Những khoảnh khắc trọng đại trong cuộc đời ‘Quý bà’ Myanmar
Trong gần 30 năm tham gia chính trường, với 15 năm bị quản thúc, bà Aung San Suu Kyi, được coi là một biểu tượng đấu tranh dân chủ không chỉ ở Myanmar mà trên khắp toàn cầu.
Aung San Suu Kyi (áo trắng, ngồi giữa) sinh ngày 19/6/1945 tại Rangoon (nay là Yangon). Bà là con gái của anh hùng Myanmar, tướng Aung San, người đã thành lập quân đội Myanmar hiện đại và đã đàm phán để Myanmar được độc lập khỏi Anh năm 1947. Ông bị ám sát trong giai đoạn chuyển tiếp vào tháng 7/1947, chỉ 6 tháng trước độc lập, khi bà Suu Kyi mới hai tuổi. Ảnh: Rex Features
Năm 1960, bà đến Ấn Độ cùng với mẹ mình là Khin Kyi, người được bổ nhiệm làm đại sứ Myanmar ở Delhi. 4 năm sau, bà theo học Đại học Oxford tại Anh, nơi bà nghiên cứu triết học, chính trị và kinh tế. Ở đó, bà gặp người chồng tương lai của mình, học giả Michael Aris. Ảnh: Rex Features
Bà có hai con trai là Alexander và Kim. Chồng bà qua đời vì ung thư tháng 3/1999. Ảnh:jendhamuni
Khi bà về Yangon năm 1988 để chăm sóc người mẹ bị bệnh nặng, Myanmar đang trong cơn biến động chính trị lớn. Hàng nghìn sinh viên, nhân viên văn phòng và nhà sư đã xuống đường đòi cải cách dân chủ. Bà đã dẫn đầu phong trào chống lại lãnh đạo Myanmar sau đó là tướng Ne Win. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình bị giải tán bởi quân đội – những người nắm quyền lực sau cuộc đảo chính ngày 18/9/1988. Ngày 24/9 năm này, Suu Kyi đồng sáng lập đảng Liên minh Quốc Gia vì Dân chủ (NLD). Bà được người dân Myanmar trìu mến gọi là “Mẹ Suu”, hay đơn giản hơn là “Quý bà” với tình yêu mến và ngưỡng mộ. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Năm 1991, Aung San Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa bình. Vào thời điểm đó, bà đã trải qua hai năm quản thúc tại gia. Lần quản thúc đầu tiên kéo dài cho đến năm 2005. Từ năm 1989 đến năm 2010, Suu Kyi đã trải qua 15 năm bị quản thúc tại nhà. Trong ảnh, bà Suu Kyi có bài phát biểu hàng tuần trước đám đông khoảng 5.000 người tại cổng khu nhà của bà ngày 25/5/1996. Ảnh: AP
Giai đoạn bị quản thúc cuối cùng đối với bà kết thúc vào tháng 11/2010. Trong ảnh là lần đầu tiên bà xuất hiện trước công chúng khi được tự do. Ảnh: AP
Aung San Suu Kyi đón con trai Kim Aris, sau khi anh hạ cánh xuống sân bay Yangon ngày 23/11/2010. Suu Kyi đã không gặp con trai mình trong 10 năm. Ảnh:Reuters
Aung San Suu Kyi tiếp Hillary Clinton, khi đó giữ chức ngoại trưởng Mỹ, tại nhà ở Yangon ngày 2/12/2011. Ảnh:Reuters
Đầu tháng 2/2011, Tổng thống dân sự Thein Sein, tiếp quản chính quyền quân sự nước này vào năm 2011. Năm 2012, bà Suu Kyi thực hiện một quyết định quan trọng là ứng cử vào quốc hội và trở thành lãnh đạo phe đối lập. Trong ảnh, Aung San Suu Kyi (giữa) và các nhà lập pháp được bầu trong đảng NLD của bà tuyên thệ tại một phiên họp thường kỳ của Hạ viện Myanmar tại Naypyitaw tháng 2/2012. Ảnh: AP
Tháng 5/2012, bà lần đầu tiên rời khỏi Myanmar sau 24 năm, để đến Thái Lan, và sau đó là châu Âu. BBC gọi đây là “một dấu hiệu cho thấy bà tự tin rằng các nhà lãnh đạo mới của Myanmar sẽ để bà trở về nước”. Trong ảnh, bà gặp thủ tướng Thái Lan vào thời điểm đó, Yingluck Shinawatra tại Bangkok. Ảnh: AFP
Tổng thống Obama ôm hôn bà Suu Kyi khi bà đến thăm Nhà Trắng tháng 9/2012. Bà gọi cuộc gặp này là “một trong những ngày cảm động nhất của cuộc đời tôi”. Năm 2014, bà đứng thứ 61 trong danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Ảnh: Reuters
