Những hình ảnh tan hoang chưa từng công bố từ dịch tả lợn châu Phi
“Mồ hôi đã không còn rơi, còn lăn trên má; những giọt nước mắt cũng khô dần trên khóe mắt của những người nông dân lam lũ, vốn chỉ biết đến chuồng trại, lấy chăn nuôi làm kế sinh nhai vì .
Lợn đã không còn; khổ đau, nợ nần cũng quá nhiều, khóc cũng quá nhiều, giờ không khóc nổi nữa, vì có khóc cũng chẳng thể làm được gì”. Đó là những hình ảnh, cảnh tưởng mà PV Dân Việt ghi lại được tại các vùng chăn nuôi sau bão dịch tả lợn châu Phi. Tất cả còn lại chỉ là 2 từ: Khủng khiếp!
Theo ông Trần Đình Thiện – Chủ tịch UBND xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục ( Hà Nam), dù là xã cuối cùng của huyện công bố dịch tả châu Phi nhưng đến giờ vẫn đang rất nóng, số lượng lợn, trang trại bị dịch tăng lên từng ngày.
Ông Thiện cho hay: Từng là “thủ phủ” nuôi lợn ở miền Bắc, có thời điểm số lượng lợn nuôi ở Ngọc Lũ tăng lên đến 80.000 đến 90.000 con. Tuy nhiên sau các trận dịch bệnh lở mồm long móng, tai xanh… càn quét qua đến năm 2019, số lượng lợn tại địa phương này đã giảm còn một nửa khoảng trên 40.000 con và giờ số lợn này cũng đang giảm, chết dịch từng ngày, đẩy người dân đến đường cùng.
Trang trại của gia đình ông Du Văn Dương tan hoang sau “bão” dịch tả lợn châu Phi.
Theo ông Thiện, để tránh thiệt hại lớn cho người dân, khi phát hiện có dịch tại các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn, xã sẽ thành lập tổ công tác xuống lập biên bản, kiểm đếm và tiến hành tiêu hủy các con lợn chết dịch, còn các con lợn khỏe mạnh vẫn để lại cho người dân nuôi cầm cự.Sau 10 ngày công bố dịch đến ngày 22/5, toàn xã Ngọc Lũ đã tiêu hủy gần 400 con khoảng gần 16 tấn lợn. “Dù số lượng lợn tiêu hủy còn ít nhưng với đà lây lan dịch như hiện tại, những ngày tới chúng tôi không dám chắc trước điều gì”, ông Thiện nói.
Ông Dương dỡ mái, thu dọn chuồng để nghỉ nuôi lợn.
Ông Thiện cho biết thêm, hiện tại Ngọc Lũ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác phòng, dập dịch, nhất là công tác kiểm đếm, tiêu hủy lợn dịch luôn được xã làm quyết liệt, bài bản và công khai, minh bạch giúp người dân đảm bảo được quyền lợi.
Tuy nhiên, điều mà ông Thiện đang lo ngại là một khi đàn lợn ở Ngọc Lũ chết dịch ra tăng nhiều, ồ ạt hơn thì sẽ quá tải, không có chỗ tiêu hủy. “Hiện, chúng tôi đã kiến nghị và xin ý kiến chỉ đạo từ huyện và tỉnh để có thêm quỹ đất dự phòng tiêu hủy lợn nhưng mong điều đó sẽ không xảy ra”, ông Thiện chia sẻ.
Ông Dưng thuê người đến dọn chuồng trại của gia đình sau “bão” dịch
Video đang HOT
Đến trang trại của gia đình ông Du Văn Dương ở thôn 1, xã Ngọc Lũ vào những ngày này, chúng tôi quan sát thấy mọi thứ đều đã tan hoang, khắp các ô chuồng trắng xóa vôi. Hiện, ông Dương đang thuê người đến dỡ các mái chuồng và dọn dẹp các vật dụng trong trang trại. “Chúng tôi “trắng tay” rồi, giờ chỉ còn lại đống nợ thôi, đau xót lắm!”, ông Dương nói.
Từng là hộ nuôi lợn nhiều nhất, nhì ở Ngọc Lũ nhưng đến giờ cũng chính lợn đã đẩy gia đình ông xuống “vực thẳm”, thứ hy vọng duy nhất của vợ chồng ông Dương lúc này là khoản tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn dịch của nhà nước để trả nợ lãi và tiền thức ăn…”Chúng tôi đang rất cần khoản tiền hỗ trợ này để tái đàn, chăn nuôi trở lại nhưng chưa biết bao giờ mới có”, ông Dương ngậm ngùi.
