớ. Tuy nhiên ông vẫn giữ được sự minh mẫn.
GS Hà Văn Tấn từng là Chủ nhiệm Bộ môn Phương pháp luận sử học, Khoa Lịch sử (1982 - 2009); Viện trưởng Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) (1988-2008).
NGUYÊN KHÁNH
Theo Tiền phong
Thừa Thiên - Huế: Xây dựng văn hóa đọc từ 'Tủ sách cho em' Hội LHPN thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, vừa tổ chức ra mắt mô hình điểm "Tủ sách cho em" tại thôn Bồ Hòn, xã Bình Thành. Đây là đơn vị được Hội LHPN thị xã Hương Trà chọn làm điểm nhằm xây dựng văn hóa đọc, bồi dưỡng tâm hồn cho các em học sinh tại cộng đồng dân...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bất chấp hiểm nguy, anh chàng vẫn quỳ gối cầu hôn bạn gái trước lốc xoáy cao hàng trăm mét
Góc tâm tình
06:39:48 10/07/2025
Nhân vật loại khỏi Running Man Việt: Bị ném đá vì nhạt "hết cách cứu", còn ra sức tạo content với Lan Ngọc?
Tv show
06:39:13 10/07/2025
Mỹ hạn chế người nước ngoài mua bán đất nông nghiệp
Thế giới
06:38:25 10/07/2025
Kinh hoàng cảnh nam thần đam mỹ hot nhất hiện nay khóc mếu vì bị fan cuồng truy đuổi, dí camera sát mặt
Sao châu á
06:35:21 10/07/2025
Xót xa khung cảnh tại tang lễ của sao nam Vbiz đột ngột qua đời ở tuổi 36
Sao việt
06:30:41 10/07/2025
Thúy Ngân phản ứng ra sao khi đóng 'cảnh nóng' với Võ Cảnh?
Hậu trường phim
05:54:18 10/07/2025
'Hố tử thần' xuất hiện ở Phú Thọ 1 tháng, đổ 50 khối đất không lấp đầy
Tin nổi bật
23:26:24 09/07/2025
Bắt giữ "Tài Bu", con nuôi trùm giang hồ Tuấn "thần đèn"
Pháp luật
23:18:48 09/07/2025
Hành động "đổ thêm dầu vào lửa" của con dâu Beckham giữa sóng gió gia tộc
Sao âu mỹ
22:52:47 09/07/2025
Chủ tịch showbiz bị rapper diss là bất tài, netizen trước hay khịa nay lại "quay xe" bênh vực
Nhạc quốc tế
22:39:42 09/07/2025