Những giọt máu hồng!
9h sáng, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Bỉm Sơn. Trong không khí những ngày nắng nóng đỉnh điểm, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tại bệnh viện khá đông. Ai cũng bận rộn, vậy nhưng, nét khác lạ mà ngay từ ban đầu chúng tôi cảm nhận được, đó là sự cởi mở, chân thành của những y, bác sĩ nơi đây, ngay cả đối với tôi, một người khách lạ!
Điều đó phần nào giúp chúng tôi lý giải được câu hỏi vì sao ở đây hình thành và phát triển được một đội quân hùng hậu – “ Ngân hàng máu sống đặc biệt”, luôn sẵn sàng có mặt kịp thời để cứu sống bệnh nhân.
Bác sĩ Trần Thùy Trang – một trong những người giữ “Ngân hàng máu sống đặc biệt” đang thăm khám cho bệnh nhân và trẻ sơ sinh tại Khoa Sản. Ảnh: Minh Hằng
Bác sĩ hiến máu ngay trong ca trực
Có lẽ, gia đình chị Lê Thị Thúy Vân, anh Nguyễn Đức Thuận ở phường Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn) sẽ không bao giờ quên được giây phút chị Vân giành giật lại sự sống từ tay tử thần. Chị Vân phải truyền đến 5 đơn vị máu, trong đó có 2 đơn vị máu được cho từ các bác sĩ trẻ tại bệnh viện, đó là bác sĩ Trần Thùy Trang và bác sĩ Hoàng Thị Lan Anh, trong đó, bác sĩ Trần Thùy Trang, công tác tại Khoa Sản là người trực tiếp hiến máu ngay trong ca trực này. Bác sĩ Trang chia sẻ: Đêm 17-3, chị Vân được thực hiện ca phẫu thuật lấy thai song sinh. Sau phẫu thuật, chị Vân có cảm giác chóng mặt. Bệnh nhân nhanh chóng được thăm khám và chẩn đoán bị băng huyết, mất nhiều máu do đờ tử cung sau mổ. Một ca mổ khác được tiến hành ngay lập tức sau đó, tuy nhiên với điều kiện bệnh nhân phải được truyền máu trực tiếp ngay trong quá trình mổ. Có nhóm máu tương thích, bác sĩ Trần Thùy Trang có mặt trong kíp mổ đêm hôm ấy đã ngay lập tức hiến 1 đơn vị máu, kịp thời cứu sống bệnh nhân trong khi chờ đợi những người khác đến tiếp ứng. “Hiến máu cứu người là một hành động không phải suy nghĩ gì” – bác sĩ trẻ có khuôn mặt xinh xắn, dễ mến hồn nhiên nói với chúng tôi.
“Nghe điện thoại tiếp ứng, là chỉ nghĩ đến bệnh nhân”!
Đó là câu nói của bác sĩ Hoàng Thị Lan Anh, sinh năm 1994, công tác tại Khoa Y học cổ truyền, người thứ 2 tiếp ứng máu cho bệnh nhân Lê Thị Thúy Vân trong ca mổ đêm 17-3. Đã từng nhiều lần tham gia phong trào hiến máu tình nguyện ngay khi ngồi trên ghế Trường Đại học Y Thái Bình, đồng thời tham gia đội hiến máu lưu động cho Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản Thái Bình, ngay khi về công tác tại BVĐK Bỉm Sơn, Hoàng Thị Lan Anh đã xung phong “đầu quân” vào đội hiến máu tình nguyện của bệnh viện. Bác sĩ Lan Anh nhớ lại: Đêm 17-3, khi ấy đã muộn và tôi đã đi ngủ. Nhận được điện thoại của Khoa Hành chính cần người hiến máu, tôi lúc ấy đang ở trọ cách bệnh viện 7km và ngay lập tức lên đường, có mặt để tiếp ứng đơn vị máu thứ 2 cho bệnh nhân sau bác sĩ Trần Thùy Trang. “Lúc ấy chỉ nghĩ đến bệnh nhân thôi” – bác sĩ Lan Anh chia sẻ.
Lan tỏa những nghĩa cử đẹp
Video đang HOT
Bác sĩ Lan Anh, bác sĩ Thùy Trang chỉ là 2 trong rất nhiều những tấm gương y, bác sĩ hiến máu cứu người tại BVĐK Bỉm Sơn. Được mệnh danh là “Ngân hàng máu sống” trong khoa, bác sĩ Mai Văn Cao (33 tuổi) phụ trách Khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK Bỉm Sơn là một tấm gương điển hình trong việc hiến máu tình nguyện. Bác sĩ Cao cho biết, anh đã nhiều lần hiến máu và đến giờ không nhớ rõ là mình đã hiến bao nhiêu lần. Chỉ biết là khi người bệnh cần, anh sẽ sẵn sàng cho đi. Hay như bác sĩ trẻ Vũ Lại Thành Công, 27 tuổi, công tác tại Khoa Đông y của bệnh viện, mặc dù mới công tác tại đây 3 năm, nhưng anh đã 3 lần hiến máu trực tiếp cứu sống bệnh nhân và 10 lần hiến máu tình nguyện. Bác sĩ Công cho biết, nhiều thời điểm đang trong ca trực, khi được thông báo có ca phẫu thuật cấp cứu cần máu ngay lập tức, anh đã sẵn sàng cho máu và sau đó vẫn tiếp tục ca trực bình thường.