Số lợn 6 con còn sót lại của gia đình ông Dương cũng đang có nhiều biểu hiện, triệu chứng đã bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi
Khá hơn hoàn cảnh của gia đình ông Dương, hộ ông Phạm Bá Quỳnh ở thôn 1 đến giờ vẫn đang cầm cự được đàn lợn trên 1.000 con. Vừa rắc vôi khử trùng chuồng trại, ông Quỳnh vừa lắc đầu bảo: “Trang trại của tôi vừa có 21 con bị dịch đã tiêu hủy nhưng số lợn còn lại cũng đang có nguy cơ bị nhiễm bệnh rất lớn, e rằng khó mà cầm cự được lâu nữa”.
Các hệ thống, vật dụng chăn nuôi được gia đình ông Dương đầu tư hàng chục triệu đồng giờ phải bỏ đi.
Ông Trần Văn Tự ở xã Hưng Công, huyện Bình Lục cũng mới “trắng tay” hàng trăm triệu đồng sau “bão” dịch.
Nhiều chuồng trại chăn nuôi lợn ở Bình Lục giờ bị bỏ hoang.
Ông Trần Đình Thiện – Chủ tịch UBND xã Ngọc Lũ cho hay: Để tránh việc gian lận, khai khống trong công tác hỗ trợ, tiêu hủy lợn dịch, ngay từ thời gian trước khi có dịch, xã đã cho cán bộ rà soát kỹ số lượng, trọng lượng từng con lợn, từng hộ, từng trang trại và số liệu này cũng luôn được cập nhật thường xuyên trước, trong và sau dịch bệnh.
Bên cạnh đó, trong khi tiến hành lập biên bản, cân, kiểm đếm lợn chết dịch, các cán bộ thú y cũng cẩn cẩn thận cắt tai từng con lợn để đánh dấu, tránh việc gian lận, đưa lợn đi quay vòng để nhận hỗ trợ.
Theo Danviet
Nguy cơ thiếu thịt lợn cuối năm
Bệnh dịch tả lợn châu Phi ở mức độ rất nghiêm trọng, chưa được kiểm soát.
Cán bộ thú y tiến hành tiêu hủy lợn nhiễm bệnh tại ổ dịch xã Hoàng Diệu (H.Chương Mỹ, Hà Nội) chiều 10.5 ẢNH: PHAN HẬU
Các địa phương phải tập trung tối đa nguồn lực ngăn chặn lây lan, đặc biệt là dập tắt các ổ dịch, nhưng đảm bảo bảo vệ được sản xuất và thị trường tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn.
Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại hội nghị trực tuyến toàn quốc bàn các giải pháp ứng phó với dịch tả lợn châu Phi do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 13.5.
Ba tuyến kiểm soát từ ổ dịch
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, dịch tả lợn châu Phi lan tới 29 tỉnh, thành phố với trên 1,2 triệu con lợn đã bị tiêu hủy, chiếm khoảng 4% tổng đàn cả nước; nhưng nguy hiểm ở chỗ bệnh còn tiếp tục lan nhanh. Kiểm soát giết mổ ở các cơ sở nhỏ lẻ tại các địa phương còn nhiều thách thức khiến dịch lây lan nhanh, khi cả nước có đến trên 27.000 điểm, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nằm sâu trong các khu dân cư không được kiểm soát.
Ở nhiều địa phương, thịt lợn được buôn bán chủ yếu trong các chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm và vận chuyển bằng xe máy, không có bao gói đảm bảo tiêu chuẩn, cũng là nguyên nhân lây lan dịch bệnh.
Kiểm soát ổ dịch với nguyên tắc đảm bảo thịt lợn sạch kể cả từ vùng đang có dịch cũng đến được tay người tiêu dùng, nếu cực đoan thì mất cân đối cung - cầu
Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công thương
Ông Phạm Văn Xuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình - địa phương đang có dịch nặng nhất cả nước, nói: "Chia sẻ với các hộ chăn nuôi, địa phương tập trung ngăn dịch nhưng cũng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, kêu gọi người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn, giới thiệu địa chỉ bày bán rõ ràng. Dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 vừa qua, toàn tỉnh tiêu thụ khoảng 500 tấn thịt lợn".
Đồng tình với quan điểm này, đại diện các doanh nghiệp (DN) cho rằng, dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng và khó kiểm soát, vi rút tồn dư trong môi trường trong nhiều năm, dự báo sẽ còn kéo dài nên để phát triển thì ngành chăn nuôi lợn không còn cách nào khác là phải tìm cách sống chung với nó.
Ông Nguyễn Thiều Nam, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Masan, cho rằng biện pháp nghiêm cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp như quy định hiện nay đã không còn hiệu quả khi dịch bệnh hầu như lan tràn khắp miền Bắc.
