Những gợi ý để xác định xem bản thân có mắc chứng tự kỷ ở người trưởng thành
Những dấu hiệu phổ biến của chứng tự kỷ, bao gồm khó khăn trong giao tiếp xã hội và sự tập trung cao độ vào những thói quen hoặc chủ đề cụ thể, thường không được nhận ra rõ ràng trong giai đoạn thơ ấu.
Natasha Nelson, một nữ doanh nhân 35 tuổi đến từ Stone Mountain, Georgia, đã được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ khi đã trưởng thành. (Nguồn: AP)
Natasha Nelson, một nữ doanh nhân 35 tuổi đến từ Stone Mountain, Georgia, thường cảm thấy bối rối trước những chuẩn mực xã hội. Cô không hiểu tại sao mọi người lại chọn việc trò chuyện xã giao trong lần gặp đầu tiên, thay vì những cuộc trò chuyện sâu sắc, hoặc tại sao dọn dẹp giường ngủ lại được xem là cần thiết.
Sau nhiều năm sống trong sự mơ hồ đó, Natasha Nelson gần đây đã được chẩn đoán bị mắc chứng tự kỷ – một phát hiện chỉ tới sau khi con gái út của cô cũng được chẩn đoán mắc tự kỷ.
“Nếu cuộc sống của bạn luôn trong tình trạng hỗn loạn, nếu luôn cảm thấy không thoải mái, không phát triển, mà cuộc sống chỉ là chuỗi ngày vật lộn để tồn tại, bạn nên đi chẩn đoán”, Nelson chia sẻ, đồng thời cũng khuyến khích những người khác cũng nên tìm hiểu về tình trạng sức khỏe tinh thần của mình.
Những dấu hiệu phổ biến của chứng tự kỷ, bao gồm khó khăn trong giao tiếp xã hội và sự tập trung cao độ vào những thói quen hoặc chủ đề cụ thể, thường không được nhận ra rõ ràng trong giai đoạn thơ ấu.
Nhưng dù ngày càng có nhiều người lớn nghi ngờ mình mắc chứng tự kỷ, tiến hành chẩn đoán lại không phải là lựa chọn dễ dàng của họ. Chi phí đắt đỏ và sự thiếu vắng các chuyên gia y tế chuyên biệt là những rào cản lớn nhất. Để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn, trang tin AP đã liệt kê những thông tin chi tiết về quá trình chẩn đoán tự kỷ ở người trưởng thành.
Tự kỷ là gì và thường được chẩn đoán khi nào?
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một tập hợp các đặc điểm thần kinh đa dạng, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội, ngôn ngữ và nhận thức. Những người mắc ASD thường có xu hướng tuân thủ nghiêm ngặt các thói quen, có sở thích cố định hoặc ám ảnh, và gặp khó khăn trong việc duy trì giao tiếp bằng mắt hoặc hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ. Theo khuyến cáo của Viện Nhi khoa Mỹ, việc sàng lọc tự kỷ nên được tiến hành sớm nhất là từ 18 tháng tuổi, nhằm phát hiện và can thiệp kịp thời.
Tại sao ngày càng có nhiều người lớn được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ?
Nhiều người trưởng thành đã bắt đầu hành trình khám phá sự đa dạng thần kinh của chính mình trong thập kỷ qua, thường được thúc đẩy từ việc con cái được chẩn đoán mắc tự kỷ, hoặc từ thông tin trên mạng xã hội.
Một nghiên cứu đăng trên mạng lưới chống tự kỷ JAMA Network Open cho thấy sự tăng trưởng đáng kể (452%) số ca chẩn đoán tự kỷ ở người lớn, có tuổi từ 26-34, trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2022.
Nhiều người lớn mắc chứng tự kỷ có thể không nhận ra những đặc điểm của mình cho đến khi trưởng thành, khi các yêu cầu xã hội trở nên phức tạp hơn. Bên cạnh đó, một số người đã học cách ‘che giấu’ các hành vi đặc trưng của tự kỷ để hòa nhập tốt hơn.
Video đang HOT
Việc chẩn đoán chứng tự kỷ ở người lớn gặp nhiều thách thức còn do sự chồng chéo giữa các triệu chứng tự kỷ với các rối loạn khác như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Sự khó khăn trong việc nhận diện các tín hiệu xã hội phi ngôn ngữ hoặc các vấn đề liên quan đến chức năng điều hành, như khả năng tập trung, trí nhớ làm việc và giải quyết vấn đề, càng làm phức tạp thêm quá trình này.
Các triệu chứng của bệnh tự kỷ ở người lớn là gì?