Bác sĩ Ngô Thị Thu Phương, Bí thư Chi đoàn BVĐK Bỉm Sơn, cho biết: Đội hiến máu tình nguyện đặc biệt này là ý tưởng do bác sĩ Tống Lê Bách, bí thư đảng ủy, giám đốc bệnh viện khởi xướng, phát động và chỉ đạo. Trong đó, chi đoàn thanh niên bệnh viện là đơn vị tổ chức thực hiện chính. 20 y, bác sĩ mà nòng cốt là lực lượng đoàn viên, thanh niên đã tình nguyện xung phong gia nhập đội ngũ cơ động này. Các y, bác sĩ được niêm yết tên, đơn vị công tác, nhóm máu, số điện thoại tại Khoa Hành chính của bệnh viện. Những người mang “Ngân hàng máu sống đặc biệt” này sẽ lập tức có mặt khi được điều động hiến máu trong những ca mổ khẩn cấp.
Là người trực tiếp “đứng” nhiều ca mổ cấp cứu, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Hường, Phó Giám đốc BVĐK Bỉm Sơn, chia sẻ: Với điều kiện của bệnh viện tuyến huyện chưa có ngân hàng máu dự trữ, đội tình nguyện đặc biệt này có vai trò vô cùng quan trọng. Trong nhiều trường hợp cấp cứu bệnh nhân đa chấn thương, bệnh nhân Khoa Sản mất nhiều máu, trong khi bệnh nhân không có người nhà hoặc nhóm máu người nhà không tương thích, nếu không có những tình nguyện viên này, nhiều trường hợp nguy cơ tử vong sẽ rất cao. Các thành viên trong đội hiến máu cơ động này với nòng cốt là các đoàn viên, thanh niên của bệnh viện có sức khỏe tốt. Ngoài việc biết nhóm máu của mình, các y, bác sĩ còn định kỳ khám sức khỏe hay test đột xuất để sẵn sàng hiến máu cứu bệnh nhân bất cứ lúc nào. Từ năm 2016 đến nay, đã có 20 bệnh nhân được cho máu. Riêng những tháng đầu năm 2019, đã có 3 trường hợp bệnh nhân được cứu sống nhờ nguồn máu của những người giữ “Ngân hàng đặc biệt” này.
Được biết, cùng với việc duy trì hoạt động của “Ngân hàng máu sống”, Chi đoàn BVĐK Bỉm Sơn cũng là đơn vị tích cực trong các hoạt động hiến máu tình nguyện do thị xã Bỉm Sơn phát động. Đồng thời, thường xuyên phối hợp, tham gia các hoạt động thiện nguyện như thăm, khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho bà con nhân dân vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn trong tỉnh.
Minh Hằng
Theo baothanhhoa
Việt Nam thiếu máu hiến, tại sao tính chuyện xuất khẩu huyết tương?
Trước thông tin Ngân hàng máu của Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM có thể xuất khẩu huyết tương, nhiều người đặt câu hỏi: "Các bệnh viện, ngân hàng máu ở Việt Nam luôn thiếu máu hiến. Vậy sao lại xuất khẩu huyết tương?".
Các bệnh viện, ngân hàng máu ở Việt Nam luôn thiếu máu và kêu gọi người hiến máu - ẢNH: NGUYÊN MI
Ngân hàng máu của Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM là ngân hàng máu đầu tiên của Việt Nam vừa đạt chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices - thực hành sản xuất tốt) châu Âu.
Với tiêu chuẩn này, bệnh viện có thể sẽ xuất khẩu huyết tương sang châu Âu. Bác sĩ chuyên khoa 2 Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM, đã giải thích câu hỏi được nhiều người đặt ra là: "Các bệnh viện, ngân hàng máu ở Việt Nam luôn thiếu máu. Vậy tại sao lại xuất khẩu huyết tương?".
Huyết tương chỉ là một thành phần của máu
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM: Máu có nhiều thành phần, huyết tương là một thành phần của máu.
Thông thường, máu toàn phần sau khi được thu nhận từ người hiến sẽ được bảo quản và vận chuyển nghiêm ngặt đến ngân hàng máu. Ngân hàng máu nhận nguồn máu hiến toàn phần (chứa hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương...) sẽ đem quay ly tâm, tách ra thành ba chế phẩm máu gồm: hồng cầu lắng (điều trị cho bệnh nhân thiếu máu), tiểu cầu pool lọc bạch cầu (cho bệnh nhân xuất huyếtt như sốt xuất huyết) và huyết tương tươi.