Bà gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào tháng 6 năm nay. The Diplomat gọi việc mời bà đến thăm là nỗ lực của Bắc Kinh để “khôi phục và cải thiện quan hệ với láng giềng phía nam”. Ảnh: Reuters
Suu Kyi phát biểu trước truyền thông về cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên của Myanmar trong 25 năm hôm 5/11. Bà và người ủng hộ đều tin rằng đảng NLD sẽ thắng cử. Tuy nhiên, bà không thể trở thành tổng thống, do một điều khoản hiến pháp cấm bất cứ ai có vợ, chồng hay con là người nước ngoài được giữ chức vụ này. Nhưng Suu Kyi khẳng định sẽ “đứng trên cả tổng thống” nếu đảng của bà giành thắng lợi. Ảnh: Reuters
Phương Vũ
Theo VNE
NLD tố ủy ban bầu cử Myanmar cố tình công bố kết quả chậm
Kết quả cuộc tổng tuyển cử ở Myanmar được công bố nhỏ giọt khiến đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi cho rằng ủy ban bầu cử đã cố tình trì hoãn.
Kết quả cuộc tổng tuyển cử ở Myanmar được công bố nhỏ giọt - Ảnh: Reuters
Kết quả cuộc tổng tuyển cử tại Myanmar diễn ra hôm 8.11 vẫn đang được công bố lẻ tẻ và rất chậm. Đến hết ngày 10.11, ủy ban bầu cử liên bang Myanmar (UEC) đã có 9 đợt công bố và mới chỉ lộ diện 121 ghế trong quốc hội, bao gồm cả thượng viện và hạ viện. Con số này còn chưa bằng 1/4 số ghế được bầu trong đợt tổng tuyển cử này.
Theo kết quả mới nhất, đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi vẫn đang ở thế áp đảo, với 78/88 ghế tại hạ viện và 29/33 ghế tại thượng viện đã công bố.
Với tiến độ này, The Guardian nhận định, ủy ban bầu cử sẽ phải công bố tới 32 đợt mới có kết quả cuối cùng. Như vậy, một chiến thắng chính thức cho NLD sẽ còn phải chờ đợi thêm một thời gian nữa.
Việc công bố kết quả nhỏ giọt khiến NLD phải lên tiếng. Ông Win Htien, người phát ngôn của NLD ngày 10.11 cho rằng: "Ủy ban bầu cử cố tình trì hoãn việc công bố kết quả kiểm phiếu vì họ có ý đồ nào đó. Dường như họ chỉ công bố từng phần kết quả. Mọi việc đáng lẽ không diễn ra như thế", theo AP.
Mặc dù vậy, lãnh đạo NLD, bà Aung San Suu Kyi vẫn tự tin rằng đảng của bà đã giành chiến thắng với hơn 75% số ghế, đủ để thành lập chính phủ. Bà nói: "Tôi nghĩ tất cả mọi người đều đã biết rõ kết quả của cuộc bầu cử lần này".
Nếu NLD chiến thắng với hơn 2/3 số ghế trong quốc hội, đảng này sẽ giành quyền thành lập chính phủ. Tuy vậy, bà Aung San Suu Kyi sẽ không thể trở thành tổng thống do quy định của hiến pháp. Bà Suu Kyi khẳng định, nếu NLD thắng, bà sẽ là người đưa ra mọi quyết định và tổng thống sẽ không có quyền lực gì.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Aung San Suu Kyi - chân dung biểu tượng dân chủ toàn cầu "Với tư cách là con của cha tôi, tôi không thể làm ngơ trước những gì đang diễn ra", bà Aung San Suu Kyi nói về quyết định tham gia vào chính trị, sự nghiệp đã khiến bà phải xa cách gia đình trong rất nhiều năm. Aung San Suu Kyi (giữa) chỉ hai tuổi khi cha của bà bị sát hại. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza

Kế hoạch của Nhật bơm năng lượng vũ trụ về Trái Đất

Trung Quốc bắt đầu quá trình xây dựng siêu máy tính trong không gian

Pháp: Sân bay lớn thứ 2 của Paris tiếp tục bị gián đoạn
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi
Tin nổi bật
23:16:38 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò
Tv show
22:50:51 19/05/2025