Chứng tự kỷ có thể biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau, khiến cho việc nhận diện trở nên khó khăn. Thêm vào đó, một số đặc điểm thường được liên kết với chứng tự kỷ, chẳng hạn như sự yêu thích các thói quen hoặc sự tập trung sâu vào một lĩnh vực, cũng có thể xuất hiện ở những người có sự phát triển thần kinh bình thường.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Arthur Westover, bác sĩ tâm thần chuyên về chứng tự kỷ tại Trung tâm Y tế Tây Nam của Đại học Texas, để đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán, các triệu chứng phải gây ra sự suy giảm đáng kể trong cuộc sống của cá nhân. Ông cũng nhấn mạnh rằng, việc yêu thích các thói quen hoặc sở thích đặc biệt là điều phổ biến ở con người. “Chúng ta là con người. Chúng ta thích các thói quen… chỉ cần có một chút niềm vui và cảm thấy tốt hơn với các thói quen không có nghĩa là bạn bị tự kỷ. Nó còn sâu sắc hơn thế nữa,” ông chia sẻ.
Chẩn đoán diễn ra như thế nào?
Các công cụ sàng lọc trực tuyến có thể là một bước khởi đầu hữu ích, nhưng chẩn đoán tự kỷ là một quá trình phức tạp đòi hỏi chuyên môn cao. Các chuyên gia khuyên rằng người trưởng thành nên gặp các chuyên gia tâm thần.
Để bổ sung thông tin cho quá trình chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu phỏng vấn những người đã đồng hành cùng bệnh nhân từ thời thơ ấu, như thân nhân trong gia đình và bạn bè. Họ có thể làm chứng cho sự xuất hiện của các triệu chứng tự kỷ trong giai đoạn trước đây.
Ở Mỹ, một số bác sĩ tâm thần có thể giới thiệu bệnh nhân đến với nhà tâm lý học. Nhà tâm lý học này sẽ tiến hành các bài kiểm tra chẩn đoán tự kỷ tiêu chuẩn hoặc sử dụng đánh giá lâm sàng của riêng họ. Cần lưu ý rằng, hiện nay không có xét nghiệm quét não hoặc xét nghiệm máu nào có thể phát hiện chứng tự kỷ.
Cuối cùng, việc chẩn đoán chứng tự kỷ ở người trưởng thành thường đòi hỏi chi phí đáng kể và kéo dài trong một khoảng thời gian. Tiến sĩ Westover chỉ ra rằng, hiện nay đang có sự thiếu hụt nghiêm trọng các chuyên gia có chuyên môn làm việc với người trưởng thành mắc chứng tự kỷ. Trường hợp của Nelson là một minh chứng, quá trình chẩn đoán của cô kéo dài ba năm và chi phí tự trả lên đến hơn 3.000 USD./.
Bác sĩ nhi giải thích vì sao không nên nêm 1 hạt muối nào khi chế biến đồ ăn dặm cho con
Có 3 lý do để các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn đồ ăn dặm có nêm mắm muối mà nhiều người vẫn hiểu lầm.
Hầu hết các mẹ đều biết rằng nêm muối vào đồ ăn dặm của con là không tốt nhưng vì xung đột với ông bà khi chăm sóc con cái nên vẫn "tặc lưỡi" để con ăn những bát cháo có nêm nước mắm, nêm muối. Quan niệm của đa số thế hệ trước là "Cho trẻ ăn nhạt thế sao nó nuốt nổi", "Nêm mắm muối vào mới vừa miệng chứ"...
Trong quá trình thăm khám cho các bệnh nhi, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (hiện đang công tác tại Bệnh viện ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh) đã bắt gặp không ít trường hợp trẻ dưới 1 tuổi ăn đồ ăn dặm có nêm mắm muối. Bác sĩ Sang kể: " Chiều nay, khi đang khám cho 1 bé 10 tháng viêm phổi, tôi vô tình thấy bà ngoại mang hộp đồ ăn dặm vào, mở nắp ra cho nguội. Tôi ngửi thấy mùi nước mắm nêm thơm lừng. "Cho hỏi hộp này nấu cho con đúng không bà?". "Dạ. Đúng rồi bác", bà trả lời. "Bà có nêm nước mắm đúng không?", "Dạ bác", "Ôi trời. Sau này đừng nêm nữa nha. Trẻ dưới 12 tháng không nêm muối hay nước mắm vào đồ ăn".
Và đây là những lý do bác sĩ Nguyễn Thanh Sang giải thích vì sao không nên nêm 1 hạt muối nào vào đồ ăn dặmcủa trẻ dưới 12 tháng tuổi:
Thứ nhất, thận của trẻ dưới 12 tháng tuổi chưa trưởng thành như người lớn nên khả năng đào thải muối không tốt.
Chức năng thận của trẻ em chưa hoàn thiện ngay từ lúc mới sinh ra mà chỉ đạt chức năng ngang người lớn sau 3 tuổi. Nghĩa là nếu như con bạn dưới 12 tháng tuổi, độ lọc của thận chỉ bằng 1/3 người lớn. Muối lọc qua thận, thận trẻ con chưa lọc nổi muối, việc nêm muối ấy khiến con bạn quá tải muối trong cơ thể, trước mắt thì gây tổn thương thận và lâu dài là gây các bệnh lý mạn tính như tim mạch, huyết áp....