Riêng huyết tương tươi, ngân hàng máu tiếp tục điều chế ra thêm hai chế phẩm máu cho người bệnh sử dụng là: kết tủa lạnh (chứa yếu tố VIII điều trị cho bệnh nhân máu khó đông - Hemophilia A) và huyết tương đông lạnh (chứa yếu tố IX, điều trị cho bệnh nhân máu khó đông nhóm Hemophilia B).
"Tuy nhiên, hai chế phẩm từ huyết tương tươi này thường chỉ dùng cho người bệnh nhẹ. Trường hợp bệnh nhân nặng như xuất huyết ở những vị trí não, xuất huyết cơ vùng cổ, não, xuất huyết đường tiêu hóa, vùng bẹn... buộc phải sử dụng các chế phẩm yếu tố VIII, yếu tố IX từ huyết tương nhập khẩu", bác sĩ Dũng cho biết.
Mặt khác, ước tính Việt Nam có khoảng 6.000 người bị bệnh máu khó đông. Các bệnh nhân này phải sử dụng kết tủa lạnh và huyết tương đông lạnh suốt đời. Nhiều bệnh nặng buộc phải nhập các sản phẩm từ nước ngoài.
Theo bác sĩ Dũng: Ngân hàng máu đạt chuẩn GMP châu Âu chỉ mới chứng nhận cho chất lượng nguồn máu của Ngân hàng máu, Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM an toàn, đạt chuẩn như các ngân hàng máu ở các nước phát triển. Hiện Ngân hàng máu của Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM chưa sản xuất được các chế phẩm từ huyết tương chứa yếu tố VIII, yếu tố IX như các nước tiên tiến.
Xử lý máu tại Ngân hàng máu của Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM - NGUYÊN MI
"Hiện nay, Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất được các chế phẩm này. Tất cả các chế phẩm từ huyết tương này hiện trong nước phải nhập khẩu để điều trị cho người bệnh. Giá thành các chế phẩm này rất mắc (giá thành Albumin, Gammaglobulin đến vài triệu đồng/lọ)", bác sĩ Dũng nói.
Ở các nước, ngân hàng máu đạt chuẩn GMP châu Âu sẽ không dùng huyết tương tươi để sản xuất chế phẩm kết tủa lạnh và huyết tương đông lạnh. Huyết tương được chuyển qua một nhà máy đạt chuẩn sản xuất ra tiếp các chế phẩm như: yếu tố VIII, yếu tố IX, Albumin (điều trị trong các trường hợp giảm albumin do suy thận, xơ gan, bệnh nhân suy dinh dưỡng bị phù, phù màng tim, màng phổi không thở được), Gammaglobuline (điều trị bệnh tay chân miệng, suy giảm miễn dịch,...).
Nếu ngân hàng máu không đạt chuẩn GMP châu Âu thì các nước trên thế giới sẽ không nhận huyết tương tươi từ Việt Nam để sản xuất ra các chế phẩm này.
Theo bác sĩ Dũng: Hiện tại, Việt Nam đang phải sử dụng các yếu tố đông máu VIII, IX và albumin, gamma globulin từ huyết tương dư của các nước phát triển. Với việc được chứng nhận chuẩn GMP châu Âu, Ngân hàng máu của Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM có thể xuất khẩu nguồn huyết tương đạt chuẩn sang các nước châu Âu để sản xuất các chế phẩm trên. Sau đó, chế phẩm được chuyển về lại trong nước để sử dụng trong điều trị.
"Việc có nguồn huyết tương đủ chuẩn để được chuyển ra nước ngoài sản xuất các chế phẩm (trong nước chưa sản xuất được), chắc chắn giúp giá thành của sản phẩm nhập về này rẻ hơn nhiều lần, vì điều chế từ nguồn nguyên liệu có sẵn, so với nhập hoàn toàn. Như vậy, sẽ giảm được rất nhiều chi phí trong điều trị của bệnh nhân", bác sĩ Dũng nhận định.
Bác sĩ Dũng khẳng định, người dân đừng hiểu lầm xuất khẩu huyết tương là bán cho nước ngoài.
Mặt khác, theo bác sĩ Dũng, tất cả việc "xuất khẩu" huyết tương ra nước ngoài sản xuất, nhập về đều phải do Bộ Y tế, Sở Y tế và các ban ngành liên quan quản lý, theo đúng quy định.
Theo Thanh Niên
Phát hiện dân cầu cứu trên Facebook, 30 công an tình nguyện hiến máu cứu người Người đàn ông 54 tuổi ở xã Ea Kênh (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) nhập viện trong tình trạng khẩn cấp, và được bác sĩ chỉ định phẫu thuật ngay. Song do bệnh viện thiếu tiểu cầu nhóm máu O trầm trọng, nên tình trạng của bệnh nhân rất nguy kịch. Người nhà bệnh nhân đã viết lời cầu cứu lên Facebook,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chỉ 30 phút đi bộ mỗi ngày mang lại hiệu quả hơn bạn tưởng