Ngược lại, quy định này có thể dẫn tới các rủi ro khi DN giết mổ có công nghệ hiện đại, tiêu chuẩn kiểm soát chặt chẽ thì chấp hành đóng cửa, ngừng sản xuất. Trong khi đó, các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ thì vẫn hoạt động, lực lượng thú y không thể kiểm soát.
Ông Nam đề xuất 3 tuyến kiểm soát để ngăn chặn sự lây lan bệnh dịch và tạo điều kiện cho các cơ sở giết mổ đủ điều kiện hoạt động dưới sự giám sát của cơ quan chức năng.
"Ở tuyến một, đảm bảo không có bất kỳ lợn hoặc đàn lợn nào nhiễm bệnh được xuất chuồng, xuất trại; tuyến hai đảm bảo không để bất kỳ con lợn nào nhiễm bệnh vào nhà máy giết mổ; tuyến ba kiểm soát thành phẩm khi ra khỏi cơ sở giết mổ để đảm bảo không có bất kỳ sản phẩm thịt lợn nào bị nhiễm dịch đến tay người tiêu dùng", ông Nam nói.
Nỗi lo thiếu thịt
Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa - địa phương có đàn lợn lên tới 1,2 triệu con, bày tỏ lo ngại nếu dịch cứ lây lan và tiêu hủy số lượng nhiều như hiện nay thì nguy cơ thiếu thịt lợn vào những tháng cuối năm là rất lớn. Ông Quyền cho rằng, hiện tại giá thịt lợn trên thị trường ở mức thấp thì nên có cơ chế khuyến khích các DN giết mổ lợn để cấp đông vừa giải tỏa thị trường tiêu thụ lợn cho người chăn nuôi, vừa tạo nguồn hàng dự trữ vào cuối năm.
Cùng quan điểm, ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công thương, nêu vấn đề cần phải tính tới lâu dài để vừa ngăn dịch nhưng vẫn đảm bảo phát triển. "Kiểm soát ổ dịch với nguyên tắc đảm bảo thịt lợn sạch kể cả từ vùng đang có dịch cũng đến được tay người tiêu dùng, nếu cực đoan thì mất cân đối cung - cầu", ông An nói.
Ghi nhận nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương không để dịch lan mạnh nhưng Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, dịch tả lợn châu Phi hiện nay đang ở mức độ rất nghiêm trọng, rất khó kiểm soát và khả năng lây lan cao. Trong khi vẫn có địa phương còn coi nhẹ, giao phó hoàn toàn công tác phòng chống dịch cho cơ quan thú y, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, phòng chống dịch hiệu quả cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị ở địa phương để "ngăn chặn dịch bệnh lây lan và có biện pháp hữu hiệu để dập dịch".
"Ngay sau hội nghị này, Bộ NN-PTNT cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giết mổ lợn trong vùng dịch bệnh với sự giám sát của cơ quan thú y. Bộ Công thương họp ngay với các DN để rà soát, đánh giá nguồn cung cầu, sẵn sàng các phương án cân đối nguồn thịt lợn cho các tháng cuối năm", Phó thủ tướng chỉ đạo.
Truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương có xác lợn vứt ra môi trường
Ngày 13.5, Bộ NN-PTNT, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang, yêu cầu chỉ đạo điều tra, xác minh nguồn gốc xác lợn vứt ra môi trường ở địa bàn giáp ranh 2 tỉnh này.
Ngày 12.5 vừa qua, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đi kiểm tra tại Bắc Giang đã phát hiện nhiều xác lợn vứt ra môi trường tại địa bàn xã Việt Trung (H.Việt Yên).
Trước đó, Cục Thú y ghi nhận, tình trạng vứt xác lợn xảy ra ở nhiều địa phương tại tỉnh Bắc Giang gây ô nhiễm môi trường. Qua điều tra, số lợn chết còn có thể xuất phát từ địa bàn của H.Phú Bình. Thái Nguyên.
Theo Danviet
Phát hiện thêm ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Trị Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị vừa phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 2 trên địa bàn. Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 2 tại Quảng Trị. Ngày 8/5, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị cho biết, ổ dịch tả lợn Châu Phi mới được phát hiện tại hộ gia đình ông N.Đ.T...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Xác minh thông tin bé trai ở Nam Định bị yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu

Phẫn nộ trước clip 1 phụ nữ xúc phạm thậm tệ shipper giao hàng

Chạy "mất dép" khi xem hoả pháo súng thần công

TP HCM: Sà lan mất lái tông tàu biển, một người mất tích

Thanh Hóa xử phạt 845 trường hợp vi phạm giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA
Thế giới
22:22:03 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025