Thứ hai, quan niệm nêm muối vào đồ ăn cho trẻ ăn ngon miệng là sai lầm. Ngon với người lớn chứ cực mặn với trẻ con. Đừng bao giờ áp dụng chế độ ăn người lớn cho con nít. Chúng ta hay nêm muối vào thức ăn vì đó là 1 trong 5 vị căn bản để giúp thức ăn ngon hơn. Một nồi canh nhạt nhẽo sẽ chẳng người trưởng thành nào nuốt nổi nhưng với trẻ con là hoàn toàn bình thường. Cũng giống như bạn thử uống sữa mẹ sẽ thấy nó lợ lợ và tanh đến nỗi nôn ói ra. Nhưng trẻ con vẫn bú 100% mỗi ngày và cao lớn đó thôi.
Số lượng cơ quan cảm nhận vị giác của trẻ em cao hơn người lớn rất nhiều, nghĩa là, cùng một kích thích nhưng vị giác trẻ con nhận được sẽ mạnh và nhanh hơn người lớn. Đó là lí do vì sao đôi khi chỉ 1 ít tiêu hoặc hành trong cháo nhưng những đứa trẻ vẫn không thể ăn là vậy.
Ảnh minh họa 1gr muối.
Thứ ba, quan niệm nêm muối cho trẻ thêm cứng cáp là càng sai thêm. Các nghiên cứu đều ghi nhận vùng nào lượng NaCl tiêu thụ càng nhiều thì tỷ lệ bệnh tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ càng cao. Và Việt Nam ta là một trong những nước ăn mặn khủng khiếp!
Trẻ dưới 12 tháng chỉ cần 1gram muối mỗi ngày, nhưng mẹ không cần nêm thêm vì lượng Nacl này đã có sẵn trong bột ăn dặm, sữa công thức hay trái cây... Việc nêm muối chỉ làm thận con bạn trở nên quá tải và nó phải tăng thải muối ra ngoài qua nước tiểu. Thận chỉ thực sự hoàn thiện chức năng sau 3 tuổi.
Khuyến cáo của NHS (Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh) thì lượng muối tối đa theo tuổi như sau:
- Dưới 12 tháng tuổi: 1g muối/ngày (
- 1 đến 3 tuổi: 2g muối/ngày (0.8g Natri)
- 4 đến 6 tuổi 3g muối/ngày (1.2g Natri)
- 7 đến 10 tuổi 5g muối/ngày (2g Natri)
- Trên 11 tuổi 6g muối/ngày (2.4g Natri)
Theo như khuyến cáo trên thì đứa bé 11 tuổi mới cần 1 muỗng nêm cà phê muối mỗi ngày mà thôi.
Tóm lại:
1. Thận trẻ chỉ thực sự trưởng thành sau 3 tuổi.
2. Nêm muối cho bé dưới 12 tháng tuổi là sai.
3. Quan niệm nêm muối vào đồ ăn cho trẻ ăn ngon miệng là sai.
4. Quan niệm nêm muối vào đồ ăn cho trẻ cứng cáp càng sai.
5. Món ăn quá mặn là một trong những nguyên nhân khiến con uống nhiều nước và nôn trớ sau đó.
6. Món ăn quá mặn là một trong những nguyên nhân khiến con biếng ăn và sợ ăn cháo.
7. Nếu ông bà vẫn giữ quan niệm nêm muối vào đồ ăn dặm cho con thì CHÍNH MẸ hãy là người nấu những bữa ăn cho con. Hãy bỏ ra 15 phút để nấu nồi cháo khoa học cho chính con mình.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang nhắc lại rằng: " Con là con của mình. Mình là mẹ và là người chịu trách nhiệm cao nhất cho cuộc đời con. Nếu có nấu đồ ăn dặm cho bé thì đừng nêm muối vào đồ ăn cho con dưới 12 tháng tuổi".
Theo helino
Lợi khuẩn phômai có thể hỗ trợ giảm triệu chứng tự kỷ Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là tình trạng thần kinh kéo dài suốt đời, ảnh hưởng đến khả năng tương tác xã hội, hành vi, tác động đến hơn 60 triệu người trên toàn cầu với số ca chẩn đoán tăng hàng năm. (Ảnh minh họa. Getty images) Một nghiên cứu tiên phong của các nhà khoa học Trung Quốc về rối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

7 vị thuốc tốt cho người bị gãy xương

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Có thể bạn đang đánh răng bằng kim loại độc hại
Có thể bạn quan tâm

Con gái minh tinh Hollywood công khai gia nhập 'giới cầu vồng', visual cỡ nào?
Sao âu mỹ
23:20:55 30/04/2025
Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào
Sao việt
23:06:00 30/04/2025
Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ
Sao châu á
22:57:10 30/04/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu
Thế giới
22:16:08 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025