5 dấu hiệu thận yếu dễ nhận biết vào ban đêm

Vitamin E có thể gây hại nếu dùng sai cách

Rau muống có tác dụng gì?

Cứu sống 4 trẻ ngộ độc nặng vì ăn nhầm mì tôm có thuốc diệt chuột

8 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng

Không để trẻ thơ mất đi ánh sáng

Liệu pháp khỏe mạnh mỗi ngày

Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động

Đột quỵ ở tuổi thiếu niên

6 loại quả nhiều vitamin C hơn cam

Mùa hè nấu 3 món ăn màu đỏ này để tăng sức đề kháng, không lo ốm vặt
Có thể bạn quan tâm

Đường tình kín tiếng của Hồ Quỳnh Hương trước khi kết hôn ở tuổi 45
Sao việt
14:53:07 15/05/2025
Nam thanh niên lừa tiền tỷ của nữ đồng nghiệp rồi 'nướng' vào cờ bạc
Pháp luật
14:51:54 15/05/2025
Qatar đã chi hàng tỷ USD để giành ảnh hưởng ở Mỹ thế nào?
Thế giới
14:50:55 15/05/2025
NSND Thu Hiền, Phạm Phương Thảo khiến khán giả nghẹn ngào qua các ca khúc về Bác Hồ
Nhạc việt
14:50:34 15/05/2025
Tông xe liên hoàn trên quốc lộ ở Đắk Nông, 2 người tử vong
Tin nổi bật
14:40:18 15/05/2025
Giảm giá kịch sàn, Ford Territory vẫn "hụt hơi" trước Mazda CX-5
Ôtô
14:11:25 15/05/2025
Vợ Hồ Văn Cường rộ nghi vấn cưới chạy bầu, ảnh ở quán cà phê tố ngược chính chủ?
Netizen
14:09:24 15/05/2025
Phương Mỹ Chi được khen vì hành động tinh tế bảo vệ đồng nghiệp
Tv show
13:53:40 15/05/2025
Người dùng điện thoại Android sẽ được nâng cấp tính năng chống lừa đảo
Thế giới số
13:48:01 15/05/2025
Điền Hi Vi: công chúa đẹp nhất xứ Trung, bị team qua đường tóm dính cảnh khó tin
Sao châu á
13:46:21 15/05